• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI

2.1. Khái quát về Agribank CN tỉnh Quảng Trị

2.2.1 Tình hình rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị

năm, chi nhánh đã thực thi khá đồng bộ một số giải pháp như tập trung thu lãi tồn đọng, thu nợ đã xử lý rủi ro, tăng thu dịch vụ, kết hợp với chi tiêu tiết kiệm hợp lý.

Chính vì vậy, lợi nhuận của chi nhánhtăng trưởng ổn định qua các năm, đó cũng là điều kiện để chi nhánh đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ kinh doanh, từng bước được hiện đại hoá công nghệngân hàng.

Bảng 2.3. Kết quả tài chính từ năm 2014-2016 của AgribankCN tỉnhQuảng Trị Đơn vị:tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I. Tổng thu nhập 689 603 640

1. Thu từ hoạt động tín dụng 612 537 571

2. Thu từ hoạt động dịch vụ 20 27 34

3. Thu nợ đã xử lý rủi ro 42 25 22

3. Thu khác 15 14 13

II. Tổng chi(Chưa lương) 576 478 503

1. Chi trả lãi 414 335 353

3. Chi dự phòng xử lý rủi ro 68 45 41

2. Chi khác 94 96 95

III. Qũy thu nhập 113 124 136

(Nguồn:Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh AgribankCN tỉnhQuảng Trị) 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro hoạt động của AgribankCN tỉnh QuảngTrị

2.2.1 Tình hình rủi ro hoạt độngtạiAgribank CN tỉnhQuảng Trị

Bảng 2.4. Số lỗi phát sinh của Agribank CN tỉnh Quảng Trị theo nghiệp vụ qua các năm từ 2014- 2016

(ĐVT : số lần)

TT LOẠI NGHIỆP VỤ NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016

1 Huy động vốn 107 83 46

2 Chuyển tiền 83 45 25

3 Ngân quỹ 34 29 17

4 Tín dụng 175 122 51

5 Thanh toán quốc tế 5 0 0

6 Kính doanh ngoại tệ 5 5 2

7 Nhân sự 45 17 10

8 Chứng từ 357 118 79

9 ATM 3 1 0

10 Tài chính 12 8 7

11 Thông tin khách hàng 111 89 67

Tổng cộng 937 517 304

(Nguồn: Báo cáo kiểm soát nội bộAgribank CN tỉnh Quảng Trị) Về các lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện các nghiệp hàng ngày có xu hướng giảm qua các năm doAgribank CN tỉnh Quảng Trị đã chủ động nhận diện, rà soát và khắc phục các lỗi, sai sót trong nghiệp vụ. Ngoài ra cũng phải tính đến việc CNđã chuẩn hóa các qui trình nghiệp vụ, mô hình tổ chức theo hướng chuyên môn hóa, tập trung hóa. Từ năm 2014, CN cũng đã triển khai đồng bộ các công cụ quản trị rủi ro nhằm giảm thiểu sai sót, tăng cường giám sát từ xa, mở rộng hệ thống báo cáo giao dịch bất thường, tăngtần suất báo cáo, tăng cường tự động hóa trong công tác thống kê lỗi,… Tổng số lỗi năm 2015 là 517 lỗi, giảm 55% so với năm 2014, năm 2016là 304 lỗi, giảm 58% so với năm 2015. Bốn nghiệp vụ có số lỗi phát sinh lớn nhất qua các năm là: huy động vốn, tín dụng, chứng từ và thông tin khách hàng.

Mặc dù bốn nghiệp vụ này với số lỗi phát sinh có xu hướng giảm qua các năm, tuy

Trường Đại học Kinh tế Huế

năm 2016 là 46 lỗi giảm so với 2014 là 43% (107 lỗi). Các lỗi của nghiệp vụ này phát sinh chủ yếu do các giao dịch viên hạch toán sai dẫn đến chi sai lãi cho khách hàng, tính toán sai số ngày tính lãi, ngày đến hạn,…Nghiệp vụ tín dụng có số lỗi năm 2016 là 51 lỗi giảm 29% so với năm 2014 (175 lỗi). Các lỗi nghiệp vụ này phát sinh từ các bộ phận sau: bộ phận cho vay, bộ phận thẩm định. Từ bộ phâncho vay:

do việc thu thập thông tin sai lệch, do đạo đức của cán bộ. Từ bộ phận thẩm định:

trình độ cán bộ, sử dụng thông tin sai lệch để đưa ra quyết định, đạo đức,.. Tuy nhiên từ năm 2016, sau khi thực hiện triển khai mô hình tập trung hóa công tác thẩm định, phê duyệt và hỗ trợ từ chi nhánh về Hội Sở, công tác thẩm định, hỗ trợ dần dần đi vào qui trình kiểm soát chặt chẽ, hạn chế dần các rủi ro xảy ra.

Lỗi chứng từ là lỗi cao nhất trong nhóm lỗi được thống kê. Tuy nhiên, cũng đã có sự chuyển biến mạnh qua các năm, giảm từ 357 lỗi năm 2014 xuống còn 79 lỗi năm 2016. Điều nay là do Agribank đã dần áp dụng công nghệ hóa, tự động hóa, giảm dần các chứng từ làm thủ công bằng tay, áp dụng các qui trình chặt chẽ, xây dựng các module tích hợp mới trên các phần mềm quản trị nên các lỗi giảm dần do các nguyên nhân chủ quan. Lỗi về quản lý thông tin khách hàng là nhóm lỗi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lỗi.Mặc dù lỗi này không gây ra các tổn thất tức thời tuy nhiên nó sẽ gây ra các lỗi gián tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động khác, nghiệp vụ khác và có thể dẫn đến ảnh hưởng về uy tín, thương hiệu của ngân hàng. Tuy nhiên, lỗi này cũngcó xu hướng giảm qua các năm, năm 2016 giảm sovới 2014 là 60%. Điều này có được là do CNđã tích cực triển khai công tác rà soát, kiểm soát định kỳ của bộ phận nghiệp vụ, kiểm soát chéo của các phòng ban cũng như trìnhđộ công nghệ tăng cao dẫn đến việc quản trị hệ thống thông tin khách hàng ngày càng chặt chẽ, bảo mật. Một lỗi khác mặc dù có số lượng chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lỗi nhưng gây ra hậu quả lớn, thiệt hại lớn cho từng cá nhân, hệ thống khi phát sinh, đó là lỗi liên quan đến hoạt động ngân quỹ.Lỗi này phát sinh do chi sai, chi thừa, thiếu, gian lận nội bộ, rủi ro đạo đức. Tuy nhiên, với việc ban hành các qui trình quản lý quỹ chặt chẽ, hệ thống giám sát, nguyên tắc làm việc “ 4 mắt” và qui trình phát hiện, thống kê lỗi tự động, xu hướng lỗi này có

Trường Đại học Kinh tế Huế

2.2.1.2. Đánh giá tần suất xảy ra rủi ro tạiAgribank CN tỉnh Quảng Trị

Agribank CN tỉnh Quảng Trị sử dụng ma trận rủi ro hoạt động, bảng mô tả tần suất xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của các dấu hiệu rủi ro để đánh giá hiệu quả công tác quản lý rủi ro hoạt động tại CN.Báo cáo này được thực hiện tại tất cả các CN, định kỳ 6 tháng/lần. Năm 2014 có 4 nghiệp vụ ở trạng thái báo động đỏ, chiếm 36% tổng số các nghiệp vụ là nghiệp vụ huy động, tín dụng, chứng từ và thông tin tài khoản. Năm 2015 có 3 nghiệp vụ ởtrạng thái báo động đỏ và đến năm 2016 chỉ còn 2 nghiệp vụ ở trạng thái đỏ. Đây là tín hiệu tốt cho thấy tần suất xuất hiện rủi ro và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro giảm dần qua các năm. Điều này chứng tỏ công tác quản trị rủi ro hoạt động của CN có tác động tích cực mang lại kết quả đáng khích lệ. Các loại nghiệp vụ được kiểm soát chặt chẽ dẫn đến tần suất xuất hiện rủi ro giảm dần.Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các báo động đỏ nên Agribank CN tỉnh Quảng Trị vẫn cần tiếp tục tìm ra nguyên nhân và giải phápkhắc phục.

2.2.1.3. Đánh giá giá trị tổn thất do các rủi ro xảy ra tạiAgribank CN tỉnh Quảng Trị Giá trị tổn thất hàng năm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro hoạt động.

Bảng 2.5. Giá trị tổn thất củaAgribank CN tỉnh Quảng Trị qua các năm từ 2014-2016

Đvt: triệu đồng

Năm Giá trị tổn thất

Giá trị giảm trừ

Giá trị tổn thất thực tế Cán bộ tự

bù đắp

Khách hàng hoàn trả

Khác

2014 3,500 - 1,200 2,300

2015 45 40 5

2016 60 18 12 3 27

(Nguồn: Báo cáo kiểm soát nội bộAgribank CN tỉnh Quảng Trị) Giá trị tổn thất từ năm 2014- 2016 có những thay đổi đáng kế. Năm 2014 có sự cố lớn nhất và liên quan đến vấn đề đạo đức của cán bộ đó là rủi ro do cán bộ cho vay thực hiện quản lý khách hàng lỏng lẻo, cho vay sai mục đích, không kiểm

Trường Đại học Kinh tế Huế

tra chặt chẽ tài sản bảo đảm là hàng tồn kho dẫn đến khách hàng tẩu tán tài sản bảo đảm, không có khả năng thu hồi nợ. Tổn thất danh nghĩa là 3.500 triệu đồng. Tuy nhiên do khách hàng có tài sản thế chấp là bất động sản nên ngân hàng đã thu hồi được 1.200 triệu đồng. Các năm từ 2015-2016 các tổn thất xảy ra chủ yếu từ hoạt động giao dịch, ngân quỹ có giá trị nhỏ. Tuy nhiên từ các giá trị này cho thấy Agribank CN tỉnh Quảng Trị vẫn còn xảy ra nhiều thiệt hại do rủi ro hoạt động và yêu cầu về việc tiếp tục triển khai các biện pháp quản lý chặt chẽ các hoạt động, nghiệp vụ rất cần thiết để tiếp tục giảm thiểu các tổn thất xảy ra.