• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

2. Kiến nghị

2.2. Kiến nghị đối với Agribank

Thứ nhất, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng trong các quy trình nghiệp vụ và xây dựng hệ thống các chốt kiểm soát quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng trong quản lý rủi ro, Agribank đã xây dựng các quy trình chuẩn hóa trong từng nghiệp vụ. Tuy nhiên quá trình thực hiện còn rất nhiều vướng mắc, đặc biệt là việc bố trí nhân sự để vận hành các quy trình đó tại các phòng giao dịch và các chi nhánh trực thuộc loại II. Trong quá trình vận hành, rất khó để có thể quản lý được chất lượng của các giao dịch trong quy trình (quá trình tác nghiệp có thực hiện đúng quy trình không, thời gian thực hiện các giao dịch, những lỗi xảy ra trong các giao dịch, kết quả của giao dịch như thế nào…). Chính vì vậy mà việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Thêm vào đó, cần xây dựng hệ thống cảnh báo các chốt kiểm soát quan trọng trong mỗi quy trình kiểm soát chứng từ nhằm hạn chế tối đa các sự cố rủi ro xảy ra.

Thứ hai, xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động theo thông lệ quốc tế. Ủy ban quản lý rủi ro của Agribank được thành lập từ năm 2009, tuy nhiên chủ yếu chỉ tập trung cho quản trị rủi ro tín dụng chứ chưa thật sự chú trọng đến các mảng rủi ro khác, đặc biệt là rủi ro hoạt động. Thực tế, trong những năm gần đây, rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh của Agribank xảy ra quá nhiều và hậu quả để lại không nhỏ, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người và do quy định, quy trình. Chính vì

Trường Đại học Kinh tế Huế

vậy, cá nhân tôi mạnh dạn đề xuất Agribank cần phải xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro hoạt động theo thông lệ quốc tế trên cơ sở áp dụng Basel II, cụ thể:

- Nghiên cứu xây dựng và công bố mức rủi ro có thể chấp nhận của hệ thống, trên cơ sở đó xây dựng mức rủi ro có thể chấp nhận được cho từng dấu hiệu rủi ro chủ yếu cho từng nghiệp vụ cụ thể.

- Xây dựng thư viện các dấu hiệu rủi ro thường gặp của hệ thống.

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chính, định lượng hóa rủi ro hoạt động theo phương pháp đo lường tiên tiến AMA màỦy ban Basel đã khuyến cáo.

- Xây dựng hệ thống các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro hoạt động.

- Chuẩn hóa hệ thống kiểm soát rủi ro hoạt động.

Thứ ba, thực hiện nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin. Hoạt động ngân hàng luôn đòi hỏi phải sử dụng một hệ thống công nghệ thông tin có chất lượng cao, đó cũng là tiền đề vô cùng quan trọng mang lại thành công cho các ngân hàng, là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hiệu quả công tác quản trị ngân hàng trong đó có công tác quản trị rủi ro. Chính bởi lý do đó mà Agribank cần phải:

- Đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, đồng bộ có tác dụng làm cho quá trình thực hiện nghiệp vụ được dễ dàng, thông suốt, nhanh chóng với độ bảo mật cao, hạn chế tối đa các hành vi xâm nhập trái phép từ bên ngoài đối với các cơ sở dữ liệu của hệ thống cũng như các sự cố làm gián đoạn giao dịch.

- Việc đầu tư công nghệ hiện đại sẽ giúp cho ngân hàng có thể thu thập thông tin liên quan đến rủi ro trong nội bộ ngân hàng một cách chính xác, khách quan phục vụ cho việc nhận diện và đo lường rủi ro.

- Đầu tư xây dựng hoặc mua sắm các mô hình dự báo rủi ro vàước lượng tổn thất dựa trên các phần mềm công nghệ thông tin tiên tiến để góp phần nâng cao công tác quản trị rủi ro.

Thứ tư, sử dụng các dịch vụ về bảo hiểm rủi ro hoạt động. Biện pháp chuyển rủi ro là biện pháp điển hình gắn với vai trò của bảo hiểm trong việc hỗ trợ quản lý rủi ro. Bảo hiểm là một công cụ hiệu quả cho hoạt động giảm nhẹ rủi ro bằng cách

Trường Đại học Kinh tế Huế

dụng được đối với các loại rủi ro có nguy cơ tiềm tàng có tần suất thấp nhưng mức độ ảnh hưởng mang tính nghiêm trọng và có giá trị tổn thất lớn như các lỗi, sai sót và gian lận. Lợi ích trực tiếp từ việc tham gia bảo hiểm rủi ro hoạt động đó là làm giảm những giá trị tổn thất có nguyên nhân từ rủi ro hoạt động. Ngoài ra, việc tham gia bảo hiểm rủi ro hoạt động còn một số lợi ích khác như:

- Có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát tổn thất và các dịch vụ quản lý rủi ro cung cấp từ các nhà bảo biểm.

- Có thể sử dụng các biện pháp theo dõi và điều tra từ các công ty bảo hiểm trong quá trình quản lý rủi ro.

- Chi phí và hành vi bảo hiểm sẵn có sẽ khuyến khích giảm thiểu tối đa những thiệt hại từ rủi ro hoạt động.

- Nhận thức trong quá trình quản lý rủi ro chi phối, cân nhắc việc quyết định nên chuyển, tránh hay chấp nhận rủi ro.

- Tăng vị thế của tổ chức tài chính từ việc sử dụng công cụ bảo hiểm trong công tác quản lý rủi ro.

Có thể nói, bảo hiểm là công cụ hiệu quả trong việc quản lý rủi ro hoạt động trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà các dấu hiệu rủi ro ngày càng xuất hiện nhiều hơn, tần suất cao hơn, và mức độ ảnh hưởng cũng lớn hơn. Trên cơ sở phân tích dữ liệu tổn thất hoặc sự cố rủi ro hoạt động để quyết định phương án bảo hiểm rủi ro hoạt động phù hợp với quy mô rủi ro có thể xảy ra. Trong khuôn khổ mô hình AMA, vai trò của bảo hiểm trong hoạt động giảm nhẹ rủi ro cũng được công nhận và đề xuất tính toán ở mức 20% tổng số vốn cho hoạt động quản lý rủi ro. Chính vì vậy, để có thể sử dụng một cách tốt nhất công cụ bảo hiểm trong phòng tránh rủi ro, ngày từ bây giờ Agribank phải có kế hoạch tính toán phân bổ một mức vốn cần thiết cho rủi ro hoạt động.

Thứ năm, xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh. Một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong quá trình hoạt động kinh doanh, bảo vệ tài sản, thông tin…

đảm bảo tính chính xác của các số liệu, mọi thành viên phải tuân thủ nội quy, quy

Trường Đại học Kinh tế Huế

chế, quy trình hoạt động của hệ thống cũng như các quy định của pháp luật; đảm bảo hiệu quả hoạt động của hệ thống; sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đề ra… Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh từ trung ương đến cơ sở là hết sức cần thiết, đặc biệt làở các chi nhánh.

- Để giảm thiểu các thao tác thủ công trong quá trình kiểm tra và lập báo cáo, Agribank cần phải xây dựng phần mềm kiểm toán để có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động của đội ngũ kiểm toán. Xây dựng các chương trình kiểm tra, giám sát từ xa trên hệ thống IPCAS cho các cán bộ kiểm toán nội bộ nhằm thực hiện công việc nhanh chóng, khoa học và chính xác.

- Thực hiện tiêu chuẩn hóa đối với cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ với các tiêu chí cụ thể, quy định số lượng biên chế cho bộ phận này dựa vào các tiêu chí như số lượng nhân sự, số chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng giao dịch phát sinh làm cơ sở cho các chi nhánh thực hiện.

- Đồng thời, để đảm bảo tính độc lập, khách quan của Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh, Agribank cần chuyển mô hình tổ chức quản lý bộ phận này từ chi nhánh về trực thuộc Trụ sở chính hoặc Văn phòng đại diện khu vực, các chế độ của bộ phận này do Trụ sở chính chi trả.

Trường Đại học Kinh tế Huế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Thị Hương Giang (2009), Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.

2. Nguyễn Thị Thúy Hằng - Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp Ngân hàng công thương Việt Nam (2010), “Quản lý rủi ro tác nghiệp đối với ngân hàng thương mại Việt Nam”,website Vietinbank.

3. Joel Bessis, Quản trị rủi ro trong ngân hàng (Risk management in banking), Nhà xuất bản lao động- xã hội.

4. Nguyễn Hoài Linh (2012), Quản trị rủi ro tác nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ tài chính - ngân hàng, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.

5. Lê Thanh Tâm và Phạm Bích Liên (2009), “Quản trị rủi ro hoạt động: Kinh nghiệm quốc tế và bào học đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng số 20/2009.

6. Phạm Tiến Thành vàDương Thanh Hà (2010), “Quản trị công ty và quản lý rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”,Tạp chí ngân hàng (số 19/2010).

7. Phạm Tiến Thành và Lê Thị Vân Khanh (2010), “Mối quan hệ giữa quản lý rủi ro tác nghiệp và bảo hiểm trong các tổ chức tài chính”,Tạp chí ngân hàng (số 19/2010).

8. Phạm Thị Thủy (2012), Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội, Luận văn thạc sĩ tài chính - ngân hàng, Học viện ngân hàng.

9. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

Trường Đại học Kinh tế Huế

10. Bùi Thanh Tú - Học viện Ngân hàng (2014), “Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (Số 6/2014).

11. Website NHNN Việt Nam (2017), Nghiên cứu và trao đổi, “Hiệp ước vốn Basel (Basel I và Basel II)”.

12. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc ( 2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản thống kê, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Xin chào Anh (Chị)! Để có cơ sở thực tiễn nghiên cứu đề tài“Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) - CN tỉnh Quảng Trị” thì những ý kiến của Anh (Chị) cung cấp là nguồn thông tin vô cùng quan trọng giúp tôi hoàn thành tốt nghiên cứu này. Rất mong sự giúp đỡ quý báu của Anh (Chị).

I.Thông tin cá nhân

Câu 1: Họ và tên:………..

Câu 2. Đối tượng

1. Cán bộ lãnhđạo, quản lý

2. Nhân viên Câu 3. Giới tính

1. Nữ 2. Nam Câu 4. Trìnhđộ chuyên môn

1. Trung cấp 1. Cao đẳng

2. Đại học 3. Sau đại học Câu 5. Độ tuổi (năm)

1. <30 2. 31-40

3. 41-50 4. >50

II. Đánh giá của đối tượng được phỏng vấn.

2.1. Anh (Chị) cho biết mức độ đồng ý của mình về công tácQuản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị đối với các phát biểu dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào ô mà Anh (Chị) chọn. Mức độ đồng ý dựa trên thang điểm như sau:

1. Hoàn toàn không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3.Bình thường; 4.Đồng ý; 5.Hoàn toàn đồng ý.

Mã số Các phát biểu Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

1 Con người

1.1

Cán bộ nhân viên Agribankở các bộ phận khác nhau có ý thực hợp tác cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mã số Các phát biểu Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

1.2

Agribank có chính sách đãi ngộ tốt nhằm thúc đẩy nhân viên phát huy khả năng, hạn chế gian lận nội bộ.

1.3

Agribank có các chính sách kỷ luật thích đáng đối với các cán bộ nhân viên không tuân thủ quy trình nghiệp vụ, gây tổn thất về tài sản và uy tín của ngân hàng.

1.4

Agribank thuờng xuyên có các chuơng trìnhđào tạo nâng cao trìnhđộ nghiệp vụ, kĩ năng mềm và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.

1.5 Ít xảy ra các truờng hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp ở Agribank.

2 Quy chế, quy trình nghiệp vụ

2.1

Tất cả các sản phẩm dịch vụ của Agribank đều có văn bản hướng dẫn đầy đủ.

2.2

Văn bản quy định nội bộ được ban hành kịp thời, đồng bộ.

2.3

Văn bản, quy chế quy trình nghiệp vụ phù hợp với quy định của pháp luật.

2.4

Các văn bản hướng dẫn rõ ràng, hợp lý, ít có hiện tượng hiểu lầm, chồng chéo trong quátrình thực hiện nghiệp vụ.

2.5

Văn bản quy định nội bộ thiết kế đầy đủ các chốt kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ.

3 Hệ thống

3.1

Hệ thống cơ sở hạ tầng kiên cố, an toàn, kịp thời khắc phục khi có hỏng hóc.

3.2

Hệ thống phần cứng từ hội sở đến phòng giao dịch hiện đại, đồng bộ, đáp ứng đuợc yêu cầu công việc.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Mã số Các phát biểu Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

phục lỗi hệ thống phần cứng nhanh chóng.

3.4 Hệ thống bảo mật thông tin an toàn, ít xảy ra lỗi.

3.5 Hệ thống ATM hiện đại, ít sai sót.

4 Tác động bên ngoài

4.1 Agribank thường xuyên cẩn trọng, cảnh giác với các hành động phá hoại an ninh hệ thống.

4.2 Agribank thường nhanh chóng khống chế, giải quyết dứt điểm các tin đồn thất thiệt gây ảnh hưởng đến uy tínNH.

4.3

Agribank lựa chọn kĩ càng các đối tác cung cấp sản phẩm, dịch vụ,... để giảm thiểu sai sót.

4.4

Agribank chú trọng an ninh nhằmhạn chế các trường hợp trộm cắp, phá hoại tài sản, phòng chóng cháy nổ, thiên tai.

4.5

Agribank thường dự báo, có biện pháp phòng tránh các thay đổi trong chính sách của CP và NHNN có ảnh hưởng đến hoạt động của Agribank.

5 Đánh giá chung

5.1 Công tác Quản trị rủi ro hoạt động tạiAgribank Chi nhánh tỉnh Quảng Trịtốt.

III. Câu hỏi mở rộng

Để nâng cao hiệu quả công tácQuản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới cần phải làm gì?

---

---Xin chân thành cám ơn Anh (Chị)!

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHỤ LỤC 2

Bảng 1: Phân tích Cronbach's Alpha biến “Con người”

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0,773 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

CN1 16,8 3,973 0,486 0,75

CN2 16,91 3,629 0,607 0,71

CN3 17 3,624 0,537 0,734

CN4 16,99 3,631 0,57 0,722

CN5 16,99 3,698 0,525 0,738

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu)

Bảng 2: Phân tích Cronbach's Alpha nhân tố “ Quy chế, quy trình nghiệp vụ”

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0,804 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

QT1 16,21 4,823 0,552 0,776

Trường Đại học Kinh tế Huế

QT2 16,41 4,417 0,647 0,746

QT3 16,4 4,497 0,555 0,779

QT4 16,29 4,705 0,618 0,757

QT5 16,35 4,819 0,575 0,77

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 3: Phân tích Cronbach's Alpha nhân tố “Hệ thống”

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0,829 5

Item-Total Statistics

Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if

Item Deleted

HT1 14,11 4,665 0,659 0,786

HT2 14,14 4,618 0,642 0,791

HT3 14,1 4,762 0,61 0,801

HT4 14 5,315 0,559 0,813

HT5 14,02 4,919 0,673 0,783

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu) Bảng 4: Phân tích Cronbach's Alpha nhân tố “Bên ngoài”

Reliability Statistics

Cronbach's Alpha N of Items

0,872 5

Item-Total Statistics Scale Mean if Item Deleted Scale Variance if Item

Deleted

Corrected Item-Total Correlation

Cronbach's Alpha if ItemDeleted

BN1 13,13 9,803 0,634 0,861

BN2 13,27 9,526 0,609 0,87

BN4 13,13 9,405 0,8 0,821

BN5 13,21 9,256 0,81 0,818

BN3 13,15 9,916 0,667 0,852

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 5: Kiểm địnhKMO and Bartlett's Test trong phân tích nhân tố KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,727

Bartlett's Test of Sphericity 1218 1229

190 190

0 0

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu) Bảng 6: Tổng phương sai trích trongphân tích nhân tố

Total Variance Explained Com

pone nt

Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings

Rotation Sums of Squared Loadings

Total % of Variance

Cumulati ve %

Total % of Variance

Cumulativ e %

Total % of Variance

Cumulative

%

1 3,796 18,979 18,979 3,796 18,979 18,979 3,393 16,963 16,963 2 3,088 15,438 34,416 3,088 15,438 34,416 3,036 15,182 32,146 3 2,82 14,098 48,514 2,82 14,098 48,514 2,843 14,214 46,36 4 2,215 11,077 59,591 2,215 11,077 59,591 2,646 13,232 59,591 5 0,973 4,866 64,457

6 0,867 4,333 68,79

7 0,81 4,05 72,84

8 0,734 3,668 76,508 9 0,642 3,21 79,718 10 0,594 2,971 82,689 11 0,56 2,801 85,49 12 0,496 2,482 87,972 13 0,426 2,132 90,104 14 0,416 2,079 92,183 15 0,345 1,723 93,906 16 0,327 1,636 95,542

Trường Đại học Kinh tế Huế

17 0,275 1,376 96,918 18 0,234 1,168 98,086 19 0,195 0,974 99,06

20 0,188 0,94 100

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu) Bảng 7: Ma trận xoay trong phân tích nhân tố

Rotated Component Matrixa Component

1 2 3 4

BN5 0,891

BN4 0,88

BN3 0,783

BN1 0,756

BN2 0,74

HT5 0,816

HT1 0,781

HT2 0,754

HT3 0,75

HT4 0,73

QT2 0,791

QT4 0,785

QT5 0,749

QT1 0,712

QT3 0,705

CN2 0,772

CN4 0,742

CN1 0,701

CN3 0,696

CN5 0,69

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng 8: Model Summarye trong phân tích hồi quy Model Summarye

Model R R

Squar e

Adjus ted R Squar

e

Std.

Error of the Estim ate

Chang e Statisti

cs

Durbin-Watson

R Square

Chang e

F Change

df1 df2 Sig. F Chang

e

1 .155a 0,024 0,017 0,468 0,024 3,65 1 148 0,058

2 .407b 0,166 0,154 0,434 0,141 24,916 1 147 0

3 .509c 0,259 0,244 0,41 0,094 18,472 1 146 0

4 0,713 0,509 0,495 0,335 0,249 73,593 1 145 0 1,968

a. Predictors: (Constant), F1 b. Predictors: (Constant), F1, F2 c. Predictors: (Constant), F1, F2, F3

d. Predictors: (Constant), F1, F2, F3, F3 e. Dependent Variable: DGC

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu)

Trường Đại học Kinh tế Huế