• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI

2.4 Kết luận về công tác quản trị rủi ro hoạt động tại Agribank CN

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

- Cho đến nay, nước ta vẫn chưa có một khung pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ về

Trường Đại học Kinh tế Huế

mại nói chung, trong đó có Agribank rất lúng túng trong việc xây dựng và thiết lập hệ thống quản trị rủi ro trong hoạt động của mình. Mỗi ngân hàng thương mại thực hiện theo một mô hình, chuẩn mực riêng nên chưa tạo được sự đồng bộ hóa trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, tính thống nhất chưa cao, dẫn đến hiệu quả quản trị rủi ro thấp.

- Do sự thay đổi của môi trường tự nhiên bên ngoài tác động. Điều kiện thời tiết khí hậu ở Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng rất khắc nghiệt, diễn biến bất thường, thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro của các khoản vay liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Do thay đổi cơ chế, chính sáchcủa nhà nước trong từng thời kỳ, giai đoạn đã tác động đến hoạt động chung của ngân hàng và phát sinh những tình huống bất thường, khó lường trước. Cơ sở để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng chủ yếu dựa trên các thông số của nền kinh tế để cân đối, tính toán lãi, lỗ, doanh thu dự trù sẽ đạt được. Khi các thông số này bị thay đổi quá nhanh do tác động của các chính sách của Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, cũng như sự thay đổi các biến số kinh tế vĩ mô, tỷ giá, lãi suất, lạm phát, chỉ số giá cả tăng sẽ làmảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của khách hàng, kéo theo khó khăn về mặt tài chính dẫn đến không có khả năng trả nợ.

- Do sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại ngày càng khóc liệt, đã phát sinh những vấn đề tiềm ẩn rủi ro cao. Bên cạnh việc cạnh tranh giữa các ngân hàng này với ngân hàng khác còn có sự cạnh tranh không đáng có của các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Hậu quả của việc mở rộng quá mức mạng lưới chi nhánh là sự tranh giành khách hàng, hạ các tiêu chuẩn và nguyên tắc thận trọng, an toàn, cạnh tranh thiếu bìnhđẳng, thậm chí mất đi tính hợp tác giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng.

- Do nguyên nhân khách quan từ nhận thức không đúng đắn về pháp luật và lừa dối của khách hàng. Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích so với dự án, phương án vay vốn; thiếu minh bạch trong các báo cáo tài chính; một khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

vay vốn tại nhiều ngân hàng; khách hàng cố tình vi phạm quy định, gian lận trong giao dịch như giả mạo chữ ký, đóng dấu chữ ký khắc sẵn trên chứng từ khi phát hành séc hoặc lập ủy nhiệm chi...

- Về mặt công nghệ, cho đến nay mặc dù đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên hệ thống công nghệ thông tin tại Agribank chưa tiếp cận được những công nghệ hiện đại về quản lý, điều hành hệ thống quản lý rủi ro nói chung và rủi ro hoạt động nói riêng, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị.

* Nguyên nhân chủ quan

- Do nhận thức và hành động của bộ phậncán bộ lãnhđạo chủ chốt của Agribank từ trung ương đến địa phương về quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro hoạt động chưa thật sự đầy đủ và đồng đều, quá trình triển khai chưa thật sự quyết liệt, đang tập trung cho quản lý rủi ro tín dụng, còn xem nhẹ quảntrị rủi ro hoạt động; do vậy đến nay vẫn chưa hệ thống hóa được công tác quản trị rủi ro toàn diện, mà chủ yếu vẫn còn lồng ghép vào các quy trình nghiệp vụ, hiệu quả mang lại chưa cao.

- Hệ thống quản trị rủi ro của Agribank chưa được xây dựng đồng bộ cả về chính sách, quy trình, tổ chức bộ máy, nhân sự; cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu. Đến nay, Agribank vẫn chưa ban hành được hệ thống văn bản thống nhất làm cơ sở để tổ chức quản trị rủi ro hoạt động; bố trí nhân sự chưa hợp lý, vừa thừa, vừa thiếu; hệ thống cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin chưa thật sự hiện đại, tương thích để có thể áp dụng các chuẩn mực tiên tiến về quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro hoạt động theo thông lệ quốc tế.

- Năng lực, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên nói chung và bộ phận tham gia quản lý rủi ro nói riêng còn một số mặt hạn chế nhất định. Phần lớn ý thức trách nhiệm của cán bộ nhân viên về quản lý rủi ro hoạt động còn yếu, chưa nhận thức rõ quản lý rủi ro và quản lý rủi ro hoạt động là vấn đề sống còn trong hoạt động ngân hàng, nên quá trình thực hiện vẫn còn máy móc, thụ động. Trìnhđộ của một bộ phận cán bộ nhân viên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu trong quá trình tác nghiệp, tham gia vào các quy trình quản trị rủi ro. Đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ nhân viên chưa cao, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu trung thực trong nghiệp vụ, cấu

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Môi trường làm việc chưa tạo ra được tính cạnh tranh giữa cán bộ nhân viên trong quá trình tác nghiệp, chưa thật sự khuyến khích được cán bộ nhân viên thể hiện sự cống hiến, tham gia góp ý nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro.

- Công tác hậu kiểm chưa kịp thời và chưa được chú trọng đúng mức. Việc thiếu kiểm tra, giám sát vốn vay trong hoạt động tín dụng đã tạo ra sơ hở để khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Công tác hậu kiểm chưa kịp thời và chưa được chú trọng đúng mức, do phần lớn cán bộ là kiêm nhiệm nên công tác hậu kiểm thường được xử lý sau khi đã hoàn thành các công việc chuyên môn, chủ yếu mang tính hình thức.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn một số hạn chế, chưa được hoàn toàn độc lập, tách biệt với các bộ phận nghiệp vụ theo yêu cầu, hiệu quả đem lại chưa cao.

Trường Đại học Kinh tế Huế