• Không có kết quả nào được tìm thấy

Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG

1.3. Kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại

Việc áp dụng các quy định Basel II sẽ đem lại lợi ích thiết thực đối với các ngân hàng thương mạitrong công tác quản trị rủi ro hoạt động. Các quy định này sẽ trở thành những chỉ dẫn cơ bản để ngân hàng thương mại xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, cũng như để cơ quan giám sát hoạt động tài chính tiền tệ thực hiện các chức năng xây dựng ban hành khuôn khổ luật pháp, thực hiện giám sát, can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ trên cơ sở minh bạch, phát triển bền vững.

Tại Châu Á, hầu hết các nhà quản lý đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel II và tin tưởng rằng khuôn khổ này sẽ đưa ra những khích lệ hơn nữa để cải thiện công tác quản lý rủi ro, cũng như các thay đổi khác nhằm bổ sung cho các mục tiêu giám sát của họ.

1.3. Kinh nghiệm quản trịrủi ro hoạt động của các ngân hàng thương mại

chỉ số đo lường rủi ro chính được xác định kỹ lưỡng và cụ thể, đấy là điều kiện để Citibank thực hiện quản trị rủi ro hoạt động.

Khung quản trị rủi ro hoạt động cũng được vận dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện của từng quốc gia, từng ngân hàng.Ngân hàng DBS của Singapore đã cụ thể hóa khung quản trị rủi ro bằng cách phân tích rủi ro hoạt động trên hai góc độ đó là tần suất xuất hiện và mức độ tác động. Từ đó, DBS xác định cách thức tổ chức và xây dựng các chương trình giảm thiểu các mức rủi ro hoạt động như kiểm soát nội bộ và bảo hiểm quốc tế. Tại DBS, các công cụ và kỹ thuật quản trị rủi ro hoạt động được sử dụng như kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện, phân tích rủi ro và báo cáo.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm quản trị rủi ro hoạt động của một sốNHTM

Trong những năm qua các ngân hàng thương mại Việt Nam và trên thế giới đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động gây ra. Phần lớn các NHTM Việt Nam hiện nay chỉ chútrọng đến rủi ro tín dụng mà ít quan tâm đến rủi ro hoạt động. Khi rủi ro hoạt động đã xảy ra và đã gây ra tổn thất, các ngân hàng mới bắt đầu chú ý đến và tìm cách khắc phục, tuy những thiệt hại hiện hữu mà nó gây ra chưa phải là quá lớn nhưng thiệt hại vô hình là rất lớn và lâu dài nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến lòng tin của khác hàng. Bài học từ ngân hàng lớn trên thế giới, từ thực tiễn triển khai thành công, thất bại cho thấy, việc tăng cường quản trị rủi ro hoạt động sẽ giúp cho các ngân hàng giảm nhẹ được chi phí, tổn thất từ các hoạt động tác nghiệp, bảo vệ uy tín của ngân hàng và giúp cho các ngân hàng kinh doanh an toàn, hiệu quả. Thông qua các nguyên tắc chung của Basel II và kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới, các NHTM tại Việt Nam đã từng bước triển khai áp dụng công tác quản trị rủi ro hoạt động.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam triển khai trong toàn hệ thống từ giữa năm 2007 thông qua việc ban hành qui trình quản trị rủi ro hoạt động khá chi tiết, có hệ thống bảng biểu, báo cáo, các công cụ đo lường được các loại rủi ro hoạt động trong từng nghiệp vụ, có thế phân tích cụ thể các nguyên nhân dẫn đến rủi ro và lưu trữ dữ liệu qua

Trường Đại học Kinh tế Huế

triển khai nên cũng không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc nên cũng đang dần hoàn thiện và cải tiến qui trình. [2]

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam triển khai hoạt động này từ năm 2007 với cách tiếp cận mới hơn là đi từ yếu tố con người và việc xây dựng qui trình quản trị rủi ro hoạt động cũng được xây dựng theo chuẩn mô hình hiện đại theo hướng tập trung hóa, minh bạch. Ngân hàng này nhận định mấu chốt của rủi ro là con người vì vậy trước hết ngân hàng xây dựng môi trường làm việc minh bạch, các chốt kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, ngân hàng cũng rất chú trọng công tác truyền thông định kỳ để cập nhật các thông tin liên quan đến các vi phạm đạo đức và các bài học kinh nghiệm, xây dựng các hòm thư góp ý, các đường dây nóng, sử dụng các phần mềm hiện đại,…

Ngoài ra , một số hệ thống ngân hàng khác như Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, đã bước đầu chú ý và triển khai công tác quản trị rủi ro hoạt động và bước đầu cũng đãđạt được những thành công nhất định.

Từ thực tiễn triển khai hoạt động quảntrị rủi ro đối với các ngân hàng trên thế giới và tại Việt Nam, chúng ta rút ra bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam để từ đó có thể hoàn thiện hơn công tác quản trị rủi ro hoạt động. Đó là:

- Thứ nhất, mỗi ngân hàng thương mại cần phải xây dựngmột chiến lược quản trị rủi ro hoạt động, hoàn thiện cấu trúc quản trị rủi ro hoạt động mà đặc biệt là cấu trúc tổ chức. Bộ máy giám sát rủi ro của ngân hàng cần hoạt động độc lập, không tham gia vào quá trình tạo ra rủi ro, có chức năng giám sát và quảnlý rủi ro.

- Thứ hai, xây dựng ý thức quản trị rủi ro toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các chốt về kiểm soát rủi ro hoạt động. Tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần phải được đào tạo để hiểu biết, tham gia và tự xác định rủi ro hoạt động, xác định nguyên nhân, đánh giá các rủi ro hiện có trong tất cả các sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng.

- Thứ ba, cần phải xây dựng một quy trình hướng dẫn để thu thập thêm các thông tin tổn thất, tăng cường đối thoại với các ngân hàng bạn cũng như ngân hàng nhà nước để chia sẻ thông tin về tổn thất, tránh tình trạng che dấu thông tin về rủi ro hoạt động.

Những thông tin cốt lõi bao gồm tổng số tiền thiệt hại trước khi được khôi phục, loại rủi

Trường Đại học Kinh tế Huế

ro tương ứng, lĩnh vực kinh doanh, nơi xảy ra tổn thất, ngày tháng xảy ra biến cố và phát hiện sự kiện rủi ro, nguyên nhân của sự kiện.

- Thứ tư, hạn chế tối đa các yếu tố gây ra rủi ro hoạt động từ bên trong nội bộ ngân hàng. Cần hướng tới xây dựng chính sách quản trị nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; thường xuyên rà soát các quy trình nghiệp vụ, thông qua đó có thể phát hiện được các lỗ hổng cần khắc phục, hoàn thiện hóa các quy trình nghiệp vụ; hệ thống công nghệ thông tin phải được bảo dưỡng và cập nhật thường xuyên nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.

- Thứ năm, hạn chế tối đa các yếu tố gây ra rủi ro hoạt động từ bên ngoài; xây dựng các phương án cũng như các tình huống để có thể sẵn sàng đối phó và khắc phục khi có rủi ro xảy ra. Giải pháp cơ bản đó là công nhận rủi ro hiện hữu, chuyển đổi rủi ro cho bên thứ ba thông qua bảo hiểm, giảm thiểu rủi ro bằng cách đo lường các rủi ro khác thông qua hệ thống kiểm soát và hệ thống tự động nhận dạng sai sót.

1.3.3. Bài học kinh nghiệm đối vớiAgribank

Cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống ngân hàng, Agribank cũng bắt đầu có những bước đi đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro nói chung cũng như hệ thống quản trị rủi ro hoạt động nói riêng. Trên cơ sở kinh nghiệm của các tổ chức tài chính quốc tế và các ngân hàng trong hệ thống,Agribankđúc rút được một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Cần xây dựng chiến lược quản trị rủiro hoạt độnghiện đại, nhất quán, tiệm cận với với chuẩn mực quốc tế, theo Basel II.

- Hoàn thiện bộ máy tổ chức, xây dựng hệ thống giám sát độc lập, không tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ.

- Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên, giáo dục ý thức phòng chống rủi ro, phát hiện và đặc biệt ý thức minh bạch thông tin, sự kiện rủi ro.

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống qui trình thống nhất, chuẩn mực, rào chắn mọi rủi ro tốt nhất để phòng chống rủi ro ngay từ khâu phát sinh dịch vụ, đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại,…

Trường Đại học Kinh tế Huế