• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TRUYỀN THÔNG MARKETING VÀ

1.1. Lý luận về quản trị truyền thông Marketing và Online Marketing

1.1.4. Lý luận về Online marketing

1.1.4.4. Các công cụ Online marketing phổ biến hiện nay

Trong những năm qua cùng với sựphát triển nhanh chóng của công nghệchiến lược marketing trực tuyến đã có nhiều thay đổi nhanh chóng. Có những chiến lược đến thời điểm này đã trởnên lỗi thời để nhường chỗcho những xu hướng mới hiệu quả hơn. Dựa trên sách Nguyên lý Marketing của Philip Kotler (phiên bản 15 năm 2012), dưới đây là năm công cụmarketing trực tuyến chủyếu trong những năm tiếp theo trên thế giới. Cũng giống như thương mại điện tử, marketing trực tuyến là marketing phi biên giới nên các xu hướng marketing tại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thếgiới.

Hình 4. Các công cụOnline marketing phổbiến hiện nay

(Nguồn: Principles of Marketing, Philip Kotler, 15th2012) a. Mobile marketing

Cùng với sự gia tăng và phổbiến của các thiết bị di động, việc tạo nội dung hiển thịthân thiện với người truy cập di động là vấn đềhết sức cần thiết mà bất kỳmột chiến lược gia nào cũng phải quan tâm bởi một lý do rất đơn giản là điện thoại di động là vật mà khách hàng sẽ xem đầu tiên khi thức dậy và là vật cuối cùng khách hàng xem trước khi ngủ. Mobile marketing là hình thức tiếp thị trên di động, sửdụng phương tiện di động để giới thiệu, quảng cáo các thông tin sản phẩm, thương hiệu tới khách hàng thông qua thiết bị di động, có thểlà smartphone hoặc máy tính bảng. Không chỉ

Trường Đại học Kinh tế Huế

là một xu thế truyền thông mới, mobile marketing đang trở thành một công cụ marketing mạnh mẽ đểthu hút sựchú ý và quan tâm của khách hàng.

Các doanh nghiệp nếu muốn không bị mất khách hàng vào tay đối thủcạnh tranh thì cần phải xây dựng những nội dung thân thiện với di động, cần tạo ra những trải nghiệm tích cực cho người dùng đang truy cập thông qua thiết bị di động.

Các hình thức Mobile marketing bao gồm: SMS, MMS (tin nhắn đa phương tiện), PSMS (hình thức cao hơn của SMS, có mức phí cao hơn), Wap (trang web trên nền tảng điện thoại di động).

b. Email marketing

Email marketing là hình thức sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung về thông tin/bán hàng/tiếp thị/giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mà mình mong muốn.

Mỗi email được gởi đến khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại có thểxem là email marketing.

Số lượng người dùng email đông đảo như hiện nay là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp trong việcứng dụng marketing qua email. Các doanh nghiệp có thểsử dụng email marketing với nhiều mục đích khác nhau như: Chia sẻ tin tức về sản phẩm/dịch vụ, vềcông ty; quảng cáo các sựkiện đặc biệt; tiếp cận khách hàng và nhận thông tin phản hồi; gửi bản tin thường xuyên; quảng cáo các sản phẩm mới; quảng cáo khuyến mãi; phản hồi lại những câu chuyện, tin tức về công ty….

Với những ưu điểm vượt trội vềchi phí, tốc độ, tự động hóa phản hồi và nhận thông tin phản hồi nhanh chóng, có thểdễ dàng đo lường kết quả; khả năng tự động hóa và cá nhân hóa cao; và khả năng tiếp cận khách hàng trên phạm vi toàn cầu …, việcứng dụng email marketing đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, có thểkể đến như giảm chi phí marketing thay vì sửdụng các hình thức quảng cáo truyền thống, tăng doanh số bán hàng, tiết kiệm thời gian tiếp cận khách hàng, rút ngắn chu trình kinh doanh và xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Với những ưu điểm này, email marketing đang là công cụ đượcứng dụng phổbiến tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏcó nguồn lực hạn hẹp. Email marketing đang tiếp tục phát triển mạnh thành một phương tiện có giá trị đểcác doanh nghiệp giao tiếp với các khách hàng và khách hàng tiềm năng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một sốchỉ tiêu đo lượng hiệu quảcủa email marketing:

- Lượng dữliệu khách hàng thu thập được là bao nhiêu/ngày/tháng.

- Lượng email sống trên tổng sốemail thu thập được là bao nhiêu.

- Lượng email gửi thành công/ tổng sốemail gửi.

- Số lượng email vào inbox, lượng mail vào spam.

- Lượng người mởmail và tổng số lượt mởmail trong mỗi lần gửi mail: thông sốtổng lượt mởmail theo thời gian giúp chúng ta hiểu rõ cái gìđang ngăn cản khách hàng tiếp cận nội dung marketing. Tỷlệmở email chính là thước đo quan trọng nhất quyết định sựthành công của mỗi chiến dịch marketing, gia tăng tỉlệmởemail là dấu hiệu cho thấy khách hàng ngày càng thích thú với nội dung email và những nội dung đó hướng đến đúng với khách hàng mục tiêu.

- Lượng người click vào đường link trong mail.

- Số lượng từchối nhận mail: Nếu tỷlệ này tăng lên đồng nghĩa với việc nội dung marketing không phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu nhắm đến.

- Số lượng email được forward cho người khác: Nếu chỉsố này tăng lên đồng nghĩa với việc nội dung marketing tạo ra hứng thú hoặc có giá trịvới khách hàng nên họsẽchuyển tiếp mail cho những người khác.

- Lượng truy cập website từemail: Chỉsốnày nói lên thông tin trong email có giá trị đối với khách hàng

c. Social media marketing (truyền thông mạng xã hội)

Theo Wikipedia: Social Media Marketing hayPhương tiện truyền thông tiếp thị xã hộilà quá trìnhđạt được lưu lượng truy cập trang web hoặc sự chú ý thông qua các trang mạng xã hội. Social Media Marketing bao gồm các chương trình tiếp thị thường tập trung vào những nỗ lực để tạo ra nội dung thu hút sự quan tâm và khuyến khích độc giả chia sẻ nó trên mình các mạng xã hội.

Theo Marketingland: Social Media Marketing là thuật ngữ dùng để chỉ các trang web cung cấp các hoạt động khác nhau, ví dụ chia sẻ thông điệp, cập nhật hình ảnh, đánh dấu sự kiện tham gia cũng như 1 loạt các tính năng xã hội khác như: thảo luận, comment, vote, like, share ... Hay nói các khác, Social Media Marketing có đặc điểm tương tác đa chiều và người dùng chủ động tham gia vào các hoạt động trên môi trường mạng xã hội.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Truyền thông mạng xã hội có thể kể đến những dạng sau:

- Mạng xã hội:là những công cụ được sửdụng nhằm mục đích chia sẻthông tin một cách nhanh chóng, miễnphí đối và dần trởthành một phần không thểthiếu trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Còn đối với các doanh nghiệp, việc chạy quảng cáo trảphí sẽgiúp các doanh nghiệp thu thập thông tin cá nhân của người dùng dễ dàng hơn, từ đó tiếp cận đến đúng đối tượng khách hàng mục tiêu một cách chính xác và có hiệu quả hơn. Các mạng xã hội phổbiến được nhiều người biết đến hiện nay như: Facebook, Twitter.

- Blog (nhật kí trực tuyến): là công cụ dùng để chia sẻ suy nghĩ, cảm nhận của người dùng về một vấn đề nàođó với nội dung dài. Người dùng có thể sử dụng công cụ Note của Facebook hoặc các công cụ khác.

- Video: Người dùng thường chia sẻ những video có tính giải trí hoặc có tính thời sự. Nó dần trở thành một trào lưu giúp cung cấp thông tin đến người dùng hiệu quả và đỡ nhàm chán hơn. Người dùng có thể chia sẻ thông tin qua mạng xã hội hay website.

Tại Việt Nam, trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là Facebook. Nhiều doanh nghiệp đã vàđang cố gắng tận dụng để thực hiện truyền thông bằng cách tạo Fanpage. Đểcó thể đo lường được hiệu quả của các chiến dịch truyền thông trên trên Fanpage, cần xét đến một số tiêu chí sau:

- Tốc độ tăng fan (lượt like) bao nhiêu/ngày/tháng.

- Đối tượng fan có thuộc nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp hướng đến hay không (giới tính, độtuổi, vịtrí, ngôn ngữ,…)

- Mức độ tương tác của Fanpage (thấy, like, đọc, comment, cảm xúc, share các thông điệp trên Fanpage) như thếnào.

- Reach: Các sựkiện trên Fanpage tiếp cận được bao nhiêu người dùng, bao nhiêu người được mời, bao nhiêu người tham gia. Bao gồm organic reach (lượt tiếp cận tự nhiên) và paid reach (lượt tiếp cận thông qua trả phí). Đểbiết được tính hấp dẫn của nội dung bài đăng thì thông sốcủa organic reach là điều quan trọng.

- Negative feedbacks: Những phản hồi tiêu cực từ phía người dùng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

d. Quảng cáo trực tuyến

Theo Wikipedia, quảng cáo trực tuyến là quảng cáo trên mạng nhằm cung cấp thông tin, đẩy nhanh tiến độgiao dịch giữa người mua và người bán. Nhưng quảng cáo trên Web khác hẳn quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng khác, nó giúp người tiêu dùng có thể tương tác với quảng cáo. Khách hàng có thểnhấn vào quảng cáo đểlấy thông tin hoặc mua sản phẩm cùng mẫu mã trên quảng cáo đó, thậm chí họ còn có thểmua cảsản phẩm từcác quảng cáo online trên Website.

Các loại quảng cáo trực tuyến hiện nay có thểkể đến Display Ads (quảng cáo hiển thị), banner, pop-ups (mởcửa sốmới), pop-under ads (mởcửa sổmới nằm dưới trang web mà người dùng đang xem), floating ad (quảng cáo xuất hiện chồng lên trang web mà người dùng đang xem),…

Cách tính phí quảng cáo:

CPD (Cost per Duration), tức tính tiền theo thời gian đăng banner. Với hình thức này, nhà quảng cáo thường đặt các banner (dạng gif, flash hay video) lên các website nổi tiếng nhưDân trí, Thanh niên,... Quảng cáo dạng này thường áp dụng cho các tập đoàn, công ty có ngân sách quảng cáo lớn vì hình thức quảng cáo này rất đắt.

Quảng cáo CPD thường chiu sựchia sẻ, tức 1 vị trí trên 1 website thường được chia sẻ với nhiều khách hàng khác (thường là 3).

Hình thức CPD bắt gặp hầu hết trên các website lớn của Việt Nam. Vì hình thức này vềkỹthuật khá đơn giản, hầu như các website không cần báo cáo sốliệu cho khách hàng của mình, chỉdựa vào thời gian, vị trí & kích thước hiển thị đểtính giá trịhợp đồng.

CPM (Cost per Impression), tính tiền dựa trên mỗi 1000 lượt views. Hình thức này CPM cũng có thểlà các banner dạngảnh động, flash, video,... với dạng này, sản phẩm hay logo của bạn có thểxuất hiệnở1 hay nhiều vịtrí khác nhau trên 1 hay nhiều websites, trong khi quảng cáo CPD thì đặt trên 1 vịtrí cố định trên 1 website. Cũng giống như quảng cáo CPD, CPM cũng chỉphù hợp cho các đối tượng muốn quảng bá thương hiệu, các công ty có ngân sách quảng cáo lớn.

Với hình thức này, việc tính toán sốliệu phức tạp hơn, đặc biệt với hình thức này, khách hàng có thểmua theo hình thức chạy mỗi ngày bao nhiêu tiền hay muốn 1 người chỉnhìn thấy bao nhiêu lần cho mỗi banner của mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Vìđộphức tạp của sốliệu, nên hình thức này ngoài các hãng quảng cáo lớn của nước ngoài như Yahoo, thìởViệt Nam mới chỉcó AdMicro thuộc tập đoàn VCCorp là cung cấp hình thức quảng cáo này. Có thể sử dụng dịch vụ Google Adwords dạng Display Networld đểáp dụng. Với hệthống hàng trăm ngàn website liên kết với Google.

CPC (Cost per Click) hay PPC (Pay per Click), nghĩa là chỉphải trảtiền cho mỗi click từkhách hàng tiềm năng của mình. Hình thức quảng cáo này thường có định dạng hỗn hợp gồm jpg, text (logo, sản phẩm + mô tảvềsản phẩm). Hình thức CPC thường có vị trí không đẹp & kích thước nhỏ, hình thức này chủyếu nhắm đến đối tượng bán lẻ, bán hàng trực tuyến. Giá mỗi click thường từvài nghìn chođến vài chục nghìn tuỳnhà cung cấp & tuỳtừng website. Quảng cáo CPC thường gặp vấn đềspam click, việc tính toán cũng rất phức tạp, nên hiện tại các nhà quảng cáo thường tìmđến các sản phẩm của nước ngoài như Google Adwords hay Facebook Ads

CPA (Cost Per Action hoặc Cost Per Acquisition) hay PPP (Pay Per Performance): là hình thức nhà quảng cáo trảtiền cho bên đăng quảng cáo dựa trên số lần khách hàng thực hiện một hành động như đăng ký tài khoản, mua hàng,... Hình thức này nhà quảng cáo có thể đo đếm hiệu quả trong mối liên hệ với sốtiền bỏra chính xác hơn nên có thể là xu hướng trong tương lai.

CPI (Cost Per Install): là hình thức nhà quảng cáoứng dụng điện thoại di động trảtiền cho bên đăng quảng cáo dựa trên sốlần cài đặt củaứng dụng. Hình thức này thường dùng cho cácứng dụng di động, game di động.

e. Websites

Website là một tập hợp các trang web (web pages) bao gồm văn bản, hìnhảnh, video, flash v.v… Website đóng vai trò là một văn phòng hay một cửa hàng trên mạng Internet -nơi giới thiệu thông tin vềdoanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụdo doanh nghiệp cung cấp… Có thểcoi website chính là bộmặt của doanh nghiệp, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng, đối tác trên Internet.

Website có thể được phân thành 4 loại: trang web cá nhân, trang web thương mại, trang web của chính phủvà trang web của tổchức phi lợi nhuận.

Một Website được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản, đó là: nội dung, tính tương tác và bốcục Website. Một website hiệu là một website tận dụng và kết hợp được ba

Trường Đại học Kinh tế Huế

yếu tố đó một cách hợp lý.

Đối với Website, để có thể đánh giá được hiệu quả của các chiến dịch marketing vừa thực hiện, ta có thể chú ý đến các chỉsố dưới đây:

- Tỉlệ người truy cập mới

Tỉlệnày bằng số người truy cập mới/tổng số người truy cập.

Bằng cách đánh giá riêng tỉlệhoán chuyển người truy cập mới, doanh nghiệp có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu quả của những công cụ tìm kiếm hay các chiến dịch quảng cáo của mình.

- Tỉlệquay lại của người truy cập cũ

Bằng cách theo dõi tỉ lệ này, người làm marketing đặc biệt nhân sựphụtrách website của doanh nghiệp sẽbiết được trang web có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến lược phù hợp đối với nội dung website để tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

- Tỷlệsốtrang xem/lần truy cập

Con sốnày càng lớn tức là người truy cập đang quan tâm đến những nội dung doanh nghiệp đang đềcập trên website. Họdành thời gian nhiều hơn để xem từ trang này qua trang khác.Điều này cũng có nghĩa những người chịu trách nhiệm viết nội dung cho website đang đi đúng hướng. Ngược lại, tỉlệsốtrang xem/truy cập càng thấp, doanh nghiệp, đặc biệt là bộphận copywriter phải thay đổi chiến lược để thay đổi tình hình.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên lưuý rằng một tỉ lệcao cũng có thểlà do quy trình thanh toán và xem sản phẩm quá phức tạp.

- Số hàng đã xem/1 lần đặt hàng

Tỉlệnày phản ánh lên được phần nào quá trình người truy cập tương tác trên website như thế nào. Doanh nghiệp cần có công cụ để theo dõi và thống kê có bao nhiêu sản phẩm được xem trên một lần đặt hàng. Điều này sẽ giúp cho người làm marketing biết được hành vi của người mua hàng như thếnào. Từ đó đưa ra chiến lược marketing và bán hàng phù hợp hơn.

- Giá trị đặt hàng trung bình:

Mỗi doanh nghiệp với mỗi lĩnh vực kinh doanh khách nhau thì sẽcó giá trị đặt hàng trung bình khác nhau. Khi doanh nghiệp thống kê các con sốqua từng tháng,

Trường Đại học Kinh tế Huế

từng qúy hay từng năm đểso sánh và phân tích từ đâu dẫn tới kết quả như vậy sẽgiúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí đểnghiên cứu thị trường bên ngoài hay mua lại tài liệu từ các đơn vịnghiên cứu thị trường khác mà vẫn có căn cứ, cơ sở đểlên kế hoạch phát triển qua kênh website trong thời gian tới.

- TỉlệbỏWeb ngay khi truy nhập

Tỉlệnày xảy ra khi một người truy cập vào website của bạn, di chuyển đến bất cứtrang nào và thoát ra ngay lập tức.

Tỉlệthoát khỏi website cao có thểdo nhiều yếu tố như nội dung không phù hợp với nhu cầu người truy cập, thiết kếgiao diện không bắt mắt, và đặc biệt là do tải trang quá chậm.

Tỉlệnày càng cao thì người làm marketing phải xem lại chiến lược phát triển website đãổn hay chưa và dựa trên dữliệu mà hệthống đã thống kê đểhiểu rõ hành vi khách hàng nhiều hơn, xem họthực sự muốn gìđểcải thiện. Như vậy, phần nào giúp cho website của doanh nghiệp sẽgiảm bớt tỉlệthoát trang.

- Thời gian tải trang Web:

Thời gian tải trang Web phần lớnảnh hướng tới tỉlệ người truy cập thoát khỏi web, do đó việc tăng tốc độtải Web là vô cùng quan trọng.

- Nguồn truy nhập vào Website của bạn:

Truy nhập trực tiếp (bằng cách gõ trực tiếp URL Web site) Truy nhập từkết quảtìm kiếm

Từcác site tham chiếu (từbất cứsite nào liên kết đến Website của doanh nghiệp)