• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần du lịch Việt

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần du lịch Việt Nam

3.1.2 Các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần du lịch Việt

3.1.2.1 Cải thiện và nâng chất lượng sản phẩm dịch vụ

Theo kết quả phân tích hồi quy cho thấy đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh của công ty CPDL Việt Nam Vitours.

Đây là một yếu tốt quan trọng tạo nên sự khác biệt và hứng thú giữa sản phẩm dịch dụ của công ty so với đối thủ. Đây củng chính là phương pháp tối ưu để khách hàng có thể quay trở lại tiếp tục sử dụng sản phẩm dịch vụ của công ty nhiều lần hơn nữa.

Để cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ công ty cần thực hiện:

- Dựa vào kết quả kiểm định One Sample T - test cho thấy ý kiến “Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp rất phong phú đa dạng” có giá trị trung bình thấp nhất (3.32). Vì thế công ty cần phải: Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu các điểm đến đang được ưa chuộng trên thị trường. Vẫn tiếp tục đẩy mạnh các chương trình cốt lõi, đặc trưng của công ty, ngoài ra cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ cho phù hợp với thị trường khách mục tiêu. Đa dạng hóa là vô cùng cần thiết bởi số lượng khách về du lịch ngày càng tăng lên, nhu cầu đòi hỏi về tính đa dạng củng ngày càng nhiều. Vì thế công ty cần chủ động và linh hoạt thay đổi chương trình trong một chuyến đi cho phù hợp

Trường Đại học Kinh tế Huế

năng, củng như đáp ứng được nhiều đối tượng hơn. Tại các tuyến điểm khác nhau cần có sự chuẩn bị và liên kết với các nhà cung cấp để đưa ra nhiều loại dịch vụ kèm theo giúp thõa mãn nhu cầu của khách hàng.

- Với ý kiến: “Các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp luôn đổi mới” củng chỉ nằm ở mức trung lập và dưới đồng ý (giá trị trung bình là 3.41). Vì thế công ty cần: Xây dựng các chương trình du lịch theo đặc điểm riêng biệt của điểm đến như: Lễ hội té nước Lào, Nhật Bản mùa lá đỏ, Nhật Bản lễ hội Hoa anh đào, Hội An - Lễ hội hoa đăng, Hội An - Lễ hội đèn lồng... Để thực hiện được các chương trình trên buộc công ty phải nắm rõ những những đặc điểm riêng theo từng mùa, những lễ hội đặc trưng của vùng đó để cùng một địa điểm du lịch khách hàng có thể đến vào những thời điểm khác nhau mà không cảm thấy nhàm chán. Ngoài ra cần phải tìm hiểu thêm nhiều địa điểm mới, hấp dẩn bổ sung vào các sản phẩm du lịch.

- Sau mỗi chuyến đi đều nhờ hướng dẩn viên khảo sát lại ý kiến của khách hàng bằng bảng khảo sát chung của công ty. Qua mỗi lần tổng hợp ý kiến thăm dò của khách hàng công ty sẽ biết được các sản phẩm dịch vụ của mình đang mạnh kém ở mặt nào. Tìm cách duy trì đối với những sản phẩm, dịch vụ được đánh giá tốt. Đối với những phản hổi, phàn nàn cần chiết lọc, thay đổi và khắc phục cho phù hợp với ý kiến của khách hàng.

- Ngoài sản phẩm thì công ty cần thực hiện nghiên cứu, điều tra, khảo sát, cho nhân viên trực tiếp đến trãi nghiệm để đánh giá dịch vụ tại những nơi đó và có cảm hứng truyền đạt thông tin thực tế nhất đến khách hàng. Tạo cho khách hàng niềm tin và đảm bảo được chất lượng như đã cam kết.

- Lựa chọn và kí kết với các nhà cung cấp có uy tín và chất lượng thì mới kí kết hợp đồng. Trong hợp đồng phải yêu cầu rõ về các mục chất lượng và các yêu cầu cụ thể. Đồng thời phải thường xuyên theo dõi cách thức phục vụ của nhà cung cấp. Nếu thấy khách hàng phàn nàn nhiều về chất lượng, cách phục vụ,... thì cần xem xét lại xem có tiếp tục kí kết hay đổi sang nhà cung cấp khác. Tuy nhiên công ty cần phải có đánh giá khách quan, phải biết lắng nghe phản hồi của hướng dẫn viên để có cái nhìn

Trường Đại học Kinh tế Huế

3.1.2.2 Cải thiện chính sách giá

Đây là nhóm nhân tố có ảnh hưởng thứ 2 đến năng lực cạnh tranh của công ty CPDL Việt Nam Vitours.

Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự chọn mua sản phẩm dịch vụ của khách hàng, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán từ đó tác động đến doanh thu, lợi nhuận của công ty. Chính sách giá như một công cụ giúp kích thích tiêu dùng và kéo dài tính thời vụ của sản phẩm.

Cùng với xã hội ngày càng hiện đại và phát triển việc so sánh giá giữa các công ty lữ hành là điều vô cùng dễ dàng. Vì thế muốn cạnh tranh và tồn tại được trên thị trường công ty cần:

- Cùng một loại hình tour du lịch công ty củng nên xây dựng với nhiều chính sách giá khác nhau để đảm bảo tính phù hợp với nhu cầu và thu nhập của từng khách hàng. Ví dụ như: Cùng một tours “Hành trình di sản miền Trung” chương trình ban đầu là ở khách sạn 5 sao thì công ty có thể linh hoạt đổi thành khách sạn 3 sao để giảm giá thành cho khách hàng, kết hợp tours ghép đoàn để giảm chi phí vận chuyển, chi phí hướng dẫn viên,... làm giảm giá thành tour. Phù hợp với mức thu nhập của từng khách hàng. Nhưng cần chú ý phải trao đổi trước với khách hàng, để tránh trường hợp khách hàng cảm thấy bị lừa dối dẫn đến mất niềm tin và thiện cảm về công ty.

- Cần theo dõi chính sách giá của các đối thủ cạnh tranh để phân tích và từ đó có chính sách điều chỉnh mức giá phù hợp. Duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ tuy nhiên vẫn tìm hiểu xem các nhà cung cấp dịch vụ khác. Để đảm bảo tối thiểu chi phí mà chất lượng vẫn tương đương. Có như vậy thì công ty mới có thể cạnh tranh giá với các đối thủ trên thị trường khốc liệt.

- Cần tạo sự hài lòng cho khách hàng từ khâu tư vấn đến giai đoạn thực hiện chương trình du lịch, phải luôn đảm bảo cung cấp cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất có thể để khách hàng cảm thấy rằng mức giá mà họ chi trả là xứng đáng vì thứ mà họ nhận được không là chất lượng sản phẩm dịch vụ mà còn nằm ở chế độ chăm sóc khách hàng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

- Cần chú ý hơn trong việc đưa ra chính sách giá, phải kịp thời điều chỉnh và thay đổi mức gía cho phù hợp với tính mùa vụ của ngành du lịch lữ hành. Cần có chính sách phân biệt giá đối với từng loại khách hàng khác nhau và có chính sách ưu đãi hơn đối với khách hàng cũ, đoàn khách,... Như với khách đi theo đoàn từ 30 người trở lên giảm 3-7% giá tour, hoa hồng cho người giới thiệu,...

Khi mà điều kiện tự nhiên và xã hội có nhiều điểm tương đồng; việc liên kết hóa doanh nghiệp du lịch là phương thức hữu hiệu để đảm bảo sự cạnh tranh công bằng về giá, với mục tiêu đảm bảo hiệu quả kinh doanh của từng doanh nghiệp hợp lý.

Cuối cùng công ty phải luôn ghi nhớ rằng dù chính sách giá có ưu đãi hơn đối thủ cạnh tranh nhưng không được quên một điều rằng vẫn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ như cũ hoặc tốt hơn.

3.1.2.3 Cải thiện chính sách thương hiệu

Thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng đến quyết định mua của khách hàng. Từ kết quả khảo sát ta thấy “Thương hiệu” là một trong những yếu tố tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần du lịch Việt Nam Vitours.

Trên cơ sở đó cần tiếp tục duy trì và tập trung vào những nội dung như sau:

- Công ty cần tạo môi trường điều kiện để nhân viên cấp trên có cơ hội truyền đạt kiến thức, chia sẽ kinh nghiệm với nhau. Nhân viên cũ cần chú ý những vấn đề quan trọng cho nhân viên mới để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc.

- Quản trị hình ảnh: Hình ảnh, slogan khi truyền tải đến khách hàng phải đồng bộ, vì thế công ty cần thảo luận đăng tải những hình ảnh phù hợp vì ảnh ảnh chính là bộ mặt của công ty. Bên cạnh đó cần theo dõi để kịp thời chỉnh sửa, bổ sung. tạo điều kiện cho cán bộ điều hành, nhân viên các phòng ban tham gia vào các hội thảo, hội nghị về du lịch sau đó về chĩa sẽ, truyền đạt lại cho các nhân viên khác cho công ty với mục đích học hỏi và rút ra kinh nghiệm cho chính công ty mình. Xây dựng website với nhiều hình ảnh về logo, slogan, tạo ra các thông điệp ấn tượng, hấp dẩn để lôi kéo khách hàng, khuyến khích các hàng chia sẽ những cảm nhận thực tế của họ của họ lên các trang web, facebook, instagram,... Theo nghiên cứu của Forrester: “Có đến hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

nghe hơn đọc, vì thể hãy thường xuyên đăng tải các video quảng bá về thương hiệu. Đi kèm đó là hình ảnh trải nghiệp thực sự của khách hàng về từng địa điểm du lịch. Video là công cụ tốt nhất để truyền tải những thông điệp về công ty đến với khách hàng.

- Sự thành công hay thất bại của công được đánh gía bằng sự hài lòng, vì thế công ty cần thu thập mức độ hài lòng của khách hàng thường xuyên để kịp thời thay đổi, cải tiến. Để lưu lại thương hiệu trong khách hàng nhờ vậy họ sẽ nghĩ đến công ty đầu tiên khi có nhu cầu du lịch hặc có thể giới thiệu cho người khác.

- Nhu cầu của khách hàng luôn luôn biến đổi không ngừng vì thế công ty cần phải cập nhật liên tục và xuyên suốt nhu cầu của khách hàng để đáp ứng mọi tốt và kịp thời.

Đẩy mạnh Marketing quảng cáo slogan để đẩy mạnh thương hiệu.

Ngoài ra cần nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để mở rộng sản phẩm, dịch vụ, nghiên cứu thị trường, biến động về du lịch,... để nâng cao uy tín cho thương hiệu.

Cần phối hợp chặc chẽ, hài hòa các yếu tố trên thì thương hiệu của công ty mới được công nhận. Nếu công ty có danh tiếng thương hiệu trên thì trường thì chắc chắc một điều rằng sản phẩm dịch vụ của công ty rất đáng tin cậy.

Trường Đại học Kinh tế Huế

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ