• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

1.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất

1.4.3 Xây dựng thang đo

Thang đo gồm 22 biến được xây dựng dựa trên 5 yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần du lịch Việt Nam. Mỗi biến được biểu diễn dưới dạng thang đó Likert với 5 mức độ.

Trong đó, mô hình nghiên cứu gồm 5 yếu tố bao gồm:

- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ: Là yếu tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình cung ứng dịch vụ của công ty trong môi trường cạnh tranh, các công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, cải tiến, đổi mới và cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng để thu hút và tạo sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ. Khách hàng khi sử dụng luôn mong muốn các sản phẩm, dịch vụ cung cấp nhanh, đa dạng và mới mẽ, vì thế nếu không đáp ưng được nhu cầu của khách hàng thì sẽ rất khó giữ chân khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của công ty và điều khách hàng bỏ đi là tất yếu. Yếu tố này bao gồm 5 biến quan sát.

- Giá cả: Là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh trong cung ứng sản phẩm dịch vụ du lịch. Khách hàng rất dễ dàng so sánh giá cả của các công ty với nhau vì giá đã được công bố trên các trang web của từng công ty. Vì thế nếu như gía chênh lệch quá cao so với đối thủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Thương hiệu Năng lực Marketing

Giá cả Nguồn nhân lực

NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CPDL VIỆT NAM

VITOURS

Trường Đại học Kinh tế Huế

dịch vụ mà công ty mang lại thì khách hàng sẽ có những phản hồi tiêu cực gây ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. Gồm 4 biến quan sát.

- Nguồn nhân lực: Là yếu tố tác động quan trọng đến quyết định mua của khách hàng. Yêu cầu phải có trình độ, kiến thức và vốn hiểu biết nhất định, luôn cởi mở, sẵn sàng giải đáp thắc mắc của khách hàng. Mặc khác nếu nhà quản trị sắp xếp được nguồn nhân lực hợp lý sẽ tận dụng tối đa nguồn nhân lực giúp hoạt động hiệu quả, giảm chi phí. Gồm 4 biến quan sát.

- Năng lực marketing: Là công cụ kích thích khách hàng và tăng doanh số bán hàng mặc khác nó còn là công cụ giúp công ty quảng cáo các sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng, cải thiện các mối quan hệ. Tăng sự tương tác với khách hàng và thấu hiểu khách hàng. Gồm 4 biến quan sát.

- Thương hiệu: Là yếu tố được xây dựng và thiết kế bài bản sao cho dễ nhớ, cô đọng nhất. Đây là hình tượng, dấu hiệu để khách hàng phân biệt được với các sản phẩm khác. Để trở thành một thương hiệu được nhiều người biết đến công ty phải tạo được niềm tin ở khách hàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tạo cảm giác hài lòng cho khách hàng khi họ sử dụng dịch vụ của công ty mặc khác phải tăng cường quảng cáo truyền đạt những thông tin, slogan đến khách hàng. Công ty nào có “thương hiệu” được nhiều người biết đến thì công ty đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Gồm 5 biến quan sát.

Diễn giải thang đo:

TT Mã hóa Các tiêu chí NCNLCT công ty VITOURS Chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch

1 CLSP1

Thời gian cung cấp các sản phẩm, dịch vụ nhanh (Mittal, Kumar và Tsiros, 1999; Ladd và Zober, 1977).

2 CLSP2 Sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp rất phong phú, đa dạng (Mittal, Kumar và Tsiros, 1999; Ladd và Zober, 1977).

3 CLSP3 Các sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp luôn đảm bảo chất lượng và uy tín (Berry, Zeithaml, và Parasuraman, 1990).

Trường Đại học Kinh tế Huế

4 CLSP4 Các sản sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp luôn đổi mới (Levins, 2000; Schweikhardt, 2000; Babcock, 2002).

5 CLSP5 Các sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp cung cấp mang nét đặc trưng riêng của từng vùng du lịch (Ý kiến của tác tác giả).

Gía cả

1 GC1

Giá tương xứng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ (Dwyer và Kim, 2003; Mattila và O'Neil, 2003; Parasuraman, Berry và Zeithaml, 1999).

2 GC2

Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp rất linh hoạt phù hợp với nhu cầu và thu nhập của từng khách hàng (Qu, Xu, và Tan, 2002; Tsai, Kang, Yeh và Suh, 2005; Lockyer, 2005).

3 GC3

Giá cả sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp luôn có mức chiết khấu theo đối tượng, số lượng khách du lịch (Nguyễn Thành Long và cs, 2016).

4 GC4

Giá các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp luôn cạnh tranh so với đối thủ (Dwyer và Kim, 2003).

Nguồn nhân lực

1 NNL1 Nguồn nhân lực đã qua đào tạo về kỹ thuật và chuyên môn (Porter, 1980; Vesna và cộng sự, 2011).

2 NNL2 Nguồn nhân lực có kỹ năng giải quyến các vấn đề phát sinh nhanh và kịp thời (Fântânariu và Andra, 2011).

3 NNL3 Nguồn nhân lực luôn được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và kiến thức (Fântânariu và Andra, 2011).

4 NNL4 Chiến lược sử dụng và quản lý nhân viên hiệu quả quả (David, 2001; Manmohan, 2011).

Năng lực Marketing

1 NLM1

Khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu khách hàng của doanh nghiệp luôn đảm bảo bảo (Kotler và cộng sự, 2006; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011; Nguyen và Barrett, 2007).

Trường Đại học Kinh tế Huế

2 NLM2

Doanh nghiệp có khả năng thích ứng tốt với biến động của môi trường (Kotler và cộng sự, 2006; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).

3 NLM3

Chiến lược phát triển các hoạt động marketing du lịch của doanh nghiệp luôn phát huy hiệu quả (Keh và cộng sự, 2007; Benedetto và cộng sự 2008).

4 NLM4

Chất lượng mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng luôn đảm bảo (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).

Thương hiệu

1 TH1 Công ty kinh doanh đã lâu và có nhiều kinh nghiệm (Ý kiến của tác tác giả).

2 TH2

Thương hiệu của doanh nghiệp đảm bảo niềm tin và cảm xúc với khách hàng (Hosany và cộng sự, 2006; Konecnik, 2006; Knapp, 2000; Rossiter và Percy, 1987).

3 TH3

Thương hiệu của doanh nghiệp được nhiều người biết đến (Aaker, 2000; Knapp, 2000; Konecnik, 2006).

4 TH4 Công ty có uy tín và thương hiệu trên thị trường (Ý kiến của tác giả) 5 TH5 Thương hiệu của doanh nghiệp được xây dựng và quản lý bài bản

(Kim và Kim, 2005; Boo và cộng sự, 2009).

Năng lực cạnh tranh của công ty Vitours

1 NLCT1 Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng khả năng mở rộng và phát triển thị phần (D'Hartserre, 2000; Hassan, 2000; Li, 2011).

2 NLCT2

Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng vị trí, hình ảnh trên thị trường (D'Hartserre, 2000; Hassan, 2000; Li, 2011).

3 NLCT3

Hiệu quả NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai D'Hartserre, 2000, Hassan, 2000;

Dwyer, Forsyth và Rao, 2002; Li, 2011.

(Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả)

Trường Đại học Kinh tế Huế

1.5 Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam