• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

1.2 Khái niêm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1.2.6 Nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của công ty du lịch lữ hành

1.2.6.2 Nhân tố bên ngoài:

Vĩ mô

- Môi trường kinh tế

Đây là nhân tố ảnh hưởng vô cùng lớn đối với công ty và là nhân tố quan trọng nhất trong môi trường kinh doanh của công ty. Khi nền kinh tế tăng trưởng và phát triển sẽ là đòn bẩy cho doanh nghiệp phát triển, thu nhập tăng lên khiến cho nhu cầu của người dân củng tăng. Điều này cũng có nghĩa là tốc độ tích luỹ vốn đầu tư trong nền kinh tế cũng tăng lên , mức độ hấp dẫn đầu tư cũng sẽ tăng vượt bật, sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Thị trường mở rộng là cơ hội tốt cho những doanh nghiệp biết tận dụng thời cơ để phát huy thế mạnh của mình từ đó vươn lên chiếm lĩnh thị trường.

Nhưng nó sẽ là thách thức đối với các doanh nghiệp không có chiến lược rõ ràng, hợp lí và dẫn dẫn bị đào thải ra khỏi thị trường.

Và ngược lại khi nền kinh tế bị suy thoái, bất ổn định, đời sống người dân giảm sút, sức mua của giảm, các doanh nghiệp phải tìm cách để giữ chân khách hàng như:

giảm giá, khuyến mãi…. làm cho doanh số, lợi nhuận của doanh cũng sẽ giảm theo, lúc đó sự cạnh tranh trên thị trường lại càng trở nên khốc liệt hơn.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các yếu tố khác của nhân tố kinh tế như tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát, ... cũng tác động đến khả năng tài chính của doanh nghiệp.

- Môi trường văn hóa – xã hội

Nhân tố xã hội bao gồm: Lối sống, phong tục, tập quán; ngôn ngữ, thái độ tiêu dùng; trình độ dân trí; tôn giáo,… Đây là nhân tố thường biến đổi dần dần theo thời gian nên đôi khi khó nhận biết nhưng lại quy định các đặc tính của thị trường mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải nghiên cứu kỹ khi muốn sản phẩm dịch vụ của mình có mặt ở thị trường đó.

Các yếu tố trên ít hay nhiều đều tác động đến hành vi của người tiêu dùng, cho thấy được quan điểm của họ về sản phẩm, dịch vụ, chúng là những điều mà không ai có thể đi ngược lại được nếu muốn tồn tại trong thị trường đó bắt buộc phải nắm rõ và thay đổi cho phù hợp.

Các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các yếu tố xã hội tại thị trường mới cũng như thị trường truyền thống để từ đó tiến hành phân khúc thị trường, đưa ra được những giải pháp riêng cho phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Môi trường chính trị - pháp luật

Chính trị và pháp luật có tác động rất lớn đến sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, nhất là đối với những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Đây là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù là trong nước hay nước ngoài, giúp họ bảo vệ được quyền lợi của họ.

Luật pháp tác động trực tiếp đến hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Mỗi thị trường đều có hệ thống pháp luật riêng theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Luật pháp rõ ràng, chính trị ổn định là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp. Đặc biệt đối với từng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng của quan hệ giữa các chính phủ, các hiệp định kinh tế quốc tế ... Các doanh nghiệp này cũng đặc biệt quan tâm tới sự khác biệt về pháp luật giữa các quốc gia. Sự khác biệt này có thể sẽ làm tăng hoặc giảm khả năng cạnh tranh của

Trường Đại học Kinh tế Huế

doanh nghiệp, nó ảnh hưởng rất lớn đến chính sách hoạt động, chiến lược phát triển, loại hình sản phẩm bán ra của doanh nghiệp.

Vì vậy, các doanh nghiệp luôn luôn cần một nền kinh tế ổn định một môi trường pháp luật chặt chẽ, rõ ràng, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức ...

trong nền kinh tế.

- Môi trường địa lý – tự nhiên

Điều kiện địa lý tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong việc cạnh tranh vị trí thuận lợi ở trung tâm công nghiệp hay gần nhất nguồn nguyên liệu, nhân lực trình độ cao, lành nghề hay các trục đường giao thông quan trọng ... sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, giảm được chi phí. Cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến cho xã hội cũng như các doanh nghiệp phải thay đôỉ quyết định và các biên pháp hoạt động liên quan.

- Môi trường công nghệ

Công nghệ sản xuất của doanh nghiệp sẽ quyết định chất lượng sản phẩm, chi phí làm ra sản phẩm, từ đó sẽ ảnh hưởng đến giá bán của sản phẩm trên thị trường có cạnh tranh hay không. Khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp việc xử lí thông tin của doanh nghiệp được chính xác và có hiệu quả. Vì vậy bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn thành công cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thông tin một cách đầy đủ, chính xác bà nhanh chóng về thị trường và đối thủ cạnh tranh. . Vì thế, khoa học công nghệ chính là tiền đề cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.

Vi mô

Trường Đại học Kinh tế Huế

Sơ đồ 4.Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Poster (1) Nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh tranh tiềm ẩn thể hiện ở Rào cản nhập ngành

• Lợi thế kinh tế quy mô

• Sự khác biệt của sản phẩm

• Chi phí chuyển đổi

• Khả năng tiếp cận với kênh phân phối

• Các đòi hỏi về vốn

• Tính chất của các rào cản xâm nhập

• Những bất lợi về chi phí không liên quan đến qui mô Hành động của Chính phủ

• Bảo hộ công nghiệp

• Tỷ giá hối đoái

• Luật pháp (các quy định của Nhà nước)

• Lưu chuyển của dòng vốn

• Thuế quan

• Tính phù hợp của chính sách

Trường Đại học Kinh tế Huế

• Dịch vụ tư vấn đối với các nhà cạnh tranh

(2) Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành thể hiện ở Mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành

• Các đối thủ cạnh tranh đông đảo hoặc có qui mô gần tương đương nhau

• Ngành có năng lực dư thừa

• Tính đa dạng của ngành

• Chi phí cố định và chi phí lưu kho cao

• Tốc độ tăng trưởng của ngành

• Sự thiếu vắng tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi

• Sự đặt cược vào ngành cao Rào cản rút lui

• Chuyên môn hoá về tài sản

• Chi phí rút lui một lần

• Tương tác chiến lược với các ngành khác

• Ràng buộc của Chính phủ và xã hội (3) Áp lực từ phía khách hàng thể hiện ở:

• Khi số lượng người mua là nhỏ

• Khách hàng đe doạ hội nhập về phía sau

• Khi khách hàng mua một khối lượng lớn và tập trung

• Khi người mua chiếm một tỉ trọng lớn trong sản lượng của người bán

• Các sản phẩm không có tính khác biệt và là các sản phẩm cơ bản (Commondity Products)

• Sản phẩm ngành là không quan trọng đối với chất lượng sản phẩm của người mua

• Người mua có đầy đủ thông tin (4) Áp lực của người cung ứng thể hiện ở

• Chỉ có một số ít các nhà cung ứng

Trường Đại học Kinh tế Huế

• Khi các sản phẩm của nhà cung ứng có tính khác biệt và được đánh giá cao bởi khách hàng của người mua

• Khi người mua thể hiện một tỉ trọng nhỏ trong sản lượng của nhà cung cấp

• Khi người mua phải gánh chịu một chi phí cao do thay đổi nhà cung cấp

• Khi các nhà cung ứng đe doạ hội nhập về phía trước

• Khi sản phẩm của nhà cung ứng là yếu tố đầu vào quan trong đối với hoạt động của khách hàng

(5) Áp lực từ các sản phẩm thay thế

• Sự có sẵn và hiệu quả của sản phẩm thay thế

• Chi phí chuyển đổi của người tiêu dùng

• Tỷ suất lợi nhuận của nhà sản xuất hàng thay thế