• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các tài sản cạnh tranh của công ty cổ phần du lịch Việt Nam

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần du lịch Việt Nam

2.2.1 Các tài sản cạnh tranh của công ty cổ phần du lịch Việt Nam

2.2.1.1 Nguồn nhân lực của công ty

Trong hoạt động kinh doanh nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng, là lực lượng ảnh hưởng đến hoạt động chung của toàn công ty, là nhân tố quyết định sự thành công của cả công ty. Hơn nữa lực lượng lao động củng là một đòn bẫy mạnh mẽ để tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Bảng 2.2: Nguồn nhân lực của công ty Vitours

Bộ phận SL

Giới tính Độ tuổi Trình độ

Nam Nữ <30

30-45 >45 Đại học

Cao

đẳng THPT THCS

Giám đốc 1 1 - - 1 1 - -

-Phó giám đốc 2 2 - - - 1 2 - -

-Trợ lý 1 1 - 1 - - 1 - -

-Bộ phận lữ

hành 102 35 67 43 37 23 78 17 3 4

Phòng tổ chức

-Hành chính 6 2 4 2 3 1 6 - -

-Hỗ trợ- Truyền

Thông - CNTT 4 3 1 2 2 - 1 2 1

Phòng tài chính

-Kế toán 11 4 7 1 4 6 11 - -

-Khối inbound 11 3 8 7 4 - 8 3 -

-Trường Đại học Kinh tế Huế

Khối Outbound 19 6 13 13 5 1 18 1 - -Trung tâm du

lịch và tổ chức sự kiện Mice

9 3 6 2 3 4 9 - -

-Bộ phận điều

hành dịch vụ 2 - 2 - 2 - 2 - -

-Trung tâm du

lịch chuyên đề 10 2 8 5 3 2 7 3 -

-Phòng du lịch

tours desk 14 2 12 8 4 2 12 2 -

-Trung tâm du

lịch liên kết 3 2 1 - 1 2 3 - -

-Phòng vận chuyển - Hướng

dẩn

4 2 2 1 2 1 1 3 -

-Phòng vé máy

bay 4 1 3 2 2 1 - 3 1

-Lái xe 5 5 - - 2 3 - - 1 4

Bộ phận Khách

sạn - Nhà hàng 122 49 73 72 33 17 27 22 49 24

Tổng 228 88 140 116 71 41 109 39 52 28

(Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính) Dựa vào bảng nguồn nhân lực của công ty Vitours ta thấy răng tổng số lượng nhân viên là 288 và được chia làm 2 bộ phận chính là bộ phận lữ hành và bộ phận khách sạn.

Ở bộ phận lữ hành gồm 102 nhân viên chính thức. Số lượng nhân viên nữ chiếm gần gấp đôi nhân viên nam. Nhân viên chủ yếu nằm trong độ tuổi dưới 45, số lượng nhân viên trẻ tuổi nhiều điều này hoàn toàn phù hợp với một công ty cung cấp sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

phẩm dịch vụ phục vụ du lịch vì những người trẻ thường tạo ra môi trường làm việc năng động sáng tạo và mạnh mẽ củng như họ có thể đi theo xu hướng mới năng động trẻ trung và đầy những biến động của ngành du lịch. Và kết quả là họ giúp công ty phát triển sản phẩm mới, thu hút và giao tiếp với khách hàng. Đa phần các nhân viên ở bộ phận lữ hành đều tốt nghiệp đại học (hơn 76%) trong các chuyên ngành khác nhau như du lịch, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh, kế toán,... Với số lượng nhân viên lớn nê việc bán hàng và tiếp thị diễn ra rất nhanh chóng và thuận lợi. Có khả năng đáp ứng cho từng thị trường khách du lịch và tập trung vào các đặc sản riêng của từng khu vực.

Tuy nhiên với số lượng nhân viên đông đảo lại rất khó khăn trong việc quản lý, giám sát, đánh giá chất lượng làm việc của họ củng như khả năng liên kết giữa các phòng ban.

Số lượng nhân viên ở bộ phận nhà hàng - khách sạn là 122 nhân viên, nhân viên ở bộ phận này có trình độ học vấn ở mức THPT VÀ THCS chiếm tỷ lệ cao hơn hơn so với bộ phận lữ hành vì đa số nhân viên được tuyển vào làm ở các bộ phận như: Bảo vệ, nhân viên vệ sinh buồng phòng, nhân viên pha chế, phục vụ ở bộ phần nhà hàng,...

Ngoài lượng nhân viên chính thức thì công ty còn kí hợp đồng thời vụ với hơn 30 nhân viên bao gồm: Hướng dẩn viên du lịch, lái xe, nhân viên phục vụ nhà hàng khách sạn, nhân viên vệ sinh,... Công ty thường thay đổi lượng nhân viên liên tục cho phù hợp với tình mùa vụ của ngành du lịch. Trên thực tế, điều này giúp công ty giảm chi phí phải trả cho nhân viên vì không phải trả các khoản như bảo hiểm, khen thưởng,...

Tuy nhiên với lượng nhân viên không ổn định này công ty phải đối mặt với một số vấn đè trong việc lựa chọn, đào tạo và quản lý họ. Vì nếu họ làm không tốt ít nhiều vẫn ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty.

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định thành công hay thất bại trong quá trình kinh doanh đối với công ty. Vì thế đối với công ty CPDL Việt Nam Vitours Đà Nẵng công ty luôn chú ý đến chất lượng và phân công lao động sao cho phù hợp giữa các bộ phận. Hơn nữa công ty luôn tập trung vào tuyển dụng và đào tạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu thị trường thay đổi. Ngoài tiền lương, tiền thưởng theo quy định của công ty, nhân dịp nghĩ lễ công ty vẫn có những món quà ý nghĩa về vật

Trường Đại học Kinh tế Huế

chất và tinh thần để thưởng và động viên nhân viên như tổ chức giao lưu văn hóa, gặp gỡ giữa các bộ phận trong công ty. Bên cạnh đó công ty củng thường xuyên tổ chức các cuộc khảo sát, kiểm tra và các cuộc thi để khuyến khích tinh thần luôn học hỏi và trau dồi kiến thức của nhân viên.

2.2.1.2 Thực trạng tài chính của công ty Tình hình về tài sản

Bảng 2.3: Tình hình về tài sản công ty Vitours 2016-2018 (Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2016 2017 2018

Số liệu % Số liệu % Số liệu %

A. Tài sản ngắn hạn 26.971 30,74 29.436 31,53 36.012 34,38

I. Tiền 7.147 8,15 8.309 8,90 9.672 9,23

II. Khoản phải thu ngắn hạn 10.123 11,54 13.335 14,29 17.265 16,48

IV. Hàng tồn kho 5.870 6,69 3.870 4,15 5.037 4,81

V. Tài sản ngắn hạn khác 3.831 4,37 3.922 4,20 4.038 3,86 B. Tài sản dài hạn 60.772 69,26 63.912 68,47 68.721 65,62 II. Tài sản cố định 54.433 62,04 61.136 65,49 65.332 62,38

III. Bất động sản đầu tư 1.734 1,98 237 0,25 217 0,21

IV. Khoản ĐTTC dài hạn 3.000 3,42 - - -

-V. Tài sản dài hạn khác 1.605 1,83 2.539 2,72 3.172 3,03 Tổng cộng tài sản 87.743 100,00 93.348 100,00 104.733 100,00

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vitours 2016, 2017, 2018) Tiền và các khoản tương đương tiền (Gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển): Công ty Vitours là đơn vị mà hoạt động chủ yếu là cung cấp dịch vụ nên tài sản tiền chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng giá trị tài sản của công ty. Nhìn chung, lượng tiền và các khoảng tiền tương đương đều tăng qua các năm.

Trong năm 2017, chỉ tiêu này chiếm 8,90% tăng (31,53-30,74= 0,97%) so với năm

Trường Đại học Kinh tế Huế

2016. Đến năm 2018, Tiền và các khoản tương đương lại tiếp tục tăng lên đến 9.672 triệu đồng chiếm 9.23% tăng (9.23-8.9=0.33%) so với năm 2017.

Các khoản phải thu ngắn hạn tăng đều qua 3 năm, năm 2016 là 10.123 chiếm tỷ trọng 11,54% tăng lên 14,29% trong năm 2017, vào năm 2018 lại tiếp tục tăng chiếm 16.48% so với tổng tài sản.

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng giá trị tài sản của công ty do đặc thù của công ty Vitours là cung cấp các sản phẩm dịch vụ, giá trị tương đối ổn định và ít biến động qua 3 năm. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là các hàng hoá được nhập vào chờ ngày tiêu thụ, các tour du lịch chưa thực hiện, công cụ, dụng cụ tại các khách sạn… Năm 2016, hàng tồn kho chiếm 6,69% trong tổng tài sản, năm 2017 giảm xuống còn 4,15% và năm 2018 chiếm 4.81%.

Tài sản cố định có xu hướng tăng qua 3 năm, với mức tăng biến động mạnh. Cụ thể năm 2016,tài sản cố định hữu hình là 54.433 triệu đồng chiếm 62,04%, năm 2017 tăng lên 61.136-54.433= 6.703 triệu đồng, năm 2018 tăng vọt lên đến 65.332 triệu đồng chiếm 62,38% trên tổng tài sản.

Bất động sản đầu tư trong năm 2016 ở mức 1,98% so với tổng tài sản dài hạn, tương đương 1.734 tỷ đồng. Tuy nhiên, sang năm 2017 và 2018, bất động sản đầu tư giảm bởi nhận thấy thị trường bất động sản của Đà Nẵng nói riêng, của Việt Nam nói chung đang trong tình trạng đóng băng, việc đầu tư vào danh mục này không hiệu quả, khả năng sinh lời thấp, vì vậy công ty đã quyết định rút vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, khiến cho tỷ lệ này giảm đáng kể, chỉ còn xấp xỉ 0,21%.

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn có xu hướng giảm rõ rệt, cụ thể là năm 2017 và năm 2018 giảm 3 tỷ đồng vào việc đầu tư cổ phiếu nhằm sinh lợi so với năm 2016, nguyên nhân là do, sau khi xem xét tình hình, công ty đã ngừng đầu tư vào khoản này trong 2 năm tiếp theo bằng việc công ty rút vốn đầu tư ra khỏi công ty Xuân Thiều.

Các loại tài sản dài hạn khác cũng có chung xu hướng tăng trưởng với mức chiếm 1,83% trong năm 2016 lên 2,72% trong năm 2017 và duy trì mức này trong năm 2018 chỉ số này có xu hướng tăng dần đạt 3.172 triệu đồng chiếm 3.03%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tình hình về nguồn vốn

Bảng 2.4: Cấu trúc vốn công ty Vitours qua 3 năm 2016-2018 (đơn vị triệu đồng) Năm

Chỉ tiêu 2016 % 2017 % 2018 % 2017/2016

(%)

2018/2017 (%) Tổng nguồn

vốn 87.746 100 88.252 100 90.311 100 100,58 102,33 1. Nợ phải trả 54.802 62,46 54.106 61,31 50.824 56,28 98,73 93,93 Nợ ngắn hạn 33.933 38,67 32.350 36,66 31.062 34,39 95,33 96,02 Nợ dài hạn 20.869 23,78 21.756 24,65 19.762 21,88 104,25 90,83 2. Nguồn vốn

chủ sở hữu 32.944 37,54 34.146 38,69 39.487 43,72 103,65 115,64 (Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vitours 2016, 2017, 2018) Qua bảng phân tích số liệu ta thấy, toàn bộ nguồn vốn của công ty tăng qua 3 năm (2016, 2017, 2018) và tương đối cao vào cuối năm 2018, toàn bộ tài sản của công ty được tài trợ bởi 56,28% bằng nguồn nợ phải trả, và 34,72% bằng nguồn vốn chủ sở hũu. Giá trị Nguồn vốn chủ sỡ củng tăng qua các năm trong khi đó Nợ phải trả lại có xu hướng giảm.

Các nguồn vay chủ yếu của công ty Vitours là nợ ngắn hạn. Tuy nhiên các khoản nợ ngắn hạn có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2017 giảm 33.933-32.350 = 1.583 triệu đồng so với năm 2016 và năm 2018 giảm 32.350-31.062 = 1.288 triệu đồng so với năm 2017. Các khoản nợ ngăn hạn của công ty Vitours chủ yếu là vay từ các ngân hàng. Các khoản nợ dài hạn chiếm 23,78% trong năm 2016 và năm 2017 tăng lên chiếm 24,65%, đến năm 2018 thì giảm tỷ trọng xuống còn 21,88%.