• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khái quát đôi nét về tình hình hoạt động của hệ thống siêu thị tại VN

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.2.1 Khái quát đôi nét về tình hình hoạt động của hệ thống siêu thị tại VN

Theo Ths Phan Thị Minh Tuyên – Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng cho rằng: Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường bán lẻ năng động và hấp dẫn trong khu vực châu Á và trên thế giới. Xu hướng mở cửa thị trường theo các cam kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương cùng với sự tham gia ngày càng nhiều của các nhà bán lẻ lớn trên thế giới tại Việt Nam đã và đang tạo ra những cơ hội, thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong nước.

Trong năm 2016, một số thương vụ đầu tư lớn vào Việt Nam như: Aeon đầu tư 500 triệu USD xây dựng hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm; Tập đoàn TCC Holdings của Thái Lanmua lại Metro Cash và Carry Việt Nam với giá 655 triệu EUR;

Tập đoàn Central Group của Thái Lan mua lại Big C với giá 1,4tỷ USD. Trong năm 2017, Eleven và một số nhà phân phối hàng đầu thế giới sẽ mở cửa hàng đầu tiên tại

Trường Đại học Kinh tế Huế

biệt là hình thức bán lẻ hiện đại như các siêu thị, trung tâm mua sắm, trung tâm thương mại rộng lớn.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ năm 2015 đạt 2.469.879 tỷ đồng đến năm 2016 tăng lên 2.676.450 tỷ đồng.

Quy mô thị trường bán lẻ tăng nhanh từ 70 tỷ USD năm 2010 tăng lên 158 tỷ USD vào năm 2016. Kênh bán lẻ hiện đại hiện nay ở Việt Nam chiếm khoảng 25% thị phần (thấp hơn các nước trong khu vực như Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và Singapore với thị phần lần lượt là 33%, 34%, 51%, 60% và 90%)

Hiện nay, cả nước có khoảng 800 siêu thị, trung tâm mua sắm và 150 trung tâm thương mại, gần 9000 khu chợ và 2,2 triệu hộ kinh doanh bán lẻ trên khắp mọi miền.

Các DN trong nước chiếm phần lớn thị trường bán lẻ Việt Nam như: Hệ thống kinh doanh tổng hợp có Co.op Mart, Vinmart, Fivimart, SaigonCoop, SatraMart, Hapromart… Ngoài ra, thị trường còn có sự tham gia của các nhà bán lẻ nổi tiếng nước ngoài.

Để thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, các DN trong nước củng cố được vị thế top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, cần có chiến lược mạnh mẽ và phù hợp, tận dụng các cơ hội tiềm năng từ hội nhập quốc tế.

1.2.1.2Khái quát đôi nét về tình hình hoạt động của hệ thống siêu thị tại VN Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công Thương), giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng thương mại bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt 11,9%/năm, quy mô thị trường khoảng 179 tỷ USD vào năm 2020, trong đó bán lẻ hiện đại chiếm trên 45% so với mức 25% của năm 2016. Đến năm 2020, theo quy hoạch, cả nước sẽ có khoảng 1.200- 1.500 siêu thị, 180 trung tâm thương mại, 157 trung tâm mua sắm.

Tuy nhiên thị trường này có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ thâm nhập vào nước ta bằng con đường liên doanh trong khâu phân phối mà ngay từ khâu sản xuất. Bên cạnh đó các doanh nghiệp ngoại hầu hết đều là các doanh nghiệp lớn có lợi thế về vốn và kinh nghiệm nhiều năm. Họ đều có chiến lược làm việc âm thầm nhưng rất bài bản.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đây sẽ là những thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước trên con đường khẳng định vị thế trên sân nhà đối với các đối thủ nước ngoài.

Đầu năm 2015, Công ty đầu tư phát triển Công nghệ và Giải pháp mới, doanh nghiệp sở hữu Hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim bán 49% cổ phần cho một tỷ phú Thái Lan, điều này cho thấy sự xâm nhập thị trường bán lẻ nước ta mạnh mẽ của các đại gia Thái Lan. Tập đoàn BJC - chủ nhân mới của Metro Việt Nam trước đó đã thâu tóm thành công chuỗi Family Mart, đã xây dựng chuỗi B’mart. Tại thị trường Việt Nam, BJC hiện vận hành hệ thống bán lẻ MM Mega Market với 19 siêu thị và tập đoàn này cũng đang mong muốn mở rộng hơn nữa. Trong khi BJC thâu tóm được Big C TháiLan thì một tập đoàn bán lẻ Thái Lan khác là Central Group lại thâu tóm được Big C Việt Nam, với 33 siêu thị và 10 cửa hàng tiện lợi trên khắp cả nước.

Bên cạnh đó, tập đoàn đến từ Hàn Quốc Lotte cũng không ngừng mở rộng chuỗi các kênh phân phối bao gồm các hệ thống siêu thị Lotte lớn hay chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Lotteria và các cửa hàng khác tại Việt Nam. Có mặt tại Việt Nam từ năm 2008 đến nay Lotte đã sở hữu 12 công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực như bánh kẹo Bibica, Lotte Việt Nam, thức ăn nhanh Lotteria, bán lẻ Lotte Mart, giải trí Lotte Cinema, xây dựng, công nghệ thông tin… Hãng đặt mục tiêu mở 50 trung tâm thương mại tại Việt Nam đến năm 2018 và 60 trung tâm thươngmại vào năm 2020.

1.2.1.3 Những khó khăn mà hệthống siêu thịtại Việt Nam đang phải đối mặt Sau khi gia nhập WTO, mặc dù đãđạt được những thành công nhất định trong quá trình xây dựng và phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại, tuy nhiên các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang gặp không ít khó khăn. Khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải là khả năng tài chính có hạn, khó cạnh tranh trước các tập đoàn bán lẻ có quy mô đa quốc gia có khả năng tài chính lớn. Bên cạnh đó, quy hoạch thương mại ở các địa phương chưa cụ thể, rõ ràng dẫn đến rủi ro lớn khi đầu tư các dự án kinh doanh thương mại; bản thân doanh nghiệp bán lẻ chưa có đủ lực lượng lao động có tính chuyên nghiệp cao trong quá trình phát triển hệ thống bán lẻ hiện đại. Năm 2017 Việt Nam sẽ

“mở cửa” toàn bộ thị trường bán lẻ cho doanh nghiệp nước ngoài, đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Và để hỗ trợ các doanh nghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

phát triển thị trường nội địa. Theo đó, trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng thương mại phải quy hoạch cụ thể các đại siêu thị, siêu thị, trung tâm thương mại…để đảm bảo cho hệ thống bán lẻ phát triển có hiệu quả và phục vụ tiêu dùng tốt hơn.

1.2.1.4 Thực trạng hoạt động của thị trường bán lẻhiện nay của Thừa Thiên Huế Ở Việt Nam nói chung và ở Huế nói riêng thị trường bán lẻ vẫn đang là thị trường đầy hấp dẫn, thu hút nhiều nhà bán lẻ trên thế giới. Trong đó lĩnh vực bán lẻ với nhiều doanh nghiệp bán lẻ ra đời làm cho thị trường tiêu dùng tại đây trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn. Trên địa bàn thành phố Huế hiện nay có nhiều siêu thị lớn mọc lên, bên cạnh đó các siêu thị mini cũng đang phát triển như siêu thị Gia Lạc, siêu thị Thuận Thành đã thu hút được nhiều khách hàng đến tham quan mua sắm. Trong đó siêu thị Big C và Co.opmart là 2 siêu thị lớn ở Huế đang cạnh tranh gay gắt với nhau và sắp tới đây một đối thủ cạnh tranh với 2 siêu thị này cũng như đối với các siêu thị đang có mặt tại Huế là Vincom, một đối thủ được coi là nặng ký đối với các siêu thị này.

Sự tiện lợi trong mua sắm tại siêu thị được thể hiện rất rõ trong việc cung cấp đa dạng chủng loại hàng hóa với số lượng lớn từ thực phẩm, quần áo, bột giặt, đồ gia dụng, mỹ phẩm…cho đến các dịch vụ giải trí, ăn uống với chất lượng hàng hóa được nhà cung cấp cam kết đảm bảo chất lượng. Cùng với sự đa dạng, phong phú về hàng hóa, các siêu thị cũng luôn khiến cho người tiêu dùng cảm thấy hài lòng khi đến mua sắm, bởi phong cách phục vụ và việc chăm sóc khách hàng được đặt lên hàng đầu bằng nhiều chương trình, dịch vụ linh hoạt. Mua hàng trong siêu thị ngày càng trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng. Tại các siêu thị trên địa bàn thành phố Huế như Thuận Thành, Co.opmart, Big C luôn thu hút một lượng khách rất đông, nhất là vào các dịp có các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng.... Chính vì thế, các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới, hoàn thiện, phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.