• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA KHÁCH HÀNG TỔ

1.1. Cơ sở lý luận về quyết định mua của khách hàng tổ chức đối với dịch vụ thiết kế

1.1.6. Mô hình nghiên cứu tham khảo và đề xuất

1.1.6.1. Các nghiên cứu liên quan

Website như một sản phẩm dịch vụ bình thường cung cấp các lợi ích nhất định đến cho khách hàng. Sản phẩm Website là một sản phẩm khá mới do đó chưa có các nghiên cứu liên quan đến sản phẩm này và đối tượng nghiên cứu mà tác giả muốn hướng tới là khách hàng tổ chức. Dựa theo những nghiên cứu liên quan đến các sản phẩm mang tính công nghệ và những nghiên cứu liên quan đế quyết định mua của khách hàng tổ chức sẽ được tác giả tìm hiểu nghiên cứu để làm nền tảng cơ sở cho đề tài nghiên cứu cũng như khắc phục được các vấn đề chưa được các tác giả làm rõ trong quá trình nghiên cứu:

[1] Luận văn thạc sĩ: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vật liệu nhẹ- thạch cao” của tác giả Phan Thụy Hạnh Phúc, Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (2009):

Đề tài đã thực hiện được mục tiêu nghiên cứu là: Tìm hiểu và nhận dạng được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đế quyết định mua sản phẩm vật liệu nhẹ - thạch cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

từ khách hàng tổ chức tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đã đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm tăng quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm trong ngành. Kết quả phân tích EFA tạo thành mô hình gồm 8 nhân tố mới đạt yêu cầu khi kiểm định độ tin cậy của thang đo. Mức độ quan trọng của các nhân tố được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:

(1) Uy tín trong kinh doanh (2) Giá cả sản phẩm

(3) Dịch vụ khách hàng

(4) Cửa hàng liên hệ mua sản phẩm (5) Chất lượng và đặc tính của sản phẩm (6) Lợi ích của sản phẩm

(7) Hoạt động giao nhận (8) Thương hiệu sản phẩm

Nghiên cứu đã tập trung vào đánh giá mức độ quan trọng theo ý kiến khách hàng theo 3 yếu tố chính là “Dịch vụ khách hàng”, “Cửa hàng liên hệ mua sản phẩm”, “Hoạt động giao nhận” với các đối tượng và các thành phần quan trọng trong việc đưa ra các quyết định quan trọng và ảnh hưởng đến quyết định mua là “Hình thức đơn vị hành động”, “Đối tượng quyết định mua hàng”“Vị trí công tác”. Từ kết quả phân tích phương sai ANOVA và phân tích sâu Post Hoc cho thấy sự khác biệt giữa nhóm “Công ty nhà nước” với “Đội, nhóm thi công công trình” trong nhân tố

“Giá sản phẩm” và giữa nhóm “Người đi mua là người quyết định” với “Các đối tượng khác” trong nhân tố“Dịch vụ khách hàng”.

Đề tài đã phân tích đã đưa ra những giải pháp hữu ích khi giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và phân phối sản phẩm vật liệu nhẹ thạch cao của công ty trong ngành hàng trên thị trường ngày một hiệu quả hơn.

[2] Khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm phần mềm ứng dụng GIS của khách hàng tổ chức đối với công ty cổ phần công nghệ thông tin địa lý EK tại Thành phốHà Nội”của tác giả Nguyễn Thủy Hằng, Đại học Kinh tế Huế (2014):

Trường Đại học Kinh tế Huế

Đề tài đã thực hiện mục tiêu nghiên cứu tìm và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sản phẩm phần mềm ứng dụng GIS của khách hàng tổ chức đối với Công ty công nghệ thông tin địa lý EK tại Thành phố Hà Nội. Với kết quả nghiên cứu và mô hình nghiên cứu gồm 6 yếu tố:

(1) Các yếu tố động cơ tiêu dùng sản phẩm

(2) Yếu tố thuộc về cá nhân: Vị trí công tác, thái độ đối với rủi ro

(3) Yếu tố kích thích marketing bao gồm sản phẩm, giá cả, xúc tiến, phân phối (4) Yếu tố quan hệ cá nhân của các thành viên trong trung tâm mua

(5) Yếu tố kích thích khác như khả năng tài chính, kinh nghiệm và năng lực của nhân viên, yêu cầu về công nghệ

(6) Yếu tố thuộc về tổ chức: Số lượng thành viên quyết định trong trung tâm mua sắm

Với biến phụ thuộc là “Quyết định mua của khách hàng tổ chức” qua điều tra nghiên cứu và xử lý số liệu của tác giả cho thấy được biến “Yếu tố kích thích marketing” và “Yếu tố thuộc về tổ chức” có ảnh hưởng lớn nhất và trực tiếp đến quyết định sử dụng sản phẩm phần mềm ứng dụng GIS của khách hàng tổ chức đối với công ty eK GIS với phương trình hồi quy được trích theo hệ số Beta chuẩn có dạng:

QĐM = 0,679*KTM + 0,1999*TC

Trong đó: QĐM: Quyết định mua sản phẩm phần mềm ứng dụng GIS của khách hàng tổchức đối với eK GIS

KTM: Các kích thích marketing TC: Các yếu tốtổchức

Từ kết quả tác giả nghiên cứu đã giải thích được quyết định mua của khách hàng tổ chức đối với sản phẩm công nghệ của Công ty eK GIS là các yếu tố khuyến mãi (Sản phẩm, giá, xúc tiến, phân phổi) và yếu tố thuộc về tổ chức.

Tuy nhiên nghiên cứu khi đưa các yếu tổ kích thích martketing gộp chung với nhau vẫn chưa giải thích được yếu tố nào trong các yếu tổ marketing là tác động mạnh hay yếu đến quyết định mua của khách hàng để từ đó có thể đưa ra các biện pháp chiến

Trường Đại học Kinh tế Huế

[3] Khóa luận tốt nghiệp “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua dầu nhớt Total do doanh nghiệp tư nhân thương mại Vân Phước phân phối của khách hàng tổ chức thị trường Thừa Thiên Huế” của tác giả Đặng Thị Anh Đào, Đại học Kinh tế Huế (2007) với kết quả nghiên cứu mô hình ảnh hưởng với 5 yếu tố:

(1) Chính sách bán hàng (2) Nhân viên bán hàng (3) Hoạt động xúc tiến (4) Mối quan hệ (5) Thương hiệu

Và biến phụ thuộc là “Quyết định mua” qua điều tra và xử lý số liệu của tác giả đã đưa ra mô hình phân tích hồi quy và hệ số tương quan Peason:

Y= 0,586*X1 + 0,504*X2 + 0,199*X3 Trong đó: Y: Quyết định mua

X1: Chính sách bán hàng và thương hiệu X2: Nhân viên bán hàng và mối quan hệ X3: Hoạt động xúc tiến

Đã đưa ra được mô hình chính thức các biến ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng và mức độ quan trọng của các nhân tố ảnh hưởng lên biến phụ thuộc qua hệ số hồi quy chuẩn hó là: “Chính sách bán hàng và thương hiệu”, “Nhân viên bán hàng”“Hoạt động xúc tiến”.

Nghiên cứu đã đạt được mục tiêu đề ra: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua dầu nhớt Total do doanh nghiệp tư nhân thương mại Vân Phước phân phối của khách hàng tổ chức ở thị trường Thừa Thiên Huế và đưa ra được các kiến nghị, giải pháp thiết thực để thực hiện các chính sách tác động đến quyết định mua của khách hàng đối với sản phẩm dầu nhớt Total.

Tuy nhiên mô hình nghiên cứu chưa đưa biến sản phẩm vào mô hình nghiên cứu từ đó chưa phản ảnh được tác động của sản phẩm đến sự lựa chọn quyết định mua của khách hàng tổ chức có phụ thuộc vào sản phẩm hay không.

Trường Đại học Kinh tế Huế