• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH MUA CỦA KHÁCH HÀNG TỔ

1.2. Cơ sở thực tiễn

Bảng hỏi được xây dựng dựa trên các biến quan sát và thang đo kết hợp với các câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

- Câu hỏi đóng: Được sử dụng để hướng khách hàng lựa chọn 1 hay nhiều sự lựa chọn có sẵn trong bảng hỏi. Khách hàng dễ hiểu và dễ dàng trả lời.

- Câu hỏi mở: Được sử dụng để tìm kiếm thêm các thông tin mới liên quan đến vấn đề mà câu hỏi đóng không mô tả hết hoặc bị thiếu.

Cũng dựa theo kết quả Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI) năm 2018 dựa trên trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát năm 2018 với hàng nghìn doanh nghiệp trên cả nước tham gia khảo sát thì có 43% doanh nghiệp đã xây dựng website và có 32% doanh nghiệp đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội.

Hay theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 với 4.041 doanh nghiệp tham gia điều tra năm 2017 có 1738 doanh nghiệp sử dụng website chiếm 43%

và 2303 doanh nghiệp chưa sử dụng website chiếm 57%.

Hình 2.1: Loại hình hàng hóa/dịch vụ được mua trên mạng

(Nguồn: Sách Trắng Thương mại điện tửViệt Nam, 2018)

Hình 2.2: Các kênh mua sắm trực tuyến

(Nguồn: Sách TrắngThương mại điện tửViệt Nam, 2018) Với Sách Trắng Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 thì các hàng hóa/dịch vụ được mua trên mạng nhiều nhất chủ yếu là quần áo, giày dép và mỹ phẩm chiếm

Trường Đại học Kinh tế Huế

59% , công nghệ và điển tử chiếm 49%. Và các kênh mua sắm trực tuyến chủ yếu là website chiếm 68% và các mạng xã hội (Facebook,…) chiếm 51%. Qua đó thấy được các ngành hàng đang phát triển mạnh trên thị trường trực tuyến và các kênh tương tác bán hàng hỗ trợ doanh nghiệp lớn nhất là website.

Hình 2.3: Đánh giá của doanh nghiệp vềhiệu quảcủa hoạt động TMĐTqua các hình thức (Nguồn: Sách Trắng Thương mại điện tửViệt Nam, 2018) Và đánh giá của các doanh nghiệp đối với website là 35% hiểu quả và 51% đưa lại giá trị trung bình.

Thương mại điện tử ở Việt Nam cũng như sử dụng website đang có xu hướng phát triển đi lên tuy nhiên chưa được đa dạng ở các ngành hàng.

1.2.2. Đặc điểm thị trường website Thành phố Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huếnói chung

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2018, chỉ số TMĐT của tỉnh Thừa Thiên Huế đứng vị trí số 15 trên tổng 54 tỉnh thành phố với 38,3 điểm cao hơn điểm trung bình 37,5 điểm. Chỉ số giao dịch B2C (được đánh giá dựa trên 11 tiêu chí là: 1. Xây dựng website doanh nghiệp; 2. Tần suất cập nhật thông tin trên website; 3.Ứng dụng bán hàng qua mạng xã hội; 4. Tham gia các sàn giao dịch trên thiết bị di động; 7. Cho phép người mua thực hiện toàn bộ quá trình mua sắm trên thiết bị di động; 8. Tình hình nhận đơn đặt hàng; 9. Quảng cáo website/ứng dụng di động; 10. Doanh thu từ kênh trực tuyến và 11. Thu nhập bình quân trên đầu người) ở Huế là 44,2 điểm trên mức trung bình 1.8 điểm đứng thứ 18 cả nước. Chỉ số giao dịch B2B Huế là 25,7 điểm

Trường Đại học Kinh tế Huế

hướng công nghệ 4.0 xu hu ớng mới của cả nước và cả Thế giới, đã và đang đầu tu cho thu o ng mại điẹ n tử mọ t cách chuyên nghiẹ p, hu ớng vào xây dựng phiên bản website có thể mua bán hàng hóa trực tuyến khi người tiêu dùng chỉ cần sử dụng máy tính, smartphone, máy tính bảng,… có kết nối internet.

Theo kết quả thực hiện kế hoạch 13/KH-UBND ngày 19/02/2011 về Phát triển Thương mại điện tử Tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 5000 doanh nghiệp vừa và nhỏ, với số lượng doanh nghiệp kết nối internet đạt gần 100%, trong đó, số doanh nghiệp có giao dịch Thương mại điện tử chiếm hơn 70%, doanh nghiệp có website chiếm khoảng 30%, doanh nghiệp thông báo và đăng ký theo quy định về Thương mại điện tử đạt 5-7%; đã xây dựng thành công 100% dịch vụ trức tuyến mức độ 2, 100% các đơn vị đều sử dụng máy vi tính để phục vụ công việc. Vận hành Hệ thống địa lý trực tuyến của tỉnh (GIS) nhằm quản lý cơ sở dữ liệu các ngành, số hóa thông tin trên môi trường mạng,…

Tuy nhiên các chương trình triển khai TMĐT nói chung hay website nói riêng trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn ít, nguồn nhân lực chưa đủ mạnh nên việc triển khai ứng dụng TMĐT còn khó khăn; chưa thấy hết lợi ích của TMĐT đem lại; độ tin cậy, tính pháp lý của các giao dịch TMĐT chưa cao; còn bị ảnh hưởng của thói quen mua hàng truyền thống; công tác đạo tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp về công nghệ thông tin, về TMĐT còn chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập của đối mới và hội nhập quốc tế,…

Hoạt động TMĐT ở Huế đang thấp so với mặt bằng chung tuy nhiên vẫn đang có xu hướng phát triển đi lên, với sự hỗ trợ của chính quyền kết hợp với nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng là nền tảng cơ sở để các tổ chức áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động của mình.

Trường Đại học Kinh tế Huế

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH