• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ HÀI VÀ CÁC

1.3. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

1.3.2. Một số nghiên cứu liên quan đến “ Sự hài lòng của nhân viên đối với công

 Nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005):

Đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, các tổchức sẽ có được sự gắn kết của nhân viên bằng cách thỏa mãn các khía cạnh khác nhau của nhu cầu liên quan đến công việc. Công trình nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tới lòng trung thành của nhân viên trong các doanh nghiệp Việt Nam là: 1) Bản chất công việc 2) Khả năng của nhà quản lý 3) Sự phù hợp mục tiêu 4) Chế độ tiền lương 5) Sự thừa nhận và vị thế 6) Sự công bằng Ngoài 6 yếu tố trên, tác giả cũng đã chứng rằng các yếu tố về nhân khẩu cũng có sự ảnh hưởng tới mức độtrung thành của nhân viên.

 Tại Việt Nam vào ngày 20/12/2016— Navigos Search vừa công bố báo cáo có tên “Nhân sựcấp trung người Việt nghĩ gì vềcông việc hiện tại”. Báo cáo này được thực hiện dựa trên một khảo sát được Navigos Search thực hiện tháng 11/2016 với hơn 1,100 nhân sựcấp trung, cấp cao người Việt trong cơ sởdữliệu của mình. Những phát hiện của báo cáo này đều liên quan mật thiết đến chất lượng lao động, môi trường làm việc, lương cũng như thương hiệu nhà tuyển dụng trong con mắt của giới này. Qua cuộc khảo sát họ cho thấy những người tham gia khảo sát không hài lòng về chính sách nhân sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

trong công ty họ đang làm việc

Báo cáo của Navigos Search dành rất nhiều các thông tin liên quan đến chính sách nhân sự của công ty, bao gồm lương, chính sách thăng tiến, chính sách đào tạo cũng như các chương trình gắn kết nhân viên. Tuy nhiên, các ý kiến ghi nhận được từ những người tham gia khảo sát cho thấy không có nhiều những phản hồi tích cực liên quan đến những lĩnh vực này. Ví dụ, về chính sách thăng tiến, có 59% người tham gia khảo sát cho biết công ty họ không có chính sách thăng tiến mang tính khảthi và 23%

khác chia sẻrằng công ty họthậm chí không có cả chính sách thăng tiến trong nội bộ.

76% người tham gia khảo sát đang được nhận mức lương từ 10 triệu –50 triệu.

Khoảng 10% có mức lương từ50 triệu–100 triệu đồng/tháng trởlên. 25% cho biết họ không hài lòng với mức lương hiện tại so với 15% người được hỏi cảm thấy hài lòng với mức lương của mình.

Chính sách đào tạo cũng nhận được nhiều chia sẻ từ những người tham gia khảo sát. Trong khi có 33% người trảlời cho biết họ không được tham gia đào tạo nội bộ, thì có đến 53% cho biết họ không được tham gia bất kỳmột chương trình đào tạo từbên ngoài.

Khi được hỏi về chương trình gắn kết nhân viên thông qua việc được khuyến khích việc đưa raý tưởng mới, cách làm mới, được cung cấp công cụvà nguồn lực phục vụ cho công việc, được ghi nhận và tưởng thưởng về những thành quả đạt được trong công việc, thì các ý kiến đưa ra cũng phản ánh hai luồng ý kiến khác nhau. Trong khi có gần một nửa người trảlời cho biết họ được khuyến khích những cách làm mới, thì cũng có đến một nửa khẳng định họ không rõ lắm về việc có được khuyến khích hay không và thậm chí không được khuyến khích điều đó. Tuy nhiên, đáng chú ý là chỉ có 17%

thường xuyên được tưởng thưởng khi đạt được thành tích trong công việc, trong khi có 25% chưa bao giờ có được sự động viên này, và có đến 58% cho biết thỉnh thoảng mới nhận được sựghi nhận của công ty dành cho thành tích của mình.

Sức khỏe tại nơi làm việc đang ởmức đáng báo động

Báo cáo này của Navigos Search có thể được coi là một trong những báo cáo đầu tiên tại Việt Nam thăm dò về sự ảnh hưởng của stress đến sức khỏe của lao động nhân sự cấp trung. Có đến gần 90% người tham gia khảo sát này cho biết họ bị ảnh hưởng của stress trong công việc tùy theo mức độ, từmức thỉnh thoảng, thường xuyên đến mức rất thường xuyên.

Sự

Trường Đại học Kinh tế Huế

thiếu hứng thú trong công việc có thểgây ra chất lượng công việc thấp?

Một trong những điểm phát hiện quan trọng nhất của báo cáo này là sự thiếu vắng niềm hứng thú trong công việc của nhân sựcấp trung. Có đến 58% được hỏi cho biết, họkhông có hoặc có rất ít sựhứng thú trong công việc.

Cùng với điều này, những người tham gia khảo sát cũng cho biết cảm nghĩ của họ vềsựtự hào về công ty họ đang làm việc. Chỉ có 22% người trả lời cho biết họ tự hào về thương hiệu công ty của họ, trong khi đó 35% cho biết họkhông tựhào hoặc họ không có cảm giác gì về thương hiệu công ty.

Liệu việc thiếu hứng thú, thiếu đi tình yêu và niềm tự hào với thương hiệu mình đang làm việc có thểsẽdẫn tới chất lượng lao động thấp của nhân sựcấp trung người Việt?

“Thương hiệu nhà tuyển dụng” là phải lương cao

Khi được hỏi đối với họ thế nào là “thương hiệu của nhà tuyển dụng” khiến họ cảm thấy hấp dẫn nhất, 14% người trảlời cho biết đó là công ty trả lương cao và họchấp nhận chịu cạnh tranh khắc nghiệt. Có 23% lựa chọn đó là nơi có lộtrình thăng tiến rõ ràng mặc dù lộtrìnhđó có thểvô cùng thử thách. Đáng lưuý là có 11% cho biết “thương hiệu của nhà tuyển dụng” hấp dẫn họnhất là làm việcởcác công ty khởi nghiệp.

Tóm lại, điều tra, nghiên cứu, khảo sát mức độ hài lòng đối với công việc của nhân viên là một điều không dễdàng, tuy nhiên lại hết sức quan trọng. Bởi nhân viên trong công ty là những người đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và vận hành một doanh nghiệp, đang gặp những khó khăn vềchính sách nhân sựtrong nội bộ đểgiúp họlàm tốt nhất công việc của mình, cũng như họ đang gặp vấn đềvềsức khỏe, niềm yêu thích công việc, tình yêu, sựtự hào về thương hiệu mà họ đang là một nhân viên đại diện. Làm thế nào để cải thiện được những vấn đề “đau đầu” này đang đặt ra cho những lãnhđạo doanh nghiệp, những người làm công tác nhân sựphải suy nghĩ và có những chính sách để cải thiện. Bởi những yếu tố tiêu cực mà một nhân viên cảm nhận vềdoanh nghiệp, có thểsẽdẫn đến việc chảy máu chất xám khi những người tài không được trọng dụng và rời bỏ công ty. Khi đó doanh nghiệp thực sự phải đối mặt với những thách thức không chỉ liên quan đến năng suất, chất lượng lao động mà còn ảnh hưởng đến thương hiệu của công ty cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường trong công cuộc kinh doanh đầy thách thức và biến động như ngày nay và các nghiên

Trường Đại học Kinh tế Huế

cứu này cũng chính là tiền đề giúp ban quản trị doanh nghiệp đưa ra các biện pháp thiết thực giúp nâng cao năng suất, hiệu quả lao động cho mỗi tổ chức. đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

1.4 . Các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng của nhân viên đối với công việc.