• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG ĐỐI VỚI

2.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên tại

2.2.1. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của

2.2. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng đối với công việc của nhân viên

việc và không áp lực cao cho nhân viên. Nó không ngừng khiến nhân viên cảm thấy thoải mái, vui vẻ mà còn giúp cho việc hợp tác làm việc nhóm giữa các cá nhân trong công ty đạt hiệu quảcao.

Bên cạnh đó, thì vẫn còn một số hạn chế nhưng công ty đã và đang nỗ lực cố gắng cải thiện nhằm giúp người lao động an tâm hơn khi làm việc.

c. Đào tạo và thăng tiến

Tổchức bồi dưỡng, nâng cao chuyên môncho người lao động

Căn cứ vào điều kiện cụthể và đặc thù riêng của công ty và năng lực của người lao động cũng như yêu cầu thực tế của công việc; công ty tổ chức các chương trình kiểm tra tay nghề, nghiệp vụ cho người lao động hoặc cử người lao động có trình độ chuyên môn cao tham gia các khóa huấn luyện chuyên sâu hay nâng cao do các tổ chức bên ngoài tổchức nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Người lao động có trìnhđộ, chuyên môn, kỹthuật cao được công ty ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi đểkhông ngừng phát huy tài năng có lợi cho công ty. Những ưu đãi dành cho người lao động có trình độ chuyên môn, kỹthuật cao không bị coi là phân biệt đối xửtrong việc sửdụng lao động.

Đối với một bộ phận khá lớn người lao động trong công ty thì cơ hội đào tạo, thăng tiến là động lực chính thúc đẩy sựnổlực của họ. Chính vì vậy, công tác đào tạo thăng tiến cho người lao động được công ty rất quan tâm. Công ty đã giúp cho nhân viên có được kiến thức chuyên môn tốt để họ phấn đấu trong công việc. Với cơ hội phát triễn nghềnghiệp hấp dẫn, công ty không những đã khuyến khích người lao dộng phục vụtốt nhất theo khả năng của mình mà còn giữ chân được những người lao động giỏi và tài năng.

d. Thu nhập và phúc lợi.

Công tác tổ chức chi trả tiền lương là một trong những vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của CBCNV toàn công ty. Nhằm động viên khuyến khích người lao động phát huy tinh thần làm việc, tạo cho người lao động sự hăng hái, tạo ra sản phẫm cho công ty.

Tại công ty cổ phần VTNN Thừa Thiên Huế, tiền lương được xấy dựng và chi trả theo quy chế chung và trên cơ sở

Trường Đại học Kinh tế Huế

sự thỏa thuận riêng của giữa công ty với mỗi

người lao động khác nhau căn cứ nhu cầu, năng lực, trình độ chuyên môn. Có 2 hình thức trả lương: là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẫm.

Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho CBCNV làm ở các phòng ban, được xếp theo hệ thống thang bảng lương do Công ty xây dựng và được đăng ký tại Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho lao động trực tiếp, được thực hiện phân phối căn cứ chức năng, nhiệm vụ, năng lực và sự thỏa thuận đối với mỗi cá nhân.

Cách tính tiền lương áp dụng ti công ty:

Trả lương theo thời gian:

Lương thời gian = ((Hệ số lương * Lương tối thiểu) / Số ngày làm việc trong tháng) * Sốngày làm việc thực tế

Tiền phụcấp = Hệsốphụcấp * Lương tối thiểu do nhà nước quy định Tổng lương = Lương thời gian + tiền phụcấp

Lương thực nhận = Tổng lương –Các khoản khấu trừ và trích theo lương

Theo quy định hiện nay , những ngày nghỉ đi họp CNV nhận được 100% lương cấp bậc, những ngày nghỉ ốm, nghỉ dưỡng bệnh, tai nạn lao động công nhân được hưởng trợ cấp BHXH 75%

Trả lương theo sản phẩm:

Lương theo sản phẩm = Đơn giá lương sản phẩm * số lượng sản phẩm hoàn thành Thanh toán tiền lương: Việc trả tiền lương cho nhân viên trong công ty được tiến hành 2 kì trong tháng :

Kì 1 : Tạmứng chi trả cho CNV có tham gia lao động trong tháng

Kì 2 : Thanh toán hết lương cho CNV sau khi trừ đi các khoản như : BHYT , BHXH, BHTN...

Công ty đã có quy chếvềtiền lương được xây dựng cụthểrõ ràng. Tiền lương của CBCNV trong công ty được chia làm các khoản mục. Cách tính các hệ số lương cũng được quy định chi tiết và áp dụng cho mọi trường hợp trong công ty. Quy định về tiền lương cũng tuân thủ

Trường Đại học Kinh tế Huế

theo luật tiền lương của nhà nước.

Việc áp dụng điều lệ hay quy định về quy chế lương vào thực tế thì không dễ dàng, phức tạp làm cho người lao động rất khó hiểu về mức tiền lương của họ . Về chưa hiểu rõ vềcách thức trả lương hay vềquy chế lương nên chưa tạo được động lực làm việc cho cán bộcông nhân viên trong công ty.

Khen thưởng :

Ngoài tiền lương phải trả cho người lao động, công ty còn trả thưởng cho quỹ lương. Quỹtiền lương chưa chi hết trong năm là do có biện pháp tổchức lao động hợp lý, sự cố gắng trong phấn đấu, trong lao động sản xuất của CBCNV trong công ty, năng suất lao động được nâng cao.

Đối tượng khen thưởng là những cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc trong công việc, lao động có thâm niên có sự đóng góp vào việc phát triển của công ty, lao động đạt được hiệu quả thi đua trong sản xuất; những cá nhân, đơn vị hoàn thành, và vượt mức công việc, đảm bảo số lượng và thời gian, hằng năm nếu công ty kinh doanh có lãi, công ty sẽ trích từ lợi nhuận để thưởng cho người lao động, mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận mỗi năm.

Công ty có chế độ thưởng hàng năm vào các ngày 30/4, 1/5, 2/9, tết Âm lịch, tết Dương lịch, và ngày thành lập công ty và thưởng tháng thứ13 cho nhân viên làm việc trên một năm.

Mức thưởng được quy định khá rõ ràng nhưng chưa chi tiết, đối tượng thi đua khen thưởng rất phù hợp, mức thưởng tùy thuộc vào lợi nhuận của công ty kéo theo đó là mức thưởng của mình cũng tăng lên.

Chưa đa dạng các hình thức thưởng, mức thưởng cũng chưa được quy định chi tiết nên việc xác định mức công bằng trong khi thưởng rất khó, tạo nên tâm lý nghi ngờcủa người lao động.

Phúc li:

Công ty đảm bảo thực hiện các phúc lợi bắt buộc theo quy định của pháp luật cho tất cả các nhân viên chính thức bao gồm BHYT, BHXH, BHTN. Việc giải quyết cho nhân viên được nghỉ phép ốm đau, thai nghén luôn kịp thời và công bằng. Được công ty thăm hỏi khiốm đau, có người thân mất hay gia đình có hoàn cảnh.

-Bảo hiểm xã hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

Qũy BHXH được hình thành từcác nguồn sau:

Người sử dụng lao động đóng 7% của tổng quỹ tiền lương cơ bản của những người lao động tham gia bảo hiểm xã hội.

Người lao động đóng 3% tiền lương cơ bản/ tháng.

-Bảo hiểm y tế

Người sử dụng lao động đóng 3% của tổng quỹ tiền lương cơ bản của những người lao động tham gia bảo hiểm y tếtrong công ty.

Người lao động đóng bằng 1,5% tiền lương cơ bản/tháng để tham gia chế độvề bảo hiểm y tế.

Trong thời gian nghỉ sinh , người lao động nữ vẫn phải đóng 1% tiền lương tháng của m cho bảo hiểm y tế.

-Bảo hiểm thất nghiệp

Người sửdụng lao động 1% của tổng quỹtiền lương cơ bản của những người lao độngtham gia bảo hiểm thất nghiệp trong công ty.

Người lao động đóng bằng 1% tiền lương cơ bản /tháng để tham gia chế độvề bảo hiểm thất nghiệp;

Công ty vẫn còn hạn chếvề việc ít tổchức các cuộc hội thảo văn nghệ, du lịch cho nhân viên.

Các khoản phúc lợi trên còn có ý nghĩa tinh thần to lớ, thểhiện sựquan tâm của công ty tới người lao động, tác động đến tâm lý của người lao động, tạo cho họ ý thức và cái nhìn thiện cảm vềcông ty. Những việc làm trên của doanh nghiệp đã thểhiện sự quan tâm, giúp đỡcả về mặc vật chất lẫn tinh thần đối với người lao động, điều đó có tác dụng khuyến khích rất lớn đối với người lao động trong công ty.

Trên thực tếviệc sửdụng quỹphúc lợi chưa thực sựmang lại hiệu quả.

e. Đồng nghiệp

Nhân viên được làm việc trong bầu không khí vui vẻ. Hầu hết mọi người đều thân thiện, hòa đồng với nhau. Sựkhác biệt vềtrìnhđộvà công việc trong công ty dẫn đến việc có khoảng cách giữa các bộphận vs nhau.

Công ty vẫn còn hạn chế vềviệc ít tổ chức các cuộc hội thảo văn nghệ để xóa bỏkhoảng cách giữa các phòng ban.

Trường Đại học Kinh tế Huế

f. Lãnhđạo

Ban lãnhđạo và quản lý là người tận tình trong công việc, có tác phong chuyên nghiệp. Họ luôn thăm hỏi và hỗtrợnhân viên trong công việc.

Tuy nhiên lãnhđạo và quản lý vẫn là người nghiêm khắc và gắt gao trong công việc vì họmuốn nhân viên mình làm việc một cách hiệu quả.

2.2.2. Thông tin vmẫu điều tra

Đểthực hiện đề tài này, tôi tiến hành phỏng vấn trực tiếp các nhân viên, người lao động đang làm việc tại Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp Thừa Thiên Huếvới bảng hỏi có sẵn. Sốphiếu phát ra là 130 phiếu, sốphiếu thu vềlà 130 phiếu, không có phiếu nào bịloại.

Mẫu đưa vào phân tích chính thức có cơ cấu như sau:

Vềgiới tính:

Bng 2.4: Cơ cấu mu theo gii tính

( Nguồn: Kết quảxử lý điều tra )

Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ %

Nam 84 64,6

Nữ 46 35,4

Qua kết quả điều tra cho thấy tỷlệchênh lệch giữa nam và nữ khá đáng kể khi nam giới chiếm đa số với 84 đối tượng trong 130 đối tượng điều tra chiếm tỷlệ64,6%

trong khi đó nữ giới chỉ có 46 đối tượng trong 130 đối tượng điều tra chiếm tỷ lệ 35,4%.Tỷ lệ nam giới gần gấp 2 lần tỷ lệ nữ giới. Đây cũng là điều dễ hiệu do tính chất công việc tại công ty nên có sự chênh lệch như vậy. Công việc mà các lao động trực tiếp tại công ty đảm nhận khá nặng nhọc như khuân vác, vận chuyển các sản phẫm, thành phẫm...nên cần những người có sức khỏe, hay công việc liên quan đến kỹ thuật thường do nam giới đảm nhiệm, do đó chúng ta thấy rằng số nam lao động nhiều hơn nữ lao động là điều tất yếu. Bên cạnh đó, làm việc trong các phòng ban, hoạt động bán hàng, dịch vụ thương mại cần đến sự khéo léo, tỉ mỉ, hay các công nhân làm việc lau chùi, dọn dẹp trong các phân xưởng cần đến sự siêng năng, chăm chỉ...nên các công việc này thích hợp cho các công nhân viên là nữ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Về độtuổi:

Bng 2.5: Cơ cấu mẫu theo độtui

( Nguồn: Kết quảxử lý điều tra )

Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ %

Dưới 25 tuổi 34 26,2

Từ 26 đến 40 tuổi 58 44,6

Từ 41 đến 55 tuổi 35 26,9

Trên 55 tuổi 3 2,3

Trong tổng 130 phiếu điều tra hợp lệ có 34 người độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm 26,2%, tiếp đó là độ tuổi từ 26 đến 40 tuổi có số lượng lớn nhất 58 người chiếm 44,6%, sau đó là độ tuổi từ 41 tuổi đến 55 tuổi có số lượng là 35 người chiếm 26,9%

và độtuổi trên 55 có 3 người chiếm 2,3%. Xét thấy tỉlệ lao độngở độtuổi 26 - 40 tuổi chiếm số lượng lớn nhất trong số mẫu điều tra phỏng vấn, đây là độ tuổi thường có thời gian làm việc khá lâu ở công ty, có trình độ cao và tình trạng sức khỏe còn dẻo dai. Đây là lực lượng then chốt đóng vai trò quan trọng trong công cuộc hình thành và phát triển của công ty. Độ tuổi dưới 25 là độ tuổi mà con người ta đã phát triển hoàn thiện, sức khỏe ở ngưỡng tốt nhất đối với nam giới và thường thì là sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, các trường nghề vừa mới ra trường và bắt đầu tham gia lao động. Tuy nhiên khi mới vào nghề trình độ chưa cao nhưng trong quá trình rèn luyện sẽ nâng cao tay nghề và trở thành nguồn lực đáng khai thác của công ty. Ngoài hai độ tuổi trên thì độ tuổi 41 đến 55 tuổi cũng chiếm số lượng lớn trong công ty, đây là lao động làm việc lâu năm tại công ty, tay nghềcao tuy nhiên sức khỏe không còn được như trước nữa, nhưng do tay nghề cao nên cũng góp phần vào việc phát triển sản xuất và chỉ bảo lớp trẻ. Còn lại có 2,3% trong số đó là độ tuổi trên 55 tuổi, ở độ tuổi này thường là các đối tượng làm việc rất lâu năm, vẫn còn đảm bảo sức khỏe làm việc và thường được phân công cho những công việc phù hợp với tình trạng

sức khỏe.

Trường Đại học Kinh tế Huế

VềTrìnhđộhọc vấn:

Bng 2.6: Thông tin vtrìnhđộhc vn

( Nguồn: Kết quảxử lý điều tra )

Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ %

Lao động phổthông 53 40,8

Công nhân kỹthuật 45 34,6

Trung cấp cao đẳng 20 15,4

Đại học trởlên 12 9,2

Bảng 2.6ởtrên cho thấy số lao động có trình độLao động phổthông chiếm tỉlệ lớn nhất là 40,8% tương đương với 53 người, lao động trìnhđộ công nhân kĩ thuật với 45 lao động chiếm 34,6%. Tiếp đến là nhân viên Trung cấp cao đẳng chiếm 15,4%

tương đương với 20 người, cuối cùng lao động trìnhđộ từ Đại học trởlên chiếm 9,2%

tương đương với 12 người. Cơ cấu tổng thểtheo trìnhđộ học vấn như đã phân tích cho thấy rằng do yêu cầu tính chất công việc của công ty cần những lao động có kinh nghiệm và trình độ, do đó, số công nhân viên có trìnhđộ Trung cấp– Cao đẳng, công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao, mặt khác, các công việc văn phòng thường được nhân viên có trìnhđộ Đại học trở lên đảm nhiệm, nên có nói điều này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tổng thể. Bên cạnh đó, việc đào tạo công nhân viên của công ty là đào tạo chéo là chủ yếu nên cần những người có kinh nghiệm và trình độ cơ bản để đảm nhận công tác đào tạo cho các công nhân viên mới vào.

Thông tin vềvịtrí công tác

Bng 2.7: Thông tin vvtrí công tác ca nhân viên

( Nguồn: Kết quảxử lý điều tra )

Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ %

Nhân viên văn phòng 38 29,2

Công nhân 92 70,8

Nhân viên tại công ty đa sốthuộc trình độ lao động phổthông và công nhân kỹ thuật nên qua kết quả điều tra cho thấy vị trí của nhân viên đa số là công nhân khi có đến 92 trong số 130 đối tượng điều tra chiếm 70,8%, còn lại số kết quả điều tra thu được 38 đối tượng đang là nhân viên văn phòng chiếm 29,2%.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Thông tin vềthời gian làm việc

Bng 2.8: Thông tin vthi gian làm vic

( Nguồn: Kết quảxử lý điều tra )

Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ %

Dưới 2 năm 23 17,7

Từ 2 đến 5 năm 56 43,1

Trên 5 năm 51 39,2

Khi được hỏi về thời gian làm việc tại công ty kết quả điều tra khảo sát thu được như sau: có 23 nhân viên hiện chỉ mới công tác dưới 2 năm chiếm tỷlệ 17,7%, có 56 nhân viên công tác trong khoảng thời gian từ 2 đến 5 năm chiếm 43,1%, có 51 nhân viên làm việc với thời gian trên 5 năm chiếm 39,2%. Kết quả cho thấy, đa số nhân viên có sựtrung thành với công ty và làm việc với công ty trong một khoảng thời gian dài. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi công ty đã tạo được lòng trung thành với nhân viên, giúp công ty tránh khỏi tình trạng nhân viên nhảy việc hay nghỉ việc làm ảnh hưởng đến kết quảhoạt động kinh doanh của công ty.

Thông tin vềthu nhập

Bng 2.9: Thông tin vthu nhp ca nhân viên

(Nguồn: Kết quảxử lý điều tra )

Tiêu chí Số người trả lời Tỷ lệ %

Dưới 4 triệu 36 27,7

Từ 4 đến 5 triệu 47 36,2

Từ 5 đến 8 triệu 14 10,8

Trên 8 triệu 33 25,4

Thu nhập của nhân viên trong công ty cho kết quả điều tra như sau: có 36 nhân viên có mức thu nhập dưới 4 triệu chiếm 27,7%, có 47 nhân viên có mức thu nhập từ4 đến 5 triệu chiếm 36,2%, có 14 nhân viên có mức thu nhập từ 5 đến 8 triệu chiếm 10,8% và có 33 nhân viên có mức thu nhập trên 8 triệu chiếm 25,4%. Cho thấy thu nhập của công ty tạo ra cho nhân viên tương đốiổn định so với mức thu nhậpởThành PhốHuế. Thông thường mức thu nhập dưới 5 triệu đồng thuộc các đối tượng lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

phổ thông, mức thu nhập trên 8 triệu đồng thường là những nhân viên có trình độ cao hay các công nhân kỹthuật.