• Không có kết quả nào được tìm thấy

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG

2.3 Phân tích thói quen, nhu cầu tiêu dùng cà phê của người dân thành phố Huế

2.3.2 Phân tích thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng của người dân trên địa

Hình 2.7 Biểu đồ thu nhập hàng tháng của người tiêu dùng

2.3.2 Phân tích thói quen và nhu cầu của người tiêu dùng của người dân trên

2.3.2.1 Tần suất sử dụng cà phê của người tiêu dùng

Bảng 2.10 Tần suất sử dụng cà phê của người tiêu dùng Đặc điểm Tần số(người) Tỷlệ(%)

Dưới 1 lần/tuần 36 24,0

Từ 1 – 3 lần/tuần 65 43,3

Từ 3 – 7 lần/ tuần 40 26,7

Trên 7 lần/ tuần 9 6,0

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)

Về tần suất người tiêu dùng uống cà phê thường là từ 1 đến 3 lần/tuần, theo thống kê thì có đến 43,3% người và số người tiêu dùng sản phẩm dưới 1 lần/tuần chiếm 24,0%, từ 3 đến 7 lần/tuần là 26.7% , chỉ có 9 người (6,0%) uống cà phê thường xuyên hầu như là mỗi ngày trên 7 lần/tuần. Dường như cà phê đang dần là nước uống thường xuyên và ưa thích của mỗi người, bình quân người tiêu dùng thường uống cà phê từ một đến ba lần trong một tuần và số người tiêu dùng sử dụng cà phê gần như mỗi ngày cũng chiếm rất nhiều. Điều này giúp nhà kinh doanh cà phê có thêm nhiều cơ hội để phát triển thị trường, đồng thời cũng có nhiều thách thức khi lượng khách hàng ngày càng khó tính.

Hình 2.8 Biểu đồ về tần suất sử dụng cà phê của người tiêu dùng

36

65

40 0 9

10 20 30 40 50 60 70

Dưới 1 lần/tuần Từ 1 – 3 lần/tuần Từ 3 – 7 lần/ tuần Trên 7 lần/ tuần Tần số(người)

Trường ĐH KInh tế Huế

2.3.2.3 Lý do uống cà phê của người tiêu dùng

Bảng 2.11 Lý do uống cà phê của người tiêu dùng

Đặc điểm Tần số(người) Tỷlệ(%)

Thói quen mỗi ngày 41 27.3

Uống để tỉnh táo và tập trung hơn 32 21.3

Uống khi gặp mặt bạn bè, người quen.. 56 37.4

Lí do khác 21 14.0

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)

Về chỉ tiêu ‘lý do uống cà phê’ của người tiêu dùng chủ yếu là uống khi gặp bạn bè, người quen (37,4%), thói quen mỗi ngày (27,3%), uống để giúp tỉnh táo và tập trung hơn (21,3%). Khi nghĩ đến cà phê, người tiêu dùng thường nghĩ ngay đến việc giúp tỉnh táo, thư giãn đầu óc nhưng ngoài tác dụng trên thì cà phê còn nhiều công dụng có ích khác như giảm cân, ngăn ngừa ung thư,…nên lý do người tiêu dùng sử dụng cà phê rất đa dạng nhưng chủ yếu là để thư giãn khi tụ tập bàn bè người thân.

Ngoài ra người tiêu dùng sử dụng sản phẩm cà phê vì những lý do khác (14,0%) như: uống cà phê để giảm cân, uống cà phê để cải thiện sức khoẻ ngăn ngừa ung thư, uống cà phê để giảm căng thẳng stress,…Cà phê càng có nhiều công dụng thì lượng người sử dụng càng lớn, dễ dàng mang lại doanh thu cho nhà sản xuất.

Hình 2.9 Biểu đồ lý do uống cà phê của người tiêu dùng

0 10 20 30 40 50 60

Thói quen mỗi ngày

Uống để tỉnh táo và tập trung hơn

Uống khi gặp mặt bạn bè, người

quen..

Lí do khác

Trường ĐH KInh tế Huế

2.3.2.4 Loại cà phê mà người tiêu dùng hay sử dụng

Bảng 2.12 Loại cà phê mà người tiêu dùng hay sử dụng Đặc điểm Tần số(người) Tỷlệ(%)

Cà phê rang xay 73 48.7

Cà phê hòa tan 47 31.3

Cả hai 30 20.0

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)

Hình 2.10 Biểu đồ thể hiện loại cà phê người tiêu dùng hay sử dụng

Về chỉ tiêu ”Loại cà phê mà người tiêu dùng hay sử dụng” thì đối với người dân thành phố Huế mọi người giành thời gian để thưởng thức những ly cà phê phin đậm đà nguyên chất hơn nên số lượng người tiêu dùng sử dụng cà phê rang xay chiếm đa số (48.7%). Một số người do tính chất hối hả của công việc không thể chờ đợi tách cà phê phin nhỏ giọt hay vì sở thích sử dụng cà phê hoà tan chiếm 31.3%, và số còn lại có 20% người sử dụng linh hoạt thưởng thức cả hai loại cà phê hoà tan và cà phê rang xay. Điều này cho thấy cà phê hoà tan đang dần được người tiêu dùng lựa chọn vì sự tiện lợi và hiện đại của nó, chính vì vậy đây là sản phẩm thay thế đối với cà phê rang xay của công ty, công ty nên cân nhắc việc có nên cho thêm sản phẩm mới về cà phê hoà tan hay không hay tập trung cải tiến chất lượng cà phê rang xay được tốt hơn.

73

47 30

Cà phê rang xay Cà phê hòa tan Cả hai

Trường ĐH KInh tế Huế

2.3.2.5 Nơi người tiêu dùng hay sử dụng sản phẩm

Bảng 2.13 Nơi người tiêu dùng hay sử dụng sản phẩm

Đặc điểm Tần số(người) Tỷlệ(%)

Mua ở siêu thị, tạp hoá rồi pha chế ở nhà 53 35.3 Ở quán cà phê có không gian riêng, đẹp 59 39.3

Ở những quán cà phê cóc 22 14.7

Nơi khác 16 10.7

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)

Về chỉ tiêu “nơi thưởng thức cà phê” hầu như người tiêu dùng đều chọn những quán cà phê có không gian đẹp để thưởng thức cũng như gặp gỡ bạn bè, đối tác (39,3), tuy nhiên vẫn có một phần lớn lại mua cà phê ở siêu thị, tạp hoá rồi pha chế thưởng thức tại gia đình (35,3%), hay những người lao động, sinh viên thường chọn những quán cà phê cóc (14,7) là nơi thưởng thức cà phê bình dân. Ngoài ra một số người còn thưởng thức cà phê ở nơi khác (10,7%) như ở trường học, vừa mua cà phê vừa đi bộ thưởng thức,...Ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Huế nói riêng, việc gặp gỡ bạn bè, gia đình hay đối tác ở những quán cà phê là rất phổ biến. Với sự đa dạng về các quán cà phê người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn tuỳ cho từng trường hợp, từng sở thích thích hợp để thưởng thức cà phê.

Hình 2.11Biểu đồ thể hiện nơi người tiêu dùng thường sử dụng sản phẩm

0 20 40 60 80

1

Mua ở siêu thị, tạp hoá rồi pha chế ở nhà Ở quán cà phê có không gian riêng, đẹp Ở những quán cà phê cóc

Nơi khác

Trường ĐH KInh tế Huế

2.3.2.6 Thời gian người tiêu dùng hay uống cà phê

Bảng 2.14 Thời gian người tiêu dùng hay uống cà phê Đặc điểm Tần số(người) Tỷlệ(%)

Buổi sáng 93 62.0

Buổi trưa 36 24.0

Buổi tối 6 4.0

Bất cứ lúc nào tôi thích 15 10.0

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)

Về chỉ tiêu ”thời gian sử dụng sản phẩm”: khi nhắc đến cà phê người ta hay nghĩ đến thư giãn và tỉnh táo, vì vậy việc sử dụng uống cà phê vào thời gian là buổi sáng là điều tất nhiên (62.0%), vào buổi trưa (24.0%) thưởng thức cà phê cũng là một điều rất tuyệt vời để xoa đi những cơn buồn ngủ khi phải làm việc mệt mỏi cả sáng. Vào buổi tối đến sau một ngày học tập làm việc căng thẳng là thời gian hẹn hò, gặp gỡ trò chuyện cùng với người thân bạn bè và thưởng thức những tách cà phê thơm lừng, tuy nhiên uống cà phê buổi tối rất dễ gây mất ngủ nên số người thưởng thức cà phê vào giờ này cũng không được nhiều lắm (4.0%). Còn lại một số khách hàng có thể uống bất cứ lúc nào họ thích(10.0%),.

Hình 2.12 Biểu đồ thể hiện thời gian người tiêu dùng thường uống cà phê

0 20 40 60 80 100

1

Buổi sáng Buổi trưa Buổi tối Bất cứ lúc nào tôi thích

Trường ĐH KInh tế Huế

2.3.2.7 Thương hiệu người tiêu dùng hay sử dụng

Bảng 2.15 Thương hiệu người tiêu dùng hay sử dụng Đặc điểm Tần số(người) Tỷlệ(%)

Trung nguyên 56 37,3

Vinacafe 33 22,0

Nestlé 40 26,7

Khác 21 14,0

(Nguồn: Xửsố liệu điều tra SPSS)

Về chỉ tiêu ”Thương hiệu hay sử dụng”: khi nhắc đến cà phê ở Việt Nam có lẽ người ta sẽ nghĩ đến 3 ông lớn đó Trung Nguyên, Viancafe và Nestlé, theo khảo sát thì thương hiệu người tiêu dùng ở thành phố Huế hay sử dụng nhất đó là cà phê Trung Nguyễn (37.3%), sau đó là Nestlé (26.7%), Vinacafe (22.0%). Ngoài ra còn có 21 người chiếm 14.0% tổng khảo sát thường sử dụng các loại cà phê khác như Mê Trang, cà phê rang xay Gia Nguyễn, hay một số khách hàng không để ý đến xuất sứ nguồn gốc từ tách cà phê họ thường uống. Từ khảo sát ta có thể thấy được thương hiệu lớn được nhiều người tiêu dùng biết đến có sức ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, càng được nhiều người biết đến và tin tưởng thì sản lượng được bán ra càng tăng, và ngược lại nếu sản phẩm có thương hiệu nhỏ ít người biết đến thì lượng tiêu thụ sản phẩm ít hơn.

Hình 2.13 Biểu đồ thể hiện thương hiệu người tiêu dùng thường sử dụng

0 10 20 30 40 50 60

1

Trung nguyên Vinacafe Nestlé Khác

Trường ĐH KInh tế Huế

2.3.2.8 Vị cà phê mà người tiêu dùng yêu thích

Bảng 2.16 Vị cà phê mà người tiêu dùng yêu thích Đặc điểm Tần số(người) Tỷlệ(%)

Đắng đậm nguyên chất 54 36.0

Đắng nhẹ, ngọtthanh 62 41.3

Đắng nhẹ, ngọt béo 25 16.7

Vị nào cũng được 9 6.0

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)

Uống cà phê để thưởng thức mùi vị của nó, uống cà phê có rất nhiều cách và được kết hợp với nhiều loại sản phẩm khác nhau theo từng sở thích của mỗi người. Như cà phê nguyên chất có vị đắng đậm nguyên chất, cà phê một ít đường có vị đắng nhẹ – ngọt thanh, cà phê thêm ít sữa có vị đắng nhẹ ngọt béo, ngoài ra có nhiều loại cà phê được kết hợp với nhiều hương vị khác nhau tạo thành các loại như Capuccino, Latte Macchiato, Mocha,…Theo khảo sát các vị cà phê chính thì chỉ tiêu “vị cà phê yêu thích”: số người chọn loại cà phê nguyên chất có vị đắng chiếm 36,0%, hầu hết mọi người đều thích hương vị cà phê không quá đắng cũng không quá ngọt tức là đắng nhẹ – ngọt thanh để nó phù hợp với khẩu vị của mình (41.3%). Đối với những hảo ngọt hoặc sợ đắng thì lại chọn loại cà phê đắng nhẹ - ngọt béo (16,7%) có thể thêm nhiều đường hoặc sữa để giảm bớt vị đắng của cà phê và có vị béo của sữa.

Hình 2.14 Biểu đồ thể hiện vị cà phê yêu thích của người tiêu dùng

0 10 20 30 40 50 60 70

Đắng đậm nguyên chất

Đắng nhẹ, ngọt thanh

Đắng nhẹ, ngọt béo

Vị nào cũng

Trường ĐH KInh tế Huế

được

2.3.2.9 Mức giá cà phê người tiêu dùng thường chi trả

Bảng 2.17 Mức giá cà phê người tiêu dùng thường phải trả Đặc điểm Tần số(người) Tỷlệ(%)

Dưới 10.000VNĐ 42 28,0

Từ 10.000-15000VNĐ 52 34,7

Từ 15.000-20.000VNĐ 44 29,3

Trên 20.000 VNĐ 12 8,0

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)

Hình 2.15 Biểu đồ thể hiện mức giá người tiêu dùng thường chi trả

Về “mức giá” thì so với mặc bằng chung các quán cà phê ở Huế dao động từ 10.000VNĐ đến 20.000VNĐ, nên người sử dụng cà phê với mức giá này chiếm 64.0%. Dưới 10.000VNĐ có tỷ lệ người sử dụng là 28,0%, và mức giá trên 20.000VNĐ là 8%. Mức sống của người dân thành phố Huế so với cả nước chỉ ở mức trung bình, nên so với các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội,… thì mức giá cà phê thường chi trả này là khá thấp. Vì thế việc các quán cà phê bán giá thấp để thu hút khách hàng thi đòi hỏi nguồn cung cấp cà phê phải có giá cả phù hợp, điều này gây không ít khó khăn cho công ty trong việc chọn nguyên liệu cũng như nhà cung cấp nguyên liệu để mang lại lợi nhuận cho công ty vừa cung cấp được sản phẩm tốt nhất cho khách hàng là trung gian phân phối và người tiêu dùng.

0 10 20 30 40 50 60

Dưới 10.000VNĐ Từ 10.000-15000VNĐ

Từ 15.000-20.000VNĐ

Trên 20.000 VNĐ

Trường ĐH KInh tế Huế

2.3.2.10 Người tiêu dùng có biết đến sản phẩm của thương hiệu Fincoffe hay không

Bảng 2.18 Người tiêu dùng và sản phẩm cà phê của thương hiệu Fincoffe Đặc điểm Tần số(người) Tỷlệ(%)

102 68,0

Không 48 32,0

(Nguồn: Xử lý số liệu điều tra SPSS)

Về chỉ tiêu “Có biết đến sản phẩm Fincoffe không” thì có đến hơn 68% người tiêu dùng đã từng biết đến sản phẩm Fincoffe của công ty, nhưng vẫn còn 32% vẫn chưa hề biết đến thương hiệu này, công ty cần nổ lực để phổ biến thương hiệu đến người tiêu dùng. Công ty cần tìm kiếm thêm thị trường và khách hàng mới đồng thời tăng cường các chương trình quảng cáo để quang bá sản phẩm cà phê thuộc thương hiệu Fincoffe của công ty mình, từ đó có những chiến lược kinh doanh thích hợp để sản phẩm được tiêu thụ nhanh chóng mang lại thu nhập cao hơn.

Hình 2.16 Biểu đồ thể hiện người tiêu dùng có biết đến thương hiệu Fin coffe hay không

Qua những phân tích đánh giá mô tả về thói quen cũng như nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cà phê của người dân trên thành phố Huế, ta có thể thấy hầu hết người được phỏng vấn đều đã sử dụng cà phê, dường như uống cà phê là một truyền thống của người dân nơi đây. Với nhiều lý do khác nhau dẫn đến người tiêu dùng sử dụng sản

Không

Trường ĐH KInh tế Huế

phẩm cà phê nhưng đa số vẫn là thoã mãn một nhu cầu, sở thích của con người. Cà phê rang xay là loại cà phê được người tiêu dùng ưa thích nhưng cà phê hoà tan dần dần cũng được lòng người tiêu dùng vì sự tiện lợi mà nó mang lại, vì vậy công ty cũng nên chú trọng đến loại cà phê hoà tan để nhằm cung cấp cho người tiêu dùng được tốt hơn đồng thời giúp cho công ty có thêm thu nhập và được nhiều người tiêu dùng ưa thích hơn.