• Không có kết quả nào được tìm thấy

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TIỀN GỬI TIẾT

2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn công Thương

2.2.3. Tình hình cho vay của ngân hàng giai đoạn 2015- 2017

Trường Đại học Kinh tế Huế

45

Bảng 2.5. Tình hình cho vay của ngân hànggiai đoạn 2015 - 2017

( Đơn vịtính: Triệu đồng, %) Chỉ tiêu

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016

GT % GT % GT % +/- % +/- %

1. Doanh số cho vay 261.892 100 306.498 100 352.134 100 44.606 17,03 45.636 14,89

Ngắn hạn 193.250 73,79 235.176 76,73 292.025 82,93 41.926 21,70 56.849 24,17

Trung-Dài hạn 68.642 26,21 71.322 23,27 60.109 17,07 2.680 3,90 -11.213 -16,00 2. Doanh số thu nợ 252.310 100 224.711 100 253.546 100 -27.599 -10,94 28.835 12.83 Ngắn hạn 221.175 87,66 174.803 77,79 154.232 60,83 -46.372 -20,97 -20.571 -11,77 Trung-Dài hạn 31.135 12,34 49.908 22,21 99.314 39,17 18.773 60,30 49.406 98,99

(Nguồn: phòng kếtoánSaiGonBank – CN Huế)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Tổng nguồn vốn huy động được thì SaiGonBank – CN Huế sử dụng để cho vay là chủ yếu, hay nói cách khác là thực hiện hoạt động kinh doanh trên chính nguồn vốn này nhằm tạo sự chênh lệch lãi suất tạo ra nguồn lợi nhuận chính cho ngân hàng. Trong những năm qua doanh số cho vay qua các năm đều tăng, với sự tăng trưởng tín dụng này không những ngân hàng đáp ứng được nhu cầu vềvốn cho khách hàng mà còn góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế cho địa phương.

Chính vì vậy trong quá trình hoạt động, SaiGonBank – CN Huếluôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụcho vay. Cụthểtình hình cho vay của NHđược thểhiện qua các chỉ tiêu dưới đây:

Vềdoanh sốcho vay

Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số cho vay đối với khách hàng tại chi nhánh đã có sự thay đổi đáng kể theo chiều hướng đi lên. Cụthể là trong năm 2015 doanh số cho vay đạt 261.892 triệu đồng thì đến năm 2016 doanh số cho vay đạt 306.498 tăng 44.606 triệu đồng tương ứng 17,03% so với năm 2015. So với năm 2016 thì năm 2017 doanh sốcho vay của ngân hàng cũng đã tăng 45.636 triệu đồng, tương ứng tăng 14,89% đạt con số là 352.134 triệu đồng. Nguyên nhân của sựgia tăng này là do ngân hàng không ngừng gia tăng các hình thức khuyến mãi, các chương trình dự thưởng hấp dẫn, hỗ trợ lãi suất do đó đã đạt được những kết quả như trên.

Trong đó doanh sốcho vay ngắn hạn. Cụ thể trong năm 2015, doanh sốcho vay ngắn hạn là 193.250 triệu đồng, chiếm 73,79%, thìđến năm 2017 doanh sốcho vay ngắn hạn là 292.025 triệu đồng, chiếm 82,93%.

Trong khi đó doanh sốcho vay trung - dài hạn lại chiếm tỷlệthấp hơn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Năm 2015 doanh sốcho vay trung - dài hạn đạt triệu 68.642 triệu đồng chiếm 26,21% trong tổng doanh số cho vay. Đến năm 2016 con số này đạt 71.322 triệu đồng chiếm 23,27% và sang năm 2017đạt 60.109 triệu đồng chiếm 17,07%. So với năm 2015, 2016 lượng vốn vay trung - dài hạn năm 2017 có sựgiảm sút. Nguyên nhân là do giai đoạn này ngân hàng chủ yếu tập trung vào các gói vay ngắn hạn. Mặt khác nếu cho vay trong thời gian ngắn thì biến động vềkinh tế, thị trường, chính sách...xảy ra sẽ ít hơn so với thời gian dài, do đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

khi cung cấp các khoản vay ngắn hạn ngân hàng có thể dự kiến, kiểm soát khoản cho vay của mình dễ dàng hơn so với việc dựkiến, kiểm soát tín dụng trung dài hạn.

Đồng thời quy mô các khoản vay ngắn hạn thường nhỏ hơn rất nhiều so với trung-dài hạn nên thời gian ngân hàng thu vốn sẽ nhanh hơn, số vòng quay của vốn sẽ nhiều hơn. Và thường nếu xảy ra tổn thất thì với các khoản vay ngắn hạn ngân hàng sẽchịu tổn thất ít hơn so với các khoản vay trung - dài hạn. Bên cạnh đó có thểthấy rằng nhu cầu vốn trong hoạt động thương mại và dịch vụ, bổ sung vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng tăng, quy mô thị trường mở rộng, dân nhập cư đông đúc và tăng qua các thời kỳ. Mọi người đều có những nhu cầu riêng cho cuộc sống, đi kèm với sự gia tăng số lượng hàng hóa, dịch vụxã hội cung cấp, đây cũng chính là lý do khiến các khoản vay ngắn hạn chiếm tỷtrọng cao qua các năm.

Vềdoanh sốthu nợ

Cùng với việc nâng cao doanh số cho vay phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất là công tác thu hồi nợ. Việc cho vay và thu hồi nợ là 2 mặt của quá trình kinh doanh tiền tệ của ngân hàng và có liên quan với nhau vì nếu công tác thu nợ tốt, đảm bảo tính an toàn của đồng vốn sẽ làm tăng tốc độ chu chuyển vốn, tăng số vòng quay tạo ra giá trịthặng dư lớn, nâng cao hiệu quảkinh doanh của ngân hàng.

Qua bảng trên ta thấy doanh sốthu nợ có sự thay đổi khác biệt qua các năm.

Nếu trong năm 2015, doanh sốthu nợ là 252.310 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 221.175 triệu đồng, còn trung - dài hạn thu được 31.135 triệu đồng thì đến năm 2016 doanh số thu nợ đã giảm đi và chỉ đạt mức 224.711 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn đạt 174.803 triệu đồng, trung - dài hạn đạt 49.908 triệu đồng. So với năm 2015 thì tổng doanh số thu nợ khách hàng năm 2016 giảm 27.599 triệu đồng hay nói cách khác so với năm 2015 thì doanh số thu nợ giảm 10,94%. Bước sang năm 2017 doanh số thu nợ đạt 253.546 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn là 154.232 triệu đồng chiếm 60,83%, còn lại 39,17% thuộc vềdoanh sốthu nợtrung -dài hạn với mức thu nợ đạt 99.314 triệu đồng. Như vậy qua phân tích ta có thểthấy tình hình thu nợ của ngân hàng trong các năm qua đặc biệt là năm 2016 không mấy khảquan cho lắm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Nguyên nhân của sự giảm sút này là do trong năm 2016 có một số doanh nghiệp và hộ gia đình làm ăn thua lỗ nên công tác trả nợ vay cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nhân viên chưa thực sự làm tốt công tác thu nợ từ phía khách hàng dẫn đến doanh sốthu nợthấp hơn so với năm trước.

Kết Luận:Trong giai đoạn 2015-2017 mặc dù tình hình chung của nền kinh tếcòn nhiều khó khăn nhưng SaiGonBank – CN Huếvẫn duy trì tốt khả năng thanh khoản, sử dụng vốn có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh sinh lời, tích cực triển khai các hoạt động thu dịch vụphí, giữ vững mức tăng trưởng lợi nhuận, đóng góp đáng kểcho Ngân sách cũng như sựphát triển kinh tế trên địa bàntỉnh TT Huế.

2.3. Tình hình hoạt động dịch vụ tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài