• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn :

Ngày giảng: Tiết 17

ÔN TẬP : CẢNH KHUYA VÀ RẰM THÁNG GIÊNG I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Trình bày được những nét sơ giản về tác giả Hồ Chí Minh.

- Thấy được tình yêu thiên nhiên gắn với tình cảm cách mạng của HCM.

- Thấy được tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan.

- Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài dạy

- Biết cách đọc – hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật.

- Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ của những chất liệu cổ thi trong sáng tác của lãnh tụ Hề chí Minh.

* Kĩ năng sống:

- Rèn năng lực: Giao tiếp, tư duy sáng tạo, tự nhận thức 3. Thái độ

- Kính yêu Bác, yêu thiên nhiên, đất nước.

- Rèn năng lực tự học, trình bày vấn đề, sáng tạo.

4. Phát triển năng lực

- Năng lực tự học , năng lực sáng tạo , năng lực thẩm mĩ khi khám phá vẻ đẹp của tác phẩm.

* Nội dung tích hợp:

YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, TÔN TRỌNG, GIẢN DỊ, HỢP TÁC

- Giáo dục đạo đức: gắn bó với thiên nhiên; yêu thương, trân trọng con người, gia đình; bồi đắp tình cảm và lối sống yêu thương tình nghĩa.

- Tư tưởng HCM : Sự kết hợp hài hoà giữa tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và bản lĩnh người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- Giáo viên: soạn bài, Tư liệu ngữ văn 7, tranh ảnh Bác Hồ, MT,MC , máy tính bảng.

- Học sinh: soạn bài, SGK Ngữ văn 7, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp

PP: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích, bình, tổ chức học sinh tiếp nhận VB.

KT: động não, trình bày 1 phút IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục 1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới:

(2)

Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: hoạt động cá nhân.

- Phương pháp: thuyết trình.

- Kĩ thuật : động não.

- Thời gian: 1 phút

-Gv chiếu Video bài hát về Bác Hồ và dẫn vào bài:

Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người có tâm hồn nghệ sĩ. Bác rất yêu thên nhiên, yêu trăng. Ngay từ khi còn bị giam trong ngục tối của nhà tù Tưởng Giới Thạch , Người đã bao lần làm thơ về trăng. ở Việt Bắc, dù rất bận, nhưng cũng đôi dịp tình cờ, Người trò chuyện với trăng, hoặc lặng ngắm vầng trăng qua cửa sổ hay ánh trăng lai láng trên sông. Hai bài thơ" Cảnh khuya" và " Rằm tháng giêng" là những trường hợp hiếm hoi như thế. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu bài Cảnh khuya.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

* Hoạt động 2: Giải quyết vấn đề

- Mục tiêu: HS nắm được nội dung các bài tho - Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình

- Hình thức: cá nhân - Thời gian : 18 phút

- Kĩ thuật: động não, trình bày 1 phút.

- Cách thức tiến hành:

? Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm của Bác đối với thiên nhiên, đất nước như thế nào?

Trách nhiệm of Hs thời đại này trong công cuộc bảo vệ tổ quốc ra sao?

Dự kiến HS trả lời

GV bình : 2 Tâm trạng trong một con người:

niềm say mê cảnh thiên nhiên và nỗi lo việc nước Sự thống nhất giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.

? Khái quát nội dung chính của bài?

Dự kiến HS trả lời

Bài thơ một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh sự gắn bó hoà hợp giữa thiên nhiên và con người.

? Bài thơ đã sử dụng nghệ thuật đặc sắc nào?

Dự kiến HS trả lời

Sử dụng phép tu từ so sánh điệp ngữ , sáng tạo về nhịp điệu

Khái quát; gọi H đọc GN.

I. Lý thuyết 1. Cảnh khuya

a. Nội dung

Bài thơ thể hiện một đặc điểm nổi bật của thơ Hồ Chí Minh sự gắn bó hoà hợp giữa thiên nhiên và con người.

b. Nghệ thuật

Sử dụng phép tu từ so sánh điệp ngữ , sáng tạo về nhịp điệu

2. Rằm tháng giêng a. Nội dung

Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên của Bác. Từ dó ta thấy sự hòa quyện giữa tâm hồn chí sĩ cách mạng và tâm hồn của một nghệ sĩ.

b. Nghệ thuật

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và sử dụng điệp từ, câu thơ ngắn gọn, cô đọng, hàm súc.

(3)

* Hoạt động 3 : Tổng kết và vận dụng

- Mục tiêu: học sinh thực hành kiến thức đã học.

- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.

-Hình thức: cá nhân/ nhóm - Kĩ thuật: động não

- Thời gian : 5 phút - Cách thức tiến hành:

*Thảo luận nhóm (4’)

GV gửi câu hỏi về máy các nhóm.

HS các nhóm tiến hành làm và gửi về máy Gv GV chiếu phần làm của các nhóm.

HS nhận xét. Cho điểm

II. Luyện tập:

Bài 1: So sánh hai bài thơ trên?

4. Củng cố (2’)

- Mục tiêu: củng cố kiến thức đã học, học sinh tự đánh giá về mức độ đạt được những mục tiêu của bài học.

- Phương pháp: Khái quát hoá bằng KT hỏi chuyên gia - Hình thức: cá nhân

- Kĩ thuật: động não.

HS phát biểu cảm nghĩ về Hồ Chí Minh qua bài thơ. Liên hệ bản thân – thế hệ cháu ngoan Bác Hồ.

- HS phát biểu suy nghĩ 5. Hướng dẫn về nhà ( 5’) - Học thuộc lòng bài thơ.

- Làm bài tập 2/ SGK.

- Cảm nhận em sau khi học xong bài thơ.

- Chuẩn bị bài: Tiếng gà trưa và một thứ quà của lúa non.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

--- Ngày soạn:

Ngày giảng: Tiết 18 ÔN TẬP TIẾNG GÀ TRƯA

VÀ MỘT THỨ QUÀCỦA LÚA NON I. Mục tiêu

1. Kiến thức

(4)

- Thấy được cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.

- Nắm được nghệ thuật sử dụng điệp ngữ trong bài thơ.

2. Kĩ năng

* Kĩ năng bài học:

- Phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng yếu tố tự sự.

- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong bài.

* Kĩ năng sống:

- Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những ý kiến cá nhân về những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình đem lại sức mạnh cho con người.

- Ra quyết định: lựa chọn cách đối xử đúng mực, trân trọng, yêu thương bà.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng kính yêu bà, yêu quê hương, đất nước.

- Rèn năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề ở học sinh

- Giáo dục đạo đức: gắn bó với thiên nhiên; yêu thương, trân trọng con người, gia đình; bồi đắp tình cảm và lối sống yêu thương tình nghĩa.

=> YÊU THƯƠNG, HẠNH PHÚC, TÔN TRỌNG, GIẢN DỊ, HỢP TÁC

4. Phát triển năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương ), năng lực sáng tạo ( có hửng thú, chủ động nêu ý kiến về giá trị của tác phẩm), năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói, khi tạo lập đoạn văn

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- Giáo viên: soạn bài, SGK, SGV, tư liệu Ngữ văn 7, Ảnh nhà thơ.

- Học sinh: soạn bài, SGK Ngữ văn 7, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp

- Phương pháp: vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, tổ chức HS tiếp nhận văn bản.

- Kĩ thuật : động não, trình bày một phút.

IV. Tiến trình giờ dạy – giáo dục

1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (4’)

? Tại sao trong vô vàn âm thanh làng quê, tâm trí con người chỉ bị ám ảnh bởi tiếng gà trưa?

- Tiếng gà là âm thanh tiêu biểu của chốn làng quê

- Tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng hồng tạo niềm vui cho người nông dân

-> Do đó tiếng gà trưa dễ tạo thành kỉ niệm khó quên của con người

- Bức tranh làng quê với tiếng gà trưa vang vọng trong không gian tạo sự lắng đọng làm hồn ta xao xuyến, bồi hồi...

3. Bài mới

Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: Đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Hình thức: Hoạt động cá nhân.

(5)

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật : động não - Thời gian: 1’

Bức tranh làng quê với tiếng gà trưa vang vọng trong không gian tạo sự lắng đọng làm hồn ta xao xuyến, bồi hồi. Và tiếng gà trưa còn khơi dậy những kỉ niệm ấu thơ ntn. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay....

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

* Hoạt động 2 : Giải quyết vấn đề

- Mục tiêu: hướng dẫn học sinh ôn tập giá trị của văn bản

- Phương pháp:vấn đáp, thyết trình, nêu vấn đề .

- Kĩ thuật: động não.

- Thời gian : 30 phút - Hình thức: cá nhân/lớp - Cách thức tiến hành:

? Đây là bài thơ hay, gây xúc động lòng người ? Vì sao ?

Dự kiến HS trả lời

+ Nội dung: tình yêu loài vật, tình yêu bà tình yêu gia đình, quê hương đất nước

+ Nghệ thuật: sử dụng điệp từ, đảo ngữ, ngôn ngữ giản dị, gợi cảm

? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản : Một thứ quà của lú non : Cốm?

* Hoạt động 3: Tổng kết và vận dụng - Mục tiêu: hướng dẫn học sinh ôn luyện - Phương pháp:vấn đáp, thyết trình, đọc diễn cảm, nêu vấn đề

- Kĩ thuật: động não.

- Thời gian : 7 phút - Hình thức: cá nhân/lớp - Cách thức tiến hành:

- HS dựa vào nội dung phân tích

I. Lý thuyết 1. Tiếng gà trưa

a. Nội dung

Bài thơ giúp người đọc hiểu được những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận ...

b. Nghệ thuật

Sử dụng hiệu quả điệp ngữ tiếng gà trưa có tác dụng nối mạch cảm xúcgợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về .

2. Một thứ quà của lúa non:

Cốm

a. Nội dung

Ca ngợi cốm, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp văn hóa dân tộc.Cho thấy tình cảm dân tộc sâu sắc, tinh tế của nhà văn.

b. Nghệ thuật

- Sự kết hợp hài hòa của nhiều phương thức trên nền biểu cảm - Lời văn êm ái, tinh tế, gợi cảm xúc cho người đọc.

III. Luyện tập

Bài 1: Cảm nghĩ của nhà văn về 1 thứ quà của lúa non đã mang lại cho em những hiểu biết mới mẻ sâu sắc nào về cốm.

- HS phát biểu cảm nghĩ.

Bài 2: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ.

(6)

- Hs nhận xét

- GV nhận xét, khái quát.

4 . Củng cố(3’)

- Mục tiêu: Củng cố kiến thức - PP: vấn đáp, thuyết trình - KT: động não

? Hãy chỉ ra mối quan hệ logic giữa tiếng gà trưa với kỉ niệm tuổi thơ, tình cảm làng quê và tình yêu quê hương đất nước.

-HS trả lời. HS nhận xét -GV khái quát

5 . Hướng dẫn về nhà(5 ’)

- Học thuộc nội dung và nghệ thuật của 2 tấc phẩm.

- Chuẩn bị ôn tập : Gía trị nội dung và nghệ thuật của tục ngữ.

V. Rút kinh nghiệm

...………...………

………...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.. - Góp phần

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng

- Năng lực sử dụng máy tính, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ứng dụng KHKT, năng lực tự học, hợp tác, làm việc nhóm2.

- Năng lực sử dụng máy tính, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ứng dụng KHKT, năng lực tự học, hợp tác, làm việc nhóm2.

- Năng lực sử dụng máy tính, giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, ứng dụng KHKT, năng lực tự học, hợp tác, làm việc nhóm..

-Năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ4. - Phẩm

- Giúp Hs củng cố lại kiến thức đã học ở trong chương I và II 2. Năng lực phẩm chất. - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,

- Giúp Hs củng cố lại kiến thức đã học ở trong chương I và II 2. Năng lực phẩm chất. - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,