• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
36
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: /1/2020 Ngày giảng: /1/2020

Tiết: 19 Bài 16. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI

TRONG NHỮNG NĂM 1919-1925 I. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức:

Những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc. Qua những hoạt động hoạt động đó, Nguyễn ái Quốc đã tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và tích cực chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam.

Nắm được chủ trương và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ;

Tập cho HS biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện lịch sử.

* Kĩ năng sống : Phán đoán nhận xét, nêu vấn đề, kĩ năng giao tiếp 3. Thái độ:

Giáo dục cho HS lòng khâm phục, kính yêu đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các chiến sĩ cách mạng.

4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác ,giải quyết vấn đề II.Chuẩn bị:

GV - Ảnh Nguyễn ái Quốc ở Đại hội Tua.

- Tài liệu về hoạt động của động của Nguyễn Ái Quốc.

HS : Soạn bài theo hướng dẫn của gv III. Phương pháp/KT

- Phương pháp: Trình bày và phát vấn, quan sát, giảng giải, nghiên cứu...

- KT: động não suy nghĩ trả lời câu hỏi, nhóm, đặt câu hỏi, hoàn tất một nhiệm vụ IV. Tiến trình dạy và học:

1. Ổn đinh lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 3. Bài mới:

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về lãnh đạo và bế tắc về đường lối, nhiều chiến sĩ đã ra đi tìm đường cứu nước nhưng không thành công. Nguyễn ái Quốc rất khâm phục và trân trọng các bậc tiền bối, nhưng người không đi theo con đường mà nhiều chiến sĩ đương thời đã đi. Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước(5/6/1911). Người đã tìm ra con đường cách mạng đúng đắn, cứu dân tộc thoát khỏi vòng nô lệ. Sau một thời gian bôn ba khắp năm châu, bốn bể(1911-1917), cuối 1917 Người từ Anh trở về

(2)

Pháp, rồi sau đó sang Liên Xô, trở về Trung Quốc và thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, tiền thân của Đảng CSVN...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1:15’ Cá nhân/ cả lớp

- Mục tiêu: HS hiểu được hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Pháp (1917-1923)

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, quan sát - KT: Đặt câu hỏi, động não

? Mời HS đọc mục I

? Thời gian ở Pháp Nguyễn Ái Quốc đã có những hoạt động như thế nào?

- Nguyễn ái Quốc đã gửi đến hội nghị Véc – xai bản yêu sách đòi tự do dân chủ -> tuy không được chấp nhận nhưng bản yêu sách đó có tiếng vang lớn đối với VN, nhân dân Pháp và nhân dân thuộc địa.

-Tháng 7/1920, Người được đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê - nin -> Người hoàn toàn tin theo Lê - nin .

? Trong thời gian tại Pháp, việc làm nào đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn ái Quốc?

GV: Việc làm đó đã đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Người từ yêu nước đến chủ nghĩa Mác Lênin và đi theo con đường cách mạng vô sản. ( sự chuẩn bị về tư tưởng) Gv giới thiệu với HS H28(sgk): Hình ảnh Nguyễn ái Quốc đang phát biểu tại Đại hội của Đảng xã hội Pháp họp ở Tua. Tham gia có 285 đại biểu, NAQ tham gia Đại hội này với tư cách là đại biểu chính thức của Đảng.

? Sau khi tìm thấy chân lí cứu nước, NAQ đã có những hoạt động gì ở Pháp ( 1921->1923) GV: Sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc

I. Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1917-1923)

-18/6/1919 đưa tới Hội nghị Véc – xai Bản yêu sách của nhân dân An Nam

- Tháng 7/1920, Người được đọc sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin

- Tháng 12/1920, Người bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba, gia nhập Đảng Cộng sản Pháp.

-Năm 1921, sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pa-ri

(3)

địa ở Pa-ri để đoàn kết các lực lượng đấu tranh và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào thuộc địa trong đó có Việt Nam. , Viết báo Người cùng khổ, viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và Bản án chế độ thực dân Pháp.

? Thái độ của Thực dân Pháp như thế nào đối với các loại sách báo trên .

- Thức dân Pháp ra sức cấm đoán.

? Theo em, con đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?

- Hầu hết các chí sĩ đương thời sang các nước Phương Đông, đấu tranh theo hình thức cải lương, dựa vào đế quốc để đánh đế quốc, … như Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều không thành, không tìm thấy con đường cách mạng chân chính .

- NAQ lựa chọn con đường sang Phương Tây:

Người hiểu rằng chân lý cách mạng không phải ở Phương Đông mà là ở Phương Tây, các nước Phương Tây giàu lên, mạnh lên nhờ con đường tư bản chủ nghĩa, con đường nhiều triển vọng (trước cánh mạngXHCN tháng Mười Nga 1917, xã hội tư bản là tiến bộ hơn tất cả các xã hội trước đó), có khoa học kĩ thuật và văn minh phát triển.

Người nhận thức rõ ràng muốn đánh Pháp phải hiểu Pháp, Người sang Pháp để tìm hiểu thực sự

“Tự do, bình đẳng, bác ái” hay không? Nhân dân Pháp sống như thế nào? sau đó người sang Anh, Mĩ, đi vòng quanh thế giới tìm hiểu, tìm ra con đường cách mạng chân chính cho dân tộc.

Hoạt động2: 10’ Cá nhân

- Mục tiêu: Hs tìm hiểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, thuyết trình

II. Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)

-Tháng 6/1923, Người dự Hội nghị Quốc tế nông dân được bầu vào BCH

-Tại Đại hội V Quốc tế cộng sản,

(4)

- KT: Động não, đặt câu hỏi

? Mời HS đọc bài

?Sau khi rời Pháp sang Liên Xô, Nguyễn ái Quốc đã có những hoạt động gì?

?Nội dung của bài tham luận gồm những vấn đề gì?

HS căn cứ vào SGK trả lời (63)

?Những quan điểm cách mạng mới NAQ tiếp nhận và truyền về trong nước sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ý nghĩa như thế nào đối với CMVN?

- Đây là bước chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng CSVN

GV: Như vậy, sau khi tìm thấy con đường cách mạng chân chính cho dân tộc, cách mạng vô sản: Nguyễn Ái Quốc chuyên tâm hoạt động theo hướng đó. Từ 1920 -> 1924, Người đã chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của ĐCSVN. Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Hoạt động 3:15’ Cá nhân/nhóm

- Mục tiêu: Hs hiểu hoạt độngcủa Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925)

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề - KT: Động não, nhóm

? Nêu hoàn cảnh ra đời của hội VNCM thanh niên ?

-Tháng 12/1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu - Trung Quốc, người đã cải tổ tổ chức Tâm tâm xã thành tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên, có hạt nhân là Cộng sản đoàn gồm 7 đồng chí: Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lưu Quốc Long, Trương Văn Lĩnh, Lê Quang Đạt, Lâm Đức Thụ.

-Lúc đầu, tổ chức VNCM thanh niên gồm 90%

là tiểu tư sản trí thức, chỉ có 10% là công nhân.

?Mục đích thành lập hội VNCMTN là gì?

-Đào tạo cán bộ cách mạng, đem CN Mác Lênin truyền bá vào trong nước, chuẩn bị điều kiện thành lập chính Đảng Vô sản

Người phát biểu tham luận.

III. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925)

* Hoàn cảnh ra đời của hội VNCM thanh niên

- Phong trào yêu nước và phong trào chủ nghĩa đến 1925 phát triển mạnh, có bước tiến .

- Sau 1 thời gian học tập, nghiên cứu xây dựng Đảng kiểu mới ở Liên Xô, NAQ về Quảng Châu(TQ)-> Liên hệ thành lập hội VNCMTN. ( sự chuẩn bị về tổ chức)

*Hoạt động

- Mở lớp huấn luyện chính trị . - Xuất bản sách báo, đưa hội viên vào hoạt động thực tiễn.

(5)

?Sau khi thành lập, hội đã có những hoạt động gì?

HS căn cứ vào phần chữ nhỏ trả lời.(63)

GV: Địa bàn hoạt động của hội VNCM thanh niên được mở rộng trong toàn quốc(1929), hội đã tăng cường truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và chủ trương đường lối của Hội thúc đẩy phong trào CM chuyển nhanh theo xu hướng CM vô sản, hội đóng vai trò tích cực chuẩn bị, tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản ở Việt Nam.

4. Củng cố.3’

Những hoạt động của NAQ ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc?

Con đường cứu nước của NAQ có gì mới và khác với lớp người đi trước?

5.Hướng dẫn học ở nhà.2’

Học bài theo câu hỏi trong SGK. Lập bảng niên biểu về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1925 theo mẫu .

Thời gian . Địa điểm . Hoạt động chính .

1. 1911.

2. 1917 . 3. 1919 . 4. 7- 1920 .

Cảng nhà Rồng . Pháp .

- Phụ bếp cho tàu Đô đốc La Tu Sơ Tơ Vê Vin.

Bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

(dài 6 năm ) - Trở lại Pháp .

- Gửi tới hội nghị bản yêu sách .

- Đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tọc và thuộc địa . ...

+Học bài cũ theo câu hỏi SGK

+ Đọc soạn Bài 17.Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời + Tìm hiểu về Nguyễn Thái Học

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Ngày soạn: /1/2020 Ngày giảng: /1/2020

(6)

Tiết: 20 Bài 17. CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI

I. Mục tiờu cần đạt 1. Kiến thức:

- Trỡnh bày được những phong trào cỏch mạng trong những năm 1926-1927.

Bước phỏt triển mới của phong trào.

- Sự ra đời và hoạt động của Tõn Việt cỏch mạng đảng.

2. Kỹ năng:

- Nhận định, đỏnh giỏ, phõn tớch khỏch quan những sự kiện lịch sử.

Kĩ năng sống : KN tư duy tỡm hiểu , phỏn đoỏn, hợp tỏc, giao tiếp...

3. Thỏi độ:

Giỏo dục cho HS lũng khõm phục, kớnh yờu đối với cỏc bậc tiền bối, quyết tõm phấn đấu hy sinh cho độc lập dõn tộc.

* Tớch hợp: í thức trỏch nhiệm với đất nước, tinh thần đấu tranh vỡ tự do bỡnh đẳng.

4. Năng lực: Phỏt triển năng lực hợp tỏc ,nờu vần đề,giải quyết vấn đề II. Chuẩn bị

- Giỏo viờn: SGK, Giỏo ỏn, lược đồ, tư liệu lịch sử về phong trào CM ( 1926- 1929).

- Học sinh: SGK, Đọc trước nội dung của bài và trả lời cỏc cõu hỏi trong SGK III. Phương phỏp/KT

- Trỡnh bày, phỏt vấn, nờu vấn đề, thuyết trỡnh, thảo luận...

- KT dạy học: KT đặt cõu hỏi, kĩ thuật giao n/vụ , Kĩ thuật nhúm IV. Tiến trỡnh dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ.5’

Nêu hoạt động của NAQ ở Trung Quốc? Tại sao nói NAQ đã trực tiếp chuẩn bị t tởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng CSVN?

+ Yêu cầu: *Hoạt động của NAQ ở Trung Quốc:

- Huấn luyện cán bộ cách mạng,đa cán bộ cách mạng về nớc hoạt động,cử ngời đi học quân sự ở Trung Quốc và Liên Xô

-Tuyên truyền cách mạng qua báo thanh niên và cuốn sách “Đờng cách mạng”

* NAQ đã trực tiếp chuẩn bị t tởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của

Đảng CSVN : 3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trũ Nội dung

Hoạt động 1.17’ cỏ nhõn/cả lớp

- Mục tiờu: Hs tỡm hiểu Bước phỏt triển mới của

I. Bước phỏt triển mới của phong trào cỏch mạng

(7)

phong trào cách mạng Việt Nam (1926-1927) - PP: Nêu và giải quyết vấn đề, trình bày phát vấn - KT: Động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút

GV: Trong những năm 1926-1927, phong trào cách mạng Việt Nam có nhiều nét mới mẻ và tiến bộ.

? Hãy trình bày về phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926-1927?

-Nhiều cuộc bãi công của công nhân, viên chức, học sinh học nghề. Lớn nhất là các cuộc bãi công của công nhân nhà máy sợi, đồn điền cao su, cà phê.

? Em có nhận xét gì về quy mô của các cuộc đấu tranh?

GV: Có nhiều cuộc đấu tranh nổ ra từ Bắc chí Nam:

Công nhân nhà máy xi măng Hải Phòng nhà máy Dệt Nam Định, nhà máy Diêm, nhà máy cưa Bến Thuỷ, xe lửa Tràng Thi, sửa chữa ôtô Avia Hà Nội, Ba Son (Sài Gòn), đồn điền Phú Riềng.

? Những cuộc đấu tranh của công nhân mang tính chất chính trị vượt ra khỏi quy mô 1 xưởng chứng tỏ điều gì?

- Chứng tỏ trình độ giác ngộ của công nhân đã nâng lên rõ rệt.

GV: Từ 1926-1927, nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân trên toàn quốc, nhằm mục đích: tăng lương và đòi làm 8 giờ.

? Phong trào yêu nước thời kỳ này phát triển như thế nào?

- Cùng với phong trào công nhân thì phong trào nông dân, phong trào tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước khác cũng phát triển.

? Theo em, phong trào cách mạng nước ta trong những năm 1926-1927 cố điểm gì mới so với thời gian trước đó?

- Phong trào đấu tranh mang tính thống nhất, giác ngộ giai cấp ngày càng cao.

GV: Trong bối cảnh phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh như vậy là điều kiện thuận lợi

Việt Nam (1926-1927)

*Phong trào công nhân:

-Nhiều cuộc bãi công liên tiếp bùng nổ ở nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng...

-Phong trào phát triển với quy mô toàn quốc

- Các cuộc đấu tranh mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài quy mô 1 xưởng liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.

* Phong trào yêu nước:

- Có bước phát triển kết thành 1 làn sóng cách mạng dân tộc dân chủ khắp cả nước.

(8)

cho các tổ chức cách mạng ra đời ở Việt Nam.

Hoạt động 2. (18’) cả lớp /nhóm

- Mục tiêu: Hs hiểu được quá trình thành lập Tân Việt cách mạng đảng

- PP: Nêu và giải quyết vấn đề, phân tích - KT: Đặt câu hỏi, động não, nhóm

?Em hãy trình bày sự ra đời của tổ chức Tân Việt Cách Mạng Đảng?

- Dựa vào SGK để trình bày

?Thành phần của tổ chức này gồm những ai?

GV: Lúc mới thành lập, Tân Việt cách mạng Đảng là một tổ chức yêu nước, chưa có lập trường giai cấp rõ ràng.

?Sự phân hoá của Tân việt cách mạng Đảng diễn ra trong hoàn cảnh nào?

Hs; Thảo luận nhóm

Hs : Đại diện nhóm trình bày

GV: TVCMĐ đã nhiều lần cử người sang Quảng Châu xin hợp nhất với VNCMTN nhưng không thành và ngược lại. Do 2 tổ chức không đánh giá đúng vai trò của mỗi bên so với VNCMTN, Tân Việt còn nhiều hạn chế song cũng là một tổ chức cách mạng mới.

II.Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928)

*Sự thành lập.

-Nguồn gốc:

+Từ Hội Phục Việt thành lập từ 7/1925

+Sau nhiều lần đổi tên, đến 7/1928 chính thức mang tên Tân việt CM Đảng.

-Thành phần: gồm những tri thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước

*Sự phân hoá

-Tân việt cách mạng Đảng ra đời khi tổ chức Việt Nam cách.mạng thanh niên đã phát triển về lý luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin

-Tổ chức Việt nam cách mạng thanh niên đã có sức hút mạnh mẽ với Tân Việt, nhiều người xin gia nhập hội VNCMTN.

4.Củng cố.3’

1. Các tổ chức cách mạng Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh như thế nào?

2. Những điểm khác nhau cơ bản giữa 2 tổ chức cách mạng: Tân Việt cách amngj đảng và Việt Nam quốc dân đảng?

5.Hướng dẫn học ở nhà.2’

Học bài theo câu hỏi trong SGK.

+ Học bài cũ theo câu hỏi SGK

+ Sưu tầm tài liệu có liên quan đến nội dung bài học

(9)

+ Đọc soạn Bài 17.Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng cộng sản ra đời (tiếp)

+ Tìm hiểu về di tích lịch sử ở Vĩnh Phúc có liên quan đến Nguyễn Thái Học

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

--- Ngày soạn ...

Ngày giảng:...

Tiết 21 Bài 17 CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI

ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI ( Tiếp theo )

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả khởi nghĩa Yên Bái

- Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản chính là bước chuyển biến lớn của cách mạng Việt Nam

- Trình bày được trong năm 1929 ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ.

-Kỹ năng sống: giao tiếp, tư duy, hợp tác, giao việc.

3. Thái độ:

- Giáo dục cho HS lòng khâm phục, kính yêu đối với các bậc tiền bối, quyết tâm phấn đấu hy sinh cho độc lập dân tộc.

4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy ,nêu vần đề,giải quyết vấn đề II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV, giáo án, Hình nhà 5D phố Hàm Long – Hà Nội, tư liệu tham khảo.

- HS: SGK, đọc nghiên cứu bài trước, yêu cầu trả lời các câu hỏi trong sgk và tìm đọc thêm tài liệu tham khảo.

III. Phương pháp/KT

- PP: Gợi mở, phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề, sử dụng đồ dùng trực quan, đàm thoại...

(10)

- KTdạy học :+ KT đặt cõu hỏi , động nóo, KT đặt cõu hỏ, KT nhúm IV. Tiến trỡnh dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ . 5’

Trình bày phong trào cách mạng Việt Nam từ 1926-1927? Phong trào trong giai đoạn này có điểm gì mới so với giai đoạn trớc?

* Yêu cầu TL:

+ Phong trào công nhân: Phong trào công nhân phát triển mạnh trong toàn quốc.

- Trình độ giác ngộ chính trị của CN đợc nâng lên ,họ trở thành lực lợng chính trị

độc lập.

+ Phong trào yêu nớc(1926-1927)

- Phong trào đấu tranh của ND, TTS, các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh tạo thành làn sóng chính trị khắp cả nớc.

+ Điểm mới của phong trào so với giai đoạn trớc: Tạo thành làn sóng đấu tranh rộng khắp cả nớc, giai cấp CN trở thành lực lợng chính trị độc lập. Phong trào mang tính thống nhất giác ngộ giai cấp ngày càng cao.

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy và trũ . Nội dung . Hoạt động 1 (32) cỏ nhõn/nhúm

- Mục tiờu: Hs hiểu được sự ra đời của ba tổ chức cộng sản

- PP: Nờu và giải quyết vấn đề, trỡnh bày phỏt vấn - KT: Động nóo, đặt cõu hỏi, nhúm, trỡnh bày 1 phỳt

? Hoàn cảnh nào dẫn đến sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929?

- Từ cuối 1928 đến năm 1929. Phong trào dõn tộc và dõn chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào cụng nụng phỏt triển mạnh -> cần phải thành lập một Đảng Cộng Sản lónh đạo...

? Mục tiờu hoạt động của ĐCS (chống đế quốc , phong kiến, tay sai. )

? Giảng về quỏ trỡnh thành lập chi bộ cộng sản đầu tiờn.

? Giới thiệu về căn nhà 5Đ phố Hàm Long (HN) Đõy là một ngụi nhà nhỏ của một gia đỡnh quần chỳng của Đảng, nằm trờn phố Hàm Long- một phố nhỏ khụng sầm uất, tấp nập nh cỏc phố buụn bỏn hoặc phố Tõy . Vỡ vậy dễ trỏnh đợc sự theo dừi của của TDPhỏp. Tại đõy vào cuối thỏng 3/1929 chi bộ Đảng CSVN đợc thành lập.Và hiện nay ngụi nhà đú

IV. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929.

1. Hoàn cảnh:

- Phong trào cỏch mạng trong nước phỏt triển mạnh

-Thỏng 3/1929, chi bộ cộng sản đầu tiờn ra đời

( SGK Trang 67. )

(11)

đợc xếp hạng là “ Di tích cách mạng “ của Hà Nội .

?Tại sao đoàn đại biểu Bắc Kì bỏ Đại hội ra về?

-Do yêu cầu chính đáng của bọ không được chấp nhận...

? Em hãy nêu quá trình thành lập 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam?

- GV tổ chức cho HS thảo luận

? Tại sao trong thời gian ngắn, 3 tổ chức cộng sản đã nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?

Các nhóm thảo luận

-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Nhóm khác nhận xét->Bổ sung-> GV chốt ý.

-Do sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng, đặc biệt là phong trào công nông, theo con đường cách mạng vô sản đòi hỏi cấp thiết phải có 1 Đảng lãnh đạo phong trào.

Gv: ý nghĩa việc thành lập ba tổ chức công sản: tư tưởng cộng sản đã giành đợc ưu thế trong phong trào dân tộc .

=> Điều kiện thành lập Đảng Cộng Sản ở Việt Nam .

2. Sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam.

-Ngày 17/6/1929 Đông Dương cộng sản Đảng ra đời .

-Tháng 8/1929->An Nam Cộng Sản Đảng .

-Tháng 9/1929->Đông Dương cộng sản liên đoàn tuyên bố thành lập.

4.Củng cố.5’

GV khái quát lại các nội dung trọng tâm của bài

Yêu cầu HS lập niên biểu về sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam vào năm 1929.

Thời gian Sự ra đời 3 tổ chức cộng sản ý nghĩa Tháng 6/1929

Tháng 8/1929 Tháng 9/1929

2. Tại sao trong một thời gian ngắn 3 tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?

(Là do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng nước ta, đặc biệt là phong trào công - nông theo con đường cách mạng vô sản đòi hỏi cấp thiết phải có một ĐCS để tổ chức và lãnh đạo phong trào).

(12)

5. Hướng dẫn học bài ở nhà. 3’

+ Học bài cũ theo câu hỏi SGK

+ Đọc soạn Bài 18.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

+ Tìm hiểu về Hội nghị thành lập Đảng, tiểu sử, hoạt động của đồng chí Trần Phú + Tiếp tục hoàn chỉnh bảng niên biểu. Đọc và trả lời câu hỏi bài 18.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

---

CHƯƠNG II: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1939 Mục tiêu chung chương II

1.Về kiến thức: Giúp học sinh năm được

- Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam: Thời gian, địa điểm, nội dung và ý nghĩa lịch sử; Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng

- Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1931. Trình bày đôi nét về Xô Viết Nghệ Tĩnh

Những diễn biến chính của phong trào dân chủ trong những năm 1936-1939; Mặt trận Đông Dương, ý nghĩa.

2. Về kĩ năng:

- Kĩ năng bài học;

+Rèn kĩ năng sử dụng tranh ảnh, lập niên biểu những sự kiện chính trong hoạt động của lãnh tụ NAQ từ 1920-1930; Biết phân tích, đánh giá ý nghĩa của việc thành lập đảng

+ Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến, phân tích...

+ Tập dượt cho học sinh so sánh các hình thức đấu tranh trong những năm 1936- 1939 với 1930-1931 để thấy được sự chuyển hướng của phong trào đấu tranh; Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử.

- Kỹ năng sống :

+KN tư duy tìm hiểu , phán đoán, hợp tác ,giao tiếp...

+ Kĩ năng hợp tác ,giao tiếp, giải quyết vấn đề + Kĩ năng lắng nghe

3.Về tư tưởng:

(13)

- Giáo dục cho HS lòng biết ơn, kính yêu đối với chủ tịch HCM củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng. Giáo dục cho học sinh học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

- Giáo dục cho HS lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công- nông và các chiến sĩ cộng sản.

Ngày soạn .../1/2020 Ngày giảng:.../1/2020

Tiết 22 Bài 18. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức:

- Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam: Thời gian, địa điểm, nội dung và ý nghĩa lịch sử.

2. Kỹ năng:

Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh ảnh lịch sử .

Lập niên biểu những sự kiện chính trong hoạt động của lãnh tụ NAQ từ năm 1920 - 1930.

Biết phân tích, đánh giá ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng . Kỹ năng sống: Kĩ năng giao tiếp, tư duy, hợp tác, kĩ năng lắng nghe...

3. Thái độ:

Qua vai trò của lãnh tụ NAQ đối với Hội nghị thành lập Đảng, giáo dục cho HS lòng biết ơn và kính yêu đối với chủ tịch HCM, củng cố niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng.

4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy ,hợp tác II. Chuẩn bị .

- GV: SGK, SGV, giáo án + tư liệu tham khảo.

- HS: SGK, đọc bài, trả lời các câu hỏi trong sgk, sưu tầm tài liệu.

III. Phương pháp/KT:

- PP: Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề bằng hệ thống câu hỏi đi từ phát hiện đến phân tích, đánh giá, tổng hợp, sử dụng đồ dùng trực quan...

- KT: Đặt câu hỏi , KT nhóm, KT xử lý thông tin...

IV.Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.5’

Quá trình thành lập 3 tổ chức cách mạng ở Việt Nam ?

(14)

Trả lời:

* Quá trình thành lập:

- Ngày 17/6/1929, Đông Dương cộng sản thành lập - Tháng 8/1929, An Nam cộng sản ra đời

- Tháng 9/1929, Đông Dương CSLĐ thành lập

 Chứng tỏ điều kiện thành lập ĐCS đã chín muồi ở Việt Nam 3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1. (15’) cá nhân/nhóm

- Mục tiêu: Hs hiểu được hoàn cảnh, nội dung việc thành lập ĐCSVN

PP: vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận...

KT: động não, nhóm, giao việc,

? Lí do dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam là gì?

- Sự ra đời của 3 tổ chức là điều tất yếu của CMVN lãnh đạo phong trào CMVN phát triển mạnh mẽ, 3 tổ chức cộng sản lại hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau.

? Trước tình hình đó đặt ra yêu cầu gì cho cách mạng Việt Nam .

-Yêu cầu phải có 1 Đảng cộng sản thống nhất trong cả nước.

? Hội nghị thành lập Đảng diễn ra vào thời gian nào? ở đâu?

-Từ ngày 3->7/2/1930, hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã họp tại cửu Long (Hương Cảng-Trung Quốc)

GV : Chiếu h/ảnh minh họa

? Ai là người chủ trì hội nghị?

-Nguyễn ái Quốc.

? Nội dung chính của hội nghị là gì?

- Hội nghị tán thành việc thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập 1 đảng duy nhất là Đảng CSVN, thông qua chính cương, sách lược vắn tắt.

I. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)

*Hoàn cảnh :

- Ba tổ chức cộng sản ra đời đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển .=> hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau . ->Yêu cầu phải thành lập 1 chính Đảng thống nhất.

* 3/ 2 /1930, Đảng cộng sản VN ra đời .

* Nội dung hội nghị ( SGK )

* Ý nghĩa

- Hội nghị thành lập Đảng có ý

(15)

Nhân dịp thành lập Đảng, NAQ cũng đã ra lời kêu gọi

* ( SGV trang 94 . )

GV : Chiếu h/ảnh minh họa

? Em hãy cho biết hội nghị thành lập Đảng có ý nghĩa như thế nào ?

- Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930 có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng .

- Ngày 24/2/1930, Đông Dương Cộng sản liên đoàn gia nhập ĐCS VN .

? Nội dung chính của chính cương vắn tắt sách lược vắn tắt do NAQ khởi thảo là gì ?

-Đó là cương lĩnh cách mạng giải phóng DT .

-Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

-Mang tính chất dân tộc và gia cấp sâu sắc.

GV bổ sung.

- Đường lối chiến lược của CMVN là phải tiến hành CMTS dân quyền và CMXHCN. Nhiệm vụ là phải đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản

- Lược lực cách mạng: Công- Nông

GV: NAQ không chỉ là người tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc, mà còn là người thành lập Đảng CSVN, đề ra đường lối cơ bản để CMVN giành thắng lợi.

Hoạt động 2. (20’) nhóm/cả lớp

-Mục tiêu: Hs hiểu nội dung Luận cương chính trị (10/1930)

-PP: Trình bày miệng, trực quan, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận...

- KT: động não, nhóm,

Gv hướng dãn HS quan sát hình30/sgk miêu tả và giới thiệu về di tích này: Hiện nay ngôi nhà đó được xếp hạng là di tích cách mạng của Hà Nội.

? Em hãy nêu những nội dung chính của Hội nghị lần thứ nhất.

nghĩa như một đại hội thành lập Đảng

- Chính cương, sách lược vắn tắt là cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

.

II. Luận cương chính trị (10/1930)

Tháng 10/1930, Hội nghị lần thứ nhất BCH TW lâm thời họp : - Đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương .

- Bầu BCH TW chính thức do Trần Phú làm Tổng bí thư .

- Thông qua luận cương chính trị:

(16)

?Luận cương chính trị do Trần Phú soạn thảo gồm những nội dung chính nào?

- Hai giai đoạn của cách mạng Việt Nam: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN.

- Nhiệm vụ cách mạng: chống phong kiến, chống đế quốc.

- Lực lượng của cách mạng tư sản dân quyền: công – nông (liên lạc với trí thức, tiểu tư sản, trung nông) - Phương pháp cách mạng: tập hợp quần chúng đấu tranh.

GV: Luận cương chính trị tháng 10/1930 khẳng định tính chất của CMĐD lúc đầu là CMTS dân quyền =>

bỏ qua TBCN tiến thẳng lên CNXH . => Có đề cập đến những vấn đề cơ bản của CM nhưng còn hạn chế nhất định, chưa nêu cao vấn đề dân tộc, nặng về đấu tranh giai cấp.

? So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thì Cương lĩnh của Trần Phú có gì hạn chế?

- Chưa thấy được tầm quan trọng của nhiệm vụ chống đế quốc, nặng về đấu tranh giai cấp, chưa thấy được vài tò cảu các tầng lớp khác ngoài công – nông.

Như vậy chỉ trong một thời gian ngắn ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở VN.

- Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở VN?

( thảo luận)

HS thảo luận và phát biểu

- ý nghĩa lịch sử của việc thành lập ba tổ chức cộng sản này là gì?

GV; Mở rộng, chốt ý Hoạt động 3. (10’) nhóm

-Mục tiêu: Hs hiểu được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng .

- PP: Trình bày miệng, trực quan, thảo luận, nêu vấn đề,

- KT: Chia nhóm GV tổ chức thảo luận:

?Em hãy nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập

III. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng .

( SGK Trang 71 .)

(17)

Đảng?

-HS thảo luận theo 2 ý: Đối với CMVN và CM thế giới.

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày câu trả lời của nhóm mình-> bổ sung, GV chốt ý.

+ Đối với CMVN: Đó là kết quả tất yếu là sự kết hợp giữa CNM Mác –Lênin, phong trào CN và phong trào yêu nước, là bước ngoặt vĩ đại của CMVN.

- Giai cấp vô sản nước ta đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo CM, chấm dứt sự khủng hoảng của CM

+ Đối với thế giới: CMVN có sự gắn liền khăng khít, trở thành 1 bộ phận của thế giới .

4. Củng cố. 3’

GV hướng dẫn HS lập niên biểu các sự kiện chính trong quá trình hoạt động CM của lãnh tụ NAQ từ 1920-1930, đó là quá trình người phấn đấu không mệt mỏi cho sự ra đời của Đảng.

5. Hướng dẫn học ở nhà 2’

- Học bài theo câu hỏi trong SGK. Tiếp tục hoàn thành niên biểu.

- Đọc và chuẩn bị trước bài 19 : Phong trào cách mạng trong những năm 1930- 1935

- Kết hợp SGK trả lời các câu hỏi

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

Tiết: 23 Ngày soạn: ...

Ngày dạy: ...

Bài 19.

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1935

I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức:

(18)

- HS nắm được nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của phong trào CM 1930- 1931 với đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.

- Tại sao Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới . - Quá trình phục hồi lực lượng cách mạng (1931 – 1935)

- Các khái niệm : “Khủng hoảng kinh tế”, “ Xô viết Nghệ Tĩnh 2. Kỹ năng:

- Sử dụng lược đồ “ Phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh 1930-1931” để trình bày diễn biến của phong trào .

- Kỹ năng sống: Giao tiếp, hợp tác, tư duy, kiên định...

3. Thái độ:

- GD HS lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng của quần chúng công nông và các chiến sĩ cộng sản.

4. Năng lực: Phát triển năng lực tư duy ,hợp tác II. Chuẩn bị:

Giáo viên: Giáo án, lược đồ phong trào Xô viết Nghệ –Tĩnh, tranh ảnh liên quan.

Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi sgk.

III. Phương pháp/KT

-Trình bày miệng, trực quan, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận..

- KT: Đặt câu hỏi, nhóm, động não, hoàn tất n/v...

III.Tiến trình dạy học – giáo dục:

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ .

Trình bày nội dung và ý nghĩa của hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930)?

3. Bài mới

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã ảnh hưởng trực tiếp tới cách mạng Việt Nam, thực dân Pháp thẳng tay bóc lột thuộc địa=> mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc và thực dân Pháp, phong kiến phản động ngày càng sâu sắc . Từ khi ĐCS Việt Nam ra đời đã lãnh đạo một phong trào cách mạng rộng lớn mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh vậy phong trào này diễn ra như thế nào, kết quả ? ...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1. (15’) cá nhân

-Mục tiêu: Hs tìm hiểu tình hình Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).

- PP: vấn đáp, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề - KT: động não, trình bày 1 phút

GV: giảng về cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là cuộc khủng hoảng thừa ở các tư bản đã nhanh chóng lan nhanh sang các nước thuộc địa của TDP trong đó có cả VN .

I. Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)

- Kinh tế, xã hội bị ảnh hưởng nặng

(19)

? Em hãy nêu những hậu quả về kinh tế ở Việt Nam?

- Dựa vào phần chữ in nghiêng trong SGK để trả lời.

? Cuộc khủng hoảng có ảnh hưởng như thế nào về mặt xã hội?

- Dựa vào phần chữ in nghiêng trong SGK để trả lời

GV: thêm vào đó chính sách thuế khóa ngày một tăng, hạn hán, bão lụt liên tiếp xảy ra cùng với sự đàn áp của thực dân Pháp làm cho các phong trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ.

Hoạt động 2(20’) cá nhân/nhóm

- Mục tiêu : Hs tìm hiểu Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh.

- PP: vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận...

- KT: động não, nhóm, giao việc

? Phong trào cách mạng 1930 - 1931 phát triển với quy mô như thế nào .

- Phong trào cách mạng phát triển trong cả nước.

? Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930 có những cuộc bãi công lớn nào xảy ra khắp ba miền Bắc – Trung – Nam? Cờ đỏ búa liềm lần đầu tiên xuất hiện ở đâu?

- Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930 có nhiều cuộc bãi công nỗ ra trên toàn quốc: 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, 4000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, …

? Phong trào phát triển mạnh nhất trong thời gian nào? Nêu biểu hiện của nó?

- Phong trào phát triển mạnh mẽ từ tháng 5. Dụa vào SGK để nêu biểu hiện.

? Hình thức đấu tranh của pt 1930 -1931.

GV: Mục tiêu đấu tranh: Tăng lương giảm giờ làm, giảm thuế, dưa ra các khẩu hiệu đấu tranh.

? Trong phong trào cách mạng 30 – 31 ở đâu

nề: Công nghiệp, nông nghiệp bị suy sụp, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng cao, ...

- Pháp tăng thuế, khủng bố dã man các phong trào cách mạng.

- Đó là nguyên nhân làm bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân.

II. Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh.

1. Phong trào với quy mô toàn quốc.

- Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930 có nhiều cuộc bãi công nỗ ra trên toàn quốc:

- Phong trào phát triển mạnh mẽ từ tháng 5.

- Hình thức đấu tranh: Bãi công, biểu tình, tuần hành, giải truyền đơn .

2. Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh

* Diễn biến :

- Tháng 9/1930, phong trào công nông phát triển với khẩu hiệu đấu tranh kinh tế kết hợp chính trị .

(20)

phát triển mạnh mẽ nhất ? - Nghệ Tĩnh

? Khẩu hiệu đấu tranh? Hình thức đấu tranh ở Nghệ Tĩnh?

- Kết hợp chính trị và kinh tế. Tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công vào các cơ quan chính quyền địch ở địa phương.

? Trước tình hình đó chính quyền của địch như thế nào? Đảng ta đã làm gì trước tình hình đó của địch?

? Tại sao nói Xô – Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền kiểu mới?

HS: - Chính trị:

+Kiên quyết trấn áp bọn phản CM, thực hiện các quyền tự do dân chủ.

- Kinh tế:

+Xóa bỏ các loại thuế.

+ Chia lại ruộng đất công cho nông dân.

+ Giảm tô, xóa nợ.

- Văn hóa – xã hội:

+ Khuyến khích học chữ quốc ngữ, + Bài trừ các thủ tục phong kiến.

+ Các tổ chức quần chúng được thành lập: Hội tương tế, công hội, nông hội.

+ Các sách báo tiến bộ được truyền bá sâu rộng để tuyên truyền giáo dục và thúc đầy quần chúng đấu tranh.

- Quân sự:

+ Mỗi làng có 1 đội tự vệ vũ trang để chống bọn trộm cướp, giữ trật tự an ninh xóm làng.

 Tất cả những chính sách trên, chứng tỏ rằng: XVNT là chính quyền kiểu mới.

Gv: Liên hệ với công xã Pa Ri. 1871 .

? Trước sự lớn mạnh của phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh, thực dân Pháp đã làm gì?

GV: Lo sợ ĐCS lớn mạnh .Chúng cho máy bay ném bom tàn sát đẫm máu cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An), điều động lính khố xanh về chốt tại Vinh, Bến Thuỷ.

- Hình thức đấu tranh:

- Chính quyền địch nhiều huyện, xã bị tê liệt, tan rã.

- Chính quyền Xô Viết ra đời, đay thực sự là chính quyền kiểu mới.

- Thực dân Pháp khủng bố tàn bạo .

* Kết quả : Phong trào thất bại.

* Nguyên nhân thất bại : Pháp mạnh đủ sức đàn áp, đảng mới ra đời còn

(21)

? Nguyên nhân thất bại?

? Ý nghĩa: (Phong trào chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường, oanh liệt và khả năng to lớn của quần chúng).

GV phong trào cách mạng 1930-1931 là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của Đảng và quần chúng CM chuẩn bị cho CM tháng 8/1945.

GV: Với sự thất bại của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Lực lượng cách mạng của ta như thế nào.

non yếu về tổ chức, lãnh đạo .

*Ý nghĩa . ( SGK trang 75)

4. Củng cố ( 3p):

? Nêu những chủ trương của Đảng những năm 30-31?

Nội dung 1930-1931

- Xác định kẻ thù - Khẩu hiệu (NVụ) - Mặt trận

- Hình thức (phương pháp) đấu tranh

5 . Hướng dẫn về nhà:(2p)

- Bài cũ: Học kĩ nội dung bài học, trả lời các câu hỏi, bài tập sgk

- Làm bài tập: lập bảng thống kê những sự kiện tiêu biểu của phong trào dân chủ 36-39.

- Chuẩn bị trước nội dung bài mới – bài 20:Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936-1939

- Kết hợp SGK trả lời các câu hỏi trong bài.

- Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung bài học.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

...

...

...

---

Tiết 24 Ngày soạn: ...

Ngày dạy: ...

Bài 20 CUỘC VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ TRONG NHỮNG NĂM 1936-1939

(22)

I Mục tiêu bài dạy

1 Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

Những diễn biến chính của phong trào dân chủ trong những năm 1936-1939; Mặt trận Đông Dương, ý nghĩa.

2. Kĩ năng : Tập dượt cho học sinh so sánh các hình thức đấu tranh trong những năm 1936-1939 với 1930-1931 để thấy được sự chuyển hướng của phong trào đấu tranh; Biết sử dụng tranh ảnh lịch sử.

- Kỹ năng sống: Giao tiếp, tư duy, hợp tác, kiên định,lắng nghe...

3 Thái độ: Giáo dục cho HS lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.

- Giáo dục cho học sinh học tập theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

4. Năng lực : Hợp tác, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề II.Chuẩn bị

Giáo viên: Giáo án, bản đồ Việt Nam, tranh ảnh liên quan Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi sgk III. Phương pháp, kĩ thuật

-PP : Trình bày miệng, trực quan, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề...

- KT: Đặt câu hỏi, tư duy, nhóm, động não...

IV.Tiến trình giờ dạy 1. ổn định tổ chức (1p) 2. Kiểm tra bài cũ( 5p)

Câu hỏi: Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô Viết Nghệ Tĩnh là chính quyền cách mạng của quần chúng Đảng lãnh đạo.

Đáp án, biểu điểm:

- Trình bày những việc làm của chính quyền Xô Viết Nghệ Tình: Tổ chức chính quyền , Các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quân sự- 6 đ.

- K đ: Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở các địa phương, tỏ rõ bản chất CM và tính ưu việt của chính quyền cách mạng-> đó là chính quyền của dân, do dân, vì dân.

3 Giảng bài mới:

a. GT bài (1p) Hoàn cảnh thế giới và trong nước những năm 1936-1939 thay đổi như thế nào mà Đảng ta lại đề ra sách lược và hình thức đấu tranh mới? Sách lược và hình thức đấu tranh đó có gì khác so vớ những năm 1930-1931? Phong trào đòi tự do dân chủ trong những năm 1936-1939 diễn ra ntn? Có ý nghĩa gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1.( 15’) cá nhân/nhóm

- Mục tiêu : Hs hiểu tình hình thế giới và trong nước.

-PP : Trình bày miệng, trực quan, vấn đáp,

I. Tình hình thế giới và trong nước.

1. Thế giới.

(23)

- KT: Đặt câu hỏi, tư duy..

?Tình hình thế giới sau cuộc tổng khủng hoảng kinh tế 1929-1933, có gì đáng chú ý?

- Mâu thuẫn XH trong các nước TBCN càng thêm sâu sắc. Giai cấp tư sản lũng đoạn ở nhiều nước mưu tìm lối thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách thiết lập chế độ phát xít.

GV: Chủ nghĩa phát xít đã ra đời trên thế giới, đe doạ an ninh loài người, điển hình nhất là chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật dẫn đến nguy cơ chiến tranh thế giới mới.

? Đứng trước nguy cơ đó, Quốc tế cộng sản đã làm gì?

- Đại hội lần thứ VII Quốc tế cộng sản(7/1935) tại Matxcơva.Đã xác định kẻ thù của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít -> đề ra chủ trương thành lập mặt trận ND ở các nước.

? Trong thời gian này, tại Pháp Đảng cộng sản đã có những việc làm gì?

- Năm 1936, mặt trận ND Pháp do Đảng cộng sản Pháp làm nòng cốt, thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền, áp dụng 1 số chính sách tự do dân chủ cho các nước thuộc địa.

? Tình hình Việt Nam sau cuộc khủng hoảng KT thế giới 1929-1933 có gì chú ý?

- Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng KT 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến đời sống của các giai cấp và tầng lớp ND, bọn cầm quyền phản động ở Đông Dương thi hành chính sách bóc lột, khủng bố...

GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm

? Nét mới của hoàn cảnh lịch sử thời kì này là gì?

Các nhóm thảo luận nhóm

Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm,

- Chủ nghĩa phát xít nắm quyền ở Đức, ý, Nhật đe doạ nền dân chủ và hoà bình thế giới.

-Tháng 7/1935, Đại hội VII Quốc tế cộng sản họp tại Matxcơva chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở các nước để chống phát xít, chiến tranh.

- Mặt trận ND Pháp lên nắm chính quyền ở Pháp, ban bố những chính sách tiến bộ áp dụng cho cả thuộc địa.

2. Trong nước.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế tác động đến đời sống các tầng lớp, giai cấp.

- Bọn cầm quyền thi hành chính sách phản động.

(24)

lớp nhận xét -> GV chốt ý đúng.

- Tình hình lúc này có nét mới, trong đó nổi bật nhất là chủ nghĩa phát xít xuất hiện, quốc tế cộng sản đề ra chủ trương đúng đắn nhằm tập hợp lực lượng dân chủ chống chủ nghĩa phát xít. Để có đường lối đấu tranh phù hợp, Đảng ta phải có chủ trương mới.

Hoạt động 2( 10’) cá nhân

- Mục tiêu : Hs nắm được sự ra đời Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ.

-PP : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề...

- KT: tư duy, nhóm, động não...

? Em hãy cho biết chủ trương của Đảng ta trong thời kì vận động cân chủ 1936-1939?

-Đảng CSĐD nhận định kẻ thù cụ thể trước mắt của ND Đông Dương lúc này là bọn phản động Pháp là bè lũ tay sai->Đảng ta quyết định tạm thời hoà hoãn các khẩu hiệu trước và thay thế bằng khẩu hiệu phù hợp ->Đề ra chủ trương lập mặt trận ND phản đế Đông Dương, sau đổi thành mặt trận dân chủ Đông Dương.

-Về hình thức, phương pháp đấu tranh đổi từ bí mật, bất hợp pháp chuyển sang đấu tranh công khai, bán công khai.

?Em hãy trình bày các phong trào dân chủ 1936-1939?

-Từ giữa năm 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào đấu tranh công

khai rộng lớn, mở đầu là cuộc vận động lập uỷ ban trù bị Đông Dương đại hội nhằm thu thập nguyện vọng của quần chúng

? Quần chúng nhân dân đã nêu lên những nguyện vọng gì?

HS dựa vào phần chữ nhỏ trả lời

-Đầu 1937, nhân dịp đón phái viên chính phủ

II. Mặt trận dân chủ Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ.

1. Chủ trương của Đảng

- Thay đổi khẩu hiệu đấu tranh .

- Thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương(1936) sau đó đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dương.

- Phương pháp đấu tranh: Công khai, bán công khai kết hợp với bí mật để đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục quần chúng.

2. Phong trào đấu tranh

- Đảng chủ trương thực hiện phong trào Đông Dương đại hội-> Nhiều uỷ ban hành động ra đời lãnh đạo đấu tranh

-1937 nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa

“dân nguyện” đã diễn ra. Lực lượng : công – nông.

-Phong trào đấu tranh của quần chúng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.

+Tháng 11/1936, công nhân công ty than Hòn Gai tổng bãi công.

(25)

Pháp và toàn quyền của xứ Đông Dương, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa “dân nguyện” đã diễn ra, lực lượng đông nhất là công- nông.

? Em hãy cho biết giai cấp công nhân và nông dân đưa những yêu sách gì?

-Công nhân đòi tự do lập nghiệp đoàn, tăng lương, bớt giờ làm, thi hành luật lao động...Nông dân đòi chia lại ruộng công, chống sưu cao, thuế nặng, giảm tô...

? Phong trào đấu tranh công khai của quần chúng diễn ra ntn?

-Phong trào đấu tranh của quần chúng với các cuộc bãi công, bãi thị, bãi khoá, mít tinh nổ ra mạnh mẽ, nhất là ở các thành phố, khu mỏ và đồn điền cao su. Tháng 11/1936 công nhân công ty Hòn Gai bãi công, ngày 1/5/1938 mít tinh tại khu Đấu Xảo(Hà Nội)

GV giới thiệu cho HS quan sát H-33: Cuộc mít tinh ở khu Đấu Xảo(Hà Nội).(SGV-105).

? Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí diễn ra ntn?

- Dựa vào SGK để trình bày

? Từ cuối 1938, phong trào dân chủ công khai phát triển ntn?

- Dựa vào SGK để trình bày

? Em có nhận xét gì về phong trào dân chủ 1936-1939?

-Phong trào quần chúng rộng rãi, thu hút đông đảo nhân dân tham gia ở cả nông thôn và thành thị, trên phạm vi cả nước, hình thức đấu tranh phong phú với mục đích đòi tự do dân chủ.

Hoạt động 3.(10’) học theo tình huống

- Mục tiêu : Hs hiểu ý nghĩa của phong trào.

- PP : Trình bày miệng, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề...

- KT: Đặt câu hỏi, tư duy,

? Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?

+Ngày 1/5/1938, diễn ra mít tinh tại khu Đấu Xảo(Hà Nội).

-Nhiều tờ báo công khai của Đảng, Mặt trận dân chủ Đông Dương...ra đời (Tiền Phong, Dân chúng, Lao động)

-Từ cuối 1938, phong trào đấu tranh công khai thu hẹp dần.

III. Ý nghĩa của phong trào.

(26)

-Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là một cao trào CM dân tộc, dân chủ rộng lớn. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng đựơc mở rộng, thấm sâu trong nhân dân.

-Chủ nghĩa Mác-Lê-nin cũng như đường lối chính sách của Đảng, của Quốc tế cộng sản được phổ biến tuyên truyền và giáo dục sâu rộng...

GV: Khẳng định phong trào dân chủ 1936- 1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 chuẩn bị cho CM tháng 8/1945(sau cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất(1930-1931).

4.Củng cố .

- GV hệ thống lại bài

- Bài tập: Hãy liên hệ với PTCM 30 – 31 để tìm ra điểm khác nhau về đối tượng CM, nhiệm vụ, LL, hình thức, PTCM so với PTCMDTDC 36 – 39.

Nội dung PT 30 - 31 PT 36 - 39

Đối tượng CM Đế quốc và PK Bọn phản động thuộc địa Pháp

Nhiệm vụ Chống phát xít, chống chiến tranh,

đòi tự do cơm áo hoà bình->T/c trước mắt

LLCM ND và CN Các tầng lớp nhân dân

Địa bàn hoạt động Khắp B-T-N ở thành thị là chủ yếu Hình thức và PP đấu

tranh

Bí mật hợp pháp Bạo động, vũ trang

Hợp pháp nửa hợp pháp,công khai và bán công khai .

Biểu tình, mít tinh 5. Hướng dẫn học bài ở nhà .

Học bài theo câu hỏi trong SGK. Hoàn thành bảng so sánh.

Đọc và chuẩn bị trước bài 21: Việt Nam trong những năm 1939-1945 - Kết hợp SGK trả lời các câu hỏi trong bài.

- Sưu tầm tư liệu có liên quan đến nội dung bài học.

V. Rút kinh nghiệm

(27)

...

...

...

--- CHƯƠNG III:

CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNGTHÁNG TÁM NĂM 1945 Mục tiêu chung chương III

1.Về kiến thức: Giúp học sinh năm được

- Tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1936-1945; các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô Lương: Nguyên nhân bùng nổ, diến biến chính , ý nghĩa; Tình cảnh nhân dân dưới 2 tầng áp bức Nhât- Pháp

- Các chủ trương của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 5/1941( chú ý việc đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu và vai trò của lãng tụ Nguyễn ái Quốc); Sự ra đời của mặt trận Việt Minh và việc xậy dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang trên khắp các vùng cả nước.

- Thời cơ khởi nghĩa và lệnh Tổng khởi nghĩa; Cuộc Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc( diến biến, đặc biệt lưu ý khởi nghĩa ở Hà Nội , Huế, Sài Gòn); Thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa và ra bản tuyên ngôn độc lập; Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng 8 năm 1945.

2. Về kĩ năng:

- Kĩ năng bài học;

- Tập dượt cho học sinh biết phân tích các thủ đoạn thâm độc của Pháp-nhật, biết đánh giá ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy đầu tiên.

- Rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng tranh ảnh, lợc đồ lịch sử; Tập dượt phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử

- Kỹ năng sống :

+KN tư duy tìm hiểu , phán đoán, hợp tác ,giao tiếp...

+ Kĩ năng hợp tác ,giao tiếp, giải quyết vấn đề + Kĩ năng lắng nghe

3.Về tư tưởng:

- Giáo dục cho HS lòng căm thù đế quốc, phát xít Pháp- Nhật vầ lòng kính yêu khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta.

- Giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

- Giáo dục cho HS lòng yêu kính chủ tịch Hồ Chí Minh, lòng tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng và niềm tự hào dân tộc.

---

(28)

Ngày soạn……/1/2020 Ngày giảng……/1 / 2020 BÀI 21:

Tiết 25 VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939-1945

I. Mục tiêu bài dạy 1 Về kiến thức:

Tình hình thế giới và Đông Dương trong những năm 1936-1945; các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô Lương: Nguyên nhân bùng nổ, diến biến chính , ý nghĩa; Tình cảnh nhân dân dưới 2 tầng áp bức Nhât- Pháp..

2.Về kĩ năng :

- Tập dượt cho học sinh biết phân tích các thủ đoạn thâm độc của Pháp-nhật, biết đánh giá ý nghĩa của ba cuộc nổi dậy đầu tiên.

- Kỹ năng sống: Giao tiếp, tư duy, hợp tác, kiên định lắng nghe...

3. Về tư tưởng:

- Giáo dục cho HS lòng căm thù đế quốc, phát xít Pháp- Nhật vầ lòng kính yêu khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta.

4. Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề II.Chuẩn bị .

Giáo viên:, Giáo án, tài liệu, tranh ảnh, lược đồ ba cuộc nổi dậy đầu tiên.

Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi theo hệ thống câu hỏi sgk III. Phương pháp- kỹ thuật

-Phương pháp: Trình bày miệng, trực quan, vấn đáp, , tường thuật, nêu và giải quyết vấn đề...

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, giao việc, nhóm...

IV. Tiến trình giờ dạy - giáo dục 1 ổn định tổ chức(1p)

2 Kiểm tra bài cũ (3

? Mặt trận Dân chủ nhân dân Đông Dương ra đời trong hoàn cảnh nào? Đứng trước tình hình thế giới và trong nước Đảng ta có chủ trương gì? Em có nhận xét gì về chủ trương đó của Đảng?

Hướng dẫn:

- Nêu được hoàn cảnh ra đời:

- Chủ trương..

- Nhận xét...

3 Bài mới

Giới thiệu bài (1p) Khái quát câu trả lời của học sinh phần kiểm tra bài cũ và dẫn dắt vào bài: Tình hình trong nước và thế giới lúc này có những thay đổi ntn?

(29)

Những cuộc nổi dậy đầu tiên diễn ra ntn?nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của các cuộc nổi dậy đó? Chúng ta cùng tìm hiẻu nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1 (15’) cá nhân

- Mục tiêu: Hs nắm được tình hình thế giới và Đông Dương

- PP: miệng ,trực quan, vấn đáp, nêu vấn đề, . - KT: động não, giao việc,

HS: đọc mục I/sgk

Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra khi nào?

Tình hình nước Pháp có gì nổi bật?

- 9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ - 6/1940 Đức tấn công Pháp, TB phản động

Pháp nhanh chóng đầu hàng.

Ở Viễn đông tình hình chiến sư diễn ra thế nào?

ý bên.

Tại Đông Dương tình hình quân Pháp ntn?

Nêu theo sgk: TDP đứng trước hai nguy cơ:

+ CMĐD ngày càng lớn mạnh và phát xít Nhật lâm le hất cẳng Pháp

+ Pháp –Nhật câu kết với nhau để cùng áp bức, bóc lột nhân dân ĐD.

Đứng trước tình hình đó quân Pháp đã làm gì?

- Thoả hiệp với Nhật

Tại sao pháp- nhật thoả hiệp với nhau?

Hs giải thích

GV Bổ sung thêm: Trong quá trình thoả hiệp, N-P ngày càng câu kết chặt chẽ với nhau song mỗi tên lại có các thủ đoạn thâm độc riêng để phục vụ quyền lợi của mình.

Em hãy chỉ ra thủ đoạn thâm độc của Pháp- Nhật?

+ Nhật: Lấn dần từng bước biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng.

Biến thực dân Pháp thành công cụ để vơ vét của cải, đàn áp cách mạng -> thâm độc

+ Pháp: Có nhiều thủ đoạn gian xảo: Thi hành

I.Tình hình thế giới và Đông Dương

- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ,phát xít Đức tấn công Pháp TB phản động Pháp nhanh chóng đầu hàng (6/1940)và làm tay sai cho Đức.

- Quân phiệt Nhật đẩy mạnh xâm l- ược TQ, tiến sát biên giới Việt- Trung và tiến vào ĐD (9/1940).

- Nhật- Pháp câu kết với nhau đàn áp bức, bóc lột nhân dân ta

- Thủ đoạn của Pháp- Nhật (SGK)

=>Mâu thuẫn giữa toàn thể dtộc Đông Dương với Pháp –Nhật trở nên sâu sắc, phong trào cách mạng bùng lên mạnh mẽ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sự năng động, sáng tạo thể hiện mọi khía cạnh trong cuộc sống.Chúng ta phải luôn tích cực, chủ động, linh hoạt trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày, không

- Biết được cách rèn luyện bản thân trở thành người tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội2.

Hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác, rõ lời, thể hiện đúng sắc thái và tình cảm của bài hát.. Hoạt động ứng dụng Hoạt động

Sự năng động, sáng tạo thể hiện mọi khía cạnh trong cuộc sống.Chỳng ta phải luôn tích cực, chủ động, linh hoạt trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày, không

- Có thái độ đúng đắn trước những biểu hiện sống có lý tưởng, biết phê phán, lên án những hiện tượng sinh hoạt thiếu lành mạnh, sống gấp, sống thiếu lý tưởng của

- GV kết luận: Thể hiện sự tôn trọng với UBND em phải tích cực tham gia và ủng hộ các hoạt động chung của UBND để hoạt động đạt kết quả tốt nhất.. Hoạt động

tính kỉ luật khi tham gia các hoạt động; có thái độ đúng đắn khi tập luyện , thi đấu và tham gia các hoạt động cũng như trong cuộc sống, tính kiên trì, vượt khó

- Chuẩn bị các clip, các hình ảnh về hành động vô lễ hoặc thiếu trung thực của học sinh với thầy cô.... TIẾN TRÌNH