• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 8/11/2019 Tiết 24 Ngày giảng: 11/11

BÀI 22: VỆ SINH HÔ HẤP I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- HS trình bày được tác hại của các tác nhân gây ô nhiễm không khí với hoạt động hô hấp.

- HS giải thích được cơ chế khoa học của sự luyện tập TDTT đúng cách.

- Đề ra các biện pháp luyện tập để có ,ột hệ hô hấp khỏe mạnh và thể hiện tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp kiến thức.

- Kĩ năng vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế.

3. Thái độ:

- Tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, bảo vệ môi trường .Có ý thức rèn luyện bảo vệ hệ hô hấp.

4. Giáo dục kĩ năng sống và nội dung tích hợp:

- Kĩ năng ra quyết định hình thành các kĩ năng bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại và tập luyện hô hấp thường xuyên, kĩ năng tư duy phê phán những hành vi gây hại đường hô hấp.

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực, kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp.

- Tích hợp: Giáo dục BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu 5. Các năng lực hướng tới:

* Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực tự quản lí.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông - Năng lực tính toán

* Năng lực chuyên biệt:

(2)

- Năng lực kiến thức Sinh học: Kiến thức về tác nhân gây bệnh hô hấp, các bênh hô hấp thường gặp và biệp pháp phòng bệnh hô hấp

- Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, thu thập thông tin, xử lí kết quả, đưa kết luận

II. Chuẩn bị

- GV: Chuẩn bị tư liệu về ô nhiễm môi trường, máy chiếu.

- HS: Nghiên cứu bài và trả lời câu hỏi thảo luận của bài.

III. Phương pháp - Dạy học nhóm - Hỏi chuyên gia - Vấn đáp -tìm tòi - Trình bày 1 phút - Trực quan.

- Giải quyét vấn đề IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định (1p)

2. Kiểm tra bài cũ (3p)

Câu hỏi: Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và tế bào?

- Sự trao đổi khí ở phổi:

ôxi khuyếch tán từ phế nang vào máu còn cacbonnic khuyếch tán từ máu vào phế nang

- Sự trao đổi khí ở tế bào: ôxi khuyếch tán từ máu vào tế bào còn cacbonnic khuyếch tán từ tế bào vào máu

3. Các hoạt động dạy học

* Hoạt động 1: Khởi động (2p) - Mục tiêu: đặt vấn đề vào bài mới

GV yêu cầu HS lên bảng kể một vài bệnh tổn thương về hệ hô hấp mà em biết?

Vậy nguyên nhân gây ra các hậu quả tai hại đó là gì? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề này.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (28p)

(3)

- Mục tiêu: - Mục tiêu: Biết các tác nhân chủ yếu ảnh hưởng tới hệ hô hấp từ đó có biện pháp bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại. Biết các biện pháp rèn luyện hệ hô hấp.

- Cách tiến hành:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

- Hoạt động nhóm bàn: GV yêu cầu HS đọc thông tin ở bảng 22 và thảo luận các câu hỏi:

+ Không khí có thể bị ô nhiễm và gây tác hại tới hoạt động hô hấp từ những loại tác nhân như thế nào?

+ Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại?

HS đọc thông tin bảng 22, thảo luận

HS: Không khí chứa ít oxi, nhiều cacbonic, nhiều khí độc, nhiều vi khuẩn gây bệnh

Các loại tác nhân như: Bụi, khí độc có hại như NOx, SOx, CO, nicotin

Không hút thuốc lá, trồng nhiều cây xanh, thường xuyên dọn vệ sinh, không khạc nhổ bừa bãi……….

- GV yêu cầu HS liên hệ bản thân đã làm gì để bảo vệ môi trường

HS liên hệ để tìm ra các biện pháp bảo vệ môi trường

GV gọi HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung GV nhận xét và HS rút ra KL

- Hoạt động nhóm lơn ( 2 bàn là 1 nhóm)

1. Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

2. Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

3. Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có một hệ hô hấp khỏe mạnh?

I. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại

- Các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp là bụi, chất khí độc, vi sinh vật gây nên các bệnh lao phổi, viêm phổi, ngộ độc, ưng thư phổi...

- Biện pháp:

+ Xây dựng môi trường trong sạch

+ Không hút thuốc lá + Đeo khẩu trang khi lao động ở nơi có nhiều bụi...

II. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh

(4)

- HS đọc thông tin, thảo luận sau đó trình bày. Yêu cầu nêu được

1. Khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng vì có tổng dung tích phổi là tối đa và lượng khí cặn là tối thiểu.

2. Khi thở sâu và giảm nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp vì tỉ lệ khí hữu ích tăng lên, tỉ lệ khí trong khoảng chết giảm đi.

3. Luyện tập TDTT thường xuyên, đều đặn từ bé, phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở.

- GV nhận xét và yêu cầu HS tự rút ra kết luận - GV giảng giải thêm:

+ Dung tích sống phụ thuộc vào dung tích phổi và dung tích cặn

+ Dung tích phổi phụ thuộc vào dung tích lồng ngực

+ Dung tích lồng ngực phụ thuộc sự phát triển của lồng ngực

- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung

- Cần luyện tập thể dục thể thao thường xuyên phối hợp tập thở sâu và nhịp thở từ bé sẽ có hệ hô hấp khỏe mạnh.

- Luyện tập thể dục thể thao vừa sức, rèn luyện từ từ.

Hoạt động 3: Luyện tập (2p)

* Mục tiêu: Củng cố kiến thức của bài, rèn kĩ năng trình bày trước tập thể.

- Giáo viên yêu cầu HS lên bảng trả lời

- Trình bày các tác nhân gây hại cho hệ hô hấp và tác hại của chúng?

Hoạt động 4: Vận dụng (3p)

*Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích thực tế.

Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?

Câu hỏi 2 sgk - 73

Hoạt động 5: Tìm tòi – mở rộng (4p)

(5)

*Mục tiêu: Khuyến khích học sinh tìm hiểu thêm hoạt động hô hấp -Tiến hành: Cho HS đọc mục em có biết

Tại sao công nhân mỏ làm việc trong các hầm lò có hiện tượng bị ngạt thở khi không có sự thông gió?

4. Hướng dẫn về nhà (2p)

* Học bài cũ:

- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 sgk- 70

* Chuẩn bị bài mới:

- Đọc bài: Bài 23: Thực hành hô hấp nhân tạo

- Chuẩn bị theo nhóm: Chiếu, gối, gạc cứu thương hoặc mảnh vải có kích thước 40 x 40cm.

- Giờ sau học tại phòng thực hành V. Rút kinh nghiệm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông (18p) - Mục tiêu: HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời

Nhận biết thêm 1 số đại diện khác của lớp hình nhện như: cái ghẻ, ve bò, bọ cạp thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau  Đặc điểm chung của lớp

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu