• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28 Ngày soạn: Ngày 25 tháng 3 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 28 tháng 3 năm 2022 TOÁN

TIẾT 136: ÔN TẬP 4 PHÉP TÍNH TRONG PHẠM VI 100 000 (TT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Tiếp tục củng cố về thực hiện các phép tính : cộng , trừ , nhân , chia (nhẩm , viết) trong đó có trường hợp cộng nhiều số .

- Luyện giải bài toán có hai phép tính . - Làm được BT 1, 2, 3, 4(cột 1, 2)

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.

- GD HS chăm học toán, . II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC - GV: SGK, VBT, ƯDCNTT - HS: Bảng con, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động mở đầu :(5’)

* Khởi động : - 2 HS lên làm bài

1996 + x = 2002 x 3 = 9861 - GV nhận xét, đánh giá

* Kết nối bài học

Trong giờ học hôm nay cô cùng các con sẽ đi ôn tập hệ thống lại các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100000 và giải toán bằng hai phép tính.

2. HĐ luyện tập – thực hành: 25’

Bài 1: Làm việc cá nhân – Cả lớp + Bài tập yêu cầu gì?

+ Khi biểu thức không có dấu ngoặc ta làm như thế nào?

+ Khi biểu thức có dấu ngoặc ta làm như nào?

+ Khi tính giá trị biểu thức cần chú ý điều gì?

- Cho HS làm cá nhân.

- Gọi HS làm bài.

- Giúp đỡ HS yếu.

- Nhận xét, chốt bài.

- HS làm bài, lớp nhận xét

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ

- Lắng nghe

Tính nhẩm.

- Tính nhân, chia trước, cộng trừ sau.

- Tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.

- Cần chú ý thứ tự thực hiện tính giá trị biểu thức.

a) 3000 + 2000 2 = 7000 ( 3000 + 2000) 2 = 10000

- HS làm trong vở, 1 HS làm bảng nhóm.

- Đọc và nêu cách nhẩm.

- Nhận xét, chữa bài.

(2)

Bài 2: Làm việc cá nhân – Cả lớp + Nêu yêu cầu bài tập?

- Cho HS làm cá nhân, đổi chéo vở KT bài bạn.

- Gọi HS làm bài.

- Nhận xét, chốt cách đặt tính và tính.

Bài 3: Làm việc cặp đôi – Cả lớp - Gọi HS đọc bài toán.

? Bài toán cho biết gì?

? Bài toán hỏi gì?

- Muốn biết còn lại bao nhiêu lít dầu em cần biết gì?

- Dựa vào đâu đề tìm số lít dầu đã bán?

- Cho HS thảo luận làm theo cặp.

- Gọi HS làm bài.

- Nhận xét, chốt dạng toán

Bài 4: Làm việc cá nhân – Cả lớp - Gọi hs nêu yêu cầu bài?

- Y/C hs làm bài

- Gọi hs nhận xét, chữa bài

- Hãy nêu cách tìm số trong ô trống?

- GV nhận xét, chữa bài.

3.Ứng dụng (5 phút)

- GV gọi Hs nêu lại ND bài học - Cho HS tìm số lớn nhất, số bé nhất có 5 chữ số.

* Củng cố, dặn dò:

- Đặt tính rồi tính.

- HS làm trong vở, 2 HS làm bảng nhóm.

- Đọc và nêu cách làm.

- Nhận xét, chữa bài.

18348 6

3058

- 1 HS đọc BT.

- Một cửa hàng có 6450l dầu, đã bán được 1/3 số dầu đó.

- Hỏi cửa hàng đó còn lại bao nhiêu lít dầu?

- Phải biết số lít dầu đã bán

- Dựa vào cách tìm 1 phần mấy của một số.

- HS làm trong vở, 1 cặp làm bảng nhóm.

Bài giải Số lít dầu đã bàn là:

6450 : 3 = 2150 (l) Số lít dầu còn lại là:

6450 – 2150 = 4300 (l) Đáp số: 4300 l dầu - Viết chữ số thích hợp vào ô trống.

- Hs suy nghĩ làm bài - Hs chữa bài.

326 211 x 3 x 4 978 844 - Nhẩm kết quả ô trống.

- Hs nêu - HS nêu:

+ Số lớn nhất có 5 chứ số là: 99999 + Số bé nhất có 5 chứ số là: 10000

(3)

- Về nhà tìm thêm các bài tập về ôn tập bốn phép tính trong phạm vi 100000.

-Về nhà học bài chuẩn bị bài sau: Ôn tập về đại lượng

- Lắng nghe, thực hiện

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

………

………

……….

……….

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN GẶP GỠ Ở LÚC - XĂM - BUA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: Lúc-xăm-bua, sưu tầm, đàn-tơ-rưng, In-tơ-nét, hoa lệ,.. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học Lúc - xăm - bua. (Trả lời được các CH SGK).Dựa vào trí nhớ và gợi ý của SGK HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung.

- Rèn kỹ năng đọc: Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn (Lúc-xăm-bua, Mô-ni-ca, Giét- xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt, …). Ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu và giữa các cụm từ. Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

- Hình thành phẩm chất, năng lực: Có tinh thần hữu nghị, đoàn kết và yêu quý các bạn thiếu nhi quốc tế. Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.

KNS: Giao tiếp: ứng xử lịch sự trong giao tiếp.Tư duy sáng tạo.

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh minh họa trong sách giáo khoa, UDCNTT - Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. 1. Hoạt động mở đầu:(5’) 2. * Khởi động:

- GV cho HS hát bài :“Trái đất này là của chúng mình”

* Kết nối bài học.

- Trong giờ học hôm nay cô cùng các con sẽ đi tìm hiểu câu chuyện kể lại cuộc gặp gỡ của đoàn cán bộ Việt Nam với học sinh một trường tiểu học ở Lúc – xăm – bua. Cuộc gặp gỡ này giúp các em hiểu điều gì, các em hãy đọc truyện để biết nhé.

2. Hình thành kiến thức mới- Luyện tập, thực hành (20 phút)

- HS hát bài: “Trái đất này là của chúng mình”

- Nêu nội dung bài hát.

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

(4)

2.1. Luyện đọc đúng a. GV đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt.

Chú ý cách đọc với giọng kể cảm động, nhẹ nhàng, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện tình cảm thân thiết của thiếu nhi Lúc –xăm- bua, với đoàn cán bộ V.Nam. ....

- Lưu ý giọng đọc cho HS.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

+ Đã đến lúc chia tay.// Dưới làn tuyết bay mịt mù, / các em vẫn đứng vẫy tay chào lưu luyến,/ cho đến khi xe của chúng tôi/ khuất hẳn trong dòng người / và xe cộ tấp nập / của một thành phố châu Âu hoa lệ,/ mến khách.// (...)

- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

e. Tìm hiểu bài:

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài

- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp

+ Đến thăm một trường tiểu học ở Lúc- xăm-bua đoàn cán bộ của ta đã gặp điều gì bất ngờ thú vị ?

- Hs lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (Lúc-xăm-bua, Mô-ni- ca, Giét- xi-ca, in-tơ-nét, lần lượt,...) - HS chia đoạn (3 đoạn như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

+ Đặt câu với từ: hoa lệ:

VD: TP.HCM thật hoa lệ dưới ánh đèn ban đêm.

- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 3.

- 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài

(5)

+ Vì sao các bạn lớp 6 A nói được tiếng việt và có nhiều đồ vật của Việt Nam ? + Các em muốn nói gì với các bạn HS trong câu chuyện này ?

+ Nêu nội dung chính của bài?

- GV nhận xét, tổng kết bài

=> GV chốt lại ND

2.2. Luyện đọc hiều: (15 phút):

- Hướng dẫn học sinh cách đọc nâng cao - Yêu cầu HS nêu lại cách đọc của các nhân vật.

- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ 2.3. Luyện đọc diễn cảm (15 phút) ( UDCNTT):

Luyện đọc lại:

a. Giáo viên nêu yêu cầu của tiết kể chuyện

- Dựa vào trí nhớ và gợi ý của SGK HS kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình, thể hiện lòng mến khách, tình cảm nồng nhiệt của thiếu nhi Lúc-xăm- bua.

- YC kể tự nhiên, sinh động, thể hiện đúng nội dung

+ Câu chuyện được kể theo lời của ai?

+ Cho HS đọc các gợi ý sgk trang 99

+ Gv lưu ý HS : Cần nhớ nội dung từng đoạn truyện và đặt tên cho nội dung từng đoạn.

b. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:

- Gợi ý học sinh đọc gợi ý kết hợp với nội dung bài sgk trang 98, 99 để kể từng đoạn

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

+ Tất cả HS lớp 6A đều giới thiệu bằng tiếng Việt, hát tặng bài hát bằng tiếng Việt, trưng bày và vẽ Quốc Kì Việt Nam.

Nói được các từ thiêng liêng như Việt Nam, Hồ Chí Minh,….

+ Vì cô giáo của lớp đã từng ở Việt Nam cô rất thích Việt Nam. Cô dạy các em tiếng Việt Nam,…

+ Rất cảm ơn các bạn đã yêu quý VN;

Cảm ơn tình thân ái, hữu nghị của các bạn. (...)

*Nội dung: Cuộc gặp gỡ bất ngờ thú vị, thể hiện tình hữu nghị quốc tế giữa đoàn cán bộ Việt Nam với HS một trường tiểu học Lúc - xăm – bua.

- HS chú ý nghe

- Học sinh lắng nghe

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

- Xác định các giọng đọc có trong câu chuyện

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc từng đoạn.

- Các nhóm thi đọc từng đoạn trước lớp.

- Các nhóm thi đọc nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- Hs lắng nghe.

(6)

truyện.

c. Học sinh kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Nêu lại nội dung câu chuyện?

+ Em cần làm gì để thể hiện tình đoạn kết, hữu nghị với các bạn thiếu nhi quốc tế?

*GV chốt bài.

Củng cố, dặn dò: 2’

- GV nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Nêu một số câu truyện về tình đoàn kết hữu nghị.

+ Theo lời của một thành viên trong đoàn cán bộ Việt Nam .

+ Hai em đọc lại các câu hỏi gợi ý.

=> Đọc gợi ý kết hợp nội dung bài đọc đặt tên....

- Kể truyện bằng lời của mình

- Cả lớp đọc thầm gợi ý kết hợp nội dung của từng đoạn trang 98, 99 sgk để kể lại câu chuyện:

+ HS đọc gợi ý

+ Đọc nội dung 3 đoạn - Nhóm trưởng điều khiển:

- Luyện kể cá nhân

- Luyện kể nối tiếp đoạn trong nhóm.

- Các nhóm thi kể nối tiếp đoạn trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- HS trả lời theo ý hiểu (viết thư kết bạn, tìm hiểu về cuộc sống của họ, tham gia các HĐ giao lưu, vẽ tranh, làm thơ, viết bài thể hiện điều đó,...)

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

CHÍNH TẢ (Nhớ - viết) MỘT MÁI NHÀ CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(7)

- Viết đúng: nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp……) - Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 4 chữ.

- Làm đúng bài tập 2a phân biệt tr/ch

- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu tr/ch

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :

- GV: Bảng phụ chép nội dung đoạn thơ cần nhớ - viết - HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động - Cho cả lớp hát

*Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

a. Trao đổi về nội dung đoạn nhớ -viết - Đưa bảng phụ chép sẵn đoạn cần viết - GV đọc đoạn thơ một lượt.

+ 3 khổ thơ nói về những mái nhà của ai?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Bài thơ viết theo thể thơ gì?

+ Các câu thơ cách lề mấy ô?

+ Mỗi khổ thơ cần trình bày như thế nào?

+ Những chữ nào cần viết hoa?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Hát: “Chữ đẹp nết ngoan””

- Lắng nghe - Mở SGK

- 1 Học sinh đọc lại.

- 3 HS nối tiếp đọc thuộc 3 khổ thơ cần viết

+ Mái nhà của chim, của cá, của dím, của ốc và của các bạn nhỏ

+ Thể thơ 4 chữ + Các câu cách lề 3 ô

+ Khi hết một khổ thơ cần cách ra 1 dòng rồi mới chuyển sang khổ tiếp theo + Các chữ đầu câu thơ

- Học sinh nêu các từ: nghìn, lá biếc, sóng xanh, rập rình, lòng đất, nghiêng, lợp,..

- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con

(8)

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho HS viết.

- GV nhận xét chung

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 3 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút) - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- Giáo viên chấm nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

5. HĐ làm bài tập (7 phút)

Bài 2: Điền vào chỗ trống tr hay ch

+ Chú mèo trong bài thơ có gì đáng chê?

6. HĐ ứng dụng (1 phút)

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr.

* Củng cố - dặn dò.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò hs về nhà viết lại bài ra vở luyện và chuẩn bị bài sau

- Lắng nghe

- HS nhớ - viết bài.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe.

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp

=>Đáp án: ban trưa, trời mưa, che, không chịu..

- HS đọc lại bài thơ sau khi đã điền hoàn chỉnh

+ Không chịu mang theo áo mưa, không chịu trú mưa nên bị ốm

- Hs làm bài.

- Hs lắng nghe.

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

(9)

...

...

...

...

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Tiết 55: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Học sinh nêu được tên 3 đới khí hậu trên Trái Đất: nhiệt đới, ôn đới, hàn đới.

- Học sinh nêu được đặc điểm chính của 3 đới khí hậu trên.

- Rèn cho HS kỹ năng sử dụng quả địa cầu: Chỉ trên quả địa cầu vị trí các đới khí hậu.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

- Có ý thức tìm tòi, khám phá khoa học

* GD BVMT: Bước đầu biết có hai loại khí hậu khác nhau và ảnh hưởng của chúng đối với sự phân bố của các sinh vật.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Quả địa cầu (ƯDCNTT) - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu (3 phút)

* Khởi động

+ Một năm có mấy mùa đó là những mùa nào?...

* Kết nối

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng

2. HĐ khám phá kiến thức (30 phút) Việc 1: Các đới khí hậu trên Trái Đất - Cho học sinh quan sát hình trong SGK

+ Chỉ và nói tên các đới khí hậu…

+ Nêu đặc điểm của các đới khí hậu.

- Lớp hát bài: Bốn mùa em yêu

+ Trả lời: 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông - Lắng nghe – Mở SGK

* Nhóm 4 – Lớp

- HS quan sát hình và thảo luận theo nhóm 4

- KQ ghi phiếu học tập và chia sẻ trước lớp

+ HS lên chỉ trên hình vẽ phóng to

* Đặc điểm các đới khí hậu:

+ Nhiệt đới: Thường nóng quanh năm

(10)

=> GV nhận xét và kết luận : Mỗi bán cầu đều có 3 đới khí hậu : nhiệt đới, ôn đới và hàn đới. Mỗi đới khí hậu có đặc điểm riêng.

* Giáo dục BVMT: Ba đới khí hậu này tạo nên 2 loại khí hậu khác nhau là:

nóng và lạnh. 2 loại khí hậu này ảnh hưởng tới sự phân bố của các sinh vật.

Có sinh vật ưa nóng, có sinh vật ưa lạnh.

+ Hãy lấy VD về một số sinh vật sống ở các đới khí hậu khác nhau

*Việc 2: Thực hành

- Hướng dẫn học sinh thực hành theo SGK

- GV nhận xét, đánh giá chung

=> GV chốt lại toàn bộ nội dung bài.

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

- Tìm hiểu về đới khí hậu của một số nước trên thế giới.

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò hs về nhà học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị bài sau,

+ Ôn đới: khí hậu ôn hòa, có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông

+ Hàn đới: rất lạnh, ở hai cực của Trái Đất, quanh năm nước đóng băng.

- HS nghe và nhắc lại

- HS lắng nghe

- HS nối tiếp nêu ví dụ

* Cá nhân – Lớp

+ Chỉ trên quả địa cầu vị trí của VN và cho biết VN thuộc đới khí hậu nào?

+ Tìm các đới khí hậu trên quả địa cầu - HS đọc phần bài học trong sách

- Hs suy nghĩ làm bài.

- Hs lắng nghe.

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 26 tháng 3 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 29 tháng 3 năm 2022

(11)

TOÁN

TIẾT 137: ÔN TÂP VỀ ĐẠI LƯỢNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học (độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam).

- Biết giải các bài toán có liên quan đến những đại lượng đã học - Rèn kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo đại lượng

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học Toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Phấn màu, bảng phụ - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động

- Trò chơi Truyền điện + TBHT điều hành

+ Nội dung về: Nêu các đơn vị đo đại lượng đã học và mối quan hệ của chúng (...)

* Kết nối

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

2. HĐ thực hành (30 phút):

*Việc 1: Củng cố về đơn vị đo Bài 1: Cá nhân – Cả lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập + Khoanh vào trước câu trả lời đúng - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

*Lưu ý trợ giúp để đối tượng M1+ M2 hiểu được mối quan hệ giữa m và cm:

- GV củng cố về mối quan hệ đo độ dài giữa m và cm:

- HS tham gia chơi +Ví dụ: m, cm, dm,...

1dm = 10cm 1m = 100cm (...)

- Nhận xét, đánh giá, tuyên dương bạn nắm vững kiến thức cũ

- Lắng nghe -> Ghi bài vào vở

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm vào vở ghi -> chia sẻ trước và nêu lí do khoanh vào ý B.

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng

(12)

Bài 2: HĐ cá nhân – Cặp đôi - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS thực hiện theo YC của bài

-> GV gợi ý cho HS M1 nhận biết về đơn vị đo khối lượng (gam -> g)

- GV củng cố về đơn vị đo khối lượng (gam - g)

Bài 3: HĐ cá nhân- cả lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GVcho HS quan sát hình vẽ (mô hình đồng hồ),...

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

*Lưu ý khuyến khích để đối tượng M1+M2 chia sẻ nội dung bài.

- GV chốt lại ý đúng

*Việc 2:Củng cố giải toán Bài 4: Nhóm 2 – Lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu nhóm trưởng điều hành - GV trợ giúp HS M1: Làm cách nào để em tìm được số tiền còn lại?

+B1. Tính số tiền có: 2 tờ 2000

+B2. Tính số tiền còn lại: Lấy số tiền có trừ đi số tiền mua bút chì.

- GV chốt kết quả đúng

3. HĐ ứng dụng (1 phút)

- Y/ c hs viết lại bảng đơn vị đo độ dài.

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương hs - Dặn dò hs về nhà chuẩn bị bài sau: Ôn tập về hình học.

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân -> chia sẻ cặp đôi -

>thống nhất kết quả

*Dự kiến đáp án:

+ Quả cam cân nặng 300 gam (200g + 100g = 300g) + Quả đu đủ cân nặng 700 gam

500g + 200g = 700g

+ Quả đu dủ nặng hơn quả cam 400g 700g – 300 g = 400g

- 2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS thực hiện theo YC

- HS lên chia sẻ trước lớp kết quả

* Dự kiến đáp án:

a) HS lên bảng gắn thêm kim phút vào đồng hồ, các em khác nhận xét.

b) Lan đi từ nhà tới trường hết 15 phút

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS thảo luận-> làm vào phiếu - Đại diện các nhóm chia sẻ

* Dự kiến đáp án:

Bài giải Số tiền Bình có là:

2000 x 2 = 4000 (đồng) Số tiền Bình còn lại là:

4000 – 2700 = 1300 (đồng) Đáp số: 1300 đồng - Hs thực hiện.

- Hs lắng nghe.

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

(13)

...

...

...

...

TẬP VIẾT:

ÔN CHỮ HOA A, M, N,V (KIỂU 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng chữ hoa và tương đối nhanh chữ hoa A, M, N,V (kiểu 2) - Viết đúng tên riêng : An Dương Vương

- Viết câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

- Rèn kĩ năng viết chữ. Chữ viết rõ ràng, đều nét và thẳng hàng; biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục hs yêu thích chữ Việt, có mong muốn được viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Mẫu chữ hoa A, M, N, V (kiểu 2) viết trên bảng phụ có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ. Tên riêng và câu ứng dụng viết sẵn trên bảng lớp.

- HS: Bảng con, vở Tập viết

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu (3 phút)

* Khởi động.

+ 2 HS lên bảng viết từ: Phú Yên + Viết câu ứng dụng của bài trước:

Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà Kính già, già để tuổi cho - GV nhận xét, đánh giá chung

* Kết nối.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng 2. HĐ nhận diện đặc điểm và cách viết (10 phút)

Việc 1: Hướng dẫn quan sát, nhận xét:

+ Trong tên riêng và câu ứng dụng có

- Hát: Chữ càng đẹp, nết càng ngoan”

- Thực hiện theo YC - Lớp viết vào bảng con.

- Nhận xét, tuyên dương bạn - Lắng nghe

+ A, M, N,V (kiểu 2),

(14)

các chữ hoa nào được viết kiểu 2?

- Treo bảng 4 chữ.

- Giáo viên viết mẫu cho học sinh quan sát và kết hợp nhắc quy trình.

Việc 2: Hướng dẫn viết bảng

- Giáo viên quan sát, nhận xét uốn nắn cho học sinh cách viết các nét.

Việc 3: Hướng dẫn viết từ ứng dụng - Giới thiệu từ ứng dụng: An Dương Vương

=> Là niên hiệu của vị vua đứng đầu nhà nước Âu Lạc - nhà nước thứ hai của nước ta sau Văn Lang

+ Gồm mấy chữ, là những chữ nào?

+ Trong từ ứng dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Viết bảng con

Việc 4: Hướng dẫn viết câu ứng dụng - Giới thiệu câu ứng dụng.

=> Giải thích: Tháp Mười nổi tiếng với hoa sen, Việt Nam nổi tiếng trên thế giới vì có Bác Hồ. Câu ca dao muốn ca ngợi công lao của Bác Hồ với đất nước Việt Nam

+ Trong từ câu dụng, các chữ cái có chiều cao như thế nào?

- Cho HS luyện viết bảng con

3. HĐ thực hành viết trong vở (20 phút)

Việc 1: Hướng dẫn viết vào vở.

- Giáo viên nêu yêu cầu viết:

+ Viết 1 dòng chữ hoa A, M, N,V (kiểu 2)

+ 1 dòng tên riêng An Dương Vương + 1 lần câu ứng dụng bằng cỡ chữ nhỏ - Nhắc nhở học sinh tư thế khi ngồi viết và các lưu ý cần thiết.

- Giáo viên lưu ý học sinh quan sát các dấu chấm trên dòng kẻ của vở là điểm đặt bút.

- 4 Học sinh nêu lại quy trình viết.

- Học sinh quan sát.

- HS viết bảng con: A, M, N, V

- Học sinh đọc từ ứng dụng.

+ 3 chữ: An Dương Vương

+ Chữ A, D, V, g cao 2 li rưỡi, chữ n, ư, ơ cao 1 li.

- HS viết bảng con: An Dương Vương

- HS đọc câu ứng dụng.

- Lắng nghe.

- HS phân tích độ cao các con chữ - Học sinh viết bảng: Tháp Mười, Việt Nam, Bác Hồ

- Quan sát, lắng nghe.

- Lắng nghe và thực hiện.

(15)

Việc 2: Viết bài:

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết bài, từng dòng theo hiệu lệnh.

- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn, giúp đỡ học sinh viết chậm.

- Nhận xét, đánh giá một số bài viết của HS

- Nhận xét nhanh việc viết bài của HS 4. HĐ ứng dụng: (1 phút)

- Các con tìm thêm những câu ca dao ca ngợi công lao của Bác Hồ

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Tuyên dương hs viết đẹp

- Dặn dò hs về nhà luyện viết thêm và chuẩn bị bài sau.

- Học sinh viết bài vào vở Tập viết theo hiệu lệnh của giáo viên

- Hs nêu theo suy nghĩ.

- Hs lắng nghe.

5. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI BẰNG GÌ? DẤU HAI CHẤM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Tìm được bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Bằng gì ? Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ?

- Bước đầu nắm được cách dùng dấu hai chấm.

- Trả lời đúng các câu hỏi Bằng gì ?, sử dụng dấu hai chấm hợp lí.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục học sinh yêu thích từ ngữ Tiếng Việt, có ý thức sử dụng đúng dấu hai chấm

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT4.

- HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động

(16)

- Trò chơi: “ Dấu câu”

* Kết nối

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

2. HĐ thực hành (28 phút):

HĐ 1: Đặt và trả lời câu hỏi "bằng gì?"

Bài tập 1: HĐ cặp đôi -> Cả lớp - GV giao nhiệm vụ

+ Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1.

+ Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi

“Bằng gì”?

*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT

+ Dựa vào đâu em xác định được đó là bộ phận câu trả lời?

- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng

Bài tập2: Trò chơi Hỏi - Đáp - Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 2.

+ Trả lời các câu hỏi sau:

a. Hằng ngày, em viết bài bằng gì?

b. Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gì?

c. Cá thở bằng gì?

+ Các câu trả lời có chung đặc điểm gì?

* GV lưu ý đối tượng HS M1 biết đặt và trả lời câu hỏi bằng gì?

- GV và HS nhận xét, chốt lời giải đúng.

- Yêu cầu đặt và trả lời một số câu hỏi

"bằng gì?"

*HĐ 2: Cách sử dụng dấu hai chấm Bài tập 3: HĐ cá nhân

- GV giao nhiệm vụ

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài

+ Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống:

- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của TBHT

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

- 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.

*Dự kiến đáp án:

a. Voi uống nước bằng vòi.

b. Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kín.

c. Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình .

+ Bộ phận đó bắt đầu bởi chữ "bằng"

*HĐ cặp đôi

- 2HS nêu yêu cầu BT, lớp đọc thầm.

- HS chơi trò chơi Hỏi- Đáp: Hai HS ngồi cùng bàn hỏi và trả lời

* Dự kiến đáp án:

+ Hàng ngày, em viết bài bằng chiếc bút.

+ Chiếc bàn em ngồi học được làm bằng gỗ

+ Cá thở bằng mang

+ Các câu trả lời cho câu hỏi "bằng gì?"

- HS thực hành

-1 HS nêu yêu cầu, lớp đọc thầm.

(17)

+ Vậy dấu hai chấm dùng để làm gì?

- GV nhận xét, phân tích chốt lại lời giải đúng.

=> GV củng cố về cách dùng dấu hai chấm hợp lí trong khi nói và viết.

3. HĐ ứng dụng (3 phút):

- Tìm các đoạn văn khác trong sách có sử dụng dấu hai chấm và cho biết tác dụng của dấu hai chấm

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

- Dặn dò hs về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

- HS làm bài cá nhân a) Một người kêu lên:

b) Nhà an dưỡng trang bị cho các cụ những thứ cần thiết:

c) Đông Nam Á gồm 11 nước là:

+ Dùng dấu hai chấm khi dẫn lời nói trực tiếp hoặc giải thích, làm rõ ý muốn nói ở phía trước.

- 1HS đọc lại bài đúng (đã bảng điền dấu câu đúng)

- Hs suy nghĩ, làm bài.

- Hs lắng nghe.

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 27 tháng 3 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 30 tháng 3 năm 2022 TOÁN

TIẾT 138: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.

- Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông.

- Rèn kĩ năng nhận biết góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng

* Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3, 4

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác. Yêu thích học toán.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: Bảng phụ, SGK, VBT.

- HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(18)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ mở đầu (5 phút):

* Khởi động

- Trò chơi: Truyền điện với + TBHT điều hành

+ Nội dung :

1m = ...dm 2 dm = ... cm 20cm = ...dm 200 cm =.... m 1kg = ...g 300g + 700g = ....kg - Tổng kết trò chơi

* Kết nối

- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng.

2. HĐ thực hành (28 phút) Việc 1:Ôn góc, trung điểm

Bài 1: HĐ cá nhân – Nhóm 2 – Lớp - Gọi học sinh nêu yêu cầu BT1

- Yêu cầu lớp theo dõi đổi chéo vở và chữa bài.

- TBHT điều hành

a) Có mấy góc vuông? Nêu tên đỉnh và cạnh của góc vuông đó

b)Nêu trung điểm AB, ED

c) Xác định trung điểm I của đoạn thẳng MN, trung điểm K của đoạn thẳng CD.

+ Em xác định được trung điểm của đoạn thẳng bằng cách nào?

*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT

- GV củng cốgóc, trung điểm

- HS tham gia trò chơi + 1 HS viết số

- HS hoàn thành các bài tập

- Nêu lại MQH giữa các đơn vị đo khối lượng

- Lắng nghe, ghi bài vào vở

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân->Đổi chéo vở KT - Chia sẻ KQ trước lớp kết quả

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng

*Dự kiến đáp án:

6 góc vuông là:

+ Đỉnh A cạnh AM, AE + Đỉnh E cạnh EA, EN + Đỉnh N cạnh NE, NM.

+ Đỉnh N cạnh NM, ND + Đỉnh M cạnh MA, MN.

+ Đỉnh M cạnh MN, MB + Trung điểm AB: M; ED: N + Xác định trên hình vẽ.

+ Chia đoạn thẳng thành 2 phần bằng nhau.

- HS lắng nghe

- HS nêu yêu cầu bài tập:

- HS làm bài cá nhân vào vở - Chia sẻ kết quả, nêu cách tính

(19)

Việc 2:Ôn tính chu vi Bài 2: HĐ cá nhân – Lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

* GV lưu ý HS M1 +M2:

+ Muốn tính chu vi hình tam giác biết độ dài 3 cạnh ta làm thế nào?(Lấy ba cạnh cộng lại với nhau)

=> GV nhận xét, chốt đáp án

Bài 3: HĐ cá nhân – Cả lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân - TBHT điều hành cho lớp chia sẻ - Giúp HS M1, M2:

+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật biết chiều dài chiều rộng ta làm thế nào?(Lấy Tổng chiều dài, chiều rộng nhân với 2) - GV nhận xét, chốt đáp án

Bài 4 : HĐ cặp đôi – Lớp

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài

- TBHT điều hành cho lớp chia sẻ

- GVcủng cố cách tính chu vi hình vuông và tính cạnh hình vuông.

3. HĐ vận dụng (1 phút):

- HS thực hành ôn tập về hình học: Các bài toán liên quan đến chu vi

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn dò hs về nhà chuẩn bị bài mới.

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng

*Dự kiến đáp án:

Bài giải

Chu vi hình tam giác là:

35 + 26 + 40 = 101 (cm) Đ/S: 101 cm

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài -> Trao đổi, chia sẻ...

- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả

*Dự kiến đáp án:

Bài giải

Chu vi mảnh đất hình chữ nhật là:

(125 + 68 0 x 2 = 386 (m) Đ/S: 386 m

- HS nêu yêu cầu bài tập:

- Thảo luận cặp đôi - Thống nhất KQ:

*Dự kiến đáp án:

Bài giải

Chu vi hình chữ nhật là:

60 + 40) x 2 = 200 (m) Cạnh của hình vuông là:

200 : 4 = 50 (m) Đ/S: 50 m - Hs suy nghĩ làm bài.

- Hs lắng nghe.

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

(20)

...

...

...

...

TẬP ĐỌC:

BÀI HÁT TRỒNG CÂY.

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

-Hiểu ND: Cây xanh mang lại cho người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc. Mọi người hăng hái trồng cây (TL được câc CH SGK; Học thuộc lòng bài thơ) .

- Đọc đúng: rung cành cây, lay lay, vòm cây, nắng xa, mau lớn lên … - Biết ngắt nhịp sau mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Có ý thức trồng và bảo vệ cây xanh II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Tranh minh họa bài đọc. Bảng phụ viết khổ thơ cần hướng dẫn.

- HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động

+ Gọi 2 đọc bài “Bác sĩ Y-éc - xanh”.

+ Yêu cầu nêu nội dung của bài.

- GV nhận xét chung.

* Kết nối

- Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng 2. HĐ Luyện đọc (15 phút)

a. GV đọc mẫu toàn bài thơ:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài thơ, giọng đọc vui tươi, hồn nhiên.

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu thơ kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó:

+ 2 em lên tiếp nối đọc bài “Bác sĩ Y-éc- xanh”

+ Nêu lên nội dung bài.

- HS lắng nghe

- Quan sát, ghi bài vào vở

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => cá nhân (M1) => cả lớp (vòm cây, rung cành cây,

(21)

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài:

Ai trồng cây/

Người đó có tiếng hát/

Trên vòm cây/

Chim hót lời mê say.// (…)

=>GV KL: Toàn bài đọc với giọng nhẹ

nhàng, vui, hồn nhiên, nhấn giọng những từ ngữ khẳng định ích lợi và hạnh phúc mà công việc trồng cây mang lại cho con người: mê say, lay lay, bóng mát, hạnh phúc, mong chờ,...

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động.

3. HĐ Tìm hiểu bài (8 phút)

- Cho học sinh thảo luận và tìm hiểu bài

*GV hỗ trợ TBHT điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp.

+ Cây xanh mang lại những gì cho con người ?

+ Hạnh phúc của người trồng cây là gì ? + Tìm những từ ngữ được lặp đi lặp lại trong Bài thơ.Nêu tác dụng của chúng ? + Bài thơ khuyên chúng ta điều gì?

+ Nêu nội dung của bài?

=>Tổng kết nội dung bài.

4. HĐ Đọc diễn cảm - Học thuộc lòng

lay lay, nắng xa, mau lớn lên ...)

- HS chia đoạn (5 đoạn tương ứng với 5 khổ thơ như SGK)

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng khổ thơ trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Lắng nghe

- Lớp đọc đồng thanh cả bài thơ.

1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

*Trưởng ban Học tập điều khiển lớp chia sẻ kết quả.

+ Tiếng hót mê say của các loài chim, ngọn gió mát, bóng mát, hạnh phúc

+ Được mong chờ cây lớn, được chứng kiến cây lớn lên hàng ngày,...

+ Ai trồng cây/ Người đó có tiếng hát…

Em trồng cây/ Em trồng cây. Cách sử dụng điệp ngữ như một điệp khúc trong bài hát khiến người đọc dễ nhớ, dễ thuộc,

+ Bài thơ khuyên mọi người hăng hái, tích cực trồng cây,...

* Nội dung: Cây xanh mang lại cho người cái đẹp, ích lợi và hạnh phúc.

Mọi người hăng hái trồng cây.

(22)

bài thơ (7 phút)

- Yêu cầu đọc diễn cảm 2 khổ thơ

- Yêu cầu học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ.

- Thi đọc thuộc lòng

- Nhận xét, tuyên dương học sinh.

5. HĐ ứng dụng (1 phút) :

- Sưu tầm các bài thơ có chủ đề tương tự

* Củng cố - dặn dò - Gv nhận xét tiết học.

- Y/ c hs về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.

- Chuẩn bị bài sau cho tốt.

- 1 HS đọc lại toàn bài thơ (M4)

- HS đọc dưới sự điều hành của nhóm trưởng

- Thi đọc diễn cảm trước lớp

- Học sinh đọc thầm, tự nhẩm để HTL từng khổ thơ, bài thơ.

- Các nhóm thi đọc tiếp sức các khổ thơ.

- Cá nhân thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo hình thức “Hái hoa dân chủ” (M1, M2).

- Thi đọc thuộc lòng cả bài thơ (M3, M4) - Hs sưu tầm 1 số bài thơ.

- Hs lắng nghe.

6. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 28 tháng 3 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 5, ngày 31 tháng 3 năm 2022 TOÁN

TIẾT 139: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC (TIẾP) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông và hình đơn giản tạo bởi hình chữ nhật, hình vuông.

- Rèn cho học sinh kĩ năng tính toán và giải toán có lời văn

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh trình bày bài sạch sẽ, rõ ràng. Yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Phiếu học tập - HS: SGK, ...

(23)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. HĐ mở đầu (3 phút) :

* Khởi động

Trò chơi “Bắn tên”.

+TBHT điều hành

+ Nội dung chơi về chu vi, diện tích hình vuông, HCN

+ Muốn tính chu vi hình vuông bạn làm thế nào?

+ Muốn tính chu vi HCN bạn làm thế nào? (…)

- Tổng kết

* Kết nối bài học

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

2. Hoạt động thực hành: (30 phút)

*Việc 1: Ôn diện tích hình vuông Bài 1: Cá nhân – Lớp

- YC HS đọc YC bài

- Giáo viên nhận xét đánh giá.

=>GV chốt đáp án đúng

Bài 2: Làm việc cá nhân – Cả lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

*GV giúp HS M1 hoàn thành bài tập + YC HS thuộc quy tắc tính chu vi hình chữ nhật và HV

- GV nhận xét, lưu ý áp dụng công thức tính chu vi hình vuông, chu vi HCN.

- HS tham gia chơi

- HS trả lời

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài

- 2 HS đọc YC bài

- HS làm bài cá nhân -> chia sẻ KQ

+ HS đếm số ô vuông nêu diện tích mỗi hình.

* Dự kiến đáp án:

+ Hình A có diện tích 8 cm2. + Hình B có diện tích 10 cm2 + Hình C có diện tích 18 cm2 + Hình D có diện tích 8 cm2 - 2 HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài theo YC

- Đại diện một số HS lên chia sẻ KQ trước lớp

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng:

* Dự kiến đáp án:

Bài giải a) Chu vi hình chữ nhật là:

(12 + 6) x 2 = 36 ( cm) Chu vi hình vuông là :

9 x 4 = 36 ( cm)

Chu vi HCN bằng chu vi HV b) Diện tích hình chữ nhật là:

12 x 6 = 72 (cm2) Diện tích hình vuông là:

9 x 9 = 81 (cm2)

Hình vuông có diện tích lớn hơn

(24)

Bài 4 : HĐ nhóm 6 – Lớp Kĩ thuật khăn trải bàn (N6) - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS thực hiện theo ba bước của kĩ thuật khăn trải bàn.

-> GV gợi ý cho HS nhóm đối tượng M1 hoàn thành BT

- GV lưu ý động viên một số HS M1 tương tác, chia sẻ nội dung bài với nhóm - HD kẻ thêm để có HV cạnh 6cm và HV cạnh 3 cm ta tính DT hình H dễ dàng.

* GV củng cố cách làm và lưu ý HS cần tạo ra hình thích hợp để tính DT.

Bài 4 (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm)

-Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả

- GV kiểm tra, chốt đáp án đúng 3. HĐ ứng dụng (1 phút)

- Thực hiện tìm và giải các bài toán về tính diện tích hình vuông, hình CN

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học - Tuyên dương hs

- Dặn dò hs về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.

- 1HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân (viết vào phần phiếu cá nhân) –>trao đổi cặp đôi -> Cả nhóm chia sẻ, thống nhất ghi bài giải vào phiếu...

- Chia sẻ KQ trước lớp kết quả

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng:

* Dự kiến đáp án:

Cách 1: Chia hình H thành 2 HV có cạnh 6cm và 3cm. Diện tích hình H bằng tổng diện tích hai hình vuông

Diện tích hình H là:

6 x 6 + 3 x 3 = 45 (cm2)

Cách 2: Chia hình H thành 2 hình chữ nhật: H1 có CD = 6m, CR= 3 cm; hình 2 có CD= 9cm, CR= 3cm

Diện tích hình H là:

6 x 3 + 9 x 3 = 45 (cm2)

- HS thực hiện Yc bài - HS báo cáo KQ với GV

- Hs suy nghĩ giải 1 số bài toán theo yêu cầu.

- Hs lắng nghe.

4. Điều chỉnh sau bài dạy( nếu có):

(25)

...

...

...

...

TẬP LÀM VĂN

NÓI, VIẾT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết kể lại một việc tốt đã làm để bảo vệ môi trường dựa theo gợi ý (SGK) - Viết được một đoạn văn ngắn (7-10 câu) kể lại việc làm trên.

- Rèn cho học sinh kĩ năng nói, viết.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- HS có ý thức bảo vệ môi trường

*KNS: - Giao tiếp: lắng nghe, cảm nhận, chia sẻ, bình luận.

- Đảm nhận trách nhiệm - Xác định giá trị

- Tư duy sáng tạo.

*GD BVMT: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi sẵn nội dung phần gợi ý, tranh ảnh về bảo vệ môi trường - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động:

* Kết nối

- Giới thiệu bài mới.

- Ghi đầu bài lên bảng

- Lớp hát bài “ Cái cây xanh xanh”

- Nêu nội dung bài hát - Mở SGK

2. HĐ thực hành: (30 phút)

HĐ 1 : Nói về việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường

Bài 1: Cá nhân -> nhóm 4-> cả lớp Bài 1:

- 1 Hs nêu yêu cầu bài tập -> lớp đọc

(26)

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

+ GV đưa bảng phụ có sẵn gợi ý

- GV giới thiệu một số tranh, ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường .

- GV cho HS nói đề tài của mình.

- GV nhắc HS có thể bổ sung tên những việc làm khác có ý nghiã bảo vệ môi trường ( ngoài gợi ý trong SGK).

- GV cho HS kể theo nhóm 4

- GV cho HS thi kể

+ TBHT điều hành cho các bạn chia sẻ nội dung bài

+ GV đánh giá

* Giáo dục BVMT: Môi trường sống xung quanh chúng ta đang ngày càng ô nhiễm. Cần bảo vệ môi trường bằng các việc làm thiết thực.

Lưu ý: Khuyến khích M1+M2 chia sẻ nội dung học tập trong nhóm

HĐ 2: Viết đoạn văn kể lại việc làm trên

Bài 2:Cá nhân -> cả lớp

- Viết một đoạn văn ngắn kể lại một việc tốt em đã làm để bảo vệ môi trường.

- GV nhắc HS ghi lại lời kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn ( từ 7 đến 10 câu).

- Yêu cầu HS làm bài vào VBT

+ TBHT điều hành cho các bạn chia sẻ nội dung bài

thầm theo .

+1 HS đọc các gợi ý a và b.

- HS QS, lắng nghe

- HS nói tên đề tài mình chọn kể.

- HS nghe

- HS từng nhóm kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm.

+ Một số HS thi kể trước lớp.

- Cả lớp nhận xét.

- HS lắng nghe

- Hs nêu yêu cầu bài - Lắng nghe.

- Hs viết bài vào vở BT

+ Hs nhận xét, chia sẻ, bổ sung

- HS đọc lại đoạn văn trước lớp - Bình chọn viết tốt nhất

(27)

- Gọi một số HS đọc bài viết trước lớp.

- GV và lớp nhận xét về thông báo: cách dùng từ, sử dụng dấu câu,...

- Giáo viên tuyên dương, khen ngợi.

*Lưu ý: Khuyến khích Hs M1 tham gia vào hoạt động chia sẻ.

- Lắng nghe

3. HĐ ứng dụng (1 phút) :

- HS tuyên truyền mọi người xung quanh cùng thực hiện bảo vệ môi trường bằng những việc làm thiết thực.

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học . Dặn dò hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Hs tuyên truyền thông điệp bảo vệ môi trường tới gia đình và mọi người.

4. Điều chỉnh – bổ sung

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 29 tháng 3 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 6, ngày 1 tháng 4 năm 2022 TOÁN

TIẾT 140: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Giải được các bài toán có lời văn

- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán bằng hai phép tính .

*Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2, 3.

(28)

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút) :

* Khởi động

- LT cho lớp khởi động bài hát bằng các động tác.

* Kết nối

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- TBVN điều hành lớp hát, vận động tai chỗ

- Lắng nghe - Mở vở ghi bài 2. HĐ thực hành (30phút):

Bài 1: Làm việc cá nhân - cả lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu Hs tự làm bài

- Gọi Hs lên chia sẻ làm bài

*Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành BT.

+Em làm như thế nào để tìm được kết quả như vậy ?(Lấy số dân cộng với số tăng thêm).

- GV củng cốlại giải toán hai phép tính

- HS nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài cá nhân

- HS lên chia sẻ KQ trước lớp kết quả

- Thống nhất cách làm và đáp án đúng

Bài giải

Số dân tăng trong 2 năm là:

87 + 75 = 162 (người) Số dân hiện nay là:

(29)

Bài 2: Làm việc cá nhân– Nhóm 2 – Lớp - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập

- GV yêu cầu HS cá nhân –> chia sẻ N2 - GV gợi ý cho HS đối tượng M1 hoàn thành BT.

- Gv củng cố lại các bước làm, cách tìm một phần mấy của một số.

Bài 3: Làm việc cá nhân– Cả lớp - Học sinh đọc yêu cầu

- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV trợ giúp HS M1, M2: Lưu ý học HS giải bài toán bằng 2 phép tính

/?/ Em nêu lại cách làm?

+ Tìm số cây đã trồng:

+ Tìm 1/3 của 20500 cây?

5236 + 162 = 5398 (người) ĐS: 5398 người

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân-> đổi chéo vở chia sẻ:

- HS thống nhất KQ, chia sẻ lớp:

Tóm tắt:

Cửa hàng có: 1245 cái áo Đã bán : 1/3 số cái áo Cửa hàng còn lại: ....cái áo?

Bài giải Số áo đã bán là:

1245 : 3 = 415 (cái) Số áo còn lại là:

1245 – 415 =830 (cái) Đ/S: 830 cái áo

- HS nêu yêu cầu bài tập

- HS làm bài cá nhân -> chia sẻ Bài giải

Số cây dã trồng là:

20 500 : 5 = 4 100 (cây) Số cây còn phải trồng là:

20 500 – 4 100 = 16 400 (cây)

(30)

+ Tìm số cây còn phải trồng?

=> Gv củng cố về giải bài toán bằng 2 phép tính.

Bài 5. (BT chờ dành cho HS hoàn thành sớm):

-Yêu cầu học sinh làm bài rồi báo cáo kết quả.

- GV kiểm tra từng HS

Đ/S: 16 400 cây

- HS thực hiện yêu cầu bài tập + HS làm bài cá nhân

+ Nêu thứ tự cách thực hiện tính giá trị của biểu thức có ngoặc đơn và không có ngoặc đơn.

- Báo cáo KQ với GV 3. HĐ ứng dụng (1 phút)

- Chữa lại các phép tính làm sai

- HS tiếp tục thực hiện tìm và giải các bài toán giải bằng hai phép tính.

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học, dặn dò hs về nhà chuẩn bị bài sau.

4. Điều chỉnh- bổ sung

...

...

...

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI BÀI 66: BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Phân biệt được lục địa và đại dương

- Biết bề mặt Trái đất chia thành 6 lục địa và 4 đại dương

- Nói tên và chỉ được vị trí các lục dịa và đại dương trên lược đồ các châu lục và đại dương.

- Rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng lược đồ, quả địa cầu.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

(31)

- Yêu thích tìm hiểu, khám phá khoa học.

* GD BVMT:

- Biết các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,... là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật.

- Có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Quả địa cầu, Lược đồ - HS: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5 phút)

* Khởi động

+ Có mấy đới khí hậu ?

+ Nêu đặc điểm chính của từng đới khí hậu ? (…)

* Kết nối

- Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng.

- TBHT điều hành:

+ Có 3 đới khí hậu: nhiệt đới, ôn đới và hàn đới.

+ HS nêu

- Lắng nghe – Ghi tên bài.

2. HĐ khám phá kiến thức (25 phút)

*Việc 1: Tìm hiểu bề mặt của trái đất

- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 2:

+ Chỉ trên hình vẽ chỗ nào là đất, chỗ nào là nước

- GV: Những phần là đất, phần là nước trên bề mặt Trái Đất được biểu thị trên quả địa cầu bằng các màu sắc khác nhau

* Nhóm 4 – Lớp

- Hs thảo luận nhóm theo các câu hỏi + HS chỉ trên hình SGK, đại diện nhóm chỉ trước lớp.

- HS lắng nghe

+ Quả địa cầu có các màu: Xanh

(32)

+ Quan sát em thấy, quả địa cầu có những màu gì?

+ Màu nào chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu?

+ Theo em các màu đó mang những ý nghĩa gì?

=>GV tổng hợp, kết luận: Trên bề mặt trái đất có chỗ là đất, có chỗ là nước, nước chiếm phần lớn bề mặt trái đất, Những khối đất liền lớn trên bề mặt trái đất gọi là lục địa phần lục địa được chia làm 6 châu lục, những khoảng nước rộng mênh mông bao bọc phần lục địa gọi là đại dương, có 4 đại dương như thế trên bề mặt Trái đất.

* GD BVMT: Các loại địa hình trên Trái Đất bao gồm: núi, sông, biển,... là thành phần tạo nên môi trường sống của con người và các sinh vật. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn môi trường sống của con người. Hãy nêu các việc nên làm để bảo vệ môi trường.

Việc 2: Các châu lục và các đại dương

- Giáo viên treo lược đồ các châu lục và các đại dương

- GV yêu cầu hs lên bảng chỉ và gọi tên các châu lục và các đại dương của Trái đất.

+ GV yêu cầu hs nhắc lại tên 6 châu lục và 4 đại dương.

nước biển, xanh đậm, vàng, hồng, nhạt màu ghi.

+ Màu chiếm diện tích nhiều nhất trên quả địa cầu là màu xanh nước biển.

+ Theo em các màu đó mang ý nghĩa là: màu xanh nước biển để chỉ nước biển hoặc đại dương, các màu còn lại để chỉ đất liền hoặc các quốc gia.

- HS nghe và nhớ

- HS lắng nghe

- HS nối tiếp nêu các việc nên làm để bảo vệ môi trường sống

* Cá nhân – Lớp - HS quan sát, đọc tên lược đồ

- HS tiếp nối nhau lên bảng chỉ và giới thiệu.

+ 6 châu lục trên trái đất là: châu Mỹ châu Phi, châu Âu, châu Á, châu Đại Dương, châu Nam Cực

(33)

+ GV yêu cầu các hs tìm vị trí của Việt Nam trên lược đồ và cho biết nước ta nằm ở châu lục nào?

=> GV chốt kiến thức: ….6 châu lục và 4 đại dương trên trái đất không nằm rời rạc mà xen kẽ gắn liền với nhau .

+ 4 đại dương là: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

- 3 đến 4 HS nhắc lại (có kết hợp chỉ trên lược đồ)

+ HS lên tìm. Trả lời:Việt Nam thuộc châu Á

- HS lắng nghe 3. HĐ ứng dụng (1 phút)

- HS tìm hiểu thêm về đại dương sâu nhất và rộng nhất trên thế giới: Thái Bình Dương.

* Củng cố - dặn dò:

- Về nhà xem lại bài, ghi nhớ nội dung bài học.

- Hs tìm hiẻu thêm về Thái Bình Dương.

- Hslắng nghe,.

4. Điều chỉnh – bổ sung

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.. - Góp phần

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

*.Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm