• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31 Ngày soạn: Ngày 15 tháng 4 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 18 tháng 4 năm 2022 TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết làm tính nhân, tính chia (bước đầu làm quen với cách viết gọn) và giải toán có hai phép tính.

Rèn kĩ năng tính toán qua các bài tập.

-Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Biết vận dụng toán học vào cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- Giáo viên: Chuẩn bị bảng phụ nội dung bài tập, phiếu BT3.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5 phút):

* Khởi động

- Trò chơi: Truyền điện: nêu phép tính và kết quả tương ứng của bảng nhân, bảng chia?

- Tổng kết

* Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

+ Học sinh 1 nêu phép tính VD: 3x4 =?

+ Học sinh 2 nêu kết quả của phép tính đó (3 x 4

=12) (…) - Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ thực hành (25 phút):

Bài 1 ( a, c ) : (5 phút) Làm việc cá nhân – Làm vệc cặp đôi – Chia sẻ trước lớp

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh còn lúng túng.

- Học sinh làm việc cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi và chia sẻ kết quả:

a)213 c) 208 x 3 x 4 639 832

(2)

- Giáo viên nhận xét chung.

- Giáo viên củng cố cách đặt tính và thực hiện phép tính.

Bài 2 (a, b, c) : (75 phút)

(Cá nhân - Cặp đôi - Lớp)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát mẫu sau đó yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

- Giáo viên lưu ý cho học sinh: Chia nhẩm, mỗi lần chia chỉ viết số dư không viết tích của thương và số chia.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3: (8 phút) Cặp đôi – Cả lớp - Đọc bài toán.

- Quan sát sơ đồ đoạn thẳng, trao đổi cách làm.

- Làm bài vào phiếu học tập lớn (2 nhóm).

- Đổi chéo phiếu kiểm tra.

- Đại diên nhóm trình bày.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Học sinh chia sẻ theo cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp.

396 3 09 132 06 0

*3 chia 3 được 1, viết 1.

1 nhân 3 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0.

*Hạ 9; 9 chia 3 được 3, viết 3.

3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0.

*Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết 2.

2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.

- 1 học sinh đọc.

- Lớp quan sát sơ đồ và xác định quãng đường AB, BC, AC.

- Lớp làm vào phiếu học tập.

- Đại diện nhóm lên trình bày Bài giải:

Quãng đường BC dài số mét là:

172 x 4 = 688 (m) Quãng đường AC dài:

688 + 172 = 860 (m) Đáp số: 860m

- Học sinh làm cá nhân.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Bài giải:

Tổ sản xuất đã làm được là:

450 : 5 = 90 ( chiếc ) Tổ đó còn phải dệt số áo là:

(3)

- Giáo viên nhận xét.

- Giáo viên củng cố giải bài toán bằng 2 phép tính.

Bài 4: (5 phút) (Cá nhân –Lớp)

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 7 – 10 em.

- Nhận xét nhanh kết quả làm bài của học sinh.

- Gọi 1 học sinh làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.

Bài 2d: (Bài tập chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm)

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

450 – 90 = 360 (chiếc ) Đáp số: 360 chiếc

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành:

724 6 12 120 04 4

*7 chia 6 được 1, viết 1.

1 nhân 6 bằng 6; 7 trừ 6 bằng 1.

*Hạ 2, được 12; 12 chia 6 được 2, viết 2.

2 nhân 6 bằng 12; 12 trừ 12 bằng 0.

*Hạ 4; 4 chia 6 được 0, viết 0.

0 nhân 6 bằng 0; 4 trừ 0 bằng 0.

3. HĐ ứng dụng (5 phút)

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Áp dụng làm bài tập sau: Tính:

489 : 3 312 x 2

- Suy nghĩ và giải bài toán sau: Quãng đường từ nhà An đến nhà Minh dài 362m. Quãng đường từ nhà An đến trường dài gấp đôi quãng đường từ

(4)

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học - Dặn dò hs về nhà chuẩn bị bài và làm bài đầy đủ

nhà An đến nhà Minh. Tính quãng đường từ nhà An đến trường?

- Hs lắng nghe.

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

………

………

………

……… ………..

TẬP ĐỌC - KỂ CHUYỆN

SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu nghĩa của các từ trong bài: tiều phu, phú ông, khoảng giập bã trầu, rịt, chứng,...

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

- Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo gợi ý (SGK).

- Đọc đúng: liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, tót lên, lừng lững,..

- Đọc diễn cảm được một đoạn truyện - Rèn kỹ năng kể chuyện và kỹ năng nghe.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Tranh minh họa bài học, ƯDCNTT.

- HS: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. 1. Hoạt động mở đầu (3 phút) 2. * Khởi động

+ Đọc bài “Cóc kiện trời”

3. + Nêu nội dung bài.

- TBHT điều hành trả lời, nhận xét - HS thực hiện

(5)

* Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài: Để giúp cho các con biết tại sao Chú Cuội lên được cung trăng. Câu chuyện hôm nay sẽ đưa ra lí do đáng yêu của người xưa giải thích vì sao chú Cuội lại ở trên cung trăng.

- Ghi tên bài.

- HS nghe bài hát: Chú Cuội chơi trăng

- Học sinh nghe giới thiệu, mở SGK

2. HĐ Luyện đọc (25 phút) a. GV đọc mẫu toàn bài:

- Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt.

Chú ý giọng kể linh hoạt:

+ Đoạn 1: Giọng nhanh, hồi hộp ở đoạn Cuội gặp hổ

+ Đoạn 2 + Đoạn 3: Giọng chậm hơn, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả hành động, trạng thái: xông lên, vung rìu, lăn quay, leo tót, cựa quậy, vẫy đuôi, không ngờ, sống lại, lừng lững, nhảy bổ, túm,...

b. Học sinh đọc nối tiếp từng câu kết hợp luyện đọc từ khó

- GV theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.

c. Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc câu khó, HD ngắt giọng câu dài: Từ khi có cây thuốc quý,/ Cuội cứu sống được rất nhiều người.//

- GV kết hợp giảng giải thêm từ khó.

d. Đọc đồng thanh:

* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp câu trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc trong nhóm.

- Luyện đọc từ khó do HS phát hiện theo hình thức: Đọc mẫu (M4) => Cá nhân (M1) => Cả lớp (liều mạng, vung rìu, lăn quay, quăng rìu, tót lên, lừng lững,...)

- HS chia đoạn (3 đoạn như SGK) - Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc từng đoạn trong nhóm.

- Nhóm báo cáo kết quả đọc đoạn trong nhóm.

- Đọc phần chú giải (cá nhân).

- 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn trước lớp.

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 2.

(6)

động.

3. HĐ tìm hiểu bài (15 phút):

- GV yêu cầu 1 HS đọc to 5 câu hỏi cuối bài

- GV hỗ trợ TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả trước lớp

+ Nhờ đâu chú Cuội phát hiện ra cây thuốc quý?

+ Chú Cuội dùng cây thuốc quý vào việc gì?

+ Thuật lại những việc đã xảy ra với vợ chú Cuội?

+Vì sao chú cuội bay lên cung trăng?

+ Em tưởng tượng chú Cuội sống trên mặt trăng sẽ thế nào?

+ Câu chuyện này nói lên điều gì?

- GV nhận xét, tổng kết bài

- 1 HS đọc câu hỏi cuối bài

- Nhóm trưởng điều hành nhóm mình thảo luận để trả lời các câu hỏi (thời gian 3 phút)

+ Do tình cờ thấy hổ mẹ cứu sống hổ con bằng lá thuốc,..

+... để cứu sống mọi người trong đó có con gái của phú ông, được phú ông gả con cho.

+ Vợ Cuội bị trượt chân ngã vỡ đầu.

Cuội rịt lá thuốc vợ vẫn không tỉnh lại,... Vợ Cuội sống lại nhưng mắc chứng bệnh hay quên.

+ Vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây, khiến cât lừng lững bay lên trời. Cuội sợ mất cây nhảy bổ tới,... đưa Cuội lên tận cung trăng.

+ Sẽ rất buồn vì nhớ nhà

*Nội dung: Ca ngợi tình nghĩa thuỷ chung, tấm lòng nhân hậu của chú Cuội; giải thích các hiện tượng thiên nhiên và ước mơ bay lên mặt trăng của loài người.

- HS lắng nghe 4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm (10 phút)

- Yêu cầu luyện đọc diễn cảm đoạn 2

- GV nhận xét chung - Chuyển HĐ

- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài.

- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện đọc và cử đại diện đọc trước lớp

- Các nhóm thi đọc phân vai trước lớp.

- Lớp nhận xét, bình chọn cá nhân đọc tốt.

5. HĐ kể chuyện (15 phút)

a. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập

(7)

+ Bài tập yêu cầu kể chuyện như thế nào?

b. Hướng dẫn HS kể chuyện:

* Lưu ý HS kể chuyện theo ý hiểu của mình chứ không đọc lại nội dung câu chuyện SGK.

c. HS kể chuyện trong nhóm

d. Thi kể chuyện trước lớp:

* Lưu ý:

- M1, M2: Kể đúng nội dung.

- M3, M4: Kể có ngữ điệu

* GV đặt câu hỏi chốt nội dung bài:

+ Nêu lại nội dung câu chuyện?

+ Em học được gì từ qua câu chuyện?

* GV chốt bài.

+ Kể từng đoạn truyện theo gợi ý SGK

- HS lắng nghe

- Nhóm trưởng điều khiển:

+ Luyện kể cá nhân + Luyện kể trong nhóm.

- Các nhóm thi kể trước lớp.

- Lớp nhận xét.

- HS trả lời theo ý đã hiểu khi tìm hiểu bài.

- HS trả lời theo ý hiểu (lòng nhân hậu, tình yêu thương con người,...) 6. HĐ ứng dụng ( 1phút):

- Cho hs tìm hiểu về cây đa – chú cuội

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

- Dặn dò hs về nhà đọc lại bài chuẩn bị bài sau.

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Tìm hiểu về hiện tượng cây đa - chú Cuội trên mặt trăng theo căn cứ khoa học

- Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

7. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...……….

THỦ CÔNG

ÔN TẬP CHƯƠNG I: PHỐI HỢP CẮT, DÁN HÌNH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi.

(8)

- Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học.

- Với học sinh khéo tay:

- Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.

- Có thể làm được những sản phẩm mới có tính sáng tạo.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Hứng thú với giờ học gấp hình, yêu thích các sản phảm thủ công, thích đồ chơi thủ công do mình làm ra.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Các mẫu của bài 1, 2, 3, 4, 5.

- HS: Giấy nháp, giấy thủ công, kéo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. HĐ mở đầu (5 phút):

* Khởi động

- Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và nhận xét.

* Kết nối:

- Giới thiệu bài mới:

- Hát bài: Năm cánh sao vui.

- HS kiểm tra trong cặp đôi, báo cáo giáo viên.

- Lắng nghe.

2. HĐ thực hành (25 phút)

- Cho học sinh nhắc lại tên các bài đã học trong chương I.

- Cho HS quan sát lại các mẫu.

- Giáo viên ghi đề bài.

- Giáo viên trợ giúp học sinh lúng túng hoàn thành bài ôn tập.

- 3 HS nhắc lại, lớp theo dõi:

“Gấp tàu thủy hai ống khói”,

“Gấp con ếch”, “Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng”, “Gấp, cắt, dán bông hoa”.

- HS quan sát.

- Học sinh nhận đề, đọc đề.

- Học sinh làm bài.

- Đề bài: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai đồ chơi đã học ở chương I . - Với học sinh khéo tay:

- Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học.

- Có thể làm được những sản phẩm mới có tính sáng tạo.

- Học sinh thực hành gấp, cắt, dán.

những hình đã học ở chương I theo ý mình chọn

(9)

- Giáo viên thu bài, đánh giá sản phẩm của học sinh.

- Hoàn thành: (A)

+ Nếp gấp thẳng, phẳng.

+ Đường cắt thẳng, đều, không bị mấp mô, răng cưa.

+ Thực hiện đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Hoàn thành tốt (A+):

+ Những em hoàn thành và có sản phẩm đẹp, sáng tạo được đánh giá hoàn thành tốt (A+).

- Chưa hoàn thành: (B).

+ Thực hiện chưa đúng quy trình kĩ thuật.

+ Không hoàn thành sản phẩm.

- Học sinh trưng bày sản phẩm.

- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn.

3. HĐ ứng dụng (4 phút):

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học - Tuyên dương hs

- Dặn dò hs về nhà chuẩn bị bài sau.

- Về nhà tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm.

- Vẽ và tô màu trang trí thêm cho sản phẩm.

- Dùng các sản phẩm để trang trí vào góc học tập của mình.

4. Điều chỉnh – bổ sung ( nếu có):

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 16 tháng 4 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 19 tháng 4 năm 2022 TOÁN

LUYỆN TẬP CHUNG I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết làm tính và giải toán có hai phép tính. Rèn kĩ năng làm các phép tính nhân, chia.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1, 2, 3, 4 (cột 1,2,4).

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy – lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán, vận dụng tính toán trong cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

(10)

- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5 phút)

* Khởi động

- Trò chơi: Tính đúng, tính nhanh: Giáo viên đưa ra các phép tính cho học sinh thực hiện:

216 : 3 457 : 4 726 : 6

… - Tổng kết

* Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ thực hành (25 phút):

Bài 1:

(Cá nhân – Nhóm – Cả lớp)

- Giáo viên gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

- Nêu cách tìm thừa số?

- Giáo viên kết luận:

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.

+ Tìm tích = TS x TS.

Bài 2:

(Cá nhân – Cặp đôi -

- 2 học sinh nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh làm vào phiếu học tập (cá nhân).

- Học sinh so sánh kết quả trong nhóm (nhóm bàn).

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

Thừa số 324 3 150 4

Thừa số 3 324 4 150

Tích 972 972 600 600

- Học sinh nêu.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Chia sẻ trong cặp.

(11)

Lớp)

- Giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh còn lúng túng.

- Giáo viên củng cố phép chia hết và phép chia có dư.

Bài 3: (Cá nhân - Lớp) - Yêu cầu lớp giải bài toán vào vở.

- Giáo viên đánh giá, nhận xét vở 1 số em.

- Cho học sinh làm đúng lên chia sẻ cách làm bài.

- Giáo viên củng cố 2 bước giải toán:

+ Bước 1: tìm số máy bơm đã bán.

+ Bước 2: Tìm só máy bơm còn lại.

Bài 4 (cột 1,2,4):

(Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”)

- giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để hoàn thành bài tập.

- Chia sẻ kết quả trước lớp:

a) 864 6

26 144 (...) 24

0

- Cả lớp thực hiện làm vào vở.

- Học sinh chia sẻ kết quả.

Bài giải:

Số máy bơm đã bán là:

36 : 9 = 4 (chiếc) Số máy bơm còn lại là:

36 - 4 = 32 (chiếc)

Đáp số: 32 chiếc máy

- Học sinh tham gia chơi.

Số đã cho 8 12 56

Thêm 4 đơn vị 12 16 60

Gấp 4 lần 32 48 224

Bớt 4 đơn vị 4 8 52

Giảm 4 lần 2 3 14

- Phép cộng.

- Phép nhân.

(12)

- Giáo viên nhận xét, tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh.

- Giáo viên phỏng vấn hai đội chơi:

+ Thêm một số đơn vị ta thực hiện phép tính gì?

+ Gấp một số lần ta thực hiện phép tính gì?

+ Bớt đi một số đơn vị ta thực hiện phép tính gì?

+ Giảm đi một số lần ta thực hiện phép tính gì?

- Giáo viên củng cố:

+ Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào?

+ Muốn giảm một số đi nhiều lần ta làm như thế nào?

Bài 4 (cột 3, 5): (BT chờ - Dành cho đối tượng yêu thích học toán)

- Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

- Phép trừ.

- Phép chia.

- Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần.

- Muốn giảm một số đi nhiều lần ta chia số đó cho số lần.

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

Số đã cho 20 4

Thêm 4 đơn vị 24 8

Gấp 4 lần 80 16

Bớt 4 đơn vị 16 0

Giảm 4 lần 5 1

3. HĐ ứng dụng (3 phút) - Suy nghĩ và thử giải bài toán sau: Trong kho có 970 kiện hàng được xếp thành 3 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu kiện hàng và còn thừa mấy kiện hàng?

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học.

- Tuyên dương hs có những thành tích học tập tốt.

- Về xem lại bài đã làm trên lớp. Trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”: Nối ở cột A voiws cột B cho thích hợp:

A B

961 : 3 131

487 : 8 320 (dư 1)

655 : 5 60 (dư 7)

- Hs lắng nghe.

(13)

- Dặn dò hs về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

...

CHÍNH TẢ (Nghe – viết) THÌ THẦM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng: gió, lá, im lặng, mênh mông, tưởng, ...

- Nghe - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thể thơ 5 chữ

- Đọc và viết đúng các tên một số nước Đông Nam Á (BT 2), làm đúng bài tập 3a phân biệt ch/tr và giải được câu đố. Viết đúng, nhanh và đẹp

Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi nội dung BT3a.

- HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động

- GV nhận xét, đánh chung.

* Kết nối

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

- Viết bảng con: sản xuất, sum xuê, xinh xắn, sát sao,...

- HS ghi tên bài chính tả 2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

a. Trao đổi về nội dung đoạn viết - Giáo viên giới thiệu và đọc bài chính tả, đọc chậm và rõ ràng, phát âm chuẩn.

+ Những sự vật, con vật nào nói chuyện với nhau trong bài thơ ?

- Hướng dẫn HS nắm nội dung và cách thức trình bày chính tả .

- Học sinh lắng nghe - 1 HS đọc lại

+ Gió thì thầm với lá, lá thì thầm với cây, hoa thì thầm với ong bướm, trời thì thầm với sao, sao trời tưởng im lặng hóa ra cũng thì thầm cùng nhau

(14)

+ Bài thơ có mấy khổ thơ? Mỗi khổ thơ có mấy dòng?

+ Mỗi dòng thơ có mấy chữ?

+ Những chữ nào trong bài viết hoa?

b. HD cách trình bày:

+ Cần viết chữ đầu tiên của đoạn bài viết chính tả như thế nào?

+ Hết mỗi khổ thơ cần viết như thế nào?

- Yêu cầu đọc thầm lại bài chính tả và lấy bảng con và viết các tiếng khó.

- HS tìm từ khó viết, dễ lẫn c. Hướng dẫn viết từ khó

- Hướng dẫn học sinh viết chữ khó vào bảng con.

- Nhận xét bài viết bảng của học sinh.

- Giáo viên gạch chân những từ cần lưu ý.

- Giáo viên nhận xét.

+ 2 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 dòng + Mỗi dòng thơ 5 chữ

+ Những chữ đầu câu thơ + Viết lùi 2 ô so với lề

+ Cách một dòng và viết khổ thứ hai - Cả lớp đọc thầm bài viết, tìm những chữ dễ viết sai: gió, lá, im lặng, mênh mông, tưởng,...

- Cả lớp viết từ khó vào bảng con - Học sinh lắng nghe.

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 2 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe

- HS nghe và viết bài.

4. HĐ nhận xét, đánh giá (3 phút) - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài - Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau - Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (5 phút)

(15)

Bài 2:

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Giáo nhận xét, tỏng kết trò chơi

- Yêu cầu HS nêu những hiểu biết của mình về một trong các nước trên

- HS chơi trò chơi: Đọc đúng – Viết nhanh + Mỗi đội chơi có 2 thành viên

+ 1 thành viên đọc, 1 thành viên viết bảng - Nhóm chiến thắng là nhóm đọc đúng, viết nhanh và đúng nhất tên các nước có trong bài tập

- HS nêu (VD: Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, Xin-ga-po là đất nước sạch đẹp nhất thế giới,...)

Bài 3a:

- Giáo viên nhận xét, chỉnh sửa cách phát âm cho HS

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

* Đáp án:

Lưng đằng trước, bụng đằng sau Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên.

- HS đọc lại câu đố sau khi điền

=>Lời giải: cái chân 6. HĐ ứng dụng (3 phút)

- Viết lại 10 lần những chữ viết bị sai

- Hs viết

* Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học

- Dặn dò hs về nhà viết lại bài

- VN tìm hiểu và viết lại cho đẹp tên của toàn bộ các nước trong khu vực Đông Nam Á.

7.Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

...

TẬP VIẾT- (CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP):

MÙA THU CỦA EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Chép đúng, không mắc lỗi bài chính tả.

- Làm đúng bài tập điền tiếng có vần oam (BT2). Làm đúng BT 3a.

- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu l/n.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :

- GV: Bảng chép sẵn bài thơ. Bảng phụ chép bài tập 2 (3 lần).

(16)

- HS: SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động

* Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: “Mùa thu của em”

- Nêu nội dung bài hát.

- 3 HS viết trên bảng lớp: bông sen, cái xẻng, chen chúc, đèn sáng, lơ đãng, đỏ nắng...

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

a. Trao đổi về nội dung đoạn chép - GV đọc bài thơ một lượt.

+ Mùa thu thường gắn với những gì?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Bài thơ viết theo thể thơ nào?

+ Bài thơ có mấy khổ?

+ Mỗi khổ có mấy dòng thơ?

+ Trong bài thơ những chữ nào phải viết hoa?

+ Tên bài và chữ đầu câu viết như thế nào cho đẹp?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

+ Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.

- 1 Học sinh đọc lại.

- Mùa thu gắn với hoa cúc, cốm mới, rằm Trung thu và các HS sinh sắp đến trường.

- Bài thơ viết theo thể thơ 4 chữ.

- Bài thơ có 4 khổ.

- Mỗi khổ có 4 dòng thơ.

- Những chữ đầu câu phải viết hoa.

- Tên bài viết giữa trang vở, chữ đầu câu lùi vào 2 ô.

.

- Học sinh nêu các từ: nghìn, mở, mùi hương, ngôi trường, thân quen, lá sen,...

- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Lắng nghe

(17)

- Cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- HS viết bài.

4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút) - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- Giáo viên chấm nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai.

Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

- Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (7 phút)

Bài 2: Tìm tiếng có vần oam thích hợp vào chỗ trống.

Bài 3a:

a)

+ Giữ chặt trong lòng bàn tay.

+ Rất nhiều.

+ Gạo dẻo để thổi xôi, làm bánh.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

b) Tiến hành tương tự phần a).

- Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp.

=> Đáp án:

+ Sóng vỗ oàm oạp.

+ Mèo ngoạm miếng thịt.

+ Đừng nhai nhồm nhoàm.

- Học sinh làm cá nhân.

- Chia sẻ cặp đôi (1 học sinh hỏi, 1 học sinh đáp).

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

=>Đáp án:

+ Là từ nắm.

+ Là từ lắm.

+ Là gạo nếp.

- HS làm bài vào vở.

6. HĐ ứng dụng (1 phút):

- Y/c hs tìm từ bắt đầu bằng l/n.

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học

- Tuyên dương hs viết bài đẹp.

- Dặn dò hs về nhà luyện viết.

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n.

- Sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát có cùng chủ đề.

- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.

(18)

4. Điều chỉnh – bổ sung ( nếu có):

...

...

...

...

THỂ DỤC

Bài 69: ÔN NHẢY DÂY - TUNG VÀ BẮT BÓNG.

TRÒ CHƠI “CHUYỂN ĐỒ VẬT”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Thực hiện được nhảy dây kiểu chụm hai chân, nhẹ nhàng, nhịp điệu. Biết cách tung bắt bóng theo nhóm hai - ba ngườiTrò chơi “Chuyển đồ vật”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.Rèn kỹ năng vận động. Tham gia chơi trò chơi đúng luật.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

- Giáo dục: Giáo dục tinh thần rèn luyện tích cực.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.

- Phương tiện: Còi, 4 đầu ngựa.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

TT Nội dung Định lượng Phương pháp tổ

chức

Phần mở đầu

- GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên trên sân trường 200 - 300m

1-2’ - 1 lần

1-2’ - 1 lần

(19)

Phần cơ bản

1. Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 em:

- HS thực hiện tung và bắt bóng qua lại cho nhau theo nhóm 2-3 người. GV chia HS đứng theo từng nhóm 3 em theo hình tam giác rồi tung bóng qua lại cho nhau.

- GV cho từng đôi di chuyển ngang cách nhau 2-4m và tung bóng qua lại cho nhau.

2. Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân:

- HS tự ôn tập động tác nhảy dây theo khu vực quy định của từng tổ. GV theo dõi

5 - 7’

4 - 5’

...

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TỪ NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN. DẤU CHẤM, DẤU PHẨY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số từ ngữ nó về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên.

- Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn.

- Ghi nhớ và sử dụng dấu câu hợp lí

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Yêu thích từ ngữ tiếng Việt, có ý thức sử dụng biện pháp nhân hoá trong viết văn

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài 3 - HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động

- Lớp chơi trò chơi: “Gọi thuyền”

- TBHT điều hành

- Nội dung chơi T/C: Tìm những hình ảnh nhân hoá trong khổ thơ 1, 2 của bài: Mưa (...)

* Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài.

- HS chơi dưới sự điều hành của TBHT

- Trả lời: Mây đen lũ lượt kéo về. mặt trời lật đật chui vào trong mấy, cây lá xoè tay.

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

2. HĐ thực hành (30 phút):

*Việc 1: Mở rộng vốn từ về thiên

(20)

nhiên Bài tập 1:

- Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài 1:

- YC HS làm việc cá nhân-> chia sẻ - TBHT cho lớp chia sẻ:

+ Thiên nhiên đem lại cho con người những gì?

a. Trên mặt đất.

b. Trong lòng đất.

*GV theo dõi, giúp đỡ nhóm đối tượng còn lúng túng để hoàn thành BT

- GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng

- GV đặt câu hỏi mở rộng:

+ Cây cối mang lại những gì?

+ Mỏ than mang lại ích lợi gì?(...) Bài tập 2:

- GV gọi HS đọc YC bài

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân -> chia sẻ nhóm 2

+ Con người đã làm gì để thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm.

=> GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng - Cho HS quan sát một số công trình đẹp của nhân loại

*Việc 2: Ôn tập về dấu chấm, dấu phẩy

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu của bài

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài tập

- GV nhận xét, đánh giá

+ Câu chuyện trên có gì đáng cười?

* HĐ cá nhân –cả lớp - 2 HS nêu YC BT, lớp đọc thầm.

- HS thảo luận theo nhóm-> ghi KQ vào VBT -> báo cáo kết quả.

-> Cây cối, biển cả, thú, đất đai,...

-> Mỏ than, mỏ dầu, mỏ thiếc,...

+ Cây cối mang lại bóng mát, rau xanh, quả chín,..

+ Mang lại than để đun nấu, xuất khẩu lấy tiền,..

* HĐ cá nhân –cặp đôi – Lớp - HS đọc yêu cầu

- Hs làm bài cá nhân -> chia sẻ cặp đôi.

- Thống nhất đáp án

+ Con người xây dựng nhà cửa, công trình, công viên, khu giải trí,...

- HS quan sát tranh, ảnh chụp

* HĐ cá nhân -> Cả lớp - HS đọc YC bài

- HS viết vở bài tập

- HS chia sẻ đáp án, giải thích việc điền dấu câu

- Một số HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh.

Tuấn lên bảy tuổi. Em rất hay hỏi.

Một lần, em hỏi bố:...

- Đúng đấy, con ạ

(21)

(Đáng cười ở câu hỏi thơ ngây của em bé cuối câu chuyện vì thực ra Mặt Trời luôn tồn tại, chỉ có điều vào ban đêm chúng ta không nhìn thấy Mặt Trời mà thôi)

3. HĐ ứng dụng (1 phút): - Có ý thức sử dụng đúng dấu câu khi viết

- Tìm hiểu thêm về một số công trình kiến trúc đẹp mà con người đã xây dựng để làm cho thiên nhiên đẹp thêm giàu thêm.

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn dò hs về nhà học bài và làm bài, chuẩn bị bài sau.

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 17 tháng 4 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 20 tháng 4 năm 2022 TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết tính giá trị của biểu thức các dạng: chỉ có phép cộng, phép trừ; chỉ có phép nhân, phép chia; có các phép cộng, trừ, nhân, chia.

- Rèn cho học sinh kĩ năng tính giá trị của biểu thức.

*Bài tập cần làm: Làm bài tập 1,2,3.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- Giáo viên: Sách giáo khoa; bảng phụ ghi nội dung bài tập.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

(22)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (5 phút):

* Khởi động:

- Trò chơi: Gọi thuyền:

- Cách chơi:

+ Trưởng trò hô: Gọi thuyền, gọi thuyền...

+ Cả lớp đáp: Thuyền ai, thuyền ai

+ Trưởng trò hô: Thuyền....

(Tên học sinh)

+ Học sinh hô: Thuyền... chở gì?

+ Trưởng trò : Chuyền....chở bài toán 10 x8- 20= ? (....) - Tổng kết

* Kết nối bài học.

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng.

- Học sinh tham gia chơi.

- Lắng nghe.

- Mở vở ghi bài.

2. HĐ thực hành (25 phút):

Bài 1 : (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp)

- Giáo viên theo dõi, hỗ trợ học sinh cò lúng túng.

- Giáo viên nhận xét chung.

- Nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức.

Bài 2 : (Cá nhân - Cặp đôi –

- Học sinh làm bài cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ trước lớp:

a) 125 – 85 + 80 = 40+ 80 = 120 21 x 2 x 4 = 42 x 4 =168

b) 68 + 32 – 10 = 100 – 10 = 90

147 : 7 x 6 = 21 x 6 = 126 - Học sinh nêu.

(23)

Chia sẻ trước lớp)

- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân.

- Giáo viên nhận xét chung.

Bài 3: (Cá nhân - Cặp đôi – Chia sẻ trước lớp)

- Giáo viên cho học sinh làn bài cá nhân.

- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.

Bài 4: (Bài tập chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) - Giáo viên kiểm tra, đánh giá riêng từng em.

- Học sinh làm bài cá nhân sau đó trao đổi cặp đôi rồi chia sẻ trước lớp:

81 : 9 + 10 = 9 + 10 = 19 20 x 9 : 2 = 180 : 2 = 90 11 x 8 - 60 = 88 - 60 = 28 12 + 7 x 9 = 12 + 63 = 75

- Học sinh làm cá nhân.

- Trao đổi cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả:

a) 81 ; 9 + 10 = 9 + 10 = 19

( Các câu khác ... tương tự)

- Học sinh tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành.

3. HĐ ứng dụng (3 phút)

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học

- Về xem lại bài đã làm trên lớp.

- Trò chơi “Nối nhanh, nối đúng”: Nối cột A với cột B cho thích hợp.

A B

48 + 10 : 2 60

9 x 6 : 3 53

13 x 4 – 38 14

75 : 5 x 4 18

- Suy nghĩ, thử tính giá trị của hai biểu thức sau:

(36 + 12) : 6 và 36 + 12 : 6. Sau đó so sánh hai kết quả vừa tìm được.

(24)

- Tuyên dương hs

- Dặn dò hs về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.

- Hs lắng nghe.

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

MĨ THUẬT BÀI 31: VẼ TRANH ĐỀ TÀI CÁC CON VẬT

I: YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1.Phẩm chất

- Biết yêu quý chăm sóc các con vật trong gia đình.

- Chăm chỉ trong học tập, trung thực trong nhận xét bài bạn 2. Năng lực đặc thù

-NLQS nhận thức; Nhận ra đặc điểm, hình dáng, màu sắc và vẻ đẹp một số của con vật quen thuộc.

-NL sáng tạo và ƯDTM; Biết cách vẽ con vật. Tập vẽ được tranh con vật và vẽ màu theo ý thích

- NL phân tích đánh giá sp: Biết trao đổi, chia sẻ, nhận xét sp của mình của bạn -NL chung: Năng lực: quan sát, tụ học, tự chủ, giao tiếp hợp tác

*GDBVMT: HS yêu mến các con vật, có ý thức chăm sóc,bảo vệ các con vật nuôi.

3. Mục tiêu đối với HSHN

- Phẩm chất: chăm chỉ, chăm ngoan khi học bài

- Năng lực: nhận biết đc 1 số con vật, biết cách vẽ tranh con vật đơn giản

II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV: Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc.

- Một số bài vẽ của HS.

HS: Vở tập vẽ, chì màu.

(25)

III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

3p

5p 1.

Hoạt động khởi động

-KT đồ dùng cuả HS- GV nhận xét - Cho HS chơi trò chơi bắt chước tiếng các con vật và đoán tên các con vật - Cho HS tham gia chơi

- GV liên hệ vào bài 2.

Hoạt động khám phá

* HĐ 1 : Tìm chọn nội dung đề tài:

+ Mục tiêu: HS biết các chọn hình ảnh và màu sắc làm rõ ND đề tài

+ Cách tiến hành: Gv giới thiệu tranh, ảnh một số con vật, nêu câu hỏi gợi ý:

+ Em hãy gọi tên các con vật trên?

+ Em hãy tả lại hình dáng, đặc điểm của một con vật?

+ Kể tên các bộ phận lớn của con vật?

+ Nêu sự khác nhau giữa các con vật?

+ Hình dáng các con vật khi đi, đứng, chạy, nhảy ntn?

+ Hình ảnh chính trong tranh là gì?

- vở tập vẽ, chì màu - Tham gia chơi

- HS tham gia chơi theo khả năng

- Hs quan sát

- Gọi đc tên con vật theo khả năng - 2 HS

- Đầu, mình, chân, đuôi…

- Khác nhau về hình dáng, màu sắc, đặc điểm.

- 2 HS

- Hình ảnh chính là con vật, hình ảnh phụ Hình ảnh phụ là gì?

+ Nhà em nuôi những con vật gì, em hãy kể lại hình dáng, màu sắc của nó?

+YCH kể tên con vật nếu gđ nuôi +Con vật có những lợi ích gì?

là cây, nhà, hoa…

- 4- 5 HS

-Kể tên con vật gđ mình nuôi - Là nguồn cung cấp thực phẩm

(26)

3p

18

p

6p

+ GVKL- chuyển ý

*. Hoạt động 2: Cách vẽ

+ Mục tiêu; HS biết cách con vât, sắp xếp h/ả chình phụ và vẽ màu :

+Cách tiến hành; GV yêu cầu HS nêu lại cách vẽ con vật

- GV nhấn mạnh:

+ Chọn con vật là hình ảnh chính vẽ trước, vẽ thêm các hình ảnh khác cho phù hợp.

+ Vẽ một hay nhiều con vật theo ý thích.

- YCHS chọn con vật mình thích vẽ - GV cho HS quan sát một số bài của HS năm trước.

3. Hoạt động luyện tập

+ Mục tiêu; HS tập vẽ tranh đề tài con vật và tô màu theo ý thích

+ Cách tiến hành; nêu yc bài tập -Quan sát, gợi ý HS làm bài.

-HD gợi ý HS vẽ con vật mà mình thích

4. Hoạt động vận dụng

+ Mục tiêu: HS trung bày NX, đánh giá sp của mình của bạn

+ Cách tiến hành; GV yêu cầu HS trưng bày bài.

chủ yếu, trông nhà( con chó), bắt chuột( con mèo)…

- HS nêu cách vẽ:

+Vẽ h/ả chính là con vật trước

+ Vẽ thêm các h/ả phụ phù hợp với con vật như môi trường sống, thức ăn.

+ Vẽ màu theo ý thích

.

- chọn con vật mình thích vẽ - Nhận xét bài –

- HS tập vẽ tranh đề tài con vật vào phần giấy trong VTV3

- Chú ý vẽ hình cân đối, không quả to, không quá nhỏ.

- Có thể vẽ thêm một số hình ảnh khác cho thêm sinh động( cây, nhà...)

- Tập vẽ con vật mà mình thích

- HS trưng bày bài,

- Nhận xét bài của bạn về:

(27)

- Gợi ý HS nhận xét,

- YCHS chọn sp mình thích, nêu lý do

- GV nhận xét, xếp loại, tuyên dương.

* Củng cố, dặn dò:- Hệ thống bài, - Nhận xét giờ học,

? Em thường làm gì để chăm sóc các con vật nuôi trong nhà?.

+ Có sắp xếp được hình cân đối không?

+ Cách vẽ hình con vật ( hình vẽ rõ đặc điểm, bố cục cân đối.)

+Cách vẽ màu.( tươi sáng, ró đặc điểm - Chọn bài mình thích. Nêu lý do

CHÍNH TẢ (Nghe- viết) DÒNG SUỐI THỨC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Viết đúng: thung, la đà, sim, béo mọng, vệ đường, thậm thình,...

- Nghe - viết lại chính xác bài thơ, trình bày đúng hình thức thể thơ lục bát - Làm đúng bài tập điền 2a, 3a phân biệt ch/tr

- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC : - GV: Bảng phụ chép bài tập 2a, 3a - HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động:

- GV nhận xét, đánh giá chung

* Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

- Thi viết đúng, viết đẹp:

+ chân lí, chân tình, trân trọng, chân tay, chân trời, ...

- Lắng nghe - Mở SGK

(28)

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

a. Trao đổi về nội dung đoạn viết - GV đọc đoạn thơ một lượt.

+ Tác giả tả giấc ngủ của các muôn vật trong đêm như thế nào?

+ Trong đêm, dòng suối thức để làm gì?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Bài viết gồm mấy câu, viết theo thể thơ gì?

+ Những chữ nào trong bài cần viết hoa + Trình bày các câu thơ như thế nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho HS viết.

- GV nhận xét chung

- 1 Học sinh đọc lại.

+ Mọi vật đều ngủ: ngôi sao ngủ với bầu trời; em bé ngủ với bà;...

+ Suối thức để nâng nhịp cối giã gạo,...

+ Bài viết gồm 10 câu, viết theo thể thơ lục bát

+ Viết hoa chữ đầu tiên của mỗi câu

+ Câu 6 chữ cách lề 2 ô, câu 8 chữ cách lề 1 ô.

- Học sinh nêu các từ: thung, la đà, sim, béo mọng, vệ đường, thậm thình,...

- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở.

Câu 6 chữ cách lề 2 ô, câu 8 chữ cách lề 1 ô, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe

- HS nghe - viết bài vào vở

4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút) - Cho học sinh tự soát lại bài của mình.

- Giáo viên chấm nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai.

Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau

- Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (7 phút)

Bài 2a: Tìm các từ.... - Làm bài cá nhân – Chia sẻ cặp – Lớp

(29)

Bài 3a: Điền tr/ch

- GV chốt đáp án, nhận xét chung

=>Đáp án: trái đất chân trời

- HS làm cá nhân – Chia sẻ lớp

=> Đáp án: trời, trong, trong, chớ, chân, trăng

- HS đọc lại bài thơ sau khi đã điền hoàn chỉnh.

6. HĐ ứng dụng (1 phút) - Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn dò hs về nhà chuẩn bị bài sau.

- VN chép lại bài thơ Lời ru vào vở cho đẹp. Học thuộc lòng bài thơ

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

Ngày soạn: Ngày 18 tháng 4 năm 2022

Ngày giảng: Thứ 5, ngày 21 tháng 4 năm 2022 TOÁN LUYỆN TẬP I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Rèn luyện kĩ năng tính giá trị của biểu thức có dấu ngoặc. Áp dụng tính giá trị của biểu thức vào việc điền dấu “ > , < , =”.

- Rèn kĩ năng làm tính nhẩm, áp dụng giải toán trong thực tế.

* Bài tập cần làm: 1 ,2, 3(dòng 1), 4.

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.

- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

- GV: Phấn màu, phiếu HT (BT3).

- HS: Bảng con, vbt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động: - HS tham gia chơi, thực hiện trên bảng con

(30)

- Trò chơi: Tính đúng tính nhanh GV đưa ra các phép tính cho học sinh nêu kết quả:

63 +(20- 10) = ? 20 x 3 - 40=?

(148 – 48) x 2= ? 80 : 8 x 7= ? - Tổng kết trò chơi. Tuyên dương những em làm đúng, làm nhanh.

* Kết nối kiến thức

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng

- Lắng nghe 2. HĐ thực hành (27 phút):

Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi - Lớp)

- Yêu cầu HS lưu ý cách trình bày.

- Gọi HS nêu lại quy tắc tính giá trị của biểu thức trong trường hợp biểu thức có dấu ngoặc đơn.

Bài 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - Lưu ý HS xem kỹ đề bài và áp dụng đúng quy tắc tính.

- Giúp đỡ đối tượng M1

- Gọi HS nêu lại quy tắc tính các biểu thức có dấu ngoặc và biểu thức không có dấu ngoặc.

=> Chốt và lưu ý.

Bài 3 (Cá nhân - Cả lớp)

- Đánh giá, nhận xét phiếu cú HS - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS

- Học sinh làm bài cá nhân ra vở.

- Chia sẻ cặp đôi.

- Chia sẻ kết quả trước lớp, ví dụ:

a) 238 –(55 – 35) = 238 – 2 0 = 2018 175 – ( 30 + 20) = 175 – 50 = 125 (...) - Học sinh làm bài cá nhân.

- Đổi kiểm tra chéo, nhận xét.

- Chia sẻ kết quả trước lớp, ví dụ:

a) (421 – 200) x 2 = 221 x 2 = 442 421 – 200 x 2 = 421 – 400 = 21

- Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa 2 biểu thức trong cùng 1 ý (số và phép tính giống nhau; Khác nhau là 1 biêu thức có chứa dấu ngoặc đơn và 1 biểu thức không có dấu ngoặc)

- HS làm ra phiếu. HS M1, M2 làm dòng trên, HS M3, M4 có thể làm cả dòng dưới.

- HS làm bài cá nhân.

- 1 HS làm đúng chia sẻ kết quả trước lớp.

(31)

Bài 4: (Cả lớp)

- TC trò chơi: Thi xếp đúng – xếp nhanh.

- GV quan sát

=>Tổng kết, tuyên dương Hs có kĩ năng xếp nhanh, khéo, đẹp

- Xếp thành hình cái nhà

- Hs sử dụng bộ xếp hình xếp thành hình cái nhà. Thi đua xếp nhanh, đẹp.

- Ai xếp xong thì giơ tay báo cáo với GV

3. HĐ ứng dụng (4 phút) - Nêu lại các quy tắc tính giá trị biểu thức.

- Về nhà thực hiện tính giá trị các biểu thức dựa vào các quy tắc đã học.

- Thực hiện tính các biểu thức có 3 phép tính.

- Hs lắng nghe.

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn dò hs về nhà làm bài, chuẩn bị bài sau.

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

TẬP LÀM VĂN - CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT) BẬN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ 4 chữ.

- Làm đúng BT điền tiếng có vần en/oen (BT 2).

- Làm đúng BT 3a.

- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có vần en/oen.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC : - GV: Sách giáo khoa, bảng phụ.

- HS: SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động: - Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”

- Nêu nội dung bài hát.

- 3 HS viết trên bảng lớp: tròn trĩnh,

(32)

* Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng.

chảo rán, giò chả, trôi nổi,...

- Lắng nghe.

- Mở sách giáo khoa.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

a. Trao đổi về nội dung đoạn viết - GV đọc bài thơ một lượt.

+ Bé bận làm gì?

+ Vì sao tuy bận nhưng ai cũng vui?

b. Hướng dẫn cách trình bày:

+ Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?

+ Đoạn thơ có mấy khổ thơ? Mỗi khổ + Những chữ nào trong đoạn văn phải viết hoa?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

+ Trong bài có các từ nào khó, dễ lẫn?

- Giáo viên đọc từ khó, dễ lẫn cho học sinh viết.

- 1 Học sinh đọc lại.

- …bận bú, bận chơi, bận khóc, bận cười, bận nhìn ánh sáng.

- Vì mỗi việc làm đều làm cho cuộc đời chung vui hơn.

- …thể thơ 4 chữ.

- Đoạn thơ có 2 khổ thơ, có 14 dòng, khổ cuối có 8 dòng.

- Những chữ đầu câu phải viết hoa - Học sinh nêu các từ: cấy lúa, khóc cười, thổi nấu, ánh sáng,...

- 3 học sinh viết bảng. Lớp viết bảng con.

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- Lắng nghe.

- HS viết bài.

4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút) - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai.

Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

(33)

- Giáo viên đánh giá, nhận xét 7 - 10 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

- Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (7 phút)

Bài 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”

- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua điền vào chỗ trống.

- Giáo viên tổng kêt trò chơi, tuyên dương học sinh.

Bài 3a:

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- Học sinh tham gia chơi.

=> Đáp án:

nhanh nhẹn, nhoẻn miệng cười, sắt hoen rỉ, hèn nhát.

- Học sinh làm cá nhân.

- Chia sẻ cặp đôi (1 học sinh hỏi, 1 học sinh đáp).

- Chia sẻ kết quả trước lớp.

6. HĐ ứng dụng (1 phút):

* Củng cố - dặn dò:

- Gv nhận xét tiết học - Tuyên dương hs viết đẹp.

- Dặn dò hs về nhà chuẩn bị bài sau.

- Về viết lại 10 lần những chữ đã viết sai.

- Tìm và viết ra 5 từ có chứa vần en/oen.

- Sưu tầm các bài thơ hoặc bài hát có cùng chủ đề. Cẩn thận chép lại bài thơ, bái hát đó cho thật đẹp.

4. Điều chỉnh – bổ sung (nếu có):

...

...

...

...

...

CHÍNH TẢ (Nghe – viết):

BÀI TẬP LÀM VĂN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

(34)

- Nghe viết chính xác đoạn văn tóm tắt truyện “Bài tập làm văn”. Biết viết hoa tên riêng người nước ngoài. Làm đúng bài tập phân biệt cặp vần eo/oeo; phân biệt cách viết một số tiếng có âm đầu (s/x); dấu thanh (thanh hỏi, thanh ngã).

- Rèn kỹ năng viết đẹp và đúng, viết đúng những chữ có phụ âm đầu s/x.

- Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC :

- GV: Bảng lớp, bảng phụ viết nội dung bài tập 2, BT 3a.

- HS: SGK, vbt.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. HĐ mở đầu (3 phút):

* Khởi động:

* Kết nối nội dung bài học.

- Giới thiệu bài

– Ghi đầu bài lên bảng.

- Hát: “Chữ đẹp nết càng ngoan”.

- Viết bảng con: nắm cơm, lắm việc.

2. HĐ chuẩn bị viết chính tả (5 phút):

a. Trao đổi về nội dung đoạn viết

- GV đọc đoạn văn một lượt.

b. Hướng dẫn trình bày:

+ Đoạn văn có mấy câu?

+ Tìm tên riêng trong bài chính tả là gì?

+ Tên riêng trong bài chính tả được viết như thế nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó:

- Luyện viết từ khó, dễ lẫn.

- Theo dõi và chỉnh lỗi cho học sinh.

- 1 Học sinh đọc lại.

- Đoạn văn có 4 câu.

- Cô - li – a.

- Viết hoa chữ cái đầu trên, đặt gạch nối giữa các tiếng.

- làm văn, Cô - li – a, lúng túng, ngạc nhiên,...

3. HĐ viết chính tả (15 phút):

- Giáo viên nhắc học sinh những vấn đề cần thiết: Viết tên bài chính tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, quan sát kĩ từng chữ trên bảng, đọc nhẩm từng cụm từ để viết cho đúng, đẹp, nhanh; ngồi viết

- Lắng nghe.

(35)

đúng tư thế, cầm viết đúng qui định.

- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài.

Lưu ý: Tư thế ngồi, cách cầm bút và tốc độ viết của các đối tượng M1.

- HS viết bài.

4. HĐ chấm, nhận xét bài (3 phút) - Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.

- GV đánh giá, nhận xét 5 - 7 bài.

- Nhận xét nhanh về bài làm của học sinh.

- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực.

- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau.

- Lắng nghe.

5. HĐ làm bài tập (5 phút) Bài 2a: Làm việc nhóm đôi - Chia sẻ trước lớp

- Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Giáo viên chỉnh sửa, chốt lời giải đúng.

- Làm bài nhóm đôi – Lớp.

- Lời giải:

a. Khoeo chân; b. Người lẻo khoẻo;

c.Ngoéo tay Bài 3a: Làm việc cá nhân –

Cặp đôi - Chia sẻ trước lớp - Gọi HS đọc yêu cầu.

*GVKL:

a)..Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm

... Cho sâu, cho sáng mà tin cuộc đời.

- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK.

- HS tự làm bài – Chia sẻ cặp đôi – Lớp - Kết quả:

a)..Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm ... Cho sâu, cho sáng mà tin cuộc đời.

6. HĐ ứng dụng (3 phút)

* Củng cố - dặn dò (1 phút)

- Về nhà viết lại 10 lần những chữ viết bị sai.

- Ghi nhớ, khắc sâu luật chính tả.

(36)

- Gv nhận xét tiết học

- Dặn dò hs về nhà viết bài, chuẩn bị bài sau.

- Về nhà tìm 1 bài thơ và tự luyện chữ cho đẹp hơn.

4. Điều chỉnh – bổ sung ( nếu có):

...

...

...

...

...

THỂ DỤC

BÀI 70: TỔNG KẾT NĂM HỌC I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nhắc được những nội dung cơ bản đã học trong năm học và thực hiện cơ bản đúng một số bài tập theo yêu cầu của giáo viên. Trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Biết cách chơi và tham gia chơi được.Rèn kĩ năng vận động. Tham gia chơi trò chơi đúng luật, chủ động, sáng tạo.

-Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, năng lực tự giải quyết vấn đề, năng lực tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.

- Giáo dục: Tham gia tập luyện nghiêm túc, tích cực, tự giác.

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Sân trường sạch sẽ, đảm bảo an toàn.

- Phương tiện: Còi, dụng cụ, kẻ các vạch cho tập đi chuyển hướng phải, trái.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

TT Nội dung Định lượng Phương pháp tổ

chức

Phần mở đầ

u 1. GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học

2. Đứng tại chỗ vỗ tay và hát

3. Chạy chậm trên địa hình tự nhiên trên

1-2’ - 1 lần

1-2’

(37)

Phần cơ bản

1. Tổng kết, đánh giá kết quả học tập môn thể dục :

+ GV cùng HS hệ thống, tóm tắt các kiến thức, kỹ năng đã học trong các phần : Đội hình đội ngũ, thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, bài thể dục phát triển chung và trò chơi vận động

+ Nhận xét, đánh giá của GV + Công bố kết quả học tập của HS

+ Biểu dương những HS tích cực tập

12 - 15’

4 - 5’

Phần kết th

úc 1. Chạy chậm theo vòng tròn thả lỏng và hít thở sâu 2. Nhắc nhở HS trong hè:

- Tập TDTT hằng ngày bằng các bài tập, trò chơi vận động đã học và vận dụng những kỹ thuật đó để tham gia vào phong trào TDTT ở địa phương

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VỆ SINH THẦN KINH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số việc nên làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan thần kinh

- Kể được tên một số thức ăn đồ uống nếu bị đưa vào cơ thể sẽ gây hại đối với cơ quan thần kinh. Biết tránh những việc làm có hại đối với cơ quan thần kinh - Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá.

- Giáo dục hs có ý thức giữ gìn sức khỏe cho bản thân.

*

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

*.Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá..

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm