• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS Yên Thọ Họ tên GV: Trần Thị Thủy Tổ : Khoa học xã hội

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG NINH BÀI 4: QUẢNG NINH TRONG KHÁNG CHIẾN

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954)

Môn học: Lịch sử ; Lớp: 9 Thời gian thực hiện: 01 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Giúp học sinh thấy được những khó khăn và sự lớn mạnh của nhân dân các dân tộc Quảng Ninh ta về mọi mặt trong quá trình kháng chiến.

- Cho học sinh thấy được sự kết hợp giữa các giai đoạn trong cuộc kháng chiến của nhân dân các dân tộc Quảng Ninh kết hợp với các chiến trường trong cả nước. Đặc biệt là các chiến trường chính đã kết thúc cuộc kháng chiến thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Quảng Ninh nói riêng.

2. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo (năng lực tư duy), năng lực giao tiếp

- Năng lực chuyên biệt: tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử.

3. Phẩm chất

Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng

*Tích hợp đạo đức: Trách nhiệm phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân Quảng Ninh.

4. Yêu cầu đối với HS khuyết tật Nguyễn Hoàng Nam lớp 9A

- Giúp học sinh thấy được những khó khăn và sự lớn mạnh của nhân dân các dân tộc Quảng Ninh ta về mọi mặt trong quá trình kháng chiến.

- Cho học sinh thấy được sự kết hợp giữa các giai đoạn trong cuộc kháng chiến của nhân dân các dân tộc Quảng Ninh kết hợp với các chiến trường trong cả nước. Đặc biệt là các chiến trường chính đã kết thúc cuộc kháng chiến thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam nói chung và nhân dân Quảng Ninh nói riêng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Tư liệu về lịch sử Quảng Ninh giai đoạn kháng chiến chống Pháp.

- Học sinh: đọc trước bài, trả lời câu hỏi, tìm hiểu tư liệu về Quảng Ninh giai đoạn kháng chiến chống Pháp, thuyết trình nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy: Tổ 1+2: phần I; Tổ 3+4: phần II.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

(2)

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV giới thiệu nội dung bài học và dẫn dắt vào bài.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến( từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946)

- Mục tiêu: trình bày được cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng, chuẩn bị kháng chiến ( từ tháng 9/1945 đến tháng 12/1946).

- Nội dung: HS thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước theo nhóm.

- Sản phẩm: Phần trình bày của HS.

- Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: yêu cầu học sinh đại diện tổ 1 lên thuyết trình phần 1. Bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng.

- B2: Thực hiện nhiệm vụ: 1 HS đại diện tổ 1 lên thuyết trình.

Yêu cầu đối với HS khuyết tật Nguyễn Hoàng Nam lớp 9A: tham gia hoạt động nhóm

- B3: Báo cáo, thảo luận:

HS các tổ 2,3,4 nhận xét và bổ sung.

- B4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét và có thể vấn đáp HS theo hệ thống câu hỏi cơ bản ở dưới sau đó chốt nội dung cần nhớ.

(?) Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, tình hình Quảng Ninh ta như thế nào?

- Một số địa bàn trong tỉnh lúc đó chính quyền chưa về tay nhân dân như : Đầm Hà, Ba Chẽ, Móng Cái...Từ tháng 9 đến tháng 11 – 1945, Một bộ phận quân Trung Hoa dân quốc tiến vào Hòn Gai, Quảng Yên, Đông Triều...Làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật ; Theo sau là tổ chức phản cách mạng “ Việt Cách”

khoảng 600 tên do Vũ Kim Thành cầm đầu nhằm thực hiện âm mưu cướp chính quyền cách mạng .

(?)Trước tình hình đó quân và dân Quảng Ninh đã có chủ trương gì ? -Là phải bảo vệ và xây dựng chính

1. Bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng

a. Tình hình chung

- Một số nơi trên địa bàn tỉnh chính quyền chưa thuộc về nhân dân, còn bị quân Trung Hoa Dân Quốc và tay say chiếm đóng từ trước, lưc lượng thổ phỉ hoành hành..

b. Chủ trương của ta

- Phải bảo vệ và xây dựng chính quyền cách mạng: Vừa mềm dẻo, vừa khéo léo đối phó với quân Trung Hoa ; vừa kiên quyết ngăn chặn âm mưu và hành động chống phá cách mạng của bọn phản cách mạng.

c. Quá trình xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

- 9 – 1945 một trung đội của đại đội Kí Con từ Hòn Gai ra Tiên Yên kết hợp với nhân dân địa phương xây dựng lực lượng du kích chống phỉ.

- 11 – 1945 UBND cách mạng Tiên Yên được thành lập.

- 11 – 1945, kết hợp với dân quân, du kích huyện Đình Lập (nay thuộc Lạng Sơn), Bình Liêu, quân và dân Quảng Ninh đã quét sạch lực lượng phỉ ở huyện Đầm Hà thành lập chính quyền nhân dân.

- 2 – 1946 UBND cách mạng lâm thời tỉnh Hải Ninh ra đời.

- 6 – 1 – 1946, cùng với cả nước, trên

(3)

quyền cách mạng

GV : Quán triệt chủ trương sách lược của Đảng và Chính phủ, quân và dân Quảng Ninh vừa mềm dẻo, khéo léo đối phó với quân Trung Hoa; vừa kiên quyết ngăn chặn âm mưu và hành động chống phá cách mạng của bọn phản cách mạng.

(?)Quân và dân Quảng Ninh đã làm gì để bảo vệ chính quyền cách mạng ? - Ngay sau khi thành lập, chính quyền cách mạng các cấp đã vân động nhân dân tham gia sản xuất, đẩy lùi nạn đói, tham gia phong trào bình dân học vụ thanh toán nạn mù chữ.

(?)Vậy còn đối với chính quyền các cấp thì thế nào ?

- Giữa năm 1946, nhân dân các dân tộc ở Quảng Yên, Hải Ninh, Đặc khu Hòn Gai tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân cấp xã và tỉnh; UB hành chính các cấp thay thế UBND lâm thời.

- Tháng 8 – 1946, chính quyền dân chủ nhân dân huyện Ba Chẽ, Móng Cái được thành lập. => Toàn bộ chính quyền hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh thuộc về tay nhân dân ta.

- B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: yêu cầu học sinh đại diện tổ 2 lên thuyết trình phần 2. Chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp.

- B2: Thực hiện nhiệm vụ: 1 HS đại diện tổ 2 lên thuyết trình.

Yêu cầu đối với HS khuyết tật Nguyễn Hoàng Nam lớp 9A: tham gia hoạt động nhóm

- B3: Báo cáo, thảo luận:

HS các tổ 1,3,4 nhận xét và bổ sung.

- B4: Kết luận, nhận định:

(?)Sau hiệp định Sơ bộ được kí tình hình Quảng Ninh như thế nào?

- Pháp kéo ra chiếm đóng Hòn Gai ,

90% dân số trong tỉnh tham gia bỏ phiếu bầu cử Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Sau đó tiến hành bầu cử Hội Đồng nhân dân cấp xã và tỉnh.

2 . Chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp

a. Thực dân Pháp

- 15 – 4 – 1946, Sau kí kết Hiệp dịnh Sơ bộ Pháp cho quân từ miền Nam kéo ra chiếm đóng Hòn Gai, Cẩm Phả..

-> Gây ra nhiều tội ác đối với nhân dân ta.

b. Nhân dân ta

- Thành lập các đơn vị vũ trang tập trung.

- Xây dựng các làng chiến đấu ngăn chặn quân Pháp tấn công mở rộng vùng chiếm đóng.

(4)

Cẩm Phả..., tàn sát nhân dân ta dã man GVG : Ngày 15 – 4 – 1946, Pháp cho kéo hơn 1000 lính Pháp từ miền Nam ra chiếm đóng Hòn Gai, Cẩm Phả..Vừa tới nơi chúng đã gây ra nhiều tội ác đối với nhân dân ta, điển hình vụ tàn sát tại Lán Bè (Hòn Gai) ngày 7 – 7 – 1946 làm 90 người chết, hang trăm người bị thương.

(?)Trước sự khiêu khích của thực dân Pháp như vậy quân và dân Quảng Ninh tích cực chuẩn bị kháng chiến như thế nào?

-Ta xây dựng lực lượng vũ trang chuẩn bị chiến đấu.

II. Trực tiếp kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)

- Mục tiêu: Trình bày được tình hình quân và dân các dân tộc Quảng Ninh trực tiếp kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).

- Nội dung: HS thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước theo nhóm.

- Sản phẩm: Phần trình bày của HS.

- Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - B1: Chuyển giao nhiệm vụ

GV: yêu cầu học sinh đại diện tổ 3 lên thuyết trình phần II.1. Kháng chiến trong giai đoạn 1946 – 1950.

- B2: Thực hiện nhiệm vụ: 1 HS đại diện tổ 3 lên thuyết trình.

- B3: Báo cáo, thảo luận:

HS các tổ 1,2,4 nhận xét và bổ sung.

- B4: Kết luận, nhận định:

GV nhận xét và vấn đáp HS theo những câu hỏi sau đó chốt nội dung kiến thức cơ bản.

(?)Nêu những đóng góp của quân và các dân tộc Quảng Ninh trong giai đoạn kháng chiến 1946 – 1950?

- Ta đánh địch giam chân chúng ở thị xã Hòn Gai, Cẩm Phả cho các cơ quan quân dân – chính Đảng rút ra ngoài an toàn.

- Đánh địch trên đường Đồng Đăng – Yên Lập – Việt Hưng.

- Kết hợp với chiến trường Việt Bắc mở các chiến dịch

1. Kháng chiến trong giai đoạn 1946 – 1950

- Ta đánh địch giam chân chúng ở thị xã Hòn Gai, Cẩm Phả cho các cơ quan quân dân – chính Đảng rút ra ngoài an toàn.

- Đánh địch trên đường Đồng Đăng – Yên Lập – Việt Hưng.

- Kết hợp với chiến trường Việt Bắc mở các chiến dịch.

- 1 – 10 – 1948 ta tấn công khu An Châu tiêu diệt sinh lực địch, đuổi phỉ, giải phóng đất đai.

- 3 – 1949, quân ta mở chiến dịch Đông Bắc lần 2, đánh địch mạnh ở Mông Dương, Tiên Yên, Đầm Hà, Móng Cái chặn nguồn tiếp tế của địch; phát triển mạnh chiến tranh du kích ở Hải Ninh mở rộng vùng tự do.

(5)

GVG : 3 – 1947, Thành Lập liên tỉnh ủy Quảng Hồng trực tiếp lãnh đạo kháng chiến...

GV yêu cầu học sinh tổ 4 lên thuyết trình phần 2. Kháng chiến trong giai đoạn 1950-1954.

GV gọi HS tổ khác nhận xét theo KT321, cho điểm.

GV nhận xét, vấn đáp HS theo câu hỏi, chốt nội dung chính.

(?)Nêu những trận đánh lớn của nhân dân các dân tộc Quảng Ninh trong giai đoạn 1950 – 1954?

- 12 – 1950 quân dân Hải Ninh tổ chức đánh địch ở Bình Liêu.

- Đêm 26 – 12 – 1950 đánh tiêu hao địch trên đường 18.

- Đầu năm 1951 mở chiến dịch đường số 18 (Hoàng Hoa Thám).

- Từ Đêm 23 – 3- 1951 đến 30 – 3 – 1951 ta diệt địch khắp địa bàn.

- Năm 1953 lực lượng vũ trang địa phương các tỉnh Hải Ninh, Quảng Yên, đặc khu Hòn Gai phối hợp đánh địch ở Đầm Hà, Hoành Bồ, Yên Hưng, Chí Linh...

- 3 – 1954 quân dân vùng Đông Bắc đánh tiêu hao tiêu diệt và kìm chân địch góp phần vào chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp, Quân đân Quảng Ninh bước vào thời kì lịch sử mới.

GVG: Tích hợp đạo đức: Trách nhiệm phát huy truyền thống tốt đẹp của nhân dân Quảng Ninh.

2. Kháng chiến trong giai đoạn 1950 – 1954

- 12 – 1950 quân dân Hải Ninh tổ chức đánh địch ở Bình Liêu.

- Đêm 26 – 12 – 1950 đánh tiêu hao địch trên đường 18.

- Đầu năm 1951 mở chiến dịch đường số 18 (Hoàng Hoa Thám).

- Năm 1953 lực lượng vũ trang địa phương các tỉnh Hải Ninh, Quảng Yên, đặc khu Hòn Gai phối hợp đánh địch ở Đầm Hà, Hoành Bồ, Yên Hưng, Chí Linh...

- 3 – 1954 quân dân vùng Đông Bắc đánh tiêu hao tiêu diệt và kìm chân địch góp phần vào chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức v

(6)

- Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

- Sản phẩm: trả lời câu hỏi thể hiện đầy đủ nội dung bài học;

- Tổ chức thực hiện

? Nêu những đóng góp to lớn của quân và dân Quảng Ninh trong kháng chiến chống thực dân Pháp?

? Theo em, thế hệ trẻ Quảng Ninh phải làm gì để xứng đáng với những đóng góp, hi sinh của cha ông?

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.

- Nội dung hoạt động: GV tổ chức cho HS tham khảo các tư liệu và hoàn thành bài tập ở nhà

- Sản phẩm học tập: bài tập - Cách thức tiến hành hoạt động

GV đưa ra yêu cầu :

- Sưu tầm tranh ảnh về cuộc kháng chiến chống Pháp của quân và dân Quảng Ninh.

- Lập bảng thống kê thành tích chiến đấu và xây dựng của quân và dân Quảng Ninh trong kháng chiến chống Pháp

- Bài mới: Chuẩn bị trước bài 28.

Trường THCS Yên Thọ Họ tên GV: Trần Thị Thủy Tổ : Khoa học xã hội

Bài 28

XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨVÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1865) (Tiết 1)

Môn học: Lịch sử ; Lớp: 9 Thời gian thực hiện: 03 tiết I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết được nét chính tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.

- Biết được những nét chính về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

2. Năng lực

(7)

Rèn luyện các kĩ năng: đọc hiểu thông tin, sử dụng kênh hình, rút ra bài học lịch sử, kĩ năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm trong học tập lịch sử.

Phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ;

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: Kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và các kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, Đông Dương, quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào của dân tộc.

Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.

4. Yêu cầu đối với HS khuyết tật Nguyễn Hoàng Nam lớp 9A

- Biết được nét chính tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.

- Biết được những nét chính về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (linh động) 3. Bài mới

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a, Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về việc đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tếp quản thủ đô. Dựa trên những kiến thức học sinh đã biết và chưa biết, GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi kích thích sự tò mò hiểu những điều chưa biết sẽ được giải đáp trong bài học, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên

thời gian 2 phút

(8)

c) Sản phẩm: Mỗi HS có thể trả lời theo sự hiểu biết của mình với các mức độ khác nhau

d) Tổ chức thực hiện:

Giáo viên cho xem hình 57 SGK, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em biết gì về các bức ảnh này?

Mỗi HS có thể trả lời theo sự hiểu biết của mình với các mức độ khác nhau.

GV kết nối vào bài mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương a) Mục tiêu: Biết được nét chính tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên

thời gian 10 phút

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d) Tổ chức thực hiện-

Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Đ c SGK. Tr l i câu h i: ả ờ GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

+ Tóm tắt tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.

+ Giải thích vì sao hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam – Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước (theo quy định của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương) không được thực hiện.

+ Suy đoán về nhiệm vụ chiến lược đặt ra cho cách mạng hai miền Nam – Bắc sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Yêu cầu đối với HS khuyết tật Nguyễn Hoàng Nam lớp 9A: tham gia hoạt động nhóm

I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương

– Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương:

+ Ngày 10–10–1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Giữa tháng 5–

1955, quân Pháp rút khỏi Hải Phòng, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng.

+ Khi rút quân, Pháp mang theo hoặc phá hỏng nhiều máy móc, thiết bị; dụ dỗ, cưỡng ép nhiều đồng bào công giáo vào Nam để thực hiện ý đồ phá hoại cách mạng.

+ Ở miền Nam, Mĩ thay Pháp, dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.

– Hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam – Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử tự do thống nhất đất

(9)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

GV yêu cầu HS quan sát hình 57. Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản Thủ đô - SGK để biết được không khí phấn khởi của bộ đội và nhân dân khi Thủ đô được giải phóng.

nước (theo quy định của Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương) không được thực hiện vì:

Mĩ vào thay Pháp dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.

– Nhiệm vụ chiến lược đặt ra cho cách mạng hai miền Nam – Bắc sau Hiệp định Giơ- ne-vơ về Đông Dương.

+ Miền Bắc khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

+ Miền Nam tiếp tục chiến đấu chống Mĩ xâm lược, giải phóng đất nước.

MỤC II KHÔNG DẠY

III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng, tiến tới Đồng khởi (1954 – 1960)

1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng (1954 – 1959)

a) Mục tiêu: Trình bày được cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1959 – 1960).

b) Nội dung: Huy động hiểu biết đã có của bản thân và nghiên cứu sách giáo khoa quan sát tranh ảnh suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên

c) Sản phẩm: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d) Tổ chức thực hiện

- Mục tiêu: Biết được những nét chính về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.

- Thời gian: 9 phút.

- Tổ chức hoạt động

(10)

Trình bày được cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng khởi” (1959 – 1960).

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc thông tin hãy:

+ Nêu nhiệm vụ và hình thức đấu tranh của cách mạng miền Nam giai đoạn 1954 – 1959.

+ Cho biết ý kiến về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng, tiến tới Đồng khởi (1954 – 1960)

Nhiệm vụ và hình thức đấu tranh của cách mạng miền Nam (1954 – 1959):

Chuyển từ đấu tranh vũ trang thời kì chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơnevơ, bảo vệ hoà bình và phát triển lực lượng cách mạng.

Ý kiến về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm của nhân dân miền Nam trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương.

+ Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam lúc đầu là bằng biện pháp hoà bình.

+ Đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ.

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới về xây dựng CNXH ở MB và đấu tranh chống đế quốc Mĩ ở MN..

- Thời gian: 5 phút

(11)

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân nếu gặp khó khăn có thể trao đổi với bạn bè

Câu 1 Vì sao hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau? Từ thời điểm này, nhiệm vụ đặt ra cho cách mạng mỗi miền là gì?

Câu 2.Nêu hình thức và nhiệm vụ đấu tranh của cách mạng miền Nam giai đoạn 1954 - 1959

Dự kiến sản phẩm

Cau 1. Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương, nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau vì:

Sau khi kí hiệp định Giơ-ne-vơ, ngày 10/10/1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội, quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô. Đến giữa tháng 5/1955, quân Pháp rút khỏi Hải Phòng, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

Trong khi đó, ở miền Nam, Pháp vừa rút quân thì Mĩ liền dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam.

=> Đất nước ta bị chia cắt hai miền Nam-Bắc với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau

Nhiệm vụ đặt ra cách mạng cho mỗi miền là:

 Miền Bắc: Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương vững chắc cho miền Nam.

 Miền Nam: Chuyển từ đấu trang thời kì chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi chúng thi hành hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hoà bình và phát triển lực lượng cách mạng.

Câu 2.Hình thức và nhiệm vụ đấu tranh của cách mạng miền Nam giai đoạn 1954 - 1959:

 Hình thức: Chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm

 Nhiệm vụ: Đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954, bảo vệ hoà bình và phát triển lực lượng cách mạng.

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng và vận dụng

- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nhận của em khi đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô?

- Dự kiến sản phẩm

- GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.

(12)

+ Chuẩn bị bài mới

- Xem trước phần 2 mục III và phần 1 mục IV bài 28.

- Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngược lại, nếu chúng ta quan hệ với những người sống tốt đẹp sẽ dễ dàng học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, có ích cho sự hình thành và phát triển nhân

- Năng lực tự chủ và tự học: xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước,

* HS hoàn thành một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó

- Năng lực tự học: tự nhận thức, xác định giá trị của các biện pháp nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, hình ảnh giản dị từ đó thấy được tâm tư, tình cảm của người

GV giới thiệu bài: Các em vừa được ôn lại về Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, Một số biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ), Câu phân loại theo mục

- Mục tiêu: Trình bày được những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.. - Phương pháp – KT: Hoạt động nhóm, nêu và

Câu 5: Trong từng bước phân loại bằng khóa lưỡng phân từ đầu đến cuối người ta luôn phân loại các loài sinh vật thành mấy nhóm..

Khi thử máu để truyền, với máu của vợ bác sĩ thì bị kết dính, với máu bác sĩ thì không bị kết dính.. Nhóm máu O