• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm | Giải bài tập Địa lí 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm | Giải bài tập Địa lí 12"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 17: Lao động và việc làm

Câu hỏi trang 73 sgk Địa lí 12: Từ bảng 17.1 (SGK), hãy so sánh và rút ra nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ chuyên môn kĩ thuật ờ nước ta.

Hình 17.1. Bảng 17.1. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, năm 1996 và 2005.

Trả lời:

- Năm 1996 và 2005 cơ cấu lao động nước ta có sự thay đổi:

+ Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng đáng kể (từ 12,3% năm 1996 lên 25,0% năm 2005, tăng 12,7%)

+ Tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo giảm (từ 87,7% năm 1996 xuống còn 75,0% năm 2005).

- Trong nhóm lao động đã qua đào tạo cũng có sự thay đổi:

(2)

+ Số lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp tăng cao từ 6,2% lên đến 15,5%.

+ Số lao động cao đẳng, đại học, trên đại học và trung cấp chuyên nghiệp cũng có xu hướng tăng nhưng không đáng kể.

 Như vậy trình độ lao động qua đào tạo của nước ta ngày càng tăng tuy nhiên mức độ tăng còn chậm và chủ yếu là trình độ lao động có chứng chỉ nghề sơ cấp, lao độ trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học vẫn còn thấp.

Câu hỏi trang 74 sgk Địa lí 12: Từ bảng 17.2 (SGK), hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2005.

Hình 17.2. Bảng 17.2. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế, giai đoạn 2000 2005.

Trả lời:

- Trong cơ cấu lao động theo ngành kinh tế (giai đoạn 2000 – 2005), chiếm tỉ lệ cao nhất là khu vực kinh tế Nông-lâm- ngư nghiệp, tiếp theo là khu vực kinh tế Dịch vụ và thấp nhất là khu vực kinh tế Công nghiệp-xây dựng.

- Từ 2000 - 2005, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự thay đổi nhưng còn rất chậm

(3)

+ Tỉ lệ lao động trong khu vực nông- lâm-ngư nghiệp giảm nhanh từ 65,1% namw 2000 xuống 57,3% năm 2005;

+ Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và xây dụng tăng nhanh, dịch vụ tăng.

- Sự thay đổi cơ cấu này phù hợp với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta.

Câu hỏi trang 75 sgk Địa lí 12: Từ bảng 17.3(SGK), hãy so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo nhóm ngành kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000 - 2005.

Hình 17.3. Bảng 17.3. Cơ cấu lao động phân theo thành phân kinh tế, giai đoạn 2000 - 2005.

Trả lời:

- Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế (giai đoạn 2000 – 2005), chiếm tỉ lệ cao nhất là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, tiếp theo là khu vực kinh tế Nhà nước và thấp nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Giai đoạn 2000 – 2005, cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi nhưng còn rất chậm.

+ Tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước tăng chậm (từ 9,3% năm 2000 lên 9,5% năm 2005, tăng 0,2%).

(4)

+ Tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế ngoài Nhà nước giảm (từ 90,1% năm 2000 xuống còn 88,9% năm 2005, giảm 1,2%).

+ Tỉ lệ lao động ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh (từ 0,6%

năm 2000 lên 1,6% năm 2005, tăng 1,0%).

- Sự chuyển dịch này phù hợp với xu thế phát triển củạ nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Câu hỏi trang 75 sgk Địa lí 12: Từ bảng 17.4(SGK), nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo nông thôn và thành thị.

Hình 17.4. Bảng 17.4 Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn năm 1996 và năm 2005.

Trả lời:

- Lao động nước ta vẫn chủ yếu hoạt động ở khu vực nông thôn năm 2005 là 75%.

- Giai đoạn 1996 – 2005, cơ cấu lao động theo khu vực thành thị- nông thôncó sự thay đổi nhưng còn rất chậm.

+ Tỉ lệ lao động ở nông thông giảm (từ 79,9% năm 1996 xuống còn 75%năm 2005)

+ Tỉ lệ lao động thành thị có xu hướng tăng (từ 20,1% năm 1996 lên 25% năm 2005, giảm 1,2%).

(5)

Câu 1 trang 76 sgk Địa lí 12: Phân tích những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta.

Trả lời:

- Mặt mạnh:

+ Lao động đông dồn dào, nguồn bổ sung lớn.

+ Cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong các ngành sản xuất truyền thống +Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao (Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo tăng, đặc biệt có trình độ CĐ, ĐH, trên ĐH, sơ cấp)

- Hạn chế:

+ Lao động có trình độ cao còn ít so với nhu cầu + Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nhiều.

+ lao động phân bố không đều giữa các vùng.

+ Kỉ luật lao động còn kém.

(6)

Hình 17.5. Lao động đôang dồi dào là một trong những yếu tố thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển.

Câu 2 trang 76 sgk Địa lí 12: Hãy nêu một số chuyển biến về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế quốc dân ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

Từ 2000 - 2005, cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế ở nước ta có sự thay đổi nhưng còn rất chậm

- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông- lâm-ngư nghiệp giảm nhanh từ 65,1% năm 2000 xuống 57,3% năm 2005;

-Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh, dịch vụ tăng:

+ Tỉ lệ lao động ở khu vực Công nghiệp-xây dựng tăng chậm (từ 13,1% năm 2000 lên 18,2% năm 2005;

+Tỉ lệ lao động ở khu vực Dich vụ tăng chậm (từ 21,8% năm 2000 lên 24,5% năm 2005.

(7)

Hình 17.6. Tỉ lệ lao động trong khu vực nông- lâm-ngư nghiệp có xu hướng giảm.

Câu 3 trang 76 SGK Địa lí 12: Trình bày các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng.

Trả lời:

Các phương hướng giải quyết việc làm nhằm sử dụng hợp lí lao động ở nước ta:

+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động giữa các vùng.

+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản ở các vùng, đặc biệt là nông thôn đồng bằng và thành phố lớn.

+ Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất địa phương (nghề truyền thống, thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...), chú ý thích đáng đến hoạt động các ngành dịch vụ.

+ Đa dạng hoá các loại hình sản xuất, tăng cường hợp tác liên kết kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài mỏ rộng sản xuất hàng xuất khẩu.

(8)

+ Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để họ có thể tự tạo những công việc hoặc tham gia vào các đơn vị sản xuất dễ dàng thuận lợi.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Hình 17.7. Thúc đẩy phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

• Nước ta có lực lượng lao động đông đảo.Trong thời gian qua, nước ta đã có nhiều cố gắng giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc..

Là huyện nông nghiệp trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển mạnh công nghiệp, công tác đào tạo nghề ở huyện Minh Hóa vẫn

Đây là giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp khoảng 5 đối tượng, là nhân viên đang làm việc tại khách sạn Hương

Bảo hiểm xã hội huyện Kỳ Anhđã nhận thức được vai trò quan trọng của tiền lương trong việc động viên, khuyến khích tinh thần người lao động và

Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường được sự quan tâm của khoa quản trị kinh doanh, trường Đại Học KinhTế Huế dưới sự hướng dẫn của cô Lê Thị

Enter, từ mô hình ban đầu 6 yếu tố tác động, kết quả đã xác định được một yếu tố tác động lớn nhất đến tạo động lực làm việc cho người lao động đó là yếu tố “ Đào tạo

“Việc sử dụng kết quả đánh giá một cách hiệu quả không chỉ giúp cho doanh nghiệp có được các quyết định nhân sự đúng đắn mà còn là biện pháp kích thích

Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống của cộng đồng cư dân tái định cư sau khi định cư lên bờ này đang gặp nhiều vấn đề khó khăn và phức tạp bởi lẽ tình trạng thất nghiệp