• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Này soạn:5/3/21

Ngày giảng:8/3/21

Tiết 93 NHÂN HÓA

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được thế nào là nhân hóa và các kiểu nhân hóa - Tác dụng của nhân hóa trong nói và viết.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng phép nhân hóa để viết văn

- Kĩ năng sống: kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phản hồi, kĩ năng bộc lộ cảm xúc.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng trân trọng những giá trị của ngữ pháp tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, năng lực thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Giáo dục tính tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

* Kĩ năng sống: kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phản hồi, kĩ năng bộc lộ cảm xúc.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng; máy chiếu; tài liệu tham khảo

- Trò: sgk, vở soạn, sách BT, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP thuyết trình, đàm thoại, phân tích, quy nạp, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, chia nhóm, công đoạn, KT 321, tóm tắt tài liệu.

IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Có mấy kiểu so sánh? Đó là nững kiểu nào? Cho ví dụ?

3. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

(2)

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( 5 )

Cho học sinh nghe hoặc hát bài " Có con chim vành khuyên nhỏ"

Gv hỏi: Con chim Vành Khuyên được nhắc đến trong bài hát qua những ca từ nào: gọi dạ, bảo vâng, lễ phép, chào bác Chào Mào, cô Sơn Ca...

Có loài chim nào kì diệu như vậy không các con? Vậy thì tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì đây?....

* Giới thiệu bài: Trong khi nói và viết, chúng ta thường gán cho sự vật những tính cách, hành động của con người để làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người. Đó là phép tu từ nhân hoá. Vậy nhân hóa là gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó .

* HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( 37 )

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 20p

- Mục tiêu: hs hiểu được phép nhân hóa là gì - Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích, quy nạp - KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả lời

- GV chiếu ngữ liệu 1 - Y/c hs đọc ngữ liệu

? Kể tên các sự vật được nói tới trong phần ngữ liệu trên?

? Các sự vật ấy được gán cho những hành động gì? Của ai?

? Cách gọi tên các sự vật có gì khác nhau?

- Gv chiếu ngữ liệu 2.

- Y/c hs đọc

? Em hãy so sánh hai cách diễn đạt

+ Cách diễn đạt ở mục I.2 chỉ có tính chất miêu tả, tường thuật.

+ Cách diễn đạt ở mục I.1 bày tỏ thái độ tình cảm của con người - người viết.

- GV: Những sự vật, con vật... được gán cho những thuộc tính, hành động, cảm xúc...của con người để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm, tâm

I. Thế nào là phép nhân hoá

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Ông trời: mặc áo giáp - Cây mía: múa gươm - Kiến: hành quân

-> Các hành động chuẩn bị chiến đấu của con người

- Cách gọi tên các sự vật khác nhau:

+ Gọi ông trời bằng ông.

Dùng loại từ gọi người để gọi sự vật.

+ Cây mía, kiến: Gọi tên bình thường.

(3)

trạng của con người gọi là phép nhân hoá.

? Qua phân tích các ngữ liệu, em hãy rút ra kết luận về nhân hóa?( nhân hóa là gì? Nhân hóa có tác dụng như thế nào?)

- Nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả người

- Tác dụng : Làm cho sự vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.

=> Nội dung của phần ghi nhớ ( sgk/57)

? Theo em, nhân hóa là từ thuần Việt hay Hán Việt?

? Lấy 1 ví dụ cụ thể về việc sử dụng phép nhân hóa trong 1 văn bản mà em đã đc học ?( đoạn trích : Bài học đường đời đầu tiên)

2. Ghi nhớ 1 – sgk (57)

BTN: xác định những sự vật được nhân hoá.

a. Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu (Ca dao) b. Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng

(Trần Đăng Khoa)

c. Chị Cốc thoạt nghe tiếng hát từ trong đất văng vẳng lên, không hiểu như thế nào, giật nẩy hai đầu cánh, muốn bay. Đến khi định thần lại chị mới trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Chị lò dò về phía cửa hang tôi, hỏi : [...].

(Tô Hoài) d. Mẹ hỏi cây Kơ-nia:

– Rễ mày uống nước đâu?

– Uống nước nguồn miền Bắc.

TL:

Núi chê

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng.

Chị Cốc, định thần lại

Hỏi cây Ko - nia, uống nước nguồn miền Bắc.

Hoạt động 2: 17’

- Mục tiêu: hs nắm được các kiểu nhân hóa thường gặp.

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa

- PP vấn đáp, thuyết trình, phân tích, quy nạp - KT động não, trình bày một phút, hỏi và trả

II. Các kiểu nhân hóa

(4)

lời

- Gv chiếu ngữ liệu 3 - Y/c hs đọc ngữ liệu

? Tìm các sự vật được nhân hoá trong các câu thơ, câu văn đã cho?

- Lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân - Tay.

- Tre chống lại, tre xung phong, tre giữ - Trâu ơi

? Mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào?

a) Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b)Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c) Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.

? Có mấy kiểu nhân hoá?

* GV chốt: nhân hoá được thực hiện bằng nhiều cách. Mỗi cách được gọi là một kiểu nhân hoá.

Có ba kiểu nhân hoá cơ bản - Cho HS đọc ghi nhớ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

a. Miệng, tai, mắt, chân, tay (dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi một số vật) b. Tre (dùng từ ngữ vốn chỉ hành động, tính chất của người để chỉ hành động, tính chất của vật) c. Trâu (trò chuyện, xưng hô với vật như với người.).

2. Ghi nhớ 2 – sgk(58)

BTN: Tìm phép nhân hoá trong các đoạn văn sau. Cho biết chúng thuộc kiểu nhân hoá nào. Nêu tác dụng của chúng.

b) Mỗi chiếc lá rụng có một linh hồn riêng, một tâm tình riềng, một cảm giác riêng. […] Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại […] Có chiếc lá như sợ hãi ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất, còn cất mình muốn bay trở lại cành. Có chiếc lá đầy âu yếm rơi bám vào một bông hoa thơm; hay đến mơn trớn một ngọn cỏ xanh mềm mại.

(Khái Hưng)

c) Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.

Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!

(Thép Mới) d.Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

TL:

a. linh hồn, tâm tình, cảm giác, nhẹ nhàng, khoan khoái, đùa bỡn, múa may, thầm bảo, sợ hãi, ngần ngại, rụt rè, muốn, âu yếm, mơn trớn.

 Thuộc kiểu nhân hóa dùng những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của người để gán cho loài vật. Từ đó có tác dụng làm cho loài vật sinh động, gần gũi như con người.

c. Chống lại, xung phong, giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín, hi sinh, bảo vệ, anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu.

(5)

 Thuộc kiểu nhân hóa dùng những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của người để gán cho loài vật. Từ đó có tác dụng làm cho loài vật sinh động, gần gũi như con người.

d. Núi ơi

 Thuộc kiểu nhân hóa trò chuyện xưng hô vói vật như với người. Từ đó có tác dụng làm cho loài vật sinh động, gần gũi như con người.

* Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Hoàn thiện bài tập: viết đoạn văn từ 5-7 câu có sử dụng phép nhân hóa - Soạn bài: ẩn dụ

+ Đoc nội dung bài học

+ Trả lời các câu hỏi trong sgk + Làm bài tập phần kuyện tập.

* Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 5/3/21

Ngày giảng:12/3/21

Tiết 94 NHÂN HÓA

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được thế nào là nhân hóa và các kiểu nhân hóa - Tác dụng của nhân hóa trong nói và viết.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng phép nhân hóa để viết văn

- Kĩ năng sống: kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phản hồi, kĩ năng bộc lộ cảm xúc.

3. Thái độ

- Giáo dục lòng trân trọng những giá trị của ngữ pháp tiếng Việt.

4. Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, năng lực thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Giáo dục tính tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

* Kĩ năng sống: kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phản hồi, kĩ năng bộc lộ cảm xúc.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng; máy chiếu; tài liệu tham khảo

(6)

- Trò: sgk, vở soạn, sách BT, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP thuyết trình, đàm thoại, phân tích, quy nạp, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, chia nhóm, công đoạn, KT 321, tóm tắt tài liệu.

IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

Nhân hóa là gì? Có mấy kiểu nhân hóa?

Đặt 3 câu có sử dụng phép nhân hóa.

VD:

- Tia nắng đầu tiên xuyên qua đám mây chiếu xuống mặt đất.

- Ông trăng chiếu sáng lung linh cả một khoảng sân.

- Mùa thu, từng chiếc lá già nua rơi rụng xuống khoảng sân.

3. Bài mới

* Hoạt động: LUYỆN TẬP.

- Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Thời gian: 20p

- Gv chia lớp thành 4 nhóm theo tháng sinh chẵn, lẻ + N1: tháng 1,3,5 (bài tập 1)

+ N2: tháng 7,9,11 (bài tập 2) + N3: tháng 2,4,6 (bài tập 3) + N4: tháng 8,10,12 (bài tập 4) - Các nhóm thảo luận trong t/g 5’

- Sau khi thảo luận xong, các nhóm chuyển kết quả cho nhau để hoàn thiện - Các nhóm chấm điểm theo KT 321

- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, chốt.

1. Bài 1+ 2: Xác định và nêu tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn gồm 4 câu của Phong Thu:

Đoạn 1 Đoạn 2

- Đông vui - tầu mẹ, tàu con - xe anh, xe em

- tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra - bân rộn

- rất nhiều tàu xe - tàu lớn tàu bé - xe to, xe nhỏ

- nhận hàng về và chở hàng ra - hàng về liên tục

(7)

 Gợi không khí LĐ khẩn trương phấn khởi của con người nơi bến cảng.

- Có dùng nhân hoá ở bài 1: cảm nghĩ tự hào, sung sướng của người trong cuộc.

- Không dùng nhân hoá ở bài 2: Quan sát, ghi chép, tường thuật khách quan của người ngoài cuộc.

Bài 2: So sánh hai cách diễn đạt:

Đoạn 1 Đoạn 2

- trong họ hàng nhà chổi - cô bé Chổi Rơm

- xinh xắn nhất

- có chiế váy vàng óng - áo của cô

- cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.

- trong các loại chổi - chổi rơm

- đẹp nhất

- tết bằng rơm nếp vàng - tay chổi

- quấn quanh thành cuộn.

* Giống nhau: đều tả cái chổi rơm

* khác nhau:

- Cách 1: Có dùng nhân hoá bằng cách gọi chổi rơm là cô bé, cô. Đây là văn bản biểu cảm.

- Cách 2: không dùng phép nhân hoá. đây là văn bản thuyết minh.

4. Bài 4: Chỉ rõ cách nhân hoá và nêu tác dụng của nó:

a. Trò chuyện, xưng hô với núi như với ngưòi

tác dụng: giãi bày tâm trạng mong thấy người thương của người nói.

b. Dùng những từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của những con vật.

Tác dụng: Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, hóm hỉnh.

c. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của cây cối và sự vật.

- Tác dụng: Hình ảnh mới lạ, gợi suy nghĩ cho con người.

d. Tương tự như mục c

- Tác dụng: gợi sự cảm phục, lòng thương xót và căm thù nơi người đọc.

 Hoạt động 4: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, đàm thoại.

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Thời gian: 15p

(8)

? Đặt câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để minh họa cho mỗi kiểu nhân hóa nêu trong Phiếu học tập dưới đây.

Các kiểu nhân hóa thường gặp Ví dụ Dùng những từ ngữ vốn chỉ gọi

người để gọi vật

VD: Cô vịt chẳng hiểu có chuyện gì mà cãi nhau om tỏi với mấy gã gà trống.

Dùng nững từ ngữ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật

VD: Hàng liễu đứng chờ chị gió qua để gỡ mái tóc rối.

Trò chuyện xưng hô với vật như với người

VD. Ơi chú gà ơi! Ta yêu chú lắm.

? Viết một đoạn văn (từ 7 đến 13 câu) trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp nhân hóa. Gạch chân dưới câu văn có sử dụng biện pháp nhân hóa ở trong đoạn văn đó.

VD: Khoảng vườn nho nhỏ mà chưa sáng đã vô cùng ồn ào náo nhiệt. Lũ vịt cái đang cãi nhau, tranh giành chiến lợi phẩm vừa tìm được. Đúng là mấy mụ đàn bà bao iowf cũng to mồm không ai cãi lại được. Như để góp vui, mấy a chàng vịt đứng cạnh cũng cố góp mấy tiêng khè khè ngay cạnh cho thêm phần náo nhiệt. Chứng kiến cảnh đó, bác Bưởi già đứng ngay cạnh chỉ khẽ lắc đâù.

* Hoạt động 5: MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút - Thời gian: 5p

? Tìm những câu thơ, câu văn mà em đã học hoặc biết có sửu dụng biện pháp nhân hóa

? Tại sao những câu chuyện hay bài hát dành cho thiếu nhi, các tác giả lại hay sử dụng biện pháp nhân hóa. Em hãy kể tên một vài bài hát như thế

* Nhân hóa làm cho câu chuyện, bài hát trở nên sinh động, tự nhiên, vui tươi.

Mượn hình ảnh các hình ảnh về loài vật, đồ vật đem đên scho trẻ những bài học vô cùng dễ hiểu.

- Chú Ếch con.

- Có con chim vành khuyên

- Con lợn éc biết ăn không biết hát.

4. Hướng dẫn về nhà

- Làm các bài tập còn lại trong sách bài tập/

- Sưu tầm thêm các VD, ngữ liệu có sử dụng phép nhân hóa.

- Chuẩn bị: Ẩn dụ

(9)

+ Đọc và soạn bài

+ Lấy VD, tìm các ngữ liệu có sử dụng ẩn dụ.

V. RÚT KINH NGHIỆM

Ngày soạn:5/3/21

Ngày giảng:9/3/21

Tiết 95 PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả người .

2. Kĩ năng

- Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn, kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo thứ tự hợp lý.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức tự học ở học sinh

4.Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, năng lực thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Giáo dục tính tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

* Kĩ năng sống: kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng; máy chiếu; tài liệu tham khảo

- Trò: sgk, vở soạn, sách BT, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP thuyết trình, đàm thoại, phân tích, quy nạp, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, chia nhóm, công đoạn, KT 321, tóm tắt tài liệu.

IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

? Miêu tả là gì? Muốn tả cảnh, người ta phải làm gì? Bố cục của bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Yêu cầu của từng phần.

(10)

* Yêu cầu:

- Xđịnh đối tượng, quan sát,trình bày…

- Dàn ý gồm 3 phần

+ Phần 1 (MB) -> Giới thiệu khái quát + Phần 2 (TB) -> ...

+ Phần 3 (KB) : Cảm nghĩ và nhận xét

- Trình tự miêu tả: Từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể 5. Bài mới

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, trò chơi

- Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, khăn trải bàn, trình bày 1 phút - Thời gian: ( 3 )

Giáo viên đọc ví dụ cho học sinh nghe:

Đề: Tả chị gái

“Em có một người chị tên là Quỳnh Trang, năm nay học lớp 11. Chị em rất kết anh Sơn Tùng M-TP. Anh Sơn Tùng rất đẹp trai, hát hay và nhảy đẹp. Anh ấy cười rất đẹp, quan tâm mọi người. Em rất thích nghe bài hát em của ngày hôm qua của anh Sơn Tùng. Giọng nói anh ấy rất dễ thương, anh ấy rất thích chọc ghẹo mọi người và rất hay bị tưng. Em cũng rất thích anh Sơn Tùng và xem ảnh như anh trai của mình”

Đề: Tả em bé.

Ở bên nhà em có một bé gái rất dễ thương, hai mắt em bé to tròn như hai hột lạc sống, cái mũi em to như cái trống.

Đề: Tả chú bộ đội:

- Ở gần nhà em có một chú bộ đội, chú cao 80 cm.

- Chú bộ đội rất cao to đẹp trai, chú dài khoảng 2 km.

( Trích: Cười ra nước mắt trước những bài văn siêu hồn nhiên của học sinh, Netnews.vn)

Gv: Bố mẹ, anh chị, người thân...là những người gần gũi, gắn bó với chúng ta nhất, những tưởng việc tả lại họ là điều đơn giản, nhưng có nhiều bạn vẫn chưa biết cách làm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em có kĩ năng làm bài văn tả người HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

- Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động

- Phương pháp: Diễn giảng, thảo luận nhóm, tình huống có vấn đề - Kĩ thuật: Động não, làm việc nhóm, trình bày 1 phút

- Thời gian: ( 35 )

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 20’

- Mục tiêu: hs nắm được phương pháp

I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người

(11)

viết đoạn văn, bài văn tả người

- Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm, dạy học phân hóa

- PP luyện tập, thảo luận, phân tích, quy nạp

- KT động não, trình bày một phút, chia nhóm, công đoạn, KT 321

- Gv chiếu các ngữ liệu - Y/c hs đọc ngữ liệu

- Học sinh đọc bài tập nêu yêu cầu - HS hoạt động nhóm bàn (theo tổ) + Tổ 1: Đoạn văn 1.

+ Tổ 2: Đoạn văn 2.

+ Tổ 3: Đoạn văn 3.

- Các nhóm chấm điểm theo KT 321 - Các nhóm trình bày kết quả thảo luận - Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá, chốt.

? Đoạn văn 1 tả ai? Người đó có những điểm gì nổi bật?

a) Tả Dượng Hương Thư - Người chèo thuyền, vượt thác.

- Như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn...

b) Tả chân dung Cai Tứ

- Đặc điểm: Gầy gò, xấu xí, gian dảo

? Những tìm những chi tiết thể hiện những đặc điểm trên?

a) + Các bắp thịt cuồn cuộn + Hai hàm răng cắn chặt

+ Quai hàm bạnh ra,cặp mắt nảy lửa b) + Thấp, gầy, mặt vuông, má hóp.

+ đôi mắt gian hùng + Mũi gồ sống mương.

+ Mồm toe toét, tối om…mấy chiếc răng vàng …

? Trong các đoạn văn trên, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc?

? Cách dùng từ ở mỗi đoạn như thế

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

a. đoạn 1

- Tả người chèo thuyền đang vượt thác - Dáng to khoẻ dũng mãnh

- Tập trung miêu tả chân dung nhân vật kết hợp với hành động nên dùng nhiều động từ, ít tính từ.

b. Đoạn văn 2

- Tả chân dung Cai Tứ

- Đặc điểm: Gầy gò, xấu xí, gian dảo.

- Chỉ tả chân dung nhân vật Cai Tứ nên dùng ít động từ mà nhiều tính từ.

(12)

nào?

- Tập trung miêu tả chân dung nhân vật kết hợp với hành động nên dùng nhiều động từ, ít tính từ.

- Chỉ tả chân dung nhân vật Cai Tứ nên dùng ít động từ mà nhiều tính từ.

? Em có nhận xét gì về bố cục của mỗi đoạn văn?

? Đoạn thứ ba gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có 3 phần. Em hãy chỉ ra và nêu nội dung chính của mỗi phần?

Đoạn văn thứ 3 gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần:

- Mở đoạn: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.

- Thân đoạn: Diễn biến của keo vật. Đoạn này có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:

+ Những nhịp trống đầu tiên. Quắm Đen ráo riết tấn công. Ông Cản Ngũ lúng túng đón đỡ, bỗng bị mất đà do bước hụt.

+ Tiếng trống dồn lên, gấp rút giục giã.

Quắm Đen cố mãi cũng không bê nổi cái chân của ông Cản Ngũ.

+ Quắm Đen thất bại nhục nhã.

- Kết doạn: Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ.

? Nếu phải đặt tên cho bài văn thì em đặt tên gì?

- Keo vật thách đấu - Quắm Đen thảm hại - Hội vật đền Đô năm ấy...

? Quá trình tả người gồm có những bước nào?

* GV nhấn mạnh ghi nhớ - HS rút ra kất luận

- HS đọc ghi nhớ

c. Tả hai đô vật tài, mạnh: Quắm đen và Ông Cản Ngũ trong keo vật ở Đền Đô.

- Lăn xả, đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường...dứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng, thần lực ghê gớm...

- Tập trung miêu tả chân dung nhân vật kết hợp với hành động nên dùng nhiều động từ, ít tính từ.

* Đoạn văn thứ 3 gần như một bài văn miêu tả hoàn chỉnh có ba phần:

- Mở đoạn: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.

- Thân đoạn: Diễn biến của keo vật.

Đoạn này có thể chia làm 3 đoạn nhỏ:

+ Những nhịp trống đầu tiên. Quắm Đen ráo riết tấn công. Ông Cản Ngũ lúng túng đón đỡ, bỗng bị mất đà do bước hụt.

+ Tiếng trống dồn lên, gấp rút giục giã.

Quắm Đen cố mãi cũng không bê nổi cái chân của ông Cản Ngũ.

+ Quắm Đen thất bại nhục nhã.

- Kết doạn: Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ.

*. Hướng dẫn về nhà: 2’

(13)

- Học bài, thuộc ghi nhớ.

- Chuẩn bị:

+ Chuẩn bị: phần luyện tập

+ Làm các bài tập trong vở bài tập.

* Rút kinh nghiệm

Ngày soạn: 5/3/21

Ngày giảng: 12/3/21

Tiết 96 PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả người .

2. Kĩ năng

- Luyện tập kỹ năng quan sát và lựa chọn, kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo thứ tự hợp lý.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức tự học ở học sinh

4.Định hướng phát triển phẩm chất - năng lực

- Phẩm chất: Nhân ái, trung thực, trách nhiệm, yêu nước - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.

- Năng lực giao tiếp, năng lực trình bày, năng lực thưởng thức văn học

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh:

- Giáo dục tính tự chủ, tự tin trong công việc, có trách nhiệm với cộng đồng, có tinh thần vượt khó.

* Kĩ năng sống: kĩ năng xử lí thông tin, kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng trình bày.

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk; giáo án; hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng; máy chiếu; tài liệu tham khảo

- Trò: sgk, vở soạn, sách BT, chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP thuyết trình, đàm thoại, phân tích, quy nạp, luyện tập, dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động, dạy học theo tình huống.

- KT động não, trình bày một phút, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, chia nhóm, công đoạn, KT 321, tóm tắt tài liệu.

IV. Tiến trình hoạt động 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

(14)

* Hoạt động: LUYỆN TẬP.

- Mục tiêu: hs nắm được phương pháp viết đoạn văn, bài văn tả người - Hình thức tổ chức: dạy học theo nhóm, dạy học phân hóa

- PP luyện tập, thảo luận, phân tích, quy nạp

- KT động não, trình bày một phút, chia nhóm, công đoạn, KT 321 - Thời gian: 30p

BT1: Hãy nêu các chi tiết tiêu biểu mà em sẽ lựa chọn khi miêu tả các đối tượng sau đây sau đó lập dàn bài.

Thảo luận nhóm

-N1: Một em bé chừng 4-5 tuổi - N2: Một cụ già cao tuổi

- N3: Cô giáo của em đang say sưa giảng bài.

- Các nhóm thảo luận, trình bày

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá.

Nhóm 1: Một cụ già cao tuổi:

- Da nhăn nheo nhưng đỏ hồng hào hoặc đồi mồi, vàng vàng,

- Mắt vẫn tinh tường hoặc chậm chạp, tóc bạc như mây trắng hay rụng lơ thơ…

- Tiếng nói trầm vang hay thều thào yếu ớt.

b. Em bé: Mắt đen lóng lánh, môi đỏ chon chót, hay cười toe toét, mũi tẹt, thỉnh thoảng thò lò, sịt sịt, nói ngọng...

c. Cô giáo say mê giảng bài trên lớp:

- Tiếng nói trong trẻo, dịu dàng, say sưa như sống với nhân vật, - Đôi mắt lóng lánh niềm vui, bàn tay nhịp nhịp viên phấn.

- Chân bước chậm rãi từ trên bậc xuống lối đi giữa lớp... cô như đang trò truyện với nhà văn, với chúng em, với cả những người trong sách.

BT2: Lập dàn bài cho bài văn miêu tả một trong 3 đối tượng trên Hs làm bài.

VD:

* Dàn ý cho bài văn miêu tả một em bé chừng 4- 5 tuổi

Mở bài: Giới thiệu chung về em bé ( em bé của em, em bé nhà hàng xóm, em bé em gặp…)

+ Tên, tuổi, giới tính của em bé.

Thân bài:

- Miêu tả khái quát:

+ Chiều cao, thân hình - Tả chi tiết:

+ Miêu tả gương mặt + Đầu tròn, mái tóc thưa + Đôi mắt tròn, sáng + Miệng hay cười - Tả hoạt động của em bé

(15)

+ Em bé thường hay hát, múa + Em bé thích được khen

+ Thường thích chơi với bố mẹ, anh chị, ông bà + Hay nhõng nhẽo

Kết bài: Tình cảm của em và mọi người đối với em bé.

BT3:

Những từ có thể thêm vào chỗ chấm...

- Đỏ như: Tôm luộc, mặt trời, người say rượu...

- Trông không khác gì: thiên tướng, võ tòng, con gấu lớn, hộ pháp trong chùa - Đó là hình ảnh Ông cản Ngũ vào xới vật

 Hoạt động 4: VẬN DỤNG

- Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, đàm thoại.

- Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Thời gian: 10p

Cho đoạn văn sau:

“A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay, bắp chân rắn như trắc gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh…Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “mỗng” và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc. Hai tay Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, mắt nhìn đường cày, thân mình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi đi bên trái, lúc tạt qua phải theo đường cày uốn vòng theo hình ruộng bậc thang giống như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được xá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoài dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp.”

a. Tìm những từ ngữ và hình ảnh miêu tả đặc điểm của nhân vật trong đoạn văn trên.

b. Qua những từ ngữ và hình ảnh đó, nhân vật hiện lên với đặc điểm gì nổi bật c. Nếu phải thuật lại hai câu thật ngắn gọn thì em sẽ chọn hai câu nào trong đoạn văn trên.

d. Cách triển khai đoạn văn của tác giả là cách nào? (Quy nạp, diến dịch, Tổng - phân - hợp)

Gợi ý:

a) Ngực nở vòng cùng, da đỏ như lim, bắp chân rắn như cột trụ,…

b) A Cháng hiện lên đẹp đẽ, khỏe mạnh, dẻo dai, đảm đang.

c) A Cháng đẹp người thật. Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh

d) Đoạn viết theo diễn dịch.

(16)

* Hoạt động 5: MỞ RỘNG, SÁNG TẠO

- Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời.

- Phương pháp: vấn đáp

- Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút - Thời gian: 5p

2) Đoạn quy nạp: Quy nạp là phương pháp trình bày ý từ các luận cứ rút ra những nhận định tổng quát, rút ra luận điểm.Đoạn quy nạp là đoạn văn có cấu trúc ngược lại đoạn diễn dịch, các câu triển khai ý cụ thể đứng trước, câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn.Ví dụ:

Căn nhà sàn chật ních người mặc quần áo như đi hội. Mấy cô gái vừa lùi vừa trải những tấm lông thú thẳng tắp từ đầu cầu thang tới cửa bếp giữa sàn. Bấy giờ, người già mới ra hiệu dẫn Y Hoa bước lên lối đi bằng lông thú mịn như nhung. Buôn Chư Lênh đã đón tiếp cô giáo đến mở trường bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý. (Buôn Chư Lênh đón cô giáo, 8, tr144

1) Đoạn diễn dịch: Diễn dịch là phương pháp trình bày ý từ luận điểm suy ra các luận cứ.Đoạn diễn dịch là đoạn văn có câu mở đoạn làm mang ý tổng quát, các câu còn triển khai ý câu chủ đề. Trong đoạn diễn dịch, không có câu kết đoạn. Ví dụ:

Cà Mau là đất mưa giông. Vào tháng ba, tháng tư, sáng nắng chiều mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả không kịp chạy vào nhà. Mưa rất phủ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn giông. (Đất Cà Mau, 6, tr 89)

Đoạn song song (song hành): Song hành là cách lập luận trình bày ý giữa các câu ngang nhau, các câu đều là luận cứ. Luận điểm được rút ra từ việc tổng hợp các ý của luận cứ.Đoạn song song là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu đều có tầm quan trọng, bình đẳng như nhau trong biểu đạt nội dung toàn đoạn.Trong đoạn song song, câu chủ đề mang tính hàm ngôn. Ví dụ:

Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa. Cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh xanh biếc. (Theo Tô Hoài)

4) Đoạn móc xích: Là đoạn văn nối tiếp nhau theo chuỗi xích, câu sau phát triển ý câu trước, nối tiếp nhau cho đến hết đoạn. Ví dụ:

(17)

Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản xuất thì phải có kĩ thuật tiên tiến. Muốn sử dụng kĩ thuật thì phải có văn hóa.

Vậy việc bổ túc văn hóa là cực kì cần thiết. (Hồ Chí Minh) 4.Hướng dẫn về nhà.

- Làm các bài tập còn lại.

- Sưu tầm các đoạn, bài văn tiêu biểu tả người.

- Chuẩn bị bài: Luyện nói văn miêu tả.

V. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- HS thưc hiên được :HS có kỹ năng dùng phép khai phương một thương và chia hai căn bậc hai trong tính toán1. - HS thưc hiên thành thạo: HS có kỹ năng dùng

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới về giải bài toán bằng Cách lập phương trình.. - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Mục tiêu: Tìm hiểu về định lý khai phương một thương vận dụng kiến thức vào bài tập - Phương pháp vấn đáp , thực hành , nêu và giải quyết vấn đề hoạt động nhóm..