• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 16 / 2 / 2018 Ngày giảng: 22 / 2 / 2019

Tiết: 23

BÀI 29 Thường thức mĩ thuật

MỘT SỐ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TIÊU BIỂU CỦA TRƯỜNG PHÁI HỘI HỌA ẤN TƯỢNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- HS hiểu biết thêm về trường phái hội họa Ấn Tượng.

2. Kĩ năng

- HS nhận biết được sự đa dạng trong nghệ thuật của trường phái hội họa Ấn Tượng.

3. Thái độ

- Hiểu được giá trị của trường phái hội hoạ Ấn Tượng.

4.Năng lực

- Giải quyết vấn đề, hợp tác, phân tích tổng hợp, tư duy.

II. CHUẨN BỊ 1. Tài liệu tham khảo

Phan Cao Hoàn, Họa phái Ấn Tượng, NXB MT 1997.

2. Đồ dùng dạy – học a. Giáo viên

- Tranh tư liệu trong bộ ĐDDH MT8.

- Sưu tầm thêm các tranh phiên bản được nhắc tới ở trong bài.

- Máy chiếu.

b. Học sinh - Sgk, vở ghi.

- Sưu tầm thêm các tranh phiên bản liên quan trong bài hoc.

III. PHƯƠNG PHÁP

Phương pháp vấn đáp, trực quan, minh họa, luyện tập hoạt động theo nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1 phút)

- Kiểm tra hướng dẫn chuẩn bị đồ dùng học tập bộ môn.

(2)

- Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ: 4 phút

Câu hỏi:? Hội họa ấn tượng được lấy tên từ tác phẩm nào?

? Quan điểm sáng tạo của các họa sĩ trường phái hội họa Ấn tượng khác gì so với các thế hệ họa sĩ lớp trước?

Đáp án:

- Được lấy tên từ tác phẩm Ấn tượng mặt trời mọc của danh họa Mô-nê.

- Họ không chấp nhận lối vẽ khuôn vàng thước ngọc của lớp người đi trước, mà muốn đưa cảnh vật và thiên nhiên thực vào tranh của mình, vì thế các họa sĩ Ấn tượng rất chú trọng tới không gian, ánh sáng và màu sắc.

3. Bài mới Giới thiệu bài:

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu họa sĩ Mô-nê và tác phẩm “Ấn tượng mặt trời mọc”

- Mục tiêu:

+ HS hiểu biết thêm về các họa sĩ và sự đa dạng trong các tác phẩm nghệ thuật của trường phái hội họa Ấn Tượng.

+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, biểu đạt, tư duy, phân tích tổng hợp.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 9 phút

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Gv yêu cầu Hs đọc phần 1,2,3,4 trong sgk.

Gv chia nhóm và yêu cầu thảo luận các nhóm cử nhóm trưởng và thư kí để ghi nội dung bài.

Nhóm 1: Em hãy cho biết thân thế, sự nghiệp của họa sĩ Mô- nê. Nêu quan điểm sáng tác của ông, và kể tên

I. Họa sĩ Mô-nê và tác phẩm “Ấn tượng mặt trời mọc”

1. Họa sĩ Mô-nê

- Là họa sĩ người Pháp (1840 - 1926)

- Ông say mê với những khảo sát, khám phá về ánh sáng và màu sắc.

- Vẽ nhiều lần một đối tượng với những không gian và thời gian khác nhau và thích thú với sự phát hiện riêng khi vẽ lại.

(3)

các tác phẩm tiêu biểu mà em biết?

? Em hãy cho biết chất liệu, màu săc, ý nghĩa bức tranh, nghệ thuật diễn tả của bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc?

* Tác phẩm tiêu biểu: Hoa súng, nhà thờ lớn Ru- Văng, Ấn tượng mặt trời mọc,...

2. Bức tranh “Ấn tượng mặt trời mọc”

- Chất liệu: Sơn dầu

- Hoàn cảnh ra đời: tranh vẽ năm 1872 tại cảng Lơ – ha- vơ ở Hà Lan

- Nghệ thuật diễn tả: nét bút ngắt đoạn, rời rạc->

tạo sống động.

- Màu sắc: Thiên nhiên như còn mờ hơi sương từ từ bừng sáng

- Ý nghĩa bức tranh: Mở đường tiên phong cho trường phái hội họa Ấn tượng và phong cách nghệ thuật Mô-nê.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu họa sĩ Ma-nê và tác phẩm buổi hòa nhac ở Tu-le-ri-e

- Mục tiêu:

+ HS hiểu biết thêm về các họa sĩ và sự đa dạng trong các tác phẩm nghệ thuật của trường phái hội họa Ấn Tượng.

+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, biểu đạt, tư duy, phân tích tổng hợp.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 9 phút

- Cách thức thực hiện:

(4)

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Nhóm 2: Em hãy cho biết thân thế, sự nghiệp của họa sĩ Ma- nê. Nêu quan điểm sáng tác của ông và kể tên các tác phẩm tiêu biểu mà em biết?

? Em hãy cho biết chất liệu, màu săc, ý nghĩa bức tranh, nghệ thuật diễn tả của bức tranh buổi hòa nhac ở Tu – le – ri – e?

II. Họa sĩ Ma-nê và tác phẩm buổi hòa nhac ở Tu-le-ri-e

1. Vài nét về tác giả

- Là họa sĩ người Pháp (1832 - 1883).

- Học vấn uyên bác, bậc thầy uy tín.

- Là người dẫn dắt các họa sĩ trẻ vẽ các chủ đề sinh hoạt hiện đại và sáng tác bằng trực cảm nhạy bén.

- Manê được coi là “ngọn đèn biển” của hội họa mới.

- Tác phẩm tiêu biểu: Gia đình Monet trong vườn, Quầy rượu ở hý viện Folies Bergère, Monet đang vẽ trên xưởng họa nổi, Nhà ga Saint Lazare, Buổi hòa nhạc ở Tu-le-ri-e, Ô-lanh-pi-a, Bữa ăn trên cỏ,...

2. Bức tranh “ Buổi hòa nhạc ở Tu-le-ri-e”

- Chất liệu: Sơn dầu

- Đề tài: Sinh hoạt thành thị

- Nghệ thuật diễn tả: Nét bút dứt khoát, phóng khoáng

- Màu sắc: tươi sáng

- Ý nghĩa bức tranh: được xem là tác phẩm mở đường cho nền hội họa mới.

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu họa sĩ Van gốc và tác phẩm Hoa diên vĩ

(5)

- Mục tiêu:

+ HS hiểu biết thêm về các họa sĩ và sự đa dạng trong các tác phẩm nghệ thuật của trường phái hội họa Ấn Tượng.

+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, biểu đạt, tư duy, phân tích tổng hợp.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 9 phút

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Nhóm 3: Em hãy cho biết thân thế, sự

nghiệp của họa sĩ Van gốc. Nêu quan điểm sáng tác của ông và kể tên các tác phẩm tiêu biểu mà em biết?

III. Họa sĩ Van gốc và tác phẩm Hoa diên vĩ 1. Vài nét về tác giả

- Là họa sĩ người Hà Lan (1853 - 1890)

- Ông đam mê cuộc sống đời thường, dành tình yêu mãnh liệt cho người lao động nhân hậu.

- Hội họa của ông là sự đối chọi của những màu nguyên chất, những nét vẽ dữ dằn.

- Ông nổi tiếng nhiều bức tranh phong cảnh. Đặc biệt , họa sĩ Van Gốc có một số bức Chân dung tự họa. Ông muốn khám phá thế giới nội tâm đầy kịch tính, đầy mâu thuẫn của con người thông qua tâm trạng của bản thân mình.

- Tác phẩm tiêu biểu: Cánh đồng Ô-vơ, Hoa diên vĩ, Hoa hướng dương, Đôi giầy cũ, Lúa vàng, Quán cà phê đêm, Cây đào ra hoa,…

2. Bức tranh “ Chân dung tự hoạ ” - Chất liệu: Sơn dầu

- Đề tài: Chân dung

(6)

? Em hãy cho biết chất liệu, màu săc, ý nghĩa bức tranh, nghệ thuật diễn tả của bức tranh chân dung tự họa?

- Nghệ thuật diễn tả: Nét vẽ mạnh bạo - Màu sắc: rực rỡ, nguyên chất

- Ý nghĩa bức tranh: Khám phá thế giới nội tâm đầy mâu thuẫn của con người thông qua tâm trạng của bản thân mình

Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu họa sĩ Xơ-ra và tác phẩm chiều chủ nhật trên đảo gơ răng giát tơ

- Mục tiêu:

+ HS hiểu biết thêm về các họa sĩ và sự đa dạng trong các tác phẩm nghệ thuật của trường phái hội họa Ấn Tượng.

+ Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, quan sát, biểu đạt, tư duy, phân tích tổng hợp.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở, thảo luận - Hình thức tổ chức: Dạy học phân hóa

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 9 phút

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

Nhóm 4 : Em hãy cho biết thân thế, sự nghiệp của họa sĩ Xơ-ra. Nêu quan điểm sáng tác của ông và kể tên các tác phẩm tiêu biểu mà em biết?

IV. Họa sĩ Xơ-ra và tác phẩm chiều chủ nhật trên đảo gơ răng giát tơ

1. Vài nét về tác giả

- Là hoạ sĩ người Pháp (1859 - 1891).

- Là họa sĩ nổi tiếng của trường phái hội họa Tân Ấn Tượng.

- Năm 1880 bắt đầu vẽ ngoài trời. Trong khi sáng tác, ông đặc biệt chú trọng nghiên cứu và quan sát màu sắc trong thiên nhiên.

- Ông thích nghiên cứu khoa học về lí thuyết và phân giải màu sắc trong tranh.

( Mỗi mảng màu trong tranh được thể hiện bằng

(7)

? Em hãy cho biết chất liệu, màu săc, ý nghĩa bức tranh, nghệ thuật diễn tả của bức tranh Chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răng Giát-tơ?

vô vàn các đốm màu nguyên chất cho đến khi đạt hiệu quả mong muốn ).

- Vì vậy người ta gọi ông là cha đẻ của “Hội hoạ điểm sắc”.

- Tác phẩm tiêu biểu: Chiều chủ nhật trên đảo Gơ-răng Giát-tơ, Tắm ở Ác-mi-ne

Phòng ăn, …

2. Bức tranh “ Chiều chủ nhật trên đảo Gơ- răng Giát-tơ

- Chất liệu: Sơn dầu - Đề tài: Cảnh sinh hoạt

- Nghệ thuật diễn tả: Vẽ hàng vạn chấm nhỏ li ti với các độ màu, đậm nhạt thay đổi khác nhau tạo nên nguồn sáng và hình khối của con người, cảnh vật.

- Màu sắc: Những mảng màu tạo nên không khí thơ mộng, nhàn tản trong nắng chiều vàng nhạt trên đảo.

- Ý nghĩa bức tranh: Vẽ trong 3 năm đã thể hiện được sự phân giải màu sắc trong tranh.

4. Củng cố (2phút)

? Họa sĩ Ma-nê thuộc trường phái hội họa nào? Hãy nêu những bức tranh tiêu biểu của ông.

? Họa sĩ Mô-nê thuộc trường phái hội họa nào?Ông có vai trò gì đối với trường phái hội họa đó.

? Họa sĩ Xơ-ra thuộc trường phái hội họa nào? Cách vẽ bức tranh Chiều chủ nhật trên đảo Grăng-tơ có đặc điểm gì?

? Họa sĩ Van-gốc thuộc trường phái hội họa nào.

(8)

- GV tóm tắt ngắn gọn một vài ý chính để các em gi nhớ.

5. Hướng dẫn về nhà (1phút) - Học bài ở vở ghi và sgk

- Chuẩn bị bài vẽ tranh cổ động

V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

1.Nội dung:………

2. Phương pháp:……….

3. Sử dụng thiết bị:………

4. Thời gian:………

………

Duyệt, ngày 18 tháng 2 năm 2019 Tổ phó

Ngô Thị Thùy Linh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài