• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ... Tiết thứ: 7 Ngày giảng: ...

Bài 9 : VẼ TRANG TRÍ

TRANG TRÍ ĐỒ VẬT CÓ DẠNG HÌNH CHỮ NHẬT 1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- Nâng cao hiểu biết và mục đích của trang trí ứng dụng, nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ trong cuộc sống con người

- Biết các yếu tố cần thiết khi trang trí ứng dụng cho mỗi đồ vật, sản phẩm

- Hiểu hơn về vai trò của bố cục, hình mảng, đậm nhạt và màu sắc trong trang trí ứng dụng

- Hiểu phương pháp và sự đa dạng trong cách thể hiện trang trí ứng dụng đồ vật dạng hình vuông, hình chữ nhật

1.2. Kỹ năng:

- Biết cách tìm bố cục khác nhau để thể hiện được một đồ vật có dạng hình vuông, hình chữ nhật

- Tự nghĩ mẫu theo cách cảm, cách nghĩ và gợi được đặc trưng của đồ vật.

- Nâng cao hơn khả năng sử dụng màu,vẽ màu phù hợp từng đồ vật, sản phẩm - Quan sát, tư duy, nhận biết

1.3. Thái độ:

- Yêu thích nghệ thuật trang trí và bộ môn mĩ thuật.

1.4. Các năng lực được phát triển:

- Năng lực tư duy.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

- Năng lực biểu đạt.

- Năng lực quan sát, đánh giá.

- Năng lực thực hành.

2. CHUẨN BỊ 2.1.Giáo viên :

2.1.1.Tài liệu tham khảo:

- SGK, SGV Mĩ thuật lớp 7.

2.1.2. Đồ dùng dạy học:

* Giáo viên:

- Một số đồ dùng có dạng hình chữ nhật.

- Một số bài vẽ của học sinh năm trước.

2.2.Học sinh:

- Sưu tầm các tranh ảnh về trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật - Bút chì, giấy vẽ, màu vẽ

(2)

3. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT:

- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, gợi mở, luyện tập - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ

4. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 4.1.Ổn định tổ chức: (3 phút) - Kiểm tra sĩ số

4.2. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi một số Hs mang bài vẽ tiết trước lên Gv kiểm tra, nhận xét và đánh giá.

4.3.Bài mới:

Giới thiệu bài: Trong cuộc sống chúng ta bắt gặp nhiều đồ vật hình chữ nhật được trang trí đẹp mắt. Để giúp các em nắm bắt được đặc điểm và cách trang trí các đồ vật này, hôm nay chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “ Trang trí đồ vật có dạng hình chữ nhật”

Hoạt động 1:

Hướng dẫn quan sát, nhận xét Mục tiêu:

+ Học sinh biết thêm một số hình thức trang trí trên đồ vật có dạng hình chữ nhật + Rèn năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, đánh giá.

- Phương pháp: Trực quan, gợi mở, vấn đáp, thảo luận.

- Hình thức tổ chức: hợp tác nhóm.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời - Thời gian: 7 phút.

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

- GV giới thiệu các đồ vật dạng HCN được trang trí và tranh ảnh minh họa

? Hãy kể tên những đồ vật có dạng HCN được trang trí đẹp

- Cách trang trí trên mỗi loại đồ vật rất đa dạng và phong phú

? Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?

- GV: Các họa tiết chính đặt ở trọng tâm hình, họa tiết phụ đặt ở xung quanh

- HS quan sỏt

- Cái khay đựng chén, cái thảm, cái khăn trải bàn, cái hộp đựng bánh,

- Các họa tiết chính đ- ược đặt ở trọng tâm hình, các họa tiết phụ đặt ở xung quanh.

I/ Quan sát - nhận xét

(3)

các góc được đặt hài hòa, cân đối,

? Những mẫu nào thể hiện được theo nguyên tắc trang trí cơ bản : Đối xứng, xen kẽ, nhắc lại

? Những mẫu nào được trang trí theo cách riêng biệt

? Các hình trang trí có nội dung gì ?

Các họa tiết được vẽ chạm trổ theo thể trang trí

- Trang trí khăn trải bàn.

trang trí thảm, trang trí trong kiến trúc.

- Trang trí trên bề mặt các hộp bánh, mứt,..

- Có hoa lá, chim muông, phong cảnh, …

- Các họa tiết chính đặt ở trọng tâm.

- Cách sắp xếp: xen kẽ, đối xứng, nhắc lại, hoặc đặt các họa tiết tự do ( các mảng không đều) - Các họa tiết là chim, thú, mây, nước, phong cảnh ,…

Hoạt động 2:

Hướng dẫn HS cách trang trí

- Mục tiêu:

+ Học sinh biết các bước cụ thể để trang trí một đồ vật có dạng hình chữ nhật.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, biểu đạt, quan sát, đánh giá.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi

- Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp

- Thời gian: 8 phút.

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

? Em dự định trang trí cho đồ vật nào?

- Sau khi chọn được đồ vật định trang trí các em định ra chiều dài và chiều rộng cho hình trang trí sao cho phù hợp với trang giấy

? Em chọn các họa tiết nào?

GV hướng dẫn cách sắp xếp bố cục: Nếu đặt các hoạ tiết đăng đối, xen kẽ nên kẻ các

- HS trả lời theo ý tưởng : cái thảm, cái khăn trải bàn, cái hộp bánh,…

- HS trả lời theo ý tưởng: Họa tiết là hoa lá, chim, các hình phong

II/ Cỏch vẽ

a, Chọn đồ vật trang trí Khăn, khay, hộp kẹo, bánh...

b, Chọn hoạ tiết để trang trí: hoa, lá, côn trùng, ..

c, Màu sắc :

- Tô màu đủ độ đậm, sáng, ko dùng quá nhiều

(4)

trục ngang, dọc, chéo trên cơ sở đó tìm vị trí và hình dáng các mảng hình để vẽ họa tiết

- Nếu trang trí các mảng tự do, nên phác các mảng trang trí chính, phụ sau đó mới vẽ các họa tiết

? Sử dụng màu sắc như thế nào ?

cảnh, ..

- Nên chọn từ 3-5 màu, dùng màu tô mịn và đều giữa các hình giống nhau.

màu

Hoạt động 3:

Hướng dẫn Hs làm bài - Mục tiêu:

+ Học sinh vẽ trang trí được một đồ vật có dạng hình chữ nhật theo ý thích.

+ Rèn năng lực giải quyết vấn đề, quan sát, thực hành.

- Phương pháp: Trực quan, luyện tập, gợi mở.

- Kĩ thuật: Giao nhiệm vụ

- Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp

- Thời gian: 20 phút.

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

- Gv yêu cầu Hs làm bài vẽ trên giấy

- Gv nhắc nhở Hs bố cục hình vẽ cho phù hợp với khổ giấy. Trong khi làm bài cần liên tưởng đến các đồ vật quen thuộc định vẽ để có cách trang trí phù hợp.

- Hs thực hành vẽ theo sự hướng dẫn cảu Gv - Hs lắng nghe Gv hướng dẫn, gợi ý để vẽ bài được tốt hơn.

III. Thực hành.

- Em hãy vẽ trang trí một đồ vật có dạng hình chữ nhật.

4.4. Đánh giá kết quả học tập:

- Mục tiêu:

+ Học sinh trình nhận xét được bài tập của bản thân, của bạn theo các tiêu chí: Bố cục, đường nét, màu sắc.

+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mỹ, biểu đạt.

- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, thảo luận.

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi

- Hình thức tổ chức: dạy học trong lớp - Thời gian: 5 phút .

(5)

- Cách thức thực hiện:

- Gv chọn 3-4 bài bất kì, yêu cầu Hs dán bài lên bảng

- Yêu cầu hs quan sát, nhận xét, đánh giá bài vẽ theo các tiêu chí:

+ Cách lựa chọn đồ vật trang trí

+ Cách sắp xếp bố cục họa tiết trang trí trên bài vẽ. Màu sắc - Gv nhận xét, bổ sung

- Gv đánh giá chung về: Sự chuẩn bị và ý thức học tập của học sinh.

4.5. Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Bài tập về nhà: Hoàn thiện bài vẽ

- Chuẩn bị bài mới: Quan sát và sưu tầm một số đĩa tròn có họa tiết trang trí.

Chuẩn bị cho kiểm tra 1 tiết bài: “Trang trí đĩa tròn”

5. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY:

- Nội dung: ...

- Phương pháp: ...

- Thời gian: ...

Duyệt, ngày … tháng…. năm 20 Tổ trưởng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học