• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
50
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

---o0o---

GIÁO ÁN TIỂU HỌC

TÊN BÀI: TUẦN 1

Người soạn : Vũ Thùy Linh Tên môn : Toán học

Tiết : 21

Ngày soạn : 06/10/2019 Ngày giảng : 24/09/2019 Ngày duyệt : 29/10/2021

(2)

TUẦN 1

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức TUẦN 3

Ngày soạn: 20/09/2019

Ngày giảng: Thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 2019 Tập đọc

TIẾT 5: THƯ THĂM BẠN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

2. Kỹ năng: Hiểu được tình cảm của người viết thư: Thương bạn, biết chia sẻ vui buồn cùng bạn.

3. Thái độ:  Nắm được tác dụng của phần mở đầu và phần kết thúc bức thư.

* Tích hợp GD giới tính và Quyền trẻ em: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và ngược lại.

* Giáo dục bảo vệ môi trường:

- Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.

* Giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Thể hiện sự thông cảm, xác định giá trị, tư duy sáng tạo.

III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sử dụng thiết bị phòng học thông minh.

- SGK

IV/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’

- Bài thơ: Truyện cổ nước mình - Gv nhận xét.

B. DẠY BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : 3’

- Gv chiếu slide tranh minh họa bài tập đọc.

Hỏi: Tranh vẽ gì? 

 

HS1: Đọc thuộc lòng bài thơ

HS2: Đọc thuộc lòng bài thơ và nêu nội dung của bài.

   

- Một bạn nhỏ đang ngồi viết một bức

(3)

   

- GV ghi bảng 2. Luyện đọc: 10’

* Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi SGK.

* GV chia đoạn : 3 đoạn  

     

  - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn.

 

+ HD đoạn văn dài cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- Gọi 2 HS đọc. HS nêu cách đọc? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?

- Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ.

- Nhận xét.

- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2. HD giải nghĩa từ khó.

+ 1 HS đọc chú giải SGK/26 -  Đọc trong nhóm:

 + Chia nhóm : Nhóm 4 (các nhóm tự cử nhóm trưởng điều khiển nhóm ).

 + 3 em/ lượt ( mỗi nhóm 1 em ). Đọc 2 – 3 lượt.

- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.  

      

* GV đọc mẫu toàn bài.

3. Tìm hiểu bài : 10’

- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 SGK:

 + Hai bạn Lương và Hồng có biết nhau từ trước không?

 + Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì?

 

   ? Đoạn 1 ý nói gì?

thư để gửi cho một người bạn ở vùng bị thiên tai, bão lụt…

 

- Lắng nghe  

   

- Đoạn 1 : Từ đầu …chia buồn với bạn..

- Đoạn 2 : Tiếp theo … những người bạn mới như mình

- Đoạn 3 : Đoạn còn lại.

- Các từ : Quách Tuấn Lương, quyên góp, lũ lụt, nỗi đau.

  Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào / khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi. Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào/

về tấm gương dũng cảm của ba / xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.

 

- Từ khó hiểu : xả thân, quyên góp, khắc phục.

   

+ Các nhóm đọc nối tiếp đoạn.

 

- Thi đọc : đoạn 2         

         

- Không. Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo TNTP

- Lương viết thư để chia buồn với Hồng.

 

- Đoạn 1 : Lương chia sẻ nỗi buồn với bạn.

(4)

     Ghi ý chính đoạn 1.

- Gọi 1HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 và 3 SGK:

 + Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?

         

- Em hiểu thế nào là cảm thông?

 

- Tìm những câu cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng?

Gv kết luận:

         

Ghi ý chính đoạn 2.

- Gọi 1HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 4 SGK: (HS trao đổi theo cặp)

   ? Nêu tác dụng của dòng mở đầu và dòng kết thúc bức thư.

 

Ghi ý chính đoạn 3.

   

? Nêu nội dung chính của bài.

Gọi 2 HS nhắc lại và ghi nội dung bài lên bảng.

 

* Liên hệ : Kể những hành động, việc làm ủng hộ đồng bào nơi bị thiên tai mà em biết?

- Em có thể làm gì để tỏ lòng cảm thông chia sẻ giúp đỡ người gặp khó khăn hoạn nạn?

4. Luyện đọc lại: 7’

   

- Hôm nay, đọc báo Thiếu niên Tiền phong, mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi. Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn. Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi.

- Hiểu thấu khó khăn riêng và chia sẻ tâm tư tình cảm.

- Chắc là Hồng cũng tự hào về tấm gương dũng cảm của ba xả thân cứu người giữa dòng nước lũ.

  Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này

  Bên cạnh Hồng còn có má, có cô bác và có cả những người bạn mới như mình.

 

Đoạn 2 :  Lương an ủi, động viên bạn  

 

+ Mở đầu: Nêu thời gian, địa điểm…

+ Kết thúc: lời nhắn, hứa, cảm ơn…

- Đoạn 3: Phong trào ủng hộ những người gặp khó khăn ở vùng bị thiên tai nơi Lương sống.

Nội dung: Lương thương bạn, chia sẻ cùng bạn khi bạn gặp khó khăn, đau buồn trong cuộc sống.

 

- Hs trả lời  

              

(5)

- Chiếu slide bảng phụ đoạn 2.

- HD đọc:

+ Gọi 1 HS đọc, lớp theo dõi nhận xét.

 HS nêu cách đọc? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?

 Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ, từ cần nhấn giọng.

+ Gọi 2 HS đọc - Nhận xét, chốt.

C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : 3’

G: - Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tập tích cực.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : Người ăn xin

- Viết giới thiệu những gương người tốt, việc tốt ủng hộ đồng bào gặp thiên tai.       

      

       

                                  

 

- Hs lắng nghe

Toán

Tiết 11:  TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:  Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.

   - Củng cố thêm về hàng, lớp.

 2. Kỹ năng:  Củng cố cách tìm giá trị của chữ số trong một số.

3. Thái độ:  HS tự giác học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

   - SGK, VBT

   - Sử dụng thiết bị phòng học thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Kiểm tra bài cũ:5’

- Chữa bài tập 2, 3. Sgk - Gv nhận xét.

2. Dạy bài mới: 30’

 

- 2 học sinh lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

 

(6)

2.1. Giới thiệu bài: 1’

    Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết đọc, viết các số đến lớp triệu

2.2. Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu: 12’

- Gv chiếu slide bảng phụ có kẻ các cột hàng, lớp.

- Gv vừa viết vào bảng trên vừa giới thiệu: Cô có một số gồm: 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị

- Bạn nào lên bảng viết số trên - Hãy đọc số trên?

- Gv hướng dẫn:

+ Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp: lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu. Gv vừa giới thiệu vừa dùng phấn gạch chân dưới từng lớp để được số 342 157 413

+ Đọc từ trái sang phải. Tại mỗi lớp, ta dựa vào cách đọc số có ba chữ số để đọc, sau đó thêm tên lớp đó sau khi đọc hết phần số và tiếp tục chuyển sang lớp khác.

+ Gv đọc lại số trên: Ba trăm bốn mươi hai triệu một trăm năm mươi bảy nghìn bốn trăm mười ba

+ Gv yêu cầu hs đọc lại số trên

+ Gv viết thêm 1 vài số khác để hs đọc:

      Viết: 102 165, 254 020 181;

2.3  Thực hành: 17’    

 Bài tập 1 ( Trang 15 ) - HS đọc yêu cầu.

- Gv treo bảng có sẵn nội dung bài tập, trong bảng số gv kẻ thêm một cột Viết số

 - Yêu cầu Hs viết các số mà bài tập yêu cầu  

           

   

- Hs nghe Gv giới thiệu bài  

               

- 1 hs lên bảng viết, Hs cả lớp viết vào vở nháp : 342 157 413

- 1 số Hs đọc số, cả lớp nhận xét  

+ Hs thực hiện tách số thành các lớp theo yêu cầu của Gv

                 

- 1 số hs đọc cá nhân. Hs cả lớp đọc đồng thanh.

   

Bài 1: Viết và đọc số theo bảng  

 

- 3 Hs lên bảng viết số, mỗi em viết 2 số. Hs cả lớp viết vào vở.

Lưu ý viết số theo đúng thứ tự các dòng trong bảng:

    32 000 000

(7)

 

- Gv yêu cầu hs kiểm tra các số bạn viết trên bảng.

- Gv yêu cầu 2 hs ngồi canh nhau cùng đọc số  

- Gv chỉ các số trên bảng và gọi hs đọc số  

* Bài 2:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gv viết các số trong bài lên bảng, yêu cầu hs nêu cách đọc số

     7 312 836    57 602 511  351 600 307  900 370 200  400 070 192

- Gọi bất kì 1 hs đọc số theo yêu cầu của gv - Yêu cầu làm bài

- Gv nhận xét, chữa bài.

     

* Bài 3

- Gv lần lượt đọc các số trong bài, yêu cầu hs viết số theo đúng thứ tự đọc

 + Mười triệu hai trăm năm mươi nghìn hai trăm mười bốn

 + Hai trăm năm mươi ba triệu năm trăm sáu mươi tư nghìn tám trăm tám mươi tám

 + Bốn trăm triệu không trăm ba mươi sáu nghìn một trăm linh năm

 + Bảy trăm triệu không nghìn hai trăm ba mươi mốt

- Gv nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò:5’

- Nêu cách đọc số có sáu chữ số?

 Bài tập hướng dẫn luyện tập thêm: Đọc và viết số sau: Số gồm 4 trăm triệu, 3 chục triệu, 9 triệu, 5 trăm nghìn, 8 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm,4 chục, 2 đơn vị

    32 516 000     32 516 497   834 291 712   308 250 705   500 209 037  

- Hs kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.

- Làm việc theo cặp, 1hs chỉ số cho hs kia đọc, sau đó đổi vai - Mỗi hs được gọi đọc từ 2 đến 3 số

* Bài 2: Đọc số - 1 Hs nêu cách đọc  

           

- Hs đọc, lớp nhận xét - Hs làm bài cá nhân

- 4 Hs lên bảng viết số, hs cả lớp viết vào vở

+ 10 250 214  

+ 253 564 888  

+ 400 036 105  

+ 700 000 231  

   

- Hs trả lời  

 

(8)

- Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài, làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau

   

- Hs lắng nghe CHÍNH TẢ ( Nghe – viết )

TIẾT 3: CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:  Nghe viết đúng chính tả của bài thơ: Cháu nghe câu chuyện của bà. Biết trình bày đúng, đẹp các dòng thơ lục bát và các khổ thơ.

2. Kỹ năng:  Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu hoặc thanh dễ lẫn ( tr/ ch; hỏi/ ngã ).

3. Thái độ: Tự giác rèn chữ viết II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Sử dụng thiết bị phòng học thông minh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ BẢN

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Kiểm tra bài cũ:5’

- Gv đọc cho hs viết các từ sau:

xuất sắc, năng suất, cái sào, xào rau.

  Gv nhận xét.

2/ Dạy bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: 1’

       Trực tiếp

2.2. Hướng dẫn nghe viết:14’

- Gv đọc bài thơ cần viết.

   

+ Bạn nhỏ thấy bà có gì khác mọi ngày ?  

+ Bài thơ nói lên điều gì ?  

 

+ Nêu cách trình bày bài thơ lục bát ?

- Gv yêu cầu hs viết bảng, dưới lớp viết bảng:

làm, lưng, lối…

 

2.3. Viết bài:12’

- Gv đọc bài cho học sinh viết.

- GV theo dõi nhắc nhở

   

- 1 hs lên bảng  

     

       

- Hs theo dõi SGK, lắng nghe.

- 3 hs đọc nối tiếp - Hs đọc thầm lại

- Hs phát biểu: Bà vừa đi vừa chống gậy.

- Tình cảm của hai bà cháu dành cho một cụ già bị lẫn đường.

 

- Dòng 6 tiếng viết lùi vào 2 ô, dòng 8 tiếng viết lùi vào 1ô.

- 3 hs viết

-  Hs viết bảng con:  lưng, lối…

 

- Hs viết bài  

(9)

2.4. Soát lỗi

- Gv đọc bài cho hs soát bài 2.5. Thu chấm- nhận xét - Gv thu 7 bài chấm.

- Gv chữa bài, nhận xét chung.

  2.3. Hướng dẫn làm bài tập 15’

Bài tập 2a.(Ứng dụng phần mềm Active inspire) - Gọi HS nêu yêu cầu của bài

- Gv hướng dẫn hs làm bài.

       

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

 

- Em hiểu đoạn văn muốn nói với chúng ta điều gì ?

3/ Củng cố, dặn dò. 5’

 - Yêu cầu 2 hs lên bảng thi viết: trong trắng, trồng trọt, lủng lẳng, lỏng lẻo.   

 - Nhận xét giờ học.

 - Về nhà đọc lại truyện.

 - Chuẩn bị bài sau.

 

- Hs soát bài

- Hs đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.

         

Điền vào chỗ trống tr hay ch -  2 hs làm bảng, lớp làm vào Vbt.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc lại sau khi đã điền đúng.

-Tre-kháng chiến- đồng chí-chiến đấu

+ Ca ngợi cây tre thẳng thắn, bất khuất là bạn của con người.

 

- 2 hs lên bảng thi viết.

- Lớp nhận xét.

 

Khoa học

Tiết 5:  VAI TRÒ CỦA CHẤT ĐẠM VÀ CHẤT BÉO I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:  Kể tên 1 số thức ăn chứa nhiều chất đạm và 1 số thức ăn chứa nhiều chất béo.

- Nêu vai trò của chất béo và chất đạm đối với cơ thể.

2. Kỹ năng:  Xác định đuợc nguồn gốc của những thức ăn chứa chất đạm và những thức chứa chất béo.

3. Thái độ:  Giáo dục cho Hs sử dụng các loại thức ăn hợp lí, tránh gây lãng phí và đảm bảo vệ sinh môi trường?

II. ĐỒ DÙNG

-Sử dụng thiết bị phòng học thông minh.

 

(10)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ:

 -Gọi 2 HS lên kiểm tra bài cũ.

 1) Người ta thường có mấy cách để phân loại thức ăn ? Đó là những cách nào ?  2) Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ?

 -Nhận xét và cho điểm HS.

3.Dạy bài mới:

 * Giới thiệu bài:  Vai trò của chất đạm và chất béo.

 -Yêu cầu HS hãy kể tên các thức ăn hằng ngày các em ăn.

* Hoạt động 1: Những thức ăn nào có chứa nhiều chất đạm và chất béo ?

ªMục tiêu: Phân loại thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ động vật và thực vật.

ªCách tiến hành:

 § Bước 1: GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi.

 -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát các hình minh hoạ trang 12, 13 / SGK thảo luận và trả lời câu hỏi: Những thức ăn nào chứa nhiều chất đạm, những thức ăn nào chứa nhiều chất béo ?

 -Gọi HS trả lời câu hỏi: GV nhận xét, bổ sung nếu HS nói sai hoặc thiếu và ghi câu trả lời lên bảng.

   

 § Bước 2: GV tiến hành hoạt động cả lớp.

 -Em hãy kể tên những thức ăn chứa nhiều chất đạm mà các em ăn hằng ngày ?

 -Những thức ăn nào có chứa nhiều chất béo mà em thường ăn hằng ngày.

 * GV chuyển hoạt động: Hằng ngày chúng ta phải ăn cả thức ăn chứa chất đạm và chất béo. Vậy tại sao ta phải ăn như vậy

? Các em sẽ hiểu được điều này khi biết vai trò của chúng.

   

-HS trả lời.

           

-HS lắng nghe.

 

-HS nối tiếp nhau trả lời: cá, thịt lợn, trứng, tôm, đậu, dầu ăn, bơ, lạc, cua, thịt gà, rau, thịt bò, …

               

-Làm việc theo yêu cầu của GV.

     

-HS nối tiếp nhau trả lời: Câu trả lời đúng là:

+Các thức ăn có chứa nhiều chất đạm là:

trứng, cua, đậu phụ, thịt lợn, cá, pho- mát, gà.

+Các thức ăn có chứa nhiều chất béo là:

dầu ăn, mỡ, đậu tương, lạc.

-HS nối tiếp nhau trả lời.

-Thức ăn chứa nhiều chất đạm là: cá, thịt lợn, thịt bò, tôm, cua, thịt gà, đậu phụ, ếch, …

-Thức ăn chứa nhiều chất béo là: dầu ăn, mỡ lợn, lạc rang, đỗ tương, …

(11)

 * Hoạt động 2: Vai trò của nhóm thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo.

ªMục tiêu:

 -Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất đạm.

 -Nói tên và vai trò của các thức ăn chứa nhiều chất béo.

 ªCách tiến hành:

 -Khi ăn cơm với thịt, cá, thịt gà, em cảm thấy thế nào ?

 -Khi ăn rau xào em cảm thấy thế nào ?  * Những thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo không những giúp chúng ta ăn ngon miệng mà chúng còn tham gia vào việc giúp cơ thể con người phát triển.

 -Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trong SGK trang 13.

 * Kết luận:

  +Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cho cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào già bị huỷ hoại trong hoạt động sống của con người.

   +Chất béo giàu năng lượng và giúp cơ thể hấp thụ các vi-ta-min: A, D, E, K.

 * Hoạt động 3: Trò chơi “Đi tìm nguồn gốc của các loại thức ăn”

ªMục tiêu: Phân loại các thức ăn chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gố từ động vật và thực vật.

ªCách tiến hành:

 § Bước 1: GV hỏi HS.

  +Thịt gà có nguồn gốc từ đâu ?   +Đậu đũa có nguồn gốc từ đâu ?

  -Để biết mỗi loại thức ăn thuộc nhóm nào và có nguồn gốc từ đâu cả lớp mình sẽ thi xem nhóm nào biết chính xác điều đó nhé

!

  Bước 2: GV tiến hành trò chơi cả lớp theo định hướng sau:

 -Chia nhóm HS như các tiết trước và phát đồ dùng cho HS.

                             

-Trả lời.

   

-HS lắng nghe.

 

-2 đến 3 HS nối tiếp nhau đọc phần Bạn cần biết.

 

-HS lắng nghe.

                     

-HS lần lượt trả lời.

+Thịt gà có nguồn gốc từ động vật.

+Đậu đũa có nguồn gốc từ thực vật.

(12)

 -Thời gian cho mỗi nhóm là 7 phút.

 -GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn và gợi ý cách trình bày theo hình cánh hoa hoặc hình bóng bay.

 § Bước 3: Tổng kết cuộc thi.

 -Yêu cầu các nhóm cầm bài của mình trước lớp.

 -GV cùng 4 HS của lớp làm trọng tài tìm ra nhóm có câu trả lời đúng nhất và trình bày đẹp nhất.

         

 -Tuyên dương nhóm thắng cuộc.

 * Như vậy thức ăn có chứa nhiều chất đạm và chất béo có nguồn gốc từ đâu ?  3.Củng cố- dặn dò:

 -GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tham gia tích cực vào bài, nhắc nhỏ những HS còn chưa chú ý.

 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.

 -Dặn HS về nhà tìm hiểu xem những loại thức ăn nào có chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.

-HS lắng nghe.

       

-Chia nhóm, nhận đồ dùng học tập, chuẩn bị bút màu.

-HS lắng nghe.

       

-Tiến hành hoạt động trong nhóm.

     

-4 đại diện của các nhóm cầm bài của mình quay xuống lớp.

-Câu trả lời đúng là:

+Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thực vật: đậu cô-ve, đậu phụ, đậu đũa.

+Thức ăn chứa nhiều chất đạm có nguồn gốc động vật: thịt bò, tương, thịt lợn, pho-mát, thịt gà, cá, tôm.

+Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc từ thực vật: dầu ăn, lạc, vừng.

+Thức ăn chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật: bơ, mỡ.

 

-Từ động vật và thực vật.

            Đạo đức :

VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP .

(13)

I. MỤC TIÊU

Học xong bài này, HS có khả năng :

1. Kiến thức: Nhận thức được mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống, trong học tập.

Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.

   * Tích hợp GD giới và Quyền trẻ em : Quyền học tập của mọi trẻ em, trẻ em có bổn phận chăm chỉ học tập,vượt khó trong học tập.

2. Kĩ năng: Vượt khó.

3. Thái độ: Lạc quan, yêu đời.

*KNS - Lập kế hoạch vượt khó trong học tập

- Tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ của thầy cô, bạn bè khi gặp khó khăn trong học tập II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC     

- Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.

- Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Kiêm tra bai cu

A.

? Thế nào là trung thực trong học tập?

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:

2. Nội dung bài mới a) Hoạt động 1: Cả lớp

: Kể chuyện: Một học sinh nghèo vượt khó.

- GV giới thiệu truyện.

- Gv kể chuyện.

   - 2 HS tóm tắt lại câu chuyện b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.

- Chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận câu 1, 2 SGK.

+Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằ ng ngày?

- Đại diện các nhóm trình bày, GV ghi bảng.

- Nhận xét, bổ sung.

* GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn song bạn đã biết khắc phục vượt qua khó khăn, vươn lên trong học tập.

Chúng ta cần học tập bạn Thảo. Trẻ em có        

- HS lắng nghe  

             

1.Kể chuyện “ Một HS nghèo vượt khó”

       

2. Tìm hiểu nội dung truyện  

-Nhà nghèo bố mẹ lại đau yếu luôn;

Thảo phải làm việc nhà để giúp đỡ gia

(14)

quyền được học tập và các em có bổn phận chăm chỉ học tập và vượt khó.

c) Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi.

- Thảo luận câu hỏi 3 – T6 SGK.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Trao đổi, đánh giá.

- GV kết luận cách giải quyết tốt nhất d) Hoạt động 4: Làm việc cá nhân.

- HS làm bài tập 1

- Vài HS trình bày nêu lý do chọn.

-Lớp nhận xét  

- Gv kết luận:? Qua bài ngày hôm nay chúng ta rút ra được điều gì?

-2 -3 HS đọc ghi nhớ  

 C. Củng cố:

Nhận xét tiết học.

Chuẩn bị bài 3, 4 SGK cho tiết 2

đình.

-Sáng Thảo đi học

- Chiều : làm việc nhà giúp đỡ bố mẹ.

-ở Thảo tập chung học tạp, chỗ nào không hiểu , Thảo hỏi ngay cô giáo hoặc hỏi các bạn. Buổi tối Thảo học bài.

                     

3. Bài tập Bài 1: SGK

Lời giải: a, b, đ là cách giải quyết tích cực.

Phải biết khắc phục khó khăn vươn lên.

II. Ghi nhớ: SGK Ngày soạn: 21/09/2019

Ngày giảng: Thứ ba ngày 24 tháng 9 năm 2019 Toán

Tiết 12:  LUYỆN TẬP  

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:  Củng cố cách đọc số, viết số đến lớp triệu.

  2. Kỹ năng: Nhận biết được giá trị từng chữ số trong một số.

  3. Thái độ: Rèn cách đọc, viết số có nhiều chữ số.

II. ĐỒ SÙNG DẠY HỌC:

   - SGK, VBT

   - Sử dụng thiết bị phòng học thông minh.

(15)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Bài cũ:(5 phút)

- Gv đọc số, Hs viết: 25831004        198000215.

? Nêu giá trị của từng chữ số?

? Nêu lại các hàng thuộc các lớp đã học?

- Gv nhận xột.

B. Bài mới: ( 35 phút)

1. Giới thiệu bài:  Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ luyện tập về đọc, viết số, thứ tự số các số có nhiều chữ số 2. Thực hành ( 29 phút)

* Bài 1: Viết theo mẫu - Gv đưa slide bảng phụ:

   

- 2 học sinh lên bảng làm bài - Lớp nhận xét.

         

- Hs nghe Gv giới thiệu bài

 

Số

Lớp triệu    Lớp nghìn Lớp đơn vị

H à n g trăm riệu

H à n g chục   t r i ệ u

H à n g triệu

Hàng trăm n g h ì n

               Hàng chục  nghì n

Hàng n g h ì n

H à n g trăm

      H à n g chục

   

H à n g  đơn    vị 31570080

6 3 1 5 7 0 0 8 0 6

       

40321071

5      

 Đọc số ( mẫu) : Ba trăm mười lăm triệu bảy trăm nghìn tám trăm linh sáu  - Gv yêu cầu hs đọc đề bài

- Gv: Bạn nào có thể viết được số: Ba trăm mười lăm triệu bảy trăm nghìn tám trăm linh sáu?

- Nêu các chữ số ở các hàng của số 315700806?

       

- Hs mở đọc thầm để tìm hiểu đề bài - 1 hs lên bảng viết, hs cả lớp viết vào vở nháp: 315700806

 

 - Số 315700806 có chữ số 3 ở hàng trăm triệu, có chữ số 1 ở hàng chục triệu, có chữ số 5 ở hàng triệu, có chữ số 7 ở hàng trăm nghìn, có chữ số 0 ở hàng chục nghìn, có chữ số 0 ở hàng nghìn, có chữ số 8 ở hàng trăm, có chữ số 0 ở hàng chục, có chữ số 6 ở hàng

(16)

   

- Gv yêu cầu hs tự làm tiếp các phần còn lại: Đọc số, viết số

* Bài 2: (Ứng dụng phần mềm Active inspire)

- Gv lần lượt viết các số lên bảng, yêu cầu hs đọc các số đó:

  32 640 507       8 500 658    85 000 120        178 320 005    830 402 960       1 000 001 

 - Gv chốt kiến thức: Củng cố về cách đọc số

* Bài 3:

Gv lần lượt đọc các số trong bài tập 3, yêu cầu hs viết các số theo lời đọc.

a, Sáu trăm mười ba triệu

b, Một trăm ba mươi mốt triệu bốn trăm linh năm nghìn

c, Năm trăm mười hai triệu ba trăm hai mươi sáu nghìn một trăm linh ba

- Gv nhận xét phần viết số của Hs

* Bài 4:

- Gv viết lên bảng các số của bài tập 4  a,  715 638

 b,  571 638

- Bài yêu cầu chúng ta làm gì?

 

- Gv hỏi: Trong số 715 638, chữ số 5 thuộc hàng nào? Lớp nào?

- Vậy giá trị của chữ số 5 trong số 715 638 là bao nhiêu?

- Tương tự, hs xác định được giá trị của chữ số 5 trong số 571 638

3. Củng cố, dặn dò ( 5 phút)

Gv tổng kết giờ học, dặn hs về nhà hoàn thành bài tập và chuẩn bị bài sau

đơn vị

 - Hs dùng bút chì điền vào bảng sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau

   

- 2 hs ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe

- 1 số hs đọc to trước lớp  

       

- 3 Hs lên bảng viết số. Hs cả lớp viết vào vở:

 613 000 000  131 405 000  

512 326 103  

   

- Hs theo dõi và đọc số  

 

- 1 hs trả lời: Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đã cho

- Trong số 715 638, chữ số 5 thuộc hàng nghìn lớp nghìn

- Là 5000  

-Là 500 000  

 

- Hs lắng nghe  

Luyện từ và câu

(17)

Tiết 5: TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:  Hiểu được sự khác nhau giữa tiếng và từ: tiếng dùng để tạo nên từ, còn từ dùng để tạo nên câu, tiếng có thể có nghĩa hoặc không, còn từ bao giờ cũng có nghĩa.

  2. Kỹ năng: Phân biệt được từ đơn và từ phức.

  3. Thái độ:  Bước đầu làm quen với từ điển, biết dùng từ điển để tìm hiểu về từ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ, từ điển.

 - VBT, SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : 1/ Kiểm tra bài cũ:5’

? Dấu hai chấm có tác dụng gì? Nêu ví dụ?

-  Gv nhận xột.

2/ Dạy bài mới: 30’

2.1 Giới thiệu bài:1’

Nêu mục đích yêu cầu.

 

- 2 hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

  2.2 Phần nhận xét:14 phỳt

- HS nêu yêu cầu phần nhận xét.

? Phần 1 của bài yêu cầu gì?

? Lấy ví dụ từ gồm 1 tiếng, từ gồm nhiều tiếng?

- HS làm vở bài tập, hai HS làm bảng.

- Nhận xét, chữa bài.

? Qua ví dụ hãy nhận xét thế nào là từ đơn?

từ phức?

? Lấy ví dụ từ có 3, 4 tiếng tạo thành?

 

? Tiếng dùng để làm gì?

 

? Từ dùng để làm gì?

 

2.3  Phần ghi nhớ: 2 phút  3 HS nhắc lại ghi nhớ.

2.4 Luyện tập:    16’ 

       Bài tập 1:

- HS nêu yêu cầu.

- HS trao đổi theo nhóm bàn làm bài tập.

Nhờ,bạn

  l ạ i , c ó , c h í , nhiều, năm, liền, Hanh, là

G i ú p đ ỡ , h ọ c hành, học sinh, tiên tiến.

     

- Vô tuyến truyền hình, hợp tác xã, liên hợp quốc.

- Dùng để cấu tạo nên từ: Từ có 1 tiếng hoặc từ có hai tiếng.

- Từ được dùng để:

+ Biểu thị sự vật hoạt động, đặc điểm…

+ Cấu tạo câu.

     

Bài tập 1:

Dùng dấu gạch chéo để phân cách các từ trong hai câu thơ cuối của đoạn thơ - Hs làm bài vào Vbt.

(18)

- Đại diện nhóm trình bầy.

- Nhận xét đúng sai      

         

Bài tập 2: Tìm trong từ điển và ghi lại : 3 từ đơn, 3 từ phức

- Gv yêu cầu hs dùng từ điển và giải thích.

- Hs làm việc theo cặp.

-  Gv nhận xét, tuyên dương những bạn tỡm được nhiều từ.

   

Bài tập 3:

- HS nêu yêu cầu.

- Tổ chức cho Hs chơi trò chơi thi tiếp sức:

Tổ chức 4 đội chơi.

- Nhận xét đội thắng.

   

3. Củng cố, dặn dũ: 5’

- Thế nào là từ đơn, thế nào là từ phức, cho vớ dụ ?

- VN học bài và làm bài.

- Chuẩn bị bài sau.

- 1 hs chữa trên bảng.

Đáp án:

Rất /công bằng/, rất/ thông minh/

Vừa /độ lượng/ lại/ đa tình/, đa mang/

 

Bài tập 2:

Tìm trong từ điển và ghi lại : 3 từ đơn, 3 từ phức

- Hoạt động theo cặp.

- 1 hs đọc từ, 1 hs viết từ.

- Hs nối tiếp nhau tìm từ.

- Hs báo cáo, lớp nhận xét.

Bài tập 3:

Đặt câu với một từ đơn hoặc với một từ phức vừa tìm được ở BT2

- Hs nối tiếp đặt câu.

Vd: Em rất vui khi được điểm tốt./

Nhân dân ta vốn có truyền thống đoàn kết từ ngàn đời.

   

- 2 hs trả lời.

 

TH TOÁN

THỰC HÀNH TIẾT 1 I.Mục tiêu : 

- Biết thực hành đọc, viết nêu giá trị số từng hàng của số tự nhiên đến lớp triệu.

- Làm được các bài tập 1,2,3,4 trang 20

- Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác II.Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Chuẩn bị Bảng phụ BT 3/20

- Học sinh: Sách thực hành Tiếng Việt và Toán tập 1 III.Hoạt động dạy - học:

(19)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Bài cũ: Kiểm tra Sách thực hành Tiếng Việt và Toán

tập 1  bảng con HS theo dõi

2.Gthiệu bmới: Thực hành đọc, viết nêu giá trị số từng

hàng của số tự nhiên đến lớp triệu  

3.Dạy - học bài mới:  

Hoạt động 1: Hướng dẫn hs ôn kiến thức  

* Bài tập 1Viết các số sau (theo mẫu): Hoạt động nhóm, lớp  a) Tám trăm sáu mươi triệu hai trăm nghìn bốn trăm:

860 200 400

b) Bốn trăm bảy mươi mốt triệu sáu trăm ba mươi hai nghìn năm trăm chín mươi tám: 471 632 598

c) Sáu mươi lăm triệu tám trăm năm mươi bảy nghìn:

65 857 000

d) Chín trăm linh năm triệu bốn trăm sáu mươi nghìn tám trăm: 905 460 800

e) Năm trăm triệu không trăm linh chín nghìn tám trăm mười: 500 009 810

- Gọi vài học sinh nêu cách đọc số, nêu giá trị số của hàng

- Vài học đọc số, nêu giá trị số của hàng

 

- Giáo viên theo dõi nhắc nhở học sinh - Từng học sinh thực hiện - Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập 1 - Từng học sinh làm vào vở Bài tập 2 Ghi giá trị chữ số 9 trong mỗi số sau:  

Số 59 482 177 9 2 0 3 6 5 781

1 9 4 3 0 0 208

Giá trị của

chữ số 9 9 000 000 9 0 0 0 0 0

000 90 000 000

 

- Nêu cách thực hiện rồi thực hiện vào vở

Bài tập 3 Viết vào chỗ chấm (theo mẫu):  

Giáo viên chốt lại:  

Viết Đọc

2 000 000 000 Hai nghìn triệu hay hai tỉ 6 000 000 000 Sáu nghìn triệu hay sáu tỉ 410 000 000 000

Bốn trăm mười nghìn triệu hay bốn trăm mười tỉ

78 000 000 000 Bảy mươi tám nghìn triệu hay bảy mươi tám tỉ  

Học sinh thực hiện

Bài tập 4 Đố vui:  

Viết số thích hợp vào chỗ trống sao cho        406      7

      35       58

Nêu cách ghi số

(20)

      56       56       0

* Hoạt động 2:   Thực hành - Từng học sinh hoàn thành bài tập

4.Hoạt đông nối tiếp:  

* HS nhắc lại kiến thức vừa học.   

-Chuẩn bị Tiết 1 - Thực hiện ở nhà

- Nhận xét tiết học  

HĐNGLL

BÀI : TUYÊN TRUYỀN GIÁO DỤC TRYỀN THỐNG CỦA TRƯỜNG CHO HỌC SINH

I.Mục tiêu  :

-HS nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó -Xác định trách nhiệm của HS lớp 3 trong việc phát huy truyền thống nhà trường

-Xây dựng kế hoạch học tập và hoạt động của cá nhân và lớp II.Nội dung và hình thức hoạt động :

    1.Nội dung :

-Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của trường

-Truyền thống của trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác 2.Hình thức hoạt động :

-Trình bày bằng lời, bằng sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh … -Trao đổi, thảo luận

III.Chuẩn bị hoạt động :     1.Về phương tiện hoạt động :     a)GVCN chuẩn bị :

-Một vài số liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường : tổng GV và cán bộ nhà trường; các tổ bộ môn; các tổ chức đoàn thể nhà trường; tên các thầy cô trong Ban giám hiệu; tổng phụ trách;

tên các thầy cô dạy lớp mình; tổng số HS của trường -Các tư liệu chủ yếu về truyền thống nhà trường -Một số câu hỏi để HS trao đổi thảo luận

-Tóm tắt đáp án cho các câu hỏi b)HS chuẩn bị :

-Một số tiết mục văn nghệ

-Tự sưu tầm tìm hiểu về truyền thống nhà trường

(21)

2.Về cách thức tổ chức hoạt động :

-GVCN thông báo cho cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động, yêu cầu mỗi HS tự tìm hiểu trước các truyền thống nhà trường

-Hội ý cán bộ lớp và các tổ trưởng để phân công các công việc cụ thể như : xây dựng chương trình hoạt động, cử các cán sự lớp làm các nhiệm vụ

IV.Tiến hành hoạt động :

Nội dung N g ư ờ i t h ự c

hiện Hoạt động 1: Mở đầu

-Nêu lý do và giới thiệu chương trình hoạt động Hoạt động 2: Giới thiệu

-Giới thiệu về truyền thống nhà trường

-HS hỏi thêm những điều chưa hiểu, chưa rõ . GVCN trả lời hoặc giải thích cho HS

Hoạt động 3: Thảo luận

-Dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi

-HS vận dụng những kiến thức vừa được nghe giới thiệu và những kiến thức tự tìm hiểu được về truyền thống nhà trường để trả lời

-Các HS khác bổ sung thêm -Dẫn chương trình nêu đáp án Hoạt động 4: Vui văn nghệ

-Người điều khiển chương trình lần lượt mời các bạn lên trình diễn các tiết mục văn nghệ

-Treo câu đố vui Na là chim

a.

Nửa là thú

Nuôi con bằng vú Mà lại biết bay

      Là con gì ?   Đáp án : con dơi Bé ngi mà rt tinh ma

a.

Ở đâu có cỗ thế là đến xơi Tự nhiên chẳng phải ai mời

Cửa quan, cửa lính chẳng nơi nào từ       Là con gì ?   Đáp án : con ruồi nguyên – dùng dán chi

a.

Thêm huyền – lại ở tận nơi mái nhà Thêm nặng – ăn ngọt lắm nha Nếu mà thêm sắc – cắt ra áo quần

  GVCN GVCN - HS  

   

GVCN - HS  

         

GVCN - HS  

(22)

       Là chữ gì ?   Đáp án : keo

V.Kết thúc hoạt động :  Lớp trưởng nhận xét kết quả của hoạt động  

Ngày soạn: 23/09/2018

Ngày giảng: Thứ tư ngày 25 tháng 9 năm 2019 Tập đọc

TIẾT 6: NGƯỜI ĂN XIN I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua các cử chỉ và lời nói.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu biết đồng cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm

3. Thái độ: Biết cảm thông với những hoàn cảnh đặc biệt

- Tích hợp GD giới và quyền trẻ em : Nguyên tắc lợi ích tốt nhất dành cho mọi người đặc biệt là trẻ em.

 II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Xác định giá trị, thể  hiện sự cảm thông, suy nghĩ sáng tạo.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng thiết bị phòng học thông minh.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. KIỂM TRA BÀI CŨ: 5’

- Yêu cầu hs đọc nối tiếp bài Thư thăm bạn + trả lời câu hỏi 1, 2. Sgk

- Gv nhận xét.

B. DẠY BÀI MỚI :

1. Giới thiệu bài : trực tiếp Hỏi : Tranh vẽ gì ? 

  Truyện “ Người ăn xin” là truyện của nhà văn Nga Tuốc – ghê – nhép . Câu chuyện ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu giúp chúng ta hiểu hơn nỗi lòng của những người bất hạnh.

GV ghi bảng

 

- 2 hs đọc bài, trả lời câu hỏi  

       

- Vẽ một người ăn xin khốn khổ đang nắm tay một cậu bé.

  2. Luyện đọc:

* Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài. Cả lớp theo    

(23)

dõi SGK.

* GV chia đoạn : 3 đoạn     

 

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

+ HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn.

 

+ HD đoạn văn dài cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- Gọi 2 HS đọc. HS nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?

- Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ. (Ứng dụng phần mềm Active inspire)

 

- Nhận xét.

 

* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.HD giải nghĩa từ khó.

+ 1 HS đọc chú giải SGK/31

* Đọc trong nhóm:

- Chia nhóm : nhóm 4 ( các nhóm tự cử nhóm trưởng điều khiển nhóm ).

- Các nhóm đọc nối tiếp đoạn. GV quan sát, hướng dẫn.

- Thi đọc : đoạn 3

+ 3 em/ lượt ( mỗi nhóm 1 em ). Đọc 2 – 3 lượt.

- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.  

      

* GV đọc mẫu toàn bài.

3. Tìm hiểu bài :

- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 SGK:

- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương như thế nào?

   Đoạn 1 ý nói gì?

- Ghi ý chính đoạn 1.

- Gọi 1HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 SGK:

- Hành động và lời nói ân cần của cậu bé  

- Đoạn 1 :Từ đầu ... cứu giúp.

- Đoạn 2 : tiếp theo ... cho ông cả.

- Đoạn 3 : Phần còn lại.

 

- Các từ : lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa, thảm hại, chằm chằm

+ Chao ôi! Cảnh ngèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia/ thành xấu xí biết nhường nào!

+ Tội lục tìm hết túi nọ túi kia, / không có tiền / không có đồng hồ ,/ không có cả một chiếc khăn tay.

+ Khi ấy,/ tôi chợt hiểu rằng : cả tôi nữa/ tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

 

- Từ khó hiểu : lọm khọm, đỏ đọc, giàn giụa, thảm hại, chằm chằm.

                       

- Đoạn 1 : Ông lão ăn xin thật đáng thương

 - Ông lão già lọm khom, đôi mắt đỏ đọc, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, ...

- Đoạn 2 : Tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin:

+ Hành động: rất muốn cho ông lão một cái gì đó nên cố gắng lục tìm hết

(24)

chứng tỏ tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin như thế nào?

 

 Ghi ý chính đoạn 2.

- Gọi 1HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 3 SGK:

- Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như  vậy là cháu đã cho lão rồi ”. Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì ?

- Theo em cậu bé đã nhận được gì từ ông lão ăn xin ?

   

Ghi ý chính đoạn 3.

* Cậu bé và ông lão ăn xin – hai con người, hai cảnh ngộ khác nhau nhưng vẫn đồng cảm , chia sẻ tình cảm cho nhau

Gọi 2 HS nhắc lại và ghi nội dung bài lên bảng.

   

4. Luyện đọc lại: - HD đọc:

+ Gọi 1 HS đọc, lớp theo dõi nhận xét.

 HS nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng ?

 Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ, từ cần nhấn giọng.

+ Gọi 2 HS đọc - Nhận xét, chốt.

C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ :

- Qua câu chuyện giúp em hiểu ra được điều gì?

- Nhận xét tiết học , tuyên dương những HS học tập tích cực.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : “ Một người

c h í n h

trực”       

                           

túi nọ túi kia. Nắm chặt lấy bàn tay ông lão.

 

- Đoạn 3 :Cậu bé nhận được sự đồng cảm của ông lão.

 

- Ông lão nhận được tình thương, sự đồng cảm của cậu bé ...

 

- Cậu bé nhận được sự đồng cảm của ông lão đó chính là sự ấm áp của tình người, tình yêu thương, cảm thông và chia sẻ.

       

* Nội dung : Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân hậu, biết đồng cảm thương xót trước nỗi bất hạnh của người khác.   

 

 -Hs đọc  

     

--Hs đọc

(25)

              

Kể chuyện

TIẾT 3: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc 2. Kỹ năng:

  a. Rèn kĩ năng nói: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa nói về lòng nhân hậu, tình cảm thương yêu đùm bọc lẫn nhau giữa người với người. Hiểu truyện, trao đổi được với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

  b. Rèn kĩ năng nghe: Hs chăm chú nghe lời bạn kể và nhận xét đúng lời bạn kể.

3. Thái độ: Biết chia sẻ cảm thông với người xung quanh

- Tích hợp GD giới và quyền trẻ em : Quyền có sự riêng tư và được tôn trọng

- Học tập và làm theo tập gương đạo đức của HCM : Tình thương bao la của Bác Hồ đối với nhân dân nói chung.

II. CÁC ĐỒ DÙNG DẠY HỌC   - Sgk, bảng phụ ghi gợi ý.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Yêu cầu hs kể lại câu chuyện: Nàng tiên ốc.

- Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:2’

2. Hướng dẫn kể chuyện: 8’

- Gv nêu yêu cầu và ghi đề bài lên bảng.

- Gv gạch chân những từ ngữ quan trọng.

 

- Lòng nhân hậu được biểu hiện như thế nào

?        

- Em hãy lấy ví dụ về truyện nói về lòng nhân hậu ?

   

- 2 hs kể chuyện.

       

- 2 hs đọc yêu cầu bài.

- Thương yêu, quí trọng, quan tâm,...

- Cảm thông chia sẻ với mọi người,...

- Yêu thiên nhiên, chăm chút từng mầm sống nhỏ...

- Tính tình hiền hậu, ...

 

- Hs nêu tên câu chuyện mình kể.

   

(26)

GV: Câu chuyện Chiếc rễ đa tròn kể về tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu thương của Bác Hồ .

- Yêu cầu hs nêu tên câu chuyện mình định kể.

- Em đọc hay được nghe câu chuyện này ở đâu ?

- Gv khuyến khích hs kể câu chuyện ở ngoài Sgk.

3. Kể chuyện: 11’

a. Kể chuyện trong nhóm:

- Gv yêu cầu hs chia nhóm 4 để kể.

- Gv đi lại quan sát, hướng dẫn, giúp đỡ hs nếu cần.

b. Thi kể trước lớp:

- Yêu cầu hs kể câu chuyện của mình  trước lớp.

- Gv đưa ra các tiêu chí để hs dễ nhận xét:

+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề.

+ Kể đầy đủ nội dung, hấp dẫn, sáng tạo.

+ Câu chuyện ở ngoài Sgk.

- Gv nhận xét, đánh giá.

 4. Củng cố, dặn dò.5’

- Hãy nêu ý nghĩa câu chuyện em vừa kể ? - Gv nhận xét giờ học, tuyên dương những học sinh kể chuyện tốt.

- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.Chuẩn bị bài sau

- Hs trả lời.

                 

- Hs về vị trí nhóm của mình để kể, trao đổi, thảo luận về ý nghĩa câu chuyện.

     

- Hs xung phong lên kể chuyện.

- Dưới lớp yêu cầu bạn trả lời câu hỏi về ý nghĩa chuyện,

- Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

 

- HS trả lời - HS lắng nghe  

  Toán

TIẾT 13: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 

   1. Kiến thức: Củng cố kĩ năng đọc số, viết số, thứ tự các số đến lớp triệu    - Làm quen với các số đến lớp tỉ

   2. Kỹ năng:  Nhận biết được giá trị của mỗi c   II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

   - SGK, VBT    - Bảng phụ.

(27)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A/ Kiểm tra bài cũ: 5 phút

- HS đọc số và nêu giá trị của từng chữ số: 827562000; 9872105; 84632001.

? Kể các hàng đã học từ nhỏ đến lớn?

? Các số đến lớp triệu có thể có đến mấy chữ số?

- Gv nhận xét.

B. Bài mới ( 25 phút) 1. Giới thiệu bài: 1phút

Gv: Giờ học toán hôm nay các em sẽ tiếp tục luyện tập về đọc, viết số có nhiều chữ số, làm quen với tỉ

2. Thực hành:29 phút

* Bài 1:

- Gv viết các số trong bài tập lên bảng, yêu cầu hs vừa đọc vừa nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số

       

 * Bài 2:

- Gv hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Gv yêu cầu hs tự viết số - Gv nhận xét hs

 

* Bài 3:

- Gv treo bảng số liệu trong bài tập lên bảng và hỏi: Bảng số liệu thống kê về nội dung gì?

- Hãy nêu dân số của từng nước được thống kê?

       

 

- 2 học sinh lên bảng làm bài - Lớp nhận xét.

             

- Hs lắng nghe  

     

- Hs làm việc theo cặp, sau đó một số hs làm trước lớp:

- Ví dụ:

 + Số 35 627 449 đọc là ba mươi lăm triệu sáu trăm hai mươi bảy nghìn bốn trăm bốn mươi chín.

Có giá trịcủa chữ số 3 là 30 000 000  

- Bài  yêu cầu chúng ta viết số

- 1 hs lên bảng viết số, hs cả lớp viết vào vbt. Sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau

 a, 5760342  b, 5706342

- Thống kê về dân số một số nước vào tháng 12 năm 1999

 - Hs nối tiếp nhau nêu

Tên nước Số dân

Việt Nam 77 263 000

  5 300 000

Cam-pu-chia 10 900 000

(28)

   

- Gv yêu cầu hs đọc và trả lời từng câu hỏi của bài

 

* Bài tập 4:

- Gv nêu vấn đề: Bạn nào có thể viết được số 1 nghìn triệu?

- Gv thống nhất cách viết đúng là:

1 000 000 000 và giới thiệu: Một nghìn triệu được gọi là 1 tỉ

- Gv: số 1 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?

- Bạn nào có thể viết được các số từ 1 tỉ đến 10 tỉ?

- Gv thống nhất cách viết đúng, sau đó cho hs cả lớp đọc dãy số từ 1 tỉ đến 10 tỉ.

- 5 tỉ là mấy nghìn triệu?

- 10 tỉ là mấy nghìn triệu?

- Gv hỏi:  Số 10 tỉ có mấy chữ số, đó là những chữ số nào?

- Gv viết lên bảng số 315 000 000 000 và hỏi: Số này là bao nhiêu nghìn triệu?

- Vậy là bao nhiêu tỉ?

- Yêu cầu hs hoàn thành bài tập 3. Củng cố, dặn dò ( 5 phút)

Gv tổng kết giờ học, dặn dò hs về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau

 

Liên Bang Nga 147 200 000

Hoa Kỳ 273 300 000

Ấn Độ 989 200 000

 

a, Nước có số dân nhiều nhất là: Ấn Độ b, Nước có sô dân ít nhất là: Lào

   

- 2 hs lên bảng viết, hs cả lớp viết vào vở . - Hs đọc số: 1 tỉ

 

- Sô 1 tỉ có 10 chữ số, đó là 1 chữ số 1 và 9 chữ số 0 đứng bên phải số 1

2-3 Hs lên bảng viết  

       

-5 tỉ là 5000 triệu -10 tỉ là 10 000 triệu

- 10 tỉ có 11 chữ số, trong đó có 1 chữ số 1 và 10 chữ số 0 đứng bên phải số 1

 

- Là ba trăm mười lăm nghìn triệu  

-Là ba trăm mười lăm tỉ  

 

- Hs lắng nghe Tập làm văn

TIẾT 5: KỂ LẠI LỜI NÓI, Ý NGHĨ CỦA NHÂN VẬT I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:  Nắm được tác dụng của việc dùng lời nói và ý nghĩ của nhân vật để khắc hoạ tính cách của nhân vật, nói lên ý nghĩa câu chuyện.

2. Kỹ năng: Bước đầu biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật trong bài văn kể chuyện theo hai cách: trực tiếp và gián tiếp.

3. Thái độ: Có ý thức học tốt

(29)

- Tích hợp GD giới và quyền trẻ em : Nguyên tắc lợi ích tốt nhất dành cho mọi người đặc biệt là trẻ em.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ.

- VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Khi tả ngoại hình nhân vật, cần chú ý tả những gì, lấy ví dụ ?

- Gv nhận xét, đánh giá 2/ Bài mới:

1. Giới thiệu bài: 1’

Trực tiếp 2. Nhận xét:14’

* Bài 1, 2 (VBT) - HS nêu yêu cầu.

- HS làm cá nhân vào VBT, hai HS làm bảng.

- Chữa bài: 

     

* Bài 3:

- HS đọc yêu cầu.

- Hai HS đọc hai cách kể.

? Lời nói, ý nghĩ của ông lão ăn xin trong hai cách kể đã cho có gì khác nhau?

- Gv chốt nội dung.

- 3 HS đọc bài nhớ.

- Cho Hs lấy ví dụ.

 

=> Ghi nhớ: SGK 3. luyện tập:22 phút

* Bài 1:

- HS nêu yêu cầu.

- Gv hướng học sinh làm bài.

- HS đọc thầm đoạn văn và trình bày kết  

- 2 hs phát biểu ý kiến.

             

C1: Tác giả dẫn trực tiếp, nguyên văn lời của ông lão. Do đó các từ xưng hô là từ xưng hô của chính ông lão với cậu bé (cháu – lão)

C2: Tác giả (Nhân vật xưng tôi) thuật lại gián tiếp lời của ông lão. Người kể xưng tôi gọi người ăn xin là ông lão.

=> HS nờu ghi nhớ.

     

- Lời nói gián tiếp: Bị chó sói đuổi.

- Lời nói trực tiếp: Còn tớ.., Theo tớ....

     

Chuyển thành lời dẫn trực tiếp:

-> Vua nhìn thấy miếng trầu têm rất khéo léo, hỏi bà bán hàng nước:

- Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này?

-> Bà lão tâu:

- Tâu bệ hạ, trầu do chính bà têm đấy ạ!

(30)

quả.

* Bài 2:

- HS nêu yêu cầu.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.

+ Xác định rõ lời nói của ai? Ai nói với ai?

+ Cách thay đổi từ xưng hô, dấu ngoặc kép….

     

* Bài 3:

- HS nêu yêu cầu.

- GV hướng dẫn Hs nắm yêu cầu bài.       

- Gv lưu ý hs xác định rõ là lời của ai.

+ Thay đổi xưng hô.

+ Bỏ ngoặc kép hoặc gạch đầu dòng.

 

5/ Củng cố, dặn dò:5’

- Có mấy cách kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật?

- Gv nhận xét giờ học.

- Vn tìm thêm lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp trong câu chuyện?

- Chuẩn bị bài sau.

 

- Vua không tin, gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật:

- Thưa, đó là trầu do con gái già têm.

 

* Bài 3: Chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn gián tiếp  

Đáp án:

- Bác thợ hỏi Hoè là cậu có thích làm thợ xây không?

- Hoè đáp rằng em thích lắm.

   

- HS trả lời  

- HS lắng nghe  

  Địa lí

BÀI 3: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN  

I. MỤC TIÊU:

  1. Kiến thức:  Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.

  - Dựa vào trang ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.

  2. Kỹ năng:  Xác lập mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở HLS.

  3. Thái độ: Tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

(31)

  - Bản đồ địa lí tự nhiên VN.

  - Tranh ảnh về nhà sàn, trang phục, lễ hội, sinh hoạt của 1 số dân tộc ...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Hãy trình bày một số đặc điểm địa lí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ?

  Gv nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:2’

2. Nội dung:

 Hoàng Liên Sơn - nơi cư trú của một số dân tộc ít người.

Hoạt động 1:8’

Bước 1:

Yêu cầu hs dựa vào vốn hiểu biết & mục 1 Sgk trả lời câu hỏi sau:

- So sánh dân cư ở HLS với dân cư ở đồng bằng ?

- Kể tên 1 số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ?

- Xếp thứ tự các dân tộc ( Mông, Dao, Thái ) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao ?  

- Người dân ở nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì, vì sao?

Bước 2:

Gv giúp hs hoàn thiện câu trả lời.

  Bản làng với nhà sàn:

 Hoạt động 2: 7’

Bước 1:

Yêu cầu hs dựa vào mục 2 Sgk, tranh ảnh về làng bản, nhà sàn và vốn hiểu biết để trả lời câu hỏi sau:

- Bản làng thường nằm ở đâu ? - Bản có nhiều nhà hay ít nhà ?

- Hiện nay ở đây nhà sàn có gì thay đổi so với trước đây ?

Bước 2:

 

- 2 hs lên bảng chỉ và trình bày.

                 

- Làm việc cá nhân  

- Hs phát biểu ý kiến.

- ít hơn.

- Dân tộc Dao, Mông, Thái.

 

- Thái, Dao, Mông.

   

- Ngựa, đi bộ.

             

- Làm việc theo nhóm  

- ở sườn núi hoặc thung lũng  

- Nhiều nơi có nhà sàn lợp mái

(32)

- Gv giúp hs hoàn thiện câu trả lời.

 Chợ phiên, trang phục, lễ hội   Hoạt động 3:8’

 Bước 1:

- Nêu những hoạt động trong chợ phiên ? - Kể tên 1 số hàng hoá bán ở chợ ?

Tại sao chợ bán nhiều hàng hoá này ?  

- Kể tên 1 số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn ?

- Lễ hội của các dân tộc ở HLS được tổ chức vào mùa nào, có những hoạt động gì ?

 Bước 2:

- Gv nhận xét, đánh giá.

   

4. Củng cố, dặn dò. 3 ’

- Hs trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội, ... của 1 số dân tộc ở HLS.

- Gv nhận xét giờ học, - Chuẩn bị bài sau.

ngói.

     

- Làm việc theo nhóm  

 

- Hàng thổ cẩm, măng, mộc nhĩ, ...

     

- Đại diện các nhóm hs trình bày trước lớp.

         

- 2 hs trả lời  

 

- HS lắng nghe  

Khoa học

BÀI 6: VAI TRÒ CỦA VI – TA – MIN, CHẤT KHOÁNG VÀ CHẤT XƠ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nói tên và vai trò của các thức ăn có chứa nhiều vi – ta – min, chất khoáng, chất xơ.

- Xác định nguồn gốc của nhóm thức ăn chứa vi – ta – min, chất khoáng, chất xơ.

2. Kỹ năng: Nhận biết được các thức ăn chứa vi – ta – min,…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sử dụng thiết bị phòng học thông minh.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. BÀI CŨ:  5’  

(33)

? Nêu tên một số thức ăn chứa nhiều chất đạm và nêu tác dụng của chất đạm đối với cơ thể?

? Nêu tên một số thức ăn chứa nhiều chất béo và nêu tác dụng của chất béo đối với cơ thể?

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: (2’) Nêu mục đích yêu cầu.

2. Các hoạt động: (20’)

 Hoạt động 1 (Sử dụng phần mềm Mythware)

- Mục tiêu : Kể tên và nói ra nguồn gốc.

- TC thi kể tên các thức ăn có chứa vitamin ,chất khoáng và chất xơ .

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn - Gv gửi tập tin xuống máy tính HS.

- GV hướng dẫn HS hoàn thiện bảng

         

Bước 2: Trình bày

- GV nhận xét tuyên dương . Hoạt động 2 :

 - Thảo luận về vai tró của vitamin , chất khoáng và chất xơ và nước .

Mục tiêu : Nêu được vai trò của các chất nói trên .

Bước 1 : Thảo luận vai trò của vitamin .

- Kể tên một số vitamin mà em biết ?

- Nêu vai trò của vitamin đó ?  

2 HS trả lời  

               

T ê n thức ăn

NG ĐV

NG TV

C h ứa v i t a m in

C h ứ a chất khoáng

Chứa chất xơ

Rau cải   + + + +

Chuối   + + + +

Sữa + + + +  

Cá +   + +  

Bí đau   + + + +

- Lớp chia làm 4 nhóm  

 

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ và gửi tệp tin trở lại cho gv.

   

- Các nhóm trình bày kết quả và tự đánh giá so sánh với nhóm khác

           

- Vitamin A ,B , C , D , E , K …

- Vitamin A : thiếu sẽ bị khô mắt ,quáng gà . - D  : còi xương ở trẻ

(34)

- Nêu vai tró của nhóm thức ăn chứa vitamin đối với cơ thể?

Bước 2  : Thảo luận vai trò chất khoáng

- Kể tên các chất khoáng mà em biết? nêu vai trò của chất đó

?  

- Vai trò của chất khoáng đối với cơ thể?

- GV nhận xét bổ sung.

Bước 3: Thảo luận vai trò của chất xơ

- Tại sao phải ăn các thưc ăn có chất xơ?

- Hằng ngày ta cần uống khoảng bao nhiêu nước?

- GV nhận xét bổ sung 3.Củng cố dặn dò:

- Nêu vai trò của các thức ăn chứa vitamin đối với cơ thể?

- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem bài sau.

- C : chảy máu chân răng .

- Cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

   

- Chất khoáng: sắt, can xi . Thiếu sắt gây thiếu máu, thiếu can xi, ảnh hưởng hoạt động của tim loãng xương.

- Tạo ra các men thúc đẩy vào điều khiển các hoạt động cơ thể.

   

- Giúp cơ thể thải được chất cặn bã.

 

- Khoảng 2 lít nước.

     

2 HS nêu

 

TH TIẾNG VIỆT TIẾT 1

Mục tiêu:

- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu nội dung truyện: Biết lắng nghe để nhận ra mạt tốt của người khác. (Trả lời được các câu hỏi trang 16,17)

- HS khá giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

II. Đồ dùng dạy - học :

Gv: - Bảng .phụ viết BT 3 trang 17.

III. Hoạt động dạy - học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị của HS * HS theo dõi.

2.G.thiệu bài mới:  Tiếng hát buổi sớm mai Học sinh lắng nghe, ghi đề.

3.Dạy - học bài mới:  

Hoạt động 1: Luyện đọc - Hoạt động cả lớp

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Câu hỏi: Trong phần mềm Mouse Skills, để chuyển sang mức tiếp theo mà không cần thực hiện đủ 10 thao tác thì cần nhấn phím:.. Nhấn

vươn thở và động tác tay của bài thể dục phát triển chung theo hướng đẫn và yêu cầu của giáo viên.. Ôn tập từng động tác, sau đó tập liên hoàn hai động tác, mỗi

- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta. - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận biết (không nhận xét) về cơ cấu

Kiến thức: Dựa vào ý chính của từng đoạn, kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp lời kểvới điệu bộ, nét mặt; biết thay đổi giọng

2.Kiến thức:  Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Trả

2.Kĩ năng: Đặt tính và thực hiện tính cộng hai số thập phân 3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực diều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau2. - Nhận biết được biểu

- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về lớp học, trường học và những hoạt động ở lớp, ở trường - Biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ