• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tiết: 1-8 CHỦ ĐỀ: VĂN TỰ SỰ

Văn bản: “TÔI ĐI HỌC” VÀ “TRONG LÒNG MẸ”

TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN

(Thời lượng: 8 tiết) I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

1.1. Góp phần giúp học sinh hình thành tình cảm trân trọng những kỉ niệm đối với tuổi thơ, bạn bè, mái trường và tình yêu quê hương đất nước.

1.2. Qua bài học, HS luyện tập để có các kĩ năng và kiến thức sau:

a. Đọc hiểu: HS biết đọc hiểu một văn bản tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm, cụ thể:

- Nhận biết được cốt truyện, ngôi kể, nhân vật, sự kiện trong văn bản.

- Nhận biết được chủ đề của văn bản.

- Nhận biết và phân tích được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.

- Liên hệ đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.

- Tri thức sơ giản về thể loại văn hồi ký, thấy được đặc điểm của thể văn hồi ký qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn chân thành, dạt dào cảm xúc.

- Tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng với mẹ.

- Chỉ ra tính thống nhất về chủ đề của văn bản trên cả 2 phương diện nội dung và hình thức.

- Hiểu rõ cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.

b. Viết: Viết một bài văn kể về kỉ niệm ngày tựu trường đầu tiên của bản thân có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

c. Nói và nghe: Kể về kỉ niệm ngày tựu trường đầu tiên của bản thân, có thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về ngày tựu trường đó.

- Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế nếu có của bài thuyết trình.

2. Phẩm chất

- Yêu nước: yêu gia đình, trân trọng tình cảm thiêng liêng ấy - Trách nhiệm: có ý thức trách nhiệm với gia đình, xã hội.

- Chăm chỉ: Có ý thức chăm chỉ học tập để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô 3. Năng lực

- Năng lực chung

+ Tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tiếp nhận được nội dung văn bản về những vấn đề đơn giản của đời sống như tình cảm gia đình….

- Năng lực đặc thù

(2)

+ Năng lực cảm thụ văn học: Hs cảm nhận được thông điệp, nội dung mà văn bản muốn gửi gắm đến bạn đọc.

+ Năng lực thẩm mỹ: Thấy được cái hay, cái đẹp trong văn bản đó chính là tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý

II. Phương tiện và hình thức tổ chức dạy học 1. Phương tiện dạy học

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập, máy chiếu - Tranh ảnh, video về ngày tựu trường.

- Ảnh chân dung nhà văn Thanh Tịnh, Nguyên Hồng.

- Tư liệu, bài hát nói về ngày đầu tiên đi học.

2. Phương pháp, hình thức dạy học

Phương pháp thuyết trình, vấn đáp; hình thức dạy học theo nhóm…

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động Cách thức tổ chức

ĐỌC HIỂU (4 tiết)

VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC (2 tiết) 1. Hoạt động khởi

động, tạo tâm thế học

* Kết quả dự kiến:

- Nêu được những kỉ niệm về ngày tựu trường đầu tiên của bản thân.

GV có thể bắt nhịp cho cả lớp hát, hay tự hát hoặc chọn một học sinh hát bài “Đi học” Nhạc Bùi Đình Thảo, thơ Hoàng Minh Chính).

? Bài hát này gợi cho em nhớ đến kỉ niệm nào?

- HS chia sẻ

GV dẫn vào bài: Hôm qua em tới trường. Mẹ dắt tay từng bước. Trong cuộc đời của mỗi con người, kỉ niệm tuổi học trò thường khắc sâu trong trí nhớ. Vì nhờ đi học chúng ta bước vào đời bằng kiến thức, dưới sự dìu dắt yêu thương của cha me, thầy cô, bạn bè. Đặc biệt với kiến thức chúng ta có chúng ta có thể chọn cho mình một nghề nghiệp tốt, xây một ước mơ vững chắc. Nhưng bước đầu thì bao giờ cũng gặp nhiều khó khăn, cùng với cảm xúc vui buồn. Những nghệ sĩ đã dùng tài năng để nói về ngày kỉ niệm đáng nhớ về buổi đến trường đầu tiên qua bài hát còn nhà văn Thanh Tịnh kể những kỉ niệm mơn man, bâng khuâng một thời ấy qua văn bản Tôi đi học của mình mà chúng ta cùng theo dõi qua bài học hôm nay

2. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản

GV hướng dẫn HS đọc hiểu nội dung khái quát của văn bản

- GV yêu c u HS l m vi c cá nhân, ầ à ệ đọc k nhan ĩ đề ă v n b n v ho n th nh phi u h c t p sau:ả à à à ế ọ ậ

Phiếu học tập số 1

Từ nhan đề “Tôi đi học”, em hãy dự đoán nội dung văn bản và ghi vào cột thứ nhất trong bảng sau :

Dự đoán nội dung văn bản

Nội dung

(sau khi học văn bản) 1. Từ nhan đề, em dự

đoán câu chuyện này nói về……...……….

Câu chuyện này khác so với dự đoán ban đầu của tôi. Bây giờ em nghĩ là:

(3)

* Kết quả dự kiến:

- Tác giả: Thanh Tịnh - Hiểu biết về tác giả của HS...

………...

………

………..………..……….

……….……….

………..

………..

- GV cho HS đọc toàn bộ văn bản, xem video (đính kèm) - GV yêu cầu HS nêu ấn tượng nổi bật về văn bản: Câu chuyện đã mang lại cho em cảm xúc gì?

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu từ ngữ khó: Trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc hiểu chưa rõ bằng cách dự đoán nghĩa của từ trong ngữ cảnh, có thể tham khảo phần chú thích trong SGK.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu những thông tin chung về văn bản qua các câu hỏi gợi mở :

+ Văn bản này do ai sáng tác? Em biết gì về nhà văn ấy?

3. Đọc lướt tìm hiểu ngôi kể, bố cục, thể loại, PTBĐ.

* Kết quả dự kiến:

- Tìm hiểu về nhân vật và ngôi kể trong tác phẩm truyện

- Văn bản được chia làm 3 phần:

+ P1: Đầu -> trên ngọn núi.

Cảm nhận của tôi trên đường cùng mẹ tới trường.

+ P2:Tiếp theo đến

“được nghỉ cả ngày nữa”.Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường.

+ P3: Còn lại: Cảm nhận của tôi trong lớp học.

GV yêu cầu HS làm việc theo cặp và trả lời câu hỏi:

? Theo mạch của VB em thấy có những nhân vật nào xuất hiện, trong đó nhân vật nào là chính?

? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể

? Văn bản có thể chia được thành mấy phần ? Nội dung của mỗi phần là gì ?

4. Tìm hiểu chi tiết từng phần văn bản.

* Kết quả dự kiến (3.1 và 3.2)

- Câu chuyện gồm có nhân vật: Tôi mẹ, ông Đốc, những cậu học trò.

- Việc kể chuyện theo ngôi thứ nhất giúp người kể thể hiện tình cảm của mình một cách chân thực

3.1. Tìm hiểu về tâm trạng của nhân vật Tôi

GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tâm trạng của nhân vật Tôi qua Phiếu học tập số 2:

Phiếu học tập số 2

1. Nhiệm vụ: Đọc phần 1 Tâm trạng nhân vật tôi trong buổi tựu trường và hoàn thành sơ đồ sau bằng cách điền từ/ cụm từ phù hợp vào chỗ trống:

Tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường

Tâm trạng tôi lúc ở sân trường

Tâm trạng của nhân vật tôi khi trong lớp học.

- Thời gian: - Hình ảnh ngôi - Chi tiết:

(4)

- Tác giả sd một loạt động từ đặc tả tâm trạng, cảm giác như:

Ngập ngừng e sợ , bỡ ngỡ ,rụt rè, lúng túng, run...

=> Miêu tả tinh tế chân thực chính xác tâm trạng của NV tôi.

- Hình ảnh:

+ Cảnh thiên nhiên:

+ Con đường:

+ Con người:

- Từ ngữ:

=>...

trường:+...

+ ...

- Không khí:...

=>

- Hình ảnh:

- Cảm xúc:

 ...

2. Nhận xét từ ngữ và biện pháp miêu tả của tác giả trong ĐV trên

? Qua đó tác giả đã làm nội bật tâm trạng NV tôi ntn?.

3.2. Vai trò của gia đình và nhà trường đối với mỗi con người:

- GV yêu cầu HS trao đổi trong nhóm đôi

- GV hướng d n HS tìm hi u Ph n 2 c a v n b n b ngẫ ể ầ ủ ă ả ằ phi u h c t p s 3:ế ọ ậ ố

Phiếu học tập số 3

1, Em hãy tìm hình ảnh, chi tiết về các nhân vật sau... từ đó cảm nhận như thế nào về sự quan tâm của người lớn đối với những em bé lần đầu tiên đi học

Ông Đốc ………...

………...

=>...

Thầy giáo ………...

………...

=>...

Phụ huynh ………...

………...

=>...

Mẹ ………...

………...

=>...

- Nếu con chim tượng trưng như những cô cậu học trò chập chững bay vào bầu trời bao la đầy nắng gió thì cha mẹ thầy cô chính là những bàn tay nâng đỡ con vào thế giới kì diệu của mái trường.

? Em cảm nhận ntn về hình ảnh con chim ngói nghiêng rồi tung cánh bay ra bầu trời xuất hiện ở cuối bài?

5. Khái quát giá trị của văn bản

* Kết quả dự kiến:

GV hướng dẫn HS đánh giá khái quát qua các câu hỏi gợi mở:

+ Văn bản “Tôi đi học” kể về điều gì? (nêu nội dung của văn bản)

(5)

- Hoàn thành nội dung 2 của phiếu số 1 (nêu nội dung).

- Nêu được nghệ thuật, ý nghĩa văn bản

+ Nêu nghệ thuật của văn bản.

+ Nêu ý nghĩa văn bản.

6. Liên hệ, mở rộng

* Kết quả cần đạt:

- Nhận xét được việc cộng đồng và xã hội ngày nay quan tâm đến đến việc học của trẻ em.

- Sưu tầm được 1 bài hát về thầy cô, mái trường, biểu diễn tập thể thi giữa các nhóm...

- GV yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:

+ GV chiếu các video về việc cộng đồng và xã hội ngày nay quan tâm đến việc học của trẻ em, sau đó GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

? Theo dõi video, em hãy nhận xét về việc cộng đồng và xã hội ngày nay quan tâm đến đến việc học của trẻ em như thế nào?

+ Nhóm 1, 2, 3 sưu tầm 1 bài hát về thầy cô, mái trường, biểu diễn tập thể thi giữa các nhóm chọn ra nhóm nhất nhì ba.

+ Cả lớp cùng hát bài: Ngày đầu tiên đi học

VĂN BẢN: TRONG LÒNG MẸ (1 TIẾT) 1. Tìm hiểu chung

- Trình bày được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.

1. Phiếu HT số 1

- Đọc thông tin trong sgk và tìm hiểu về tác giả, tác phẩm sau đó hoàn thiện phiếu HT sau:

Tác giả Tác phẩm

2. Tìm hiểu nội dung văn bản

- Chỉ ra và phân tích được nhân vật bé Hồng và người cô trong đó làm rõ tình cảm mà chú bé dành cho mẹ của mình dù cho người cô có cay độc đến đâu.

- Khái quát được giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện

2. Phiếu HT số 2

? Bé Hồng có hoàn cảnh như thế nào?

? Trong cuộc trò chuyện với người cô, thái độ, lời của bé Hồng ra sao?

? Người cô đóng vai trò gì trong cuộc đối thoại?

? Tìm những chi tiết miêu tả hành động, cử chỉ, và giọng nói của người cô với bé Hồng?

? Mục đích của người cô là gì?

? Tính cách c a bé H ng v ngủ ồ à ười cô hi n lên nh thệ ư ế n o?à

Nhân vật bé Hồng Nhân vật người cô Hoàn cảnh

Thái độ Lời nói Tính cách 3. Phiếu HT số 3

? Tại sao bé Hồng lại im lặng khi người cô hỏi?

? Trước những lời cay độc của người cô, tâm trạng bé Hồng như thế nào?

? Những câu văn nào thể hiện rõ nhất tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ?

? Bé Hồng gặp mẹ trong hoàn cảnh nào? Bé có những HĐ nào

(6)

trong phút giây phút đầu tiên ấy?

? Khi ở trong lòng mẹ, bé Hồng có những cảm giác như thế nào? Theo em cảm giác nào là mạnh nhất, vì sao ?

Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ:

...

...

...

...

...

...

...

...

...

4. Phiếu HT số 4

Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của truyện:

Nội dung Nghệ thuật

1. Thực hành đọc hiểu văn bản

* Kết quả cần đạt:

- Biết vận dụng kiến thức và cách đọc hiểu đã có ở giờ đọc hiểu văn bản vừa học vào tự đọc các văn bản tương tự

THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU VĂN BẢN ( 1 tiết)

- GV hướng dẫn HS thực hành đọc hiểu văn bản “Đi thuyền trong đêm trăng”bằng một số hoạt động và câu hỏi gợi mở bên dưới:

ĐI THUYỀN TRONG ĐÊM TRĂNG

Chị tôi và tôi đồng cầm một mái chèo con, nhẹ nhàng lùa những đống vàng trôi trên mặt nước.

Vây chúng tôi bằng ánh sáng, bằng huyền diệu, chưa đủ;

Ngưu Lang và Chức Nữ, chúa của đêm trung thu còn sai gió thu mang lại gần chúng tôi một thứ mùi gì ngào ngạt như mùi băng phiến. Trong đấy biết đâu lại không phảng phất những tiếng kêu rên của những thương nhớ xa xưa.

Thuyền đi êm ái quá! Chúng tôi cứ ngỡ là đi trong vùng chiêm bao, và say sưa, và ngây ngất vì ánh sáng. Hai chị em đê mê, không còn biết mình là ai nữa. Huyền ảo khởi sự. Mỗi phút trăng lên mỗi cao, khí hậu cùng tăng sức ôn hòa lên mấy độ.

Và trí tuệ, và mộng, và thơ, và nước và thuyền dâng lên, đồng dâng lên như khói….

Ở thượng tầng không khí, sông Ngân Hà trinh bạch đang đắm chìm các ngôi sao đi lạc đường. Chị tôi bỗng reo to lên:

Đã gần đến sông Ngân rồi! Chèo mau lên em! Ta cho thuyền đậu ở bến Hàn Giang! Đi trong thuyền, chúng tôi có cảm giác lí thú là đang chở một thuyền hào quang, một thuyền châu ngọc, vì luôn có những vì tinh tú như rơi rụng xuống thuyền … Trên kia, phải rồi! Trên kia có một vị tiên nữ đang kêu thuyền

(7)

để quá giang…

Thình lình, vùng trời mộng mơ của chúng tôi bớt vẻ xán lạn. Chị tôi liền chỉ tay về bến đò thôn Châu Mo bảo tôi rằng:

“Thôi rồi Trí ơi! Con trăng nó bị vướng trên cành trúc kia kìa, thấy không? Nó gỡ mãi mà không sao gỡ được, biết làm thế nào bây giờ hả Trí?”. Tôi cười: “Hay là chị em ta cho thuyền đỗ vào bến này rồi ta trèo lên đống cát, với tay gỡ hộ cho trăng thoát nạn”. Hai chị em liền giấu thuyền trong bụi hoa bông lau vàng phơi phới, rồi cùng lạc vào một đường lỗi rất lạ, chân dẫm lên cát mà cứ ngỡ là bước lên trên phiến lụa.

Sao đêm nay kiều diễm như bức tranh linh động thế này?

Tôi muốn hỏi xem chị tôi có thấy ngọt ngào trong cổ như vừa uống xong ngụm nước lạnh, mát đến tê cả lưỡi và hàm răng?...Chị tôi lặng thinh, mà từng lá trăng rơi lên xiêm áo như những mảnh nhạc vàng... Động là một hòn non bằng cát, trắng quá, trắng hơn da thịt của người tiên, hơn lụa bạch…một màu trắng mà tôi cứ muốn lăn lộn điên cuồng, muốn kề môi áp má lên mà thưởng thức.

…Ở chỗ nào cũng có trăng, có ánh sáng, tưởng chừng như bầu thế giới chở chúng tôi đây cũng đang ngập trăng, lụt trăng và đang trôi nổi bình bồng đến một địa cầu khác.

Ánh sáng tràn trề, ánh sáng tràn lan. Chị tôi và tôi đều ngả vạt áo ra, bọc lấy như bọc đồ châu báu. Tôi bỗng thấy chị tôi có vẻ thanh thoát quá! Trời ơi! Sao đêm nay chị tôi lại đẹp đẽ đến thế này. Nước da chị tôi đã trắng, mà vận quần áo bằng hàng trắng, trông thanh sạch quá đi.

Tôi nắm lấy tay chị tôi giật lia lịa và hỏi một câu tức cười làm sao: “Có phải chị không hở chị”? Tôi run run khi tôi có ý nghĩ chị tôi là một nàng Ngọc Nữ, một hồn ma hay là một yêu tinh. Nhưng tôi lại phì cười và vội reo lên: “A ha. Chị Lễ ơi, chị là trăng, mà em đây cùng là trăng nữa. Ngó lại chị tôi và tôi thì quả nhiên là trăng thiệt…”

Hàn Mặc Tử

(Trích “Hương sắc trong vườn văn”, Nguyễn Hiếu Lê, NXBVH 2006)

Hướng dẫn HS tìm hiểu và trao đổi kết quả tìm hiểu theo các ý sau:

1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

2. Xác định sự việc? Cảm xúc của tác giả trước sự việc diễn ra?

3. Hai chị em nhân vật tôi trong câu chuyện có điểm gì đáng quý?

4. Câu chuyện mang đến cho em suy nghĩ gì?

2. Tích hợp kiến thức về Tập làm văn: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản và bố cục của văn bản

* Yêu cầu cần đạt:

- Nhân vật “tôi”nhớ lại được những kỉ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của

GV yêu cầu HS thực hiện một số yêu cầu sau:

* Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

- Đọc lại văn bản “Tôi đi học” và trả lời các câu hỏi sau:

a. Nhân vật “tôi” nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình? Sự hồi tưởng ấy

(8)

mình. Biết được đự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì.

- Từ nội dung câu trả lời nhận biết được chủ đề của văn bản.

- Nhận xét việc thể hiện chủ đề của văn bản “Tôi đi học” ở nhan đề, quan hệ giữa các phần…..

- Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất được thể hiện ở các phương diện: Hình thức, nội dung, đối tượng.

- Chỉ ra được bố cục và nhiệm vụ của mỗi phần trong một văn bản

+ P1: đoạn 1 + P2: đoạn 2, 3 + P3: đoạn 4

+ MB: Giới thiệu về thầy giáo C.V.A.

+ TB: Công lao, uy tín, tính cách của thầy C.V.A.

+ KB: Tình cảm của mọi người đối với thầy C.V.A.

 Mối quan hệ liên kết, khăng khít, gắn bó không tách rời nhau, các phần tập hợp làm rõ chủ đề văn bản: Ca ngợi người thầy đạo cao đức trọng.

- Phần MB: Nêu vấn đề, làm tiền đề cho phần sau.

- TB: Nối tiếp, trình bày rõ những đặc điểm nêu ở phần MB.

- KB: Chốt lại, kđ, tổng kết.

gợi lên những ấn tượng gì?

b. Từ nội dung trả lời các câu hỏi ở mục a, hãy phát biểu chủ đề của văn bản này?

c. Nhận xét về việc thể hiện chủ đề của văn bản

“Tôi đi học” ở:

- Nhan đề của văn bản;

- Quan hệ giữa các phần của văn bản;

- Các từ ngữ, các câu thể hiện tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên?

d. Từ việc thực hiện các yêu cầu trên, hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? Làm thế nào để đảm bảo tính thống nhất đó?

* Bố cục của văn bản

- Đọc văn bản:" Người thầy đạo cao đức trọng ".

? Văn bản trên chia thành mấy phần? Chỉ ra các phần đó ?

? Nêu nhiệm vụ của từng phần?

? Giữa các phần có mối quan hệ với nhau như thế nào?

VIẾT (2 tiết)

1. Trước khi viết 1. GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn tìm hiểu đề (1 tiết)

Đề bài: Hãy kể lại 1 kỉ niệm tựu trường đáng nhớ nhất của em có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm?

- GV hướng dẫn HS tự đặt câu hỏi để tìm hiểu yêu cầu của đề bài: Đề yêu cầu kiểu bài gì? Nội dung và phạm vi viết bài như thế nào?

- GV hướng dẫn HS lựa chọn chuyện để kể: Đề bài yêu cầu HS kể lại một kỉ niệm đáng nhớ.

- GV hướng dẫn HS xác định mục đích và người đọc bằng cách trả lời các câu hỏi:

(9)

+ Bài viết của em hướng tới ai?

+ Tại sao em muốn kể về trải nghiệm đáng nhớ này?

- GV hướng dẫn HS tìm ý cho bài viết:

Mở bài:

- Lý do nhớ lại buổi lễ khai giảng đầu tiên.

- Cảm xúc về buổi khai giảng đó.

Thân bài:

- Kỉ niệm đêm trước ngày khai trường.

+ Kể về sự chuẩn bị của bố mẹ.

+ Tâm trạng của mình.

- Kỉ niệm được bố(mẹ) đưa đến trường .

+ Cảnh vật đến trường(bầu trời ,con đường ,mọi người).

+ Tâm trạng của mình:hồi hộp,thấy mình đã lớn.

- Kỉ niệm khi bước vào cổng trường.

+ Kể về ngôi trường khung cảnh.

+ Kể về lễ khai trường: gặp bạn bè thầy cô.

- Kỉ niệm khi được thầy cô chủ nghiệm đoc tên vào lớp hoc.

+ Cô giáo lớp học.

+ Tâm trạng của mình.

Kết bài:

- Kết thúc buổi tựu trường.

- Kỉ niệm về buổi tựu trường sẽ theo suốt đời h/s.

GV hướng dẫn HS sắp xếp các ý theo một trật tự để tạo thành dàn bài phù hợp cho bài viết.

2. Viết bài 2. Viết bài ( 2 tiết)

- GV có thể tổ chức cho HS viết bài ở trên lớp.

- Trong quá trình HS làm bài, GV quan sát và hỗ trợ ( nếu cần).

3. Chính sửa, hoàn thiện bài viết GV giao nhiệm vụ cho HS rà soát và chỉnh sửa lại bài viết của mình theo hướng dẫn hoặc sau khi được trả bài.

NÓI VÀ NGHE: (2 tiết)

Kể về kỉ niệm ngày tựu trường đầu tiên của bản thân, có thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về ngày tựu trường đó.

1. Chuẩn bị bài - Sau khi đã đọc/xem và nhận xét bài viết của HS, GV yêu cầu HS chuyển nội dung bài viết thành bài nói (thuyết trình): Kể về kỉ niệm ngày tựu trường đầu tiên của bản thân, có thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân về ngày tựu trường đó.

- GV hướng dẫn HS xác định nội dung, mục đích

(10)

nói bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

+ Em muốn kể về tựu trường lớp mấy?

+ Mục đích chia sẻ buổi tựu trường của em là gì?

- GV hướng dẫn HS ghi chú lại ngắn gọn nội dung sẽ trình bày để hỗ trợ HS trong quá trình nói.

2. Thực hành luyện nói - GV yêu cầu HS luyện nói theo cặp/ nhóm:

+ GV giao nhiệm vụ cho từng cặp HS thực hành luyện nói theo phiếu ghi chú đã xây dựng (mỗi người được trình bày 5-7 phút).

+ HS trao đổi, góp ý về nội dung nói, cách nói của bạn (Ngôn ngữ sử dụng có phù hợp với mục đích nói và đối tượng tiếp nhận không? Khả nằng truyền cảm hứng thể hiện như thế nào ở các yếu tố phi ngôn ngữ trong khi nói như ngữ điệu, tư thế, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ.

- GV yêu cầu HS luyện nói trước lớp.

+ GV cho 2, 3 HS trình bày trước lớp ( mỗi HS từ 5-7 phút); những HS còn lại thực hiện hoạt động nhóm: theo dõi, nhận xét, đánh giá (vào phiếu).

3. Đánh giá bài nói - GV hướng dẫn HS lắng nghe, đánh giá bài của bạn bằng phiếu đánh giá (mức độ 5 là mức độ tốt nhất)

VD về phiếu đánh giá:

Họ và tên học sinh:……….

Tiêu chí Biểu hiện Mức độ đạt được

1 2 3 4 5 1. Khả

năng thành thạo khi nói

1.1. Nói lưu loát, phát âm chuẩn xác, trôi chảy

1.2. Nói

truyền cảm;

ngữ điệu, âm lượng phù hợp, hấp dẫn đối với người nghe.

2. Nội dung nói

2.1.Nội dung bài trình bày

(11)

tập trung vào vấn đề chính

(một trải

nghiệm đáng nhớ)

2.2. Nội dung bài trình bày chi tiết, phong phú, hấp dẫn 2.3. Trình tự kể phù hợp, logic

3. Sử dụng từ ngữ

3.1. Sử dụng từ vựng chính xác, phù hợp 3.2. Sử dụng từ ngữ hay, hấp dẫn, ấn tượng

4. Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp

4.1. Dáng vẻ, tư thế, ánh mắt, nét mặt phù hợp với

nội dung

thuyết trình.

4.2. Sử dụng những cử chỉ tạo ấn tượng, thể hiện thái độ thân thiện, giao lưu tích cực với người nghe.

5. Mở đầu và kết thúc

5. Mở đầu và kết thúc ấn tượng

- GV có thể hỏi thêm về ấn tượng của HS khi nghe bài trình bày của bạn bằng câu hỏi gợi dẫn:

+ Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn?

+ Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì nhất trong phần trình bày của bạn?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất

Giáo án này trình bày các mục tiêu, phương pháp và hoạt động học tập cho bài học về hai đường thẳng song