• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : ………..

Ngày giảng:6A,B………

Tiết 16

LUYỆN KỂ CHUYỆN: ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG THẦY BÓI XEM VOI

A. MỤC TIÊU : Giúp học sinh:

1. Kiến thức :

- Giúp học sinh hiểu được: Cách kể truyện ý vị, tự nhiên, độc đáo của hai văn bản.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy

- Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn.

- Kể diễn cảm truyện.

* Kĩ năng sống:

-Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.

- Giao tiếp: phản hồi, lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thần về giá trị nội dung, nghệ thuật của truyện.

3. Thái độ

- Có ý thức rút ra bài học kinh nghiệm và kĩ năng đọc văn bản.

* Tích hợp giáo dục đạo đức: các giá trị KHIÊM TỐN, GIẢN DỊ, TRUNG THỰC, TÔN TRỌNG, TRÁCH NHIỆM.

- Tích hợp giáo dục đạo đức:

+ Giáo dục tính khiêm tốn, nhìn nhận và đánh giá sự việc một cách toàn diện.

+ Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc.

+ Giáo dục phẩm chất tự tin, tránh thói kiêu căng hợm hĩnh. Phải biết học hỏi xung quanh để hoàn thiện bản thân.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Rèn HS năng lực tự học ( Lựa chọn các nguồn tài liệu có liên quan ở sách tham khảo, ghi nhớ được bài giảng của GV theo các kiến thức đã học)

- Năng lực giải quyết vấn đề (phát hiện và phân tích được vẻ đẹp tác phẩm ), năng lực sáng tạo ( có hứng thú, chủ động nêu ý kiến).

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ khi nói.

B. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học.

2. Học sinh: Đọc kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan; soạn bài; và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên.

C/ PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích, dạy học theo tình huống thực hành.

- Kĩ thuật : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ đọc tích cực.

D/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY VÀ GIÁO DỤC I. Ổn định tổ chức. (1’)

(2)

II. Kiểm tra bài cũ: (4’)

? Qua câu chuyện “Thầy bói xem voi”, tác giả dân gian muốn gửi gắm đến chúng ta điều gì?

* Yêu cầu:

Nội dung

- Truyện khuyên nhủ con người khi tìm hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Nghệ thuật:

- Dựng đối thoại, tạo nên tiếng cười hài hước, kín đáo.

- Lặp lại các sự việc - Nghệ thuật phóng đại.

III. Bài mới: (35’) * Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.

- Thời gian: 1 phút

- Hình thức tổ chức: Cả lớp.

- PP: thuyết trình.

- Kĩ thuật: động não

Giờ trước chúng ta đã được tìm hiểu truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” và Thầy bói xem voi. Bài học hôm nay cô trò chúng ta sẽ cùng luyện đọc diễn cảm hai văn bản này.

Hoạt động thầy - trò Nội dung Hoạt động 2

* Mục tiêu:

- H.s ôn tập lại kiến thức lý thuyết.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian:5 phút -

PP : Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích, dạy học theo tình huống thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ đọc tích cực.

? Theo em khi kể chuyện cần có những yêu cầu nào?

- H/s phát biếu.

- Gv nhận xét, chốt.

Hoạt động 3

* Mục tiêu:

- H.s vận dụng kiến thức lý thuyết làm các bài tập.

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 25 phút

- PP : Vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm, phân tích,

I. Ôn tập lý thuyết

* Các yêu cầu khi kể chuyện - Cần phải biết xây dựng cốt truyện, đảm bảo được sự lập luận chặt chẽ khi kể chuyện, phải miêu tả đặc điểm ngoại hình, hành động, lời nói của nhân vật để làm rõ tính cách, thân phận của nhân vật.

II. Luyện tập

(3)

dạy học theo tình huống thực hành.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, hoàn tất một nhiệm vụ đọc tích cực.

Gv: Theo em với văn bản này chúng ta có thể đọc với giọng như thế nào?

- HS: Trả lời.

GV chốt và nêu yêu cầu đọc:

- Đọc rõ ràng, mạch lạc, thể hiện rõ sự ngông nghênh, kiêu ngạo của ếch, xen chút hài hước.

* Thảo luận theo nhóm bàn - Thời gian 2 phút

- Các nhóm báo cáo –nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Giáo viên chốt

Thảo luận nhóm (5’)

? Tìm ra những sự kiện chính trong câu truyện?

Sau đó dựa vào những chi tiết chính đó kể lại câu truyện?

- Học sinh thảo luận.

- Hết thời gian, cử đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, uốn nắn.

Cần đảm bảo nội dung sau:

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, xunh quanh chỉ có nhái, cua, ốc, chúng rất sợ tiếng kêu của ếch. Ếch tưởng mình oai như vị chúa tể và coi trời bé bằng cái vung. Năm trời mưa to khiến nước mưa ngập giếng và đưa ếch ra ngoài, quen thói cũ ếch đi lại nghênh ngang đã bị một con trâu đi ngang dẫm bẹp. Qua câu chuyện nhân dân ta nhằm phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang gọi là “Ếch ngồi đáy giếng”.

? Từ các ý chính đó hãy kể lại văn bản bằng lời văn của em?

Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Dưới đáy giếng, có một con ếch tự coi mình là chúa tể.

Thân bài:

* Diễn biến của truyện:

- Ở dưới giếng: Ếch sống đã lâu ngày dưới giếng.

+ Xung quanh nó là các con vật bé nhỏ như cua, ốc,

1. Luyện kể chuyện văn bản Ếch ngồi đáy giếng

a. Luyện đọc

(4)

nhái,..

+ Ếch tự cho mình là chúa tể vì những con vật kia đều sợ nó.

+ Từ đáy giếng nhìn lên, ếch thấy bầu trời chỉ bé bằng cái vung.

- Ở trên mặt đất:

+ Trời mưa to, nước giếng đầy, đẩy ếch ra ngoài.

+ Ếch quen thói cũ, nghênh ngang đi lại, nhâng nháo nhìn ngó, chẳng thèm để ý đến xung quanh.

Kết bài:

* Kết thúc truyện:

- Nó bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

- H/s kể lại.

- Gv nhận xét, uốm nắn.

Gv: Theo em với văn bản này chúng ta có thể đọc với giọng như thế nào?

- HS: Trả lời.

GV chốt và nêu yêu cầu đọc:

- Đọc rõ ràng đúng giọng điệu; 5 ông thầy: giọng điệu tự tin, quả quyết.

* Thảo luận theo nhóm bàn - Thời gian 2 phút

- Các nhóm báo cáo –nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Giáo viên chốt

Thảo luận nhóm (5’)

? Tìm ra những sự kiện chính trong câu truyện?

Sau đó dựa vào những chi tiết chính đó kể lại câu truyện?

- Học sinh thảo luận.

- Hết thời gian, cử đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

- Giáo viên nhận xét, uốn nắn.

Cần đảm bảo nội dung sau:

Chuyện kể về năm ông thầy bói cùng nhau xem voi, nhưng mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của voi rồi cùng nhau tranh cãi. Người bảo voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người bảo voi như cái quạt thóc, người bảo voi như cột đình, người bảo

b. Kể chuyện

2.Luyện kể chuyện văn bản Thầy bói xem voi.

a. Luyện đọc

(5)

voi như cái chổi sề… không ai chịu ai, các thầy xông vào đánh nhau chảy máu. Từ câu chuyện này mà trong dân gian xuất hiện câu thành ngữ: “Thầy bói xem voi” để phê phán những người nhận thức phiến diện thiếu tổng thể.

? Từ các ý chính đó hãy kể lại văn bản bằng lời văn của em?

Mở bài

- Nhân dân ta thường lấy tiếng cười để mua vui giải trí, để chế giễu châm biếm những thói hư tật xấu hoặc để phê phán đả kích những gì xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.

- Truyện “Thầy bói xem voi” là một trong những truyện cười hay, chứa đựng một bài học giáo dục sâu sắc đối với mọi người.

Thân bài

Nội dung câu chuyện

- Câu chuyện kể về việc 5 ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau nhân buổi ế hàng. Cả 5 ông đều mù.

Ông nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi như thế nào. Thế là khi nghe có voi đi qua, năm ông chung nhau liền biếu người quản voi xin cho voi dừng lại để cùng xem.

- Điều đặc biệt là cả 5 ông đều xem voi bằng “tay”.

Người thì sờ vòi, người thì sờ ngà, người thì sờ tai, người thì sờ chân còn người thì lại sờ đuôi.

- Mỗi thầy chỉ “quan sát” một bộ phận của cơ thể con voi chứ không thể quan sát được toàn bộ cơ thể của nó.

- Vì quan sát bằng “tay” nên mỗi thầy đưa ra một nhận xét khác nhau về con voi.

+ Thầy sờ vòi thì bảo “Tưởng con voi như thế nào, hóa ra nó sun sun như con đĩa”. Sự so sánh cái vòi con voi với con đĩa rất hay vì cái vòi voi và con đỉa cũng có nét tương đồng.

+ Thầy sờ ngà thì lại cho rằng con voi “nó chằn chẳn như cái đòn càn”. Sự so sánh và đưa ra nhận xét của thầy bói thứ hai này cũng thật lí thú. Cái ngà voi và cái đòn càn cũng có nét tương đồng.

+ Thầy sờ tai thì khẳng định con voi “bè bè như cái quạt thóc”. Tai voi cũng to và bè bè như cái quạt ngày xưa người nông dân thường dùng để quạt thóc.

Sự so sánh này cũng rất hay.

+ Thầy sờ chân thì nhất quyết cho rằng con voi

“sừng sững như cái cột đình”. Sự so sánh này rất đúng và rất hay. Chân voi to như cây cột người xưa

b. Kể chuyện

(6)

thường dùng làm cột đình của làng xã.

+ Thầy sờ đuôi cũng chẳng chịu thua. Thầy cứ một hai khẳng định rằng con voi “tun tủn như cái chổi sể cùn”.

- Thầy bói nào cũng nói đúng về con voi như mình đã sờ được. Năm thầy đều nhận xét một cách hóm hỉnh và cho rằng ý kiến của mình là đúng tuyệt đối.

Như vậy là thầy nào cũng có lí, nhưng cộng cả năm ý kiến lại thì thật là vô lí vì chẳng ý kiến của thầy nào đúng với con voi thật ngoài đời.

Bài học rút ra từ câu chuyện

Câu chuyện cho em những bài học sâu sắc:

- Khi nhận xét đánh giá về sự vật, sự việc,... ta không được nhìn nhận, đánh giá một cách phiến diện. Muốn hiểu biết sự vật, sự việc, ta phải xem xét chúng một cách toàn diện.

- Ta không nên tin vào những điều mê tín dị đoan.

Cha ông ta đã nhắc nhở con cháu “thầy bói nói mò”.

Nếu ta tin thầy bói, khác nào ta tin con voi giống như con voi của mỗi thầy đã định nghĩa.

- Không vì bảo vệ cái vô lí của mình mà dẫn đến gây gỗ mất đoàn kết như 5 ông thầy bói trong truyện.

Trong cuộc sống, ta cần phải lắng nghe, biết phân biệt cái đúng cái sai để từ đó ta rút ra được một nhận xét đúng nhất.

Kết bài

- Truyện “Thầy bói xem voi” có nội dung phê phán một cách nhẹ nhàng và thâm thúy. Người xưa đã nhắc nhở con cháu phải biết nhìn sự vật, sự việc một cách toàn diện không nên đánh giá sự vật, sự việc bằng sự nhìn nhận phiến diện chủ quan.

- Truyện còn gây cười bằng cách đưa ra những yếu tố riêng lẻ có lí đê rồi hợp lại tạo thành một điều hoàn toàn phi lí.

- H/s kể lại.

- Gv nhận xét, uốn nắn.

? Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện?

- HS tự bộc lộ.

- Gv nhận xét, uốn nắn và tích hợp giáo dục đạo đức: Giáo dục tính khiêm tốn, nhìn nhận và đánh giá sự việc một cách toàn diện. Rèn luyện phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ trong công việc.

Hoạt động 4

* Mục tiêu:

- H.s nắm được ưu điểm nhược điểm của bản thân.

III. Tổng kết- nhận xét

(7)

* Hình thức tổ chức: - Cả lớp/ cá nhân/ nhóm.

- Thời gian: 4 phút

- PP : Vấn đáp, thuyết trình, phân tích.

- KT : Động não, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời.

- GV nhận xét giờ luyện đọc và kể chuyện.

- Nhận xét về ý thức, sự cố gắng của các em trong tiết học.

- Nhận xét về ý thức hoạt động nhóm.

- Dặn dò-nhắc nhở.

IV. Củng cố ( 2’) PP vấn đáp - Gv củng cố bài học.

V. Hướng dẫn về nhà: (3’) PP thuyết trình - Tập kể diễn cảm câu chuyện.

- Tìm đọc thêm các truyện ngụ ngôn khác.

- Chuẩn bị: Giá trị nội dung và nghệ thuật từ các truyện ngụ ngôn đã học.

+ Ôn lại các các các truyện ngụ ngôn.

+ Xem lại nội dung nghệ thuật các truyện ngụ ngôn.

E. RÚT KINH NGHIỆM

...

...

...

...

...

...

...

============********=============

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chuẩn bị bài sau: Sống chan hòa với mọi người - Đọc truyện: Bác Hồ với mọi ngườiA. Tìm những chi tiết cho thấy Bác sống gần gũi, quan tâm

- Học bài: nhớ được nội dung truyện, tập kể diễn cảm truyện, nắm được giá trị đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của văn bản, đọc một vài đoạn văn ngắn trong đoạn trích Trong

- Kết bài: truyện Tuệ Tĩnh kể sự việc tiếp diễn( gợi mở) truyện Phần thưởng kể sự việc kết thúc( bất ngờ). Sự việc trong phần thân bài thú vị ở lời cầu

Đây là đoạn văn diễn tả cảm động, sinh động nỗi lòng sâu sa, bền chặt của Ông Hai- 1 người nông dân có tình yêu sâu sắc với quê hương, đất nước, cách mạng, kháng chiến..

Em có nhận xét gì về màu sắc trong tranh đề tài Minh họa truyện cổ tích.. - Học sinh

Nội dung: bài thơ thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết VN dưới thời PK, ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng cảm thương sâu

Chuẩn bị bài sau: Sống chan hòa với mọi người - Đọc truyện: Bác Hồ với mọi người?. Tìm những chi tiết cho thấy Bác sống gần gũi, quan tâm

Câu thơ kết là sự bùng nổ cả ý và tình, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ với bạn, khẳng định tình bạn đậm đà, thắm thiết, trọn vẹn, trong sáng, vượt qua