• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hồng Thái Đông #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bo"

Copied!
32
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

Ngày soạn: 26.11.2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2021 Tập đọc

CHÚ ĐẤT NUNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung truyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu

biết đọc nhấn giọng một số tự ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất)

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. HS yêu cái đẹp, cam đảm trong cuộc sống, biết làm được những việc có ích.

* CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị: Nhận biết được lòng can đảm cần thiết đối với mỗi con người - Tự nhận thức bản thân: Biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng

- Thể hiện sự tự tin: mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Hoạt động mở đầu: (5’) - TC: Bông hoa may mắn

Đọc đoạn bài Văn hay chữ tốt & trả lời:

+ Nhờ đâu Cao Bá Quát trở thành người văn hay chữ tốt ?

+ Nêu nội dung của bài - Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới a. Luyện đọc (8’)

- Yêu cầu Hs đọc cả bài

- Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv nêu cách đọc và đọc diễn cảm bài.

c. Tìm hiểu bài(10’)

- Đọc đoạn: “Từ đầu .. lọ thuỷ tinh”

- Cu Chắt có những đồ chơi nào ? - Những đồ chơi đó khác nhau như thế nào ?

- HS thực hiện - Nhận xét bạn

- 1 Hs đọc cả bài

- Học sinh đọc nối tiếp lần 1.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp.

- Học sinh đọc

- Chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú bé Đất.

- Chàng kị sĩ rất bảnh, nàng công

(2)

Gv tiểu kết chuyển ý Đọc thầm đoạn còn lại để trả lời:

- Chú bé đất đi đâu và gặp chuyện gì ? - Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại ?

- Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung ?

- Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì ?

Gv tiểu kết, chuyển ý - Câu chuyện muốn nói về điều gì?

- Ghi ý chính

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn - Gv đưa bảng phụ hướng dẫn hs đọc đoạn: “Ông Hòn Rấm ... Đất Nung”.

- Nhận xét, tuyên dương hs.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(4’) - Câu chuyện muốn nói về điều gì?

*Quyền trẻ em: Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài Chú Đất Nung (tiếp)

chúa ngồi trong lầu son,...

Chú bé Đất thật đặc biệt - Hs đọc thầm

- Đất từ người cu Đất giây bẩn quần áo hai người bột. Chàng kị sĩ phàn...

- Ông… chê chú nhát.

- Muốn làm việc có ích.

- Gian khổ, thử thách giúp con người trở nên mạnh mẽ, cứng cỏi.

+ Lửa thử vàng, gian nan thử sức, được tôi luyện trong gian nan, con người mới vững vàng, dũng cảm.

Ý chí, nghị lực phi thường của chú Đất Nung

- Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích...

- 2 hs nhắc lại.

- 3 hs đọc nối tiếp bài.

- Nêu cách đọc, nhấn giọng, nhắt nghỉ

- Hs đọc trong nhóm, 3 nhóm hs đọc phân vai.

- Nhận xét, bình chọn.

- Dũng cảm, tự tin..

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……….

--- Toán

CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số ( chia hết, chia có dư ).

- Kĩ năng thực hiện tính

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. HS chăm chỉ, tự giác trong học tập

(3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- TC: Ai nhanh ai đúng - Thi đọc bảng nhân, chia - Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới HD thực hiện phép chia:(10’)

* Trường hợp chia hết - Ghi bảng: 128472 : 6 = ?

- Gọi hs lên bảng đặt tính và gọi hs lần lượt lên bảng tính từng bước chia.

- Muốn chia cho số có 1 chữ số ta làm sao?

- Ở mỗi lần chia ta thực hiện mấy bước?

* Trường hợp chia có dư - Ghi bảng: 230859 : 5

- Gọi HS lên bảng đặt tính và tính, cả lớp làm vào vở nháp

- Nhận xét gì về số dư và số chia.

- Nhấn mạnh: Trong phép chia có dư, số dư luôn bé hơn số chia.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài 1: (6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu bài - Cho HS làm bài, chữa bài.

- Nhận xét.

Bài 2: (6’)

- Gọi HS đọc đề toán

- Yêu cầu HS đặt tính và tính vào giấy nháp

- Lớp thực hiện

1 hs đọc phép chia

128472 6

08 21421

24

07

12

0

- Ta đặt tính và thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải. - Mỗi lần chia ta đều thực hiện 3 bước: chia, nhân, trừ nhẩm - 1HS lên bảng tính, cả lớp làm vào nháp 230859 5

30 46171

08

35

09

4

Vậy 230859 : 5 = 46171 (dư 4) - Số dư nhỏ hơn số chia - Lắng nghe, ghi nhớ - HS đọc yêu cầu bài - Làm bài, chữa bài a) 92719 76242

81618

b) 52911 (dư 2) 95181 (dư 3) 43121 (dư 2)

- 1 HS đọc to trước lớp - Thực hiện đặt tính

(4)

- Gọi HS trình bày bài giải - Gọi HS nhận xét.

Bài 3 (5’)

- Hướng dẫn hs làm tương tự bài 2

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) - Muốn chia cho số có một chữ số ta làm sao?

- Nhận xét tiết học - Về nhà xem lại bài.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau

- 1 HS lên bảng trình bày Bài giải

Số lít xăng ở mỗi bể là:

128610 : 6 = 21435 (lít) Đáp số: 21435 lít xăng - Hs làm bài và báo cáo

Bài giải

Thực hiện phép chia ta có : 187250 : 8 = 23406 ( dư 2)

Vậy có thể xếp được vào nhiều nhất 23406 hộp và còn thừa 2 áo.

Đáp số: 23406 hộp và còn thừa 2 áo - Ta đặt tính và thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……….

______________________________________________________________

Tập đọc

CHÚ ĐẤT NUNG ( TIẾP THEO)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung câu chuyện: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác.

- Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời nhười kể với lời nhân ( chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung)

- Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo. Hs biết rèn luyện để làm được việc có ích.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị: Nhận biết được lòng can đảm cần thiết đối với mỗi con người.

- Tự nhận thức bản thân: Biết đánh giá đúng ưu điểm, nhược điểm của bản thân để có hành động đúng

- Thể hiện sự tự tin: mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CƠ B NẢ 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- TC: Ai hay hợn

(5)

Đọc đoạn bài Chú Đất Nung và trả lời câu hỏi

- Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Luyện đọc(8’)

- Yêu cầu Hs đọc toàn bài - Gv chia bài thành 3 đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv nêu cách đọc chung và đọc diễn cảm cả bài.

* Tìm hiểu bài(10’)

- Đọc thầm từ đầu ... cả chân tay”.

- Kể lại tai nạn của hai người bột ? Gv tiểu kết, chuyển ý

- Yêu cầu hs đọc đoạn còn lại, trả lời:

- Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn ?

- Vì sao chú Đất Nung có thể nhảy xuống nước cứu hai người bột ?

- Câu nói của Đất Nung có ý nghĩa gì ? Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Câu chuyện muốn nói về điều gì?

- Ghi nội dung bài.

*Quyền trẻ em: Qua câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành ( 8’) - Yêu cầu học sinh nối tiếp học bài.

- Gv treo bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn2.

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(4’) Truyện kể về chú Đất Nung là người ntn?

- Nhận xét tiết học.

- Về chuẩn bị bài: Cánh diều tuổi thơ

- 2 hs đọc đoạn, trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc toàn bài - 3 hs nối tiếp đọc bài.

- Hs đọc nối tiếp lần 2 - Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp

- Hs đọc thầm.

- Hai người bột sống trong lọ thuỷ...

Tai nạn của hai người bột - Nhảy xuống nước cứu hai người bột.

- Đất Nung đã nung mình trong lửa…

- Muốn trở thành người có ích phải rèn luyện, chịu cực khổ, ...

Đất Nung cứu bạn

- Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích cứu sống được người khác.

- Hs nhắc lại.

- Muốn trở thành người có ích phải biết rèn luyện.

- Hs đọc nối tiếp bài.

- Nêu cách đọc.

- 2 Hs đọc thể hiện.

- 4 Hs thi đọc - nhận xét.

- Nhận xét bình chọn bạn đọc hay - 1 hs trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……… …

(6)

Ngày soạn: 27/11/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2021 Toán

CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện được phép chia một số cho một tích.

- Biết vận dụng vào cách tính thuận lợi, hợp lí.

-Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. HS chăm chỉ, tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, bảng nhóm - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- TC: Đ/S

- Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức:(10’)

24 : (32 ) = ? 24 : 3 : 2 = ? 24 : 2 : 3 = ?

- So sánh các giá trị với nhau?

Vậy 24 : ( 3 x 2 ) = ? - Kết luận :

Khi chia một số cho một tích hai thừa số, ta có thể chia số đó cho một thừa số, rồi lấy kết quả tìm được chia tiếp cho thừa số kia.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành Bài 1(6’) Tính giá trị của biểu thức.

- Yêu cầu HS làm bài bằng các cách khác nhau.

- Mỗi bài tính bằng 3 cách khác nhau:

- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.

- HS thực hiện - Hs nhận xét

- 3 HS lên bảng tính, lớp làm nháp.

24 : (3 2 ) = 4 : 6 = 4 24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4 24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4 - Các giá trị đó bằng nhau.

24 : ( 3 x 2 ) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3 - HS phát biểu.

- HS đọc yêu cầu.

- HS tự làm bài, 3 HS lên bảng chữa bài.

50 : ( 2 5 ) = 50 : 2 : 5 = 25 : 5 = 5 72 : ( 9 8 ) = 72 : 9 : 8 = 8 : 8 = 1 28 : ( 7 2 ) = 28 : 7 : 4 = 4 : 2 = 2

Bài 2(6’)

- GV cùng HS làm mẫu. Mỗi HS thực hiện 1 cách tính theo mẫu.

- HS làm bài.

150 : 50 = 150 : ( 5 2 x 5 )

(7)

80 : 40 = 80 : ( 8 5 ) = 80 : 8 : 5 = 10 : 5 = 2.

- GV cùng HS chữa bài.

= 150 : 5 : 2 : 5 = 30 : 2 : 5 = 15 : 5 = 3 80 : 16 = 80 : ( 4 x 4 ) = 80 : 4 : 4 = 20 : 4 = 5 Bài 3(5’) Điều chỉnh dữ liệu: Số tiền

phải trả là 36 000 đồng

- Yêu cầu hs tóm tắt và nêu cách giải.

Tóm tắt:

Có 2 bạn 1 bạn: 3 quyển

2 bạn phải trả: 36000đồng Giá tiền mỗi quyển: ... đồng ?

- Gv nhận xét

- Bạn nào có cách giải khác?

- Gv nhận xét

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) - Nêu cách chia một số cho một tích?

- Nhận xét tiết học.

Dặn chuẩn bị bài chia một tích cho một số.

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs tóm tắt bài bài toán.

- 1 hs lên bảng giải bài.

- Hs dưới lớp làm và chữa bài.

Bài giải

Cách1: Hai bạn mua số vở là:

3 x 2 = 6 (quyển) Giá tiền mỗi quyển là:

36000: 6 = 6000 (đồng) Đáp số: 6000 đồng Cách 2: Mỗi bạn phải trả số tiền là:

36000: 2= 18000(đồng) Giá tiền mỗi quyển là:

18000: 2 = 6000 (đồng) Đáp số: 6000 đồng Cách 3: Giá tiền mỗi quyển vở là:

36000: ( 3 x 2) = 6000 (đồng)

- 2 hs trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……… … ___________________________________________

Đạo đức YÊU LAO ĐỘNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được ý nghĩa của lao động: giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh

- Yêu lao động, Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, nơi công cộng phù hợp với khả năng của mình. Tự giác làm tốt việc tự phục vụ bản thân.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, Yêu mến và đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động.

(8)

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng xác định giá trị của lao động.

- Kĩ năng quản lí thời gian để tham gia làm những việc vừa sức ở nhà và ở trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y VÀ H C CẠ Ọ Ơ Ả B N 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- TC: Giải cứu cá voi

- Quan sát tranh, nêu những việc em nhìn thâý trong tranh

- Đây là hình ảnh các bạn đang lao động. Vậy lao động có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày, những biểu hiện của yêu lao động và lười lao động được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài 8: Yêu lao động - Giới thiệu kết nối vào bài

- GV ghi đầu bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1:(13’)Kể chuyện: Một ngày của Pê - chi - a

- Gv kể câu chuyện: Một ngày của Pê-chi - a.

+ Những ai được nhắc đến trong câu chuyện này?

+ Hãy so sánh 1 ngày của Pê - chi a với những người khác trong truyện?

+ GV chốt- đưa đáp án

+ Vậy một ngày của Pê - chi - a có được gọi là ngày hoài phí không?

+ Theo em thế nào là một ngày hoài phí?

+ Theo em Pê - chi - a sẽ thay đổi như thế nào sau câuchuyện xảy ra?

+ Nếu em là Pê - chi - a, em có làm như vậy không? Vì sao?

- HS thực hiện

- Quan sát và nêu: các bạn đang chăm sóc cây, tưới cây

- Làm việc cả lớp.

- Hs nghe kết hợp quan sát tranh - HS đọc lại

+ Pê- chi-a, mẹ Pê-chi- a, người lái máy cày, người lái máy liên hợp, người giữ thư viện và nhiều người khác.

* Pê - chi - a bỏ phí một ngày.

* Những người khác:

+ Mẹ: đi làm từ sớm

+ Người lái máy cày: chăm chỉ làm việc, cày, xới đất.

+ Người công nhân lái máy liên hợp:

gặt, đập lúa

+ Mọi người khác: đọc được rất nhiều sách

+ HS đọc lại + Có

+ Một ngày không làm gì cả

+ Xấu hổ và có thể sẽ bắt đầu tích cực làm việc ...

+ Em sẽ không bỏ phí thời gian lao động, nghe lời mẹ....

(9)

Vậy lao động có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống hàng ngày?

- Gv nhận xét, kết luận: Có lao động mới tạo ra của cải, đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Vì vậy chúng ta phải biết yêu lao động.

* Ghi nhớ: Sgk - Giải thích câu thơ - Chốt ghi nhớ

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Hoạt động 1: (6’) Làm bài tập 2 trong VBT( là BT1 - SGK).

- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài - Yêu cầu HS tự làm bài.

- GV chốt kết quả đúng, đưa đáp án

- Kể những việc em đã làm hàng ngày ở nhà, ở trường

- Sử dụng tranh

Liên hệ giáo dục Quyền và bổn phận trẻ em: Trẻ em có quyền tham gia các hoạt động lao động ở gia đình, nhà trường, ở nơi phù hợp với sức khoẻ và khả năng của các em.

Hoạt động 2: (6’) làm bài tập 2 trong SGK

Giao yêu cầu: Thảo luận 2 tình huống, lựa chọn 1 tình huống để sắm vai - Nêu yêu cầu khi nhận xét

- Nhận xét, tuyên dương.

Kết luận: Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của bản thân.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(5’) - Trò chơi: Ô chữ

- Gv hướng dẫn luật chơi, cách chơi:

Chọn 1ô hàng ngang, dựa vào gợi ý để trả lời câu hỏi. Sau ô hàng ngang thứ 2 các em được quyền trả lời ô chữ hàng dọc

- Tổ chức cho HS tham gia chơi - Tổng kết trò chơi

- Gv nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Dặn dò : Tham gia lao động ở gia đình,

+ Giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại ...

- HS nghe

- HS đọc ghi nhớ.

- Làm việc cặp đôi(2 phút).

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài theo cặp - HS đọc bài

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 2 HS nhắc lại.

- HS kể

- HS quan sát và nêu

- Đọc tình huống

- HS thảo luận theo nhóm(4)- thời gian thảo luận 3 phút

- Đại diện nhóm lên đóng vai.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Nghe hướng dẫn

- Chơi trò chơi

(10)

nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của bản thân.

Hoàn thành các BT còn lại

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……… … ---

Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Luyện tập nhận biết một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi với từ nghi vấn.

- Bước đầu nhận biết một dạng câu hỏi có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi.

- Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo. HS chăm chỉ tích cực trong học tập.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ B NẢ 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- TC: Gió thổi Nhận biết câu hỏi Đặt câu

- Giới thiệu kết nối vào bài

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài tập 1:(8’)Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm

- Gọi Hs đoc yêu cầu bài.

- Yêu cầu Hs làm bài - Gv theo dõi, hướng dẫn.

- Chữa bài

- GV nhận xét chung về câu trả lời của học sinh.

Bài tập 3:(7’)

- Yêu cầu hs dùng bút chì gạch chân dưới các từ nghi vấn.

- Cho Hs làm bài - Gv giúp đỡ hs.

- Gọi HS chữa bài. Nhận xét

Bài tập 4:(6’)

- Yêu cầu hs đọc lại các từ nghi vấn ở bài

- HS thực hiện - Lớp nhận xét.

- 1 hs đọc yêu cầu của bài.

- Hs tự làm và nộp bài Đáp án:

a, Ai hăng hái nhất và khoẻ nhất ? - Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai ? b, Trước giờ học, chúng em thường làm gì ?

c, Bến cảng như thế nào ?

d, Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs gạch các từ - Hs tự làm bài.

- Lớp chữa bài.

a, Có phải chú bé Đất trở thành chú Đất Nung không ?

b, Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung, phải không ?

- 1 hs đọc yêu cầu bài - 1 hs đọc

(11)

tập 3.

- Yêu cầu hs đặt câu.

- Gv nhận xét chung.

Bài tập 5:(6’)

- Gọi Hs đọc yêu cầu bài - Cho Hs làm bài.

a) Bạn có thích chơi diều không?

b) Tôi không biết bạn có thích chơi diều không?

c) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất?

d) Ai dạy bạn làm đèn ông sao đấy?

e) Thử xem ai khéo tay hơn nào?

- Gv chốt lại: Câu a, d là câu hỏi. Câu b, c, e không phải là câu hỏi, câu b nêu ý kiến của người nói, câu c, e nêu ý kiến đề nghị.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) - Câu hỏi dùng để làm gì, cho ví dụ ? - Gv nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- 3 hs đặt câu - Lớp nhận xét.

- HS đọc yêu cầu bài.

- 1 Hs làm trên bảng phụ, lớp làm vở, chữa bài

- Câu b, c, e không phải là câu hỏi.

Câu a, d là câu hỏi

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……… … __________________________________________________________________

Kể chuyện BÚP BÊ CỦA AI?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Dựa theo lời kể của thầy cô, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ, kể lại được câu chuyện.

- Bước đầu kể lại được câu chuyện bằng lời kể của búp bê

- Góp phần phát triển các năng lực: NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo. HS yêu quý đồ chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ B NẢ 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- Lớp hát

- Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

*Gv kể chuyện(6’) - Gv kể chuyện lần 1.

- Gv gửi tranh cho Hs: Gv kể chuyện lần 2 + chỉ tranh và yêu cầu HS lắng nghe, quan sát

- HS thực hiện

- Hs lắng nghe - HS quan sát tranh.

(12)

tranh

* Hướng dẫn tìm lời thuyết minh(5’) - Đưa tranh lên phông chiếu, yêu cầu hs thảo luận tìm ý cho mỗi tranh, bằng một câu ngắn gọn.

- Gv nhận xét, chốt lại.

Tranh 1: Búp bê bị bỏ quên trên nóc tủ.

Tranh 2 : Búp bê lạnh cóng, tủi thân Tranh 3: Búp bê bỏ đi ra phố.

Tranh 4: Một cô bé nhặt búp bê trong đống lá.

Tranh 5: Cô bé may váy mới cho búp bê.

Tranh 6: Búp bê hạnh phúc bên cô chủ mới.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (16’) - Cho Hs kể chuyện trong nhóm theo các yêu cầu:

- Kể toàn bộ câu chuyện.

- Kể bằng lời của búp bê

- Kể bằng lời của búp bê là như thế nào ? - Khi kể phải xưng hô như thế nào ? - Gv theo dõi, hướng dẫn hs.

* Thi kể chuyện trước lớp.

- Gv nhận xét, đánh giá.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) - Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.

Chuẩn bị bài sau.

- Hs quan sát tranh trên phông chiếu

- Hs quan sát tranh thảo luận tìm ý cho tranh.

- Đại diện hs báo cáo nhận xét, bổ sung.

- 3, 4 hs nối tiếp nói lại ý mới của từng tranh.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Đóng vai búp bê để kể chuyện.

- Tôi (tớ, mình, em).

- 1 hs làm mẫu.

- Hs kể chuyện theo nhóm.

- Đại diện hs kể trước lớp các đoạn.

- 3 hs kể toàn bộ câu chuyện.

- Lớp nhận xét, chọn bạn kể hay.

- Phải biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……… … ____________________________________

Lịch sử

NHÀ TRẦN THÀNH LẬP

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.

+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hồng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.

+ Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt

- Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố xây dựng đất nước: chú ý xây dựng lực lượng quân dội, chăm lo lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất.

(13)

- Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự học, - NL giải quyết vấn đề - NL hợp tác, sáng tạo. HS yêu mến và tự hào vè truyền thống của dân tộc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- TC: Ô chữ may mắn - Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

- HS thực hiện

* Hoàn cảnh ra đời của Nhà Trần(15’) - GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn “Đến cuối thế kỉ XII . . . Nhà Trần được thành lập ” - Yêu cầu thảo luận các câu hỏi:

- Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII như thế nào ?

- 1 hs đọc, cả lớp theo dõi SGK.

- Thảo luận nhóm.

- Nhà Ly ngày càng suy yếu, chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, triều đình…

- Trong hoàn cảnh đó, nhà Trần đã thay thế nhà Lý như thế nào ?

- Vua Ly phải dựa vào họ Trần mới giữ được ngai vàng, mọi việc trong triều đình do Trần Thủ Độ quyết định…

- Lắng nghe

- HS làm bài, chọn một đáp án đúng.

- Nhận xét, bổ sung - Trình bày kết quả thảo luận.

Kết luận: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không gách vác được việc nước, nên nhà Trần thay thế là phù hợp.

- Làm BT 1, cho Hs làm bài 1

Gv đưa ra kết quả: đáp án đúng d: Năm 1226 Ly Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh, nhà Trần thành lập.

* Nhà Trần xây dựng đất nước (12’) - GV tổ chức cho hs làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu học tập:

+ Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?

+ Tìm những chi tiết cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quan, giữa vua với dân rất thân thiết.

- HS đọc sgk và hoàn thành phiếu.

+ Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện... chú y xây dựng lực lượng quân đội, tuyển trai tráng vào quân đội,...

+... có lúc vua quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ.

- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả trước lớp - 3HS lần lượt báo kết quả hoạt động

- Yêu cầu HS nhận xét - HS nhận xét về phần trả lời của bạn

- Gv nhận xét, bổ sung.

(14)

*GVKL: Những việc nhà Trần đã làm để xây dựng đất nước: xây dựng lực lượng quân đội, cả nước chia làm 12 lộ, dưới mỗi lộ là phủ, châu, huyện, sau cùng là xã. Mỗi cấp có các quan cai quản. Phát triển nông nghiệp và phòng thủ đất nước…

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) - Cơ cấu tổ chức của nhà Trần như thế nào?

- Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước?

- GVtổng kết bài học

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài giờ sau.

- HS lắng nghe

- Hs trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……… … _______________________________________

Ngày soạn: 28.11.2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 1 tháng 12 năm 2021 Toán

CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Thực hiện phép chia một tích cho một số.

- Kĩ năng tính toán, thực hiện phép chia

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. HS chăm chỉ, tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III. CÁC HO T D NG D Y H CẠ Ộ Ạ Ọ 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- Ai nhanh hơn

Thi đọc đúng bảng chia - Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức (5’) (Trường hợp cả hai thừa số đều chia hết cho số chia)

- Ghi bảng: (9 x 15) : 3 9 x (15: 3) (9 : 3) x 15 gọi hs lên bảng tính

- Em có nhận xét gì về giá trị của 3 biểu thức trên?

- HS thực hiện

- Lần lượt 3 HS lên bảng tính (9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45 9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45 (9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45

- Giá trị của 3 biểu thức trên bằng nhau

(15)

- Ta viết:

(9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15 - Khi chia một tích 2 thừa số cho một số ta làm sao?

- Nhấn mạnh: Các em tính theo cách này với điều kiện là 2 thừa số của tích đều chia hết cho số đó. (ở 15, 9 đều chia hết cho 3)

* Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức(5’) (Trường hợp có một thừa số không chia hết cho số chia.)

- Ghi bảng: (7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3) - Gọi hs tính giá trị của hai biểu thức trên

- Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức trên.

- Vì sao ta không tính (7 : 3) x 15?

- Vì 15 chia hết cho 3 nên ta tính theo cách nào?

- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/79

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài 1:(5’)

- Gọi HS đọc yêu cầu

- Gọi hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở.

Bài 2:(6’)

- Gọi HS đọc yêu cầu - Cho Hs làm bài, chữa bài.

- Gv nhận xét.

Bài 3:(6’)

- Yêu cầu hs tóm tắt bài toán, nêu cách giải.

Tóm tắt:

Cửa hàng: 5 tấm

- 2 HS đọc

- Ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó, rồi nhân kết quả với thừa số kia.

- Lắng nghe, ghi nhớ

- 2 HS lên bảng tính

( 7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35 - Bằng nhau

- Vì 15 chia hết cho 3

- Ta lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7

- 3 HS đọc

- 1 HS đọc yêu cầu

- Lần lượt từng hs lên bảng tính, cả lớp làm vào vở.

a) (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46 (8 x 23) : 4 = ( 8 : 4) x 23 = 2 x 23 = 46 b) (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60 (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6) = 15 x 4 = 60 - 1 Hs đọc yêu cầu.

- 1 Hs lên bảng làm bài.

- ( 25 x 36 ) : 9 = 900 : 9 = 100 - ( 25 x 36) : 9 = 25 x ( 36 : 9) = 25 x 4 =100.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- 1 hs đọc yêu cầu bài - 1 học sinh tóm tắt bài.

- Hs làm bài rồi chữa bài bằng 2 cách.

Bài giải

(16)

1 tấm: 30 m Cửa hàng đã bán: 1/5 số vả Cửa hàng đã bán: ... m vải ?

- Muốn biết cửa hàng bán được bao nhiêu mét vải, ta làm như thế nào ? - Gv củng cố bài.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) - Muốn chia một tích cho một số ta làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học

- Bài sau: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

Cách 1: Cửa hàng có số vải là:

30 5 = 150 (m) Cửa hàng đã bán số vải là:

150 : 5 = 30 (m) Đáp số: 30m.

Cách 2: Cửa hàng đã bán số tấm vải là:

5 : 5 = 1 (tấm)

Cửa hàng đã bán số mét vải là:

30 1 = 30 (m) Đáp số: 30m.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……… … Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.

- Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên, bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. Yêu mến cuộc sống, luôn có những khát vọng sống tốt đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Hoạt động mở đầu: (5’) - TC: Bông hoa may mắn

Đọc đoạn bài Văn hay chữ tốt & trả lời:

+ Nhờ đâu Cao Bá Quát trở thành người văn hay chữ tốt ?

- Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Luyện đọc (8’)

- Gv chia bài làm 2 đoạn, yêu cầu hs đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ

- 2 hs lên trả bài.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe, ghi bài.

- 1 Hs đọc toàn bài - Hs đọc nối tiếp lần 1.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải

- Học sinh đọc theo cặp.

(17)

hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

* Tìm hiểu bài (10’)

- Đọc đoạn: “Từ đầu ... sao sớm” và trả lời câu hỏi:

+ Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?

+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?

Gv tiểu kết chuyển ý Đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi + Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ những niềm vui lớn như thế nào?

+ Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ những ước mơ đẹp như thế nào?

+ Qua câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói lên điều gì?

Gv tiểu kết chuyển ý

+ Qua bài đọc con hiểu được điều gì?

=> Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.

- Ghi ý chính

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (8’) - Yêu cầu các em đọc nối tiếp đoạn.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn hs đọc đoạn: “Tuổi thơ ... vì sao sớm”

- Yêu cầu hs đọc trong nhóm.

Nhận xét, tuyên dương hs.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(4’) + Trò chơi thả diều đem lại điều gì cho các bạn nhỏ?

*Quyền trẻ em:GV liên hệ thực tế GDHS trẻ em có quyền được vui chơi và mơ ước....

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà:đọc bài,chuẩn bị bài giờ sau : Tuổi ngựa.

- Đại diện cặp đọc

- Học sinh đọc thầm để trả lời.

- cánh diều mềm mại, tiếng sáo vi vu...

- Bằng tai và bằng mắt.

Tả vẻ đẹp của cánh diều Đọc thầm tiếp

- Hò hét nhau, thả diều thi.

+ Nhìn bầu trời đêm huyền ảo đẹp như một thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi....

+ Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tien áo xanh bay xuống từ trời ...

- Cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.

Niềm vui và những ước mơ đẹp ..

- HS nêu .

- Hs nhắc lại.

- 2 hs nối tiếp đọc bài.

- Lớp phát biểu.

- Hs đọc theo cặp - 2 hs đọc.

- Nhận xét-đánh giá.

- Niềm vui và những ước mơ đẹp.

- Lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

(18)

Tập làm văn

THẾ NÀO LÀ MIÊU TẢ?

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Hiểu được thế nào là miêu tả.

- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung, bước đầu viết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa.

- Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo. Yêu Tiếng Việt, có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Hoạt động mở đầu: (2’) - Lớp hát

- Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Nhận xét(10’)

Bài 1: Tìm những sự vật được miêu tả - Yêu cầu hs nêu yêu cầu và nội dung.

- Gv chốt lại: Các sự vật được miêu tả là:

Cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước Bài 2: Ghi từ chỉ hình dáng, màu sắc - Yêu cầu hs trao đổi theo nhóm làm vào phiếu học tập.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài 3

- Yêu cầu hs trả lời câu hỏi:

- Để tả được hình dáng của cây sồi, màu sắc của lá sồi và lá cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng các giác quan nào ?

- Để tả được sự chuyển động của lá cây, tác giả quan sát bằng giác quan nào ? - Để tả được chuyển động của dòng nước, tác giả phải qsát bằng những giác quan nào ?

- Muốn miêu tả sự vật, người viết phải làm gì ?

Kết luận

c. Ghi nhớ(1’) SGK

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài tập 1 (8’): Tìm câu văn miêu tả - Yêu cầu hs tự làm và chữa bài, thống nhất kết quả.

- Lớp thực hiện

- Hs đọc yêu cầu

- Hs gạch chân bằng bút chì những sự vật được miêu tả.

- Hs phát biểu - nx

- Hs làm việc theo nhóm.

- Đại diện hs báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- Hs phát biểu - Bằng mắt.

- Bằng mắt.

- Bằng mắt, bằng tai.

- Quan sát kĩ đối tượng bằng nhiều giác quan.

- 2, 3 hs đọc ghi nhớ.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- Hs đọc thầm: Chú Đất Nung Hs phát biểu: “Đó là chàng ... lầu

(19)

- GV nhận xét - đánh giá.

Bài tập 2(12'): Viết câu văn miêu tả

- Yêu cầu hs quan sát tranh minh họa: Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động.

- Trong bài thơ Mưa, em thích hình ảnh?

- Yêu cầu hs tự viết câu văn miêu tả.

- Gv nhận xét bài viết.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) - Thế nào là miêu tả ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

son”

- 1 hs đọc yêu cầu bài - Hs đọc kĩ câu văn.

- Hs phát biểu - Hs tự viết bài

- Hs đọc bài làm của mình - 1 hs trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……… … ---

Địa lí

THỦ ĐÔ HÀ NỘI

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- HS nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:

+ Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.

+ Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế xã hội, văn hoá của cả nước.

- Chỉ được thủ đô Hà Nội trên bản đồ, lược đồ.

- Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội. Tìm hiếu đất nước con người VN.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y – H CẠ Ọ 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- TC: Giải cứu cá voi - Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: (10’) Hà Nội – Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.

- Yêu cầu hs đọc thầm Sgk, quan sát bản đồ hành chính Việt Nam

- Gv chỉ vị trí thành phố Hà Nội và giới thiệu Hà Nội là thành phố lớn nhất miền Bắc.

- Chỉ vị trí của thành phố Hà Nội ? - Hà Nội giáp với những tỉnh nào ? - Cho biết từ Hà Nội có thể đi đến các tỉnh khác bằng loại đường giao thông nào ? - Từ địa phương em đi đến Hà Nội bằng

- HS thực hiện

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Làm việc cả lớp.

- Hs đọc Sgk.

- Quan sát bản đồ

- 3 HS lên chỉ, lớp nhận xét.

- Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.

- Ô tô, sông, sắt, đường không…

- Hs trả lời.

(20)

phương tiện gì ?

* Kết luận: Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có sông Hồng chảy qua...

Hoạt động 2:(8’) Thành phố cổ đang ngày càng phát triển.

- Yêu cầu hs đọc Sgk, quan sát tranh ảnh.

- Thủ đô Hà Nội còn có tên gọi nào khác ? - Tới nay Hà Nội đã được bao nhiêu tuổi ? - Yêu cầu hs quan sát tranh ảnh.

- Khu phố cổ có đặc điểm gì ? - Khu phố mới có đặc điểm gì ? - Gv nhận xét, chốt lại ý đúng.

Hoạt động 3: (9’) Hà Nội chính là trung tâm chính trị, văn hoá khoa học và kinh kế lớn.

- Yêu cầu hs quan sát tranh ảnh Sgk kết hợp với vốn hiểu biết trả lời.

- Nêu dẫn chứng thể hiện Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn.

- Gv nhận xét, chốt lại các ý chính.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) - Hà Nội có vị trí gì đặc biệt ?

- Hãy hát một bài hát ca ngợi Hà Nội mà em biết ?

- Gv nhận xét giờ học, tuyên dương HS.

- Về chuẩn bị bài sau.

- Lớp nhận xét.

- Làm việc theo cặp, đọc Sgk + Quan sát tranh ảnh.

+ Đông Đô, Đại La, Thăng Long, Hà Nội.

- Tới nay là ở tuổi 1006.

- Hs quan sát, thảo luận.

+ Nhà thấp mái ngói, cổ, yên tĩnh.

+ Nhà cao, hiện đại, to, rộng ...

- Hs làm việc cá nhân.

- Hs đọc Sgk, quan sát h 5, 6, 7 8 trong Sgk.

- Hs suy nghĩ trả lời.

- Hs nối tiếp phát biểu.

- Lớp bổ sung, nhận xét.

- 2 học sinh đọc kết luận.

- 2 học sinh trả lời.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……… … ---

Khoa học

MỘT SỐ CÁCH LÀM NƯỚC SẠCH. BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,…. Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước

+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.

+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.

+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thốt nước thải …

- Biết đun sôi nước trước khi uống. Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước.

(21)

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.Thực hiện bảo vệ nguồn nước. HS có ý thức biết giữ nguồn nước sạch

* GDBVMT: Có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. Thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường..

* GDTNMT Biển và hải đảo: Mối liên hệ giữa nguồn nước và nước biển, sự ô nhiễm nguồn nước là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm biển.

*SDNLTK&HQ: - HS biết những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng bình luận, đánh giá vềviệc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.

- Kĩ năng trìng bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước.2.Kĩ năng:

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Hoạt động mở đầu: (5’) - TC: Ai nhanh ai đúng

- Nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước?

- Nêu tác hại của việc sử dụng nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người ? - Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động1(13’): Các cách làm sạch nước.

- Gia đình hay địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước?

- Những cách như vậy đem lại hiệu quả như thế nào ?

* Kết luận: Có 3 cách làm sạch nước + Lọc nước bằng giấy lọc, bông, tách…

+ Khử trùng nước, diệt vi khuẩn...

+ Đun sôi để diệt vi khuẩn.

Hoạt động 3(7’): Sự cần thiết của việc đun nước sôi

- Nước được làm sạch như trên đã sử dụng được chưa ? Vì sao ?

- Muốn có nước uống được, ta phải làm gì? Tại sao ?

* BVMT: GV liên hệ thực tế trong lớp GDHS ý thức bảo vệ sức khoẻ...

Gv chia lớp thành các nhóm 4, mỗi nhóm qsát 2 tranh.

- hs trả lời.

- Lớp bổ sung, nhận xét.

Làm việc cả lớp - Hs liên hệ, trả lời.

+ Bể đựng cát, sỏi lọc, bình lọc, phèn chua, đun sôi.

- HS: Làm cho nước trong hơn, loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh.

- Hs chú ý lắng nghe.

- Còn vi khuẩn nhỏ ...

- Đun sôi - Để diệt hết các vi khuẩn.

- Lọc, khử trùng...

(22)

- Mô tả những gì có trong hình vẽ ? - Theo em, việc đó là nên hay không nên làm, vì sao ?

- Gọi HS đọc Bạn cần biết: Sgk - Yêu cầu hs tự liên hệ:

Gv: Xây dựng nhà tiêu 2 ngăn, nhà tiêu đào cải tiến, bảo vệ hệ thống nước thải sinh hoạt, công nghiệp, ... là công việc làm lâu dài để bảo vệ nguồn nước.

- Em đã và sẽ làm gì để tiết kiệm bảo vệ nguồn nước ?

*SDNLTK&HQ: HS biết những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.

*BVMT: Thực hiện tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước là góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường..

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) - Nêu các cách làm sạch nước ?

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài.

- Chuẩn bị bài sau: Bảo vệ nguồn nước 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’)

- Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước ?

- Nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài. Thực hiện bảo vệ nguồn nước

- Chuẩn bị bài sau. Tiết kiệm nước

.+ Quét dọn sân giếng.

+ Không vứt rác bừa bãi.

+ Không đục phá đường ống.

_____________________________________

Ngày soạn: 30/11/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 2 tháng 12 năm 2021 Toán

CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

- Áp dụng tính nhẩm để có ngay kết quả.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic. Hs chăm chỉ, tự giác trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y - H C Ạ Ọ 1. Hoạt động mở đầu: (5’)

- TC: Con số may mắn - HS thực hiện

(23)

Thi nhẩm nhanh bảng chia - Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

*Hướng dẫn chia cho số có tận cùng là chữ số 0 (12’)

- Gv đưa phép chia: 320 :40

- Nhận xét về số bị chia và số chia ?

- Yêu cầu hs áp dụng tính chất một số chia cho một tích để tính.

Vậy 320 :40 = 8 + Em có nhận xét gì về kết quả của

320 :40 và 32 :4 ?

- Em có nhận xét gì về 320 và 32, 40 và 4 ? - Vậy khi thực hiện 320 :40 ta chỉ cần xoá đi 1 chữ số 0 ở tận cùng 320, 40 rồi lấy 32 :4.

- Yêu cầu hs đặt tính. 320 40 0 8 - Gv đưa ví dụ 2: 32000 : 400 - NX kết quả 32000 :400 và 320 :4 ?

- Muốn chia 2 số có tận cùng là các c.số 0 ta làm như thế nào?

* Kết luận: Sgk

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài tập 1(5’):Tính

Yêu cầu Hs đặt tính và tính:

- Gv củng cố cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.

Bài tập 2(5’): Tìm x - Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Gọi HS đọc TP phép tính.

- Yêu cầu HS làm.

- GV nhận xét chốt kết quả đúng.

+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn?

- Lớp nhận xét.

- 1 Hsđọc phép chia

- 320 và 40 đều có tận cùng là các chữ số 0.

- 2, 3 Hs nêu cách làm.

- 1 hs thực hiện

320 :40 = 320 :(10

4)

= 320 :10 :4 = 32 :4 = 8 - đều bằng 8.

- Hs phát biểu.

- 1 Hs lên bảng làm bài.

- Lớp nhận xét.

- Hs tự thực hiện.

- cùng xoá đi 1;2;3 c.số 0 ở tận cùng bên phải của số chia và số bị chia...

- Nhiều Hs đọc

- 1 Hs đọc yêu cầu bài - Hs làm bài và chữa bài.

- 1 Hs đọc yêu cầu.

- 1 Hs nêu tên TP phép tính - 1 hs làm bài vào bảng nhóm, lớp làm vào vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

Đổi chéo vở kiểm tra.

a) X x 40 = 25600 X = 25600 : 40 X = 640

b) X x 90 = 37800 X = 37800 : 90 X = 420

- Tích : thừa số đã biết.

(24)

Bài tập 3 (5’): Giải toán

- Yêu cầu hs tự làm bài và chữa.

- Gv nhận xét, chốt kết quả đúng.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) + Khi thực hiện chia hai số có tận cùng là chữ số 0 ta làm ntn?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về nhà:ghi nhớ cách làm, chuẩn bị bài giờ sau.

- 1 Hs đọc bài toán - Hs tự làm, lớp làm vở.

Bài giải

a) Nếu mỗi toa chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là:

180 : 20 = 9 (toa xe) b) Nếu mỗi toa chở được 30 tấn hàng thì cần số toa xe là:

180 : 30 = 6 (toa xe) Đáp số: a) 9 toa xe.

b) 6 toa xe.

-Chữa bài, nhận xét.

- ...cùng xoá đi 1;2;3 c.số 0 ở tận cùng bên phải của số chia và số bị chia...

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……… … ______________________________

Luyện từ và câu

DÙNG CÂU HỎI VÀO MỤC ĐÍCH KHÁC

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Nắm được một số tác dụng phụ của câu hỏi.

- Bước đầu biết dùng câu hỏi để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu mong muốn.

- Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo. HS yêu Tiếng Việt. Biết cách dùng từ chọn lọc, tự nhiên cho học sinh.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Giao tiếp: thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.

- Lắng nghe tích cực: biết cách chia sẻ, khen chê đúng lúc

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Hoạt động mở đầu: (5’) - TC: Bông hoa may mắn Câu hỏi có tác dụng gì ? - Giới thiệu kết nối vào bài

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

(25)

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Phần nhận xét (10’) Bài 1: Tìm câu hỏi

- Yêu cầu hs đọc kĩ đoạn văn trả lời:

- Em hãy tìm câu hỏi trong đoạn văn ? - Gv chốt câu trả lời đúng.

Bài 2

- Yêu cầu hs suy nghĩ phân tích các câu hỏi.

- Gv: “Sao chú mày nhát thế ? ” không dùng để hỏi về điều chưa biết mà để chê cu Đất nhút nhát. Câu “Chứ sao? ” không dùng để hỏi mà để khẳng định đất có thể nung trong lửa.

Bài 3

- Yêu cầu hs đọc và suy nghĩ trả lời:

- Gv chốt: “Cháu có thể nói nhỏ hơn không ? ” dùng để nêu yêu cầu.

- Câu hỏi còn dùng để làm gì ? c. Ghi nhớ(1’): Sgk

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài tập 1(6’): Các câu hỏi sau đây được dùng để làm gì ?

- Yêu cầu 2 hs lên làm bảng phụ.

- Gv nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.

Bài tập 2(5’): Đặt câu

- Đặt câu phù hợp với tình huống sau đây:

- Yêu cầu hs thảo luận nhóm, đại diện bốc thăm tình huống.

- Gv nhận xét, đánh giá các câu hỏi của học sinh.

Bài tập 3:(5’)

- Yêu cầu hs nêu yêu cầu, suy nghĩ và tự làm bài.

- Gv nhận xét, bổ sung cho học sinh.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) - Câu hỏi còn được dùng để làm gì ? Nêu ví dụ ?

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 1 Hs đọc to đoạn văn đối thoạ 1. Sao chú mày nhát thế ? 2. Nung ấy à ?

3. Chứ sao ?

- Hs suy nghĩ phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- Hs theo dõi.

- Hs nhắc lại.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Hs phát biểu.

- Lớp nhận xét.

- khen, chê, khẳng định...

- 3 hs đọc và lấy ví dụ.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Lớp đọc kĩ các câu hỏi và trả lời.

- Lớp tự làm - báo cáo – nhận xét a, Nêu yêu cầu.

b, Thể hiện sự trách móc.

c, Chê em vẽ ngựa không giống.

d, Nhờ giúp đỡ.

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- Lớp đọc thầm các tình huống.

- Hs các nhóm nhận việc.

- Thảo luận, cử đại diện báo cáo.

a, Chờ hết giờ sinh hoạt chúng mình nói chuyện được không ?

b, Sao nhà bạn sạch sẽ thế ? c, Sao mình lú lẫn thế nhỉ ? d, Chơi diều cũng thích chứ ?

- Hs tự làm bài.

- Hs phát biểu ý kiến.

- 1 hs nêu

(26)

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……… … ______________________________________

Ngày soạn: 1.12.2021

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 3 tháng 12 năm 2021 Toán

CHIA CHO SỐ CÓ 2 CHỮ SỐ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).

- Kĩ năng: Đặt tính, thực hiện tính và giải toán.

- Góp phần phát triển năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy- lập luận logic.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Hoạt động mở đầu: (5’) - Lớp hát

- Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* H/dẫn chia cho số có hai chữ số: (12’) - Gv đưa phép chia: 672 : 21

- Nhận xét về số chia ?

- Yêu cầu hs sử dụng tính chất 1 số chia cho 1 tích tìm kết quả.

+ Vậy 672 21 bằng bao nhiêu ?

- Hdẫn hs đặt tính rồi tính như chia cho số có một chữ số.

+ Ta thực hiện chia theo thứ tự nào?

- Yêu cầu HS thực hiện.

- Gọi HS nhắc lại cách chia.

672 21 63 32 42 42 0

- Gv đưa ví dụ 2: 779 : 18 = ? 779 18

72 43 59

- Lớp thực hiện

- Lắng nghe, ghi bài.

- Hs đọc phép chia.

- Có 2 chữ số

672 : 21 = 672 : (3

7)

= 672 : 3 : 7 = 224 : 7 = 32 672 : 21 = 32 - 1 hs đặt tính

- Từ trái sang phải.

- 1 hs thực hiện trên bảng- lớp nháp.

- 1 hs nhắc lại cách chia

- 1 hs lên bảng làm bài.

- Hs nêu lại cách đặt tính rồi tính.

(27)

54 5

+ So sánh số dư và số chia?

- Gv lưu ý hs cách ước lượng.

+ Muốn thực hiện chia cho số có 2 chữ số ta làm như thế nào?

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành Bài tập 1:(5’) Giảm phần a

- Gọi HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu hs tập ước lượng, thực hiện bài tập.

- Gv nhận xét, thống nhất kết quả đúng.

Bài tập 2:(5’)

- Gọi HS đọc đầu bài.

+ Bài toán cho biết gì bài toán hỏi gì?

15 phòng : 240 bộ 1 phòng : ? bộ

+ Muốn biết mỗi phòng xếp được bao nhiêu bộ bàn ghế ta làm phép tính gì?

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

Bài 3 (5’):

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu Hs làm bài.

- Nhận xét đánh giá.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(3’) + Muốn thực hiện chia cho số có hai chữ số ta làm như thế nào?

- Nhận xét tiết học, tuyên dương HS.

- Về chuẩn bị bài giờ sau.

- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.

- HS nói cách thử lại của phép chia.

- HS Đặt tính,thực hiện tính..

- 1 hs đọc yêu cầu bài.

- 4 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

- 1 hs đọc bài toán.

- 1 hs tóm tắt

- 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở.

- Chữa bài, nhận xét, bổ sung.

Bài giải

Mỗi phòng xếp được số bộ bàn ghế là:

240:15=16 (bộ)

Đáp số : 16 bộ bàn ghế.

- 1 HS đọc

- Hs làm bài, 2 hs làm bảng phụ.

a) X x 34 = 714 X = 714 : 34 X = 21

b) 846 : x = 18 x = 846 : 18 x = 47

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

………

……… … _________________________________________________

Tập làm văn

CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

(28)

- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.

- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả cái trống trường.

- Góp phần phát triển các năng lực: - NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo. HS chăm chỉ, tự giác trong học tập

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: bài trình chiếu, ti vi, máy tính, - HS: SGK, vở ghi đầu bài

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Hoạt động mở đầu: (5’) - HS hát

- Giới thiệu kết nối vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

* Nhận xét(10’) Bài 1: Đọc bài văn sau

- Gv yêu cầu Hs quan sát tranh Cái cối tân và giới thiệu

Gv: Bài văn tả cái cối xay bằng tre, cách đây 30 - 40 năm ở nông thôn không có máy sát gạo mà dùng cối xay bằng tre.

- Bài văn tả cái gì?

- Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói lên điều gì?

- Gv theo dõi, nhận xét.

- Gv chốt: Trước khi miêu tả tác giả đã quan sát sự vật rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá.

Bài 2: Khi tả một đồ vật, ta cần tả những gì ?

Gv: Muốn tả đồ vật được tinh tế, tỉ mỉ ta phải quan sát kĩ và chọn tả những đặc điểm nổi bật của đồ vật đó.

- Một bài văn miêu tả có mấy phần, là những phần nào ? Có những cách mở bài, kết bài nào ? Phần thân bài cần tả theo trình tự nào?

c. Ghi nhớ(1’) Sgk

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (15’) - Yêu cầu hs trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi:

- Câu văn miêu tả bao quát cái trống là gì ?

- Lớp thực hiện

- 1 hs đọc yêu cầu bài - đọc cả bài - Hs đọc chú giải.

- Hs quan sát tranh.

+ Bài văn miêu tả về cái cối tân.

+ Phần mở bài: giới thiệu cái cối + Phần kết bài: kết bài nói về tình cảm tha thiết ...

- HS: Khi tả ta tả từ bên ngoài vào trong, tả những đặc điểm nổi bật, thể hiện tình cảm của mình với đồ vật đó.

- 3 phần….

3, 4 hs đọc ghi nhớ.

- 1 hs đọc yêu cầu bài

- 1 hs đọc đoạn văn, 1 hs đọc câu hỏi.

- Hs dùng bút chì gạch chân.

- Hs: Anh chàng trống này tròn ... bảo

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm

* Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ..

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

*.Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm

* Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá..

- Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.. *HSHN: - Thực hiện được