• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23

Thứ hai ngày 24 tháng 2 năm 2022 ĐẠO ĐỨC (lớp 4D3, 4D2)

GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.

- Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.

- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương. NL tự học, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác, sáng tạo

* KNS: - Xác định giá trị văn hóa tinh thần của những nơi công cộng

- Thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương

* BVMT: Các em biết và thực hiện giữ gìn các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến MT và chất lượng cuộc sống

* GDQP-AN: Giải thích cho học sinh hiểu được lợi ích của việc bảo vệ tài sản chung II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: + Phiếu điều tra (theo bài tập 4)

+ Mỗi HS có 3 phiếu màu: xanh, đỏ, trắng.

- HS: SGK, SBT

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động Mở đầu: 5 phút + Vì sao phải lịch sự với mọi người?

+ Nêu một vài biểu hiện của phép lịch sự với mọi người.

- Nhận xét, chuyển sang bài mới

-TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét + Vì lịch sự thể hiện sự tôn trọng người khác. Lịch sự với mọi người sẽ luôn được yêu quý

+ Chào hỏi người lớn tuổi, nói năng lịch sự với người trên.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới: 25p Hoạt động 1: Xử lí tình huống

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận cho các nhóm HS.

+ Nếu là Thắng, em sẽ làm gi? Vì sao?

- GV kết luận: Nhà văn hóa xã là một công trình công cộng, là nơi sinh hoạt văn hóa

Nhóm 2 – Lớp

- Các nhóm HS thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác chia sẻ, bổ sung.

- HS lắng nghe.

(2)

chung của nhân dân, được xây dựng bởi nhiều công sức, tiền của. Vì vậy, Thắng cần phải khuyên Tuấn nên giữ gìn, không được vẽ bậy lên đó.

* GDDQP-AN: Theo các em, bảo vệ công trình công cộng mang lại lợi ích gì?

+ Nếu phá hoại công trình công cộng thì điều gì sẽ xảy ra?

- GV: Bảo vệ công trình công cộng là trách nhiệm chung của mọi người, các hành vi phá hoại có thể bị kỉ luật hoặc xử lí theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ HĐ2: Chọn lựa hành vi (BT 1)

- GV giao cho từng nhóm HS thảo luận cặp đôi: Trong những bức tranh (SGK/35), tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Giải thích?

- GV kết luận.

+ Các em đã có những hành dộng nào để bảo vệ các công trình công cộng?

+ Bản thân các em hay các em đã thấy ai co những hành động thể hiện chưa bảo vệ công trình công cộng?

HĐ3: Xử lí tình huống ((BT 2)

- GV yêu cầu các nhóm HS thảo luận, xử lí tình huống

- GV kết luận:

a. Cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân

+ Bảo vệ công trình công cộng là bảo vệ tài sản chung của mọi người để mọi người cùng được sử dụng

+ HS liên hệ

- HS lắng nghe

- 1 HS đọc

Nhóm 2 – Lớp - Các nhóm thảo luận.

- Đại diện từng nhóm trình bày và giải thích vì sao đúng, vì sao sai

+ Tranh 1: Các bạn trèo lên con rồng ở một khu di tích => Sai

+ Tranh 2: Thu gom rác thải ở sân trường => Đúng

+ Tranh 3: Khắc tên lên cây => Sai + Tranh 4: Quét sơn lại chiếc cầu =>

Đúng

- HS liên hệ

- Các nhóm 4 HS thảo luận tình huống. Phân vai dựng lại tình huống - Đại diện các nhóm chia sẻ, bổ sung, tranh luận ý kiến trước lớp.

(3)

viên đường sắt …)

b. Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ …)

3. Hoạt động Vận dụng: 5 phút

- HS điều tra về các công trình công cộng ở địa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công cộng.

BVMT: Các em cần làm gì để thực hiện giữ gìn các công trình công cộng có liên quan trực tiếp đến MT và chất lượng cuộc sống?

* Củng cố - dặn dò:

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Dặn dò về nhà.

- HS lắng nghe.

- HS nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

……….

……….

………...

.

ĐẠO ĐỨC: (lớp 5E3)

TIẾT 23: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM

(Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.

- Yêu nước, trách nhiệm, nhân ái. Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác

*GDBVMT: Liên hệ một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước có liên quan đến môi trường như: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhà máy thuỷ điện Sơn La, …. Tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: SGK, VBT, tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác.

(4)

- HS: Phiếu học tập cá nhân, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)

- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên"

với các câu hỏi:

+ Vì sao phải tôn trọng UBND xã, phường ? + Em tham gia các hoạt động nào do xã, phường tổ chức ?

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài

- HS chơi trò chơi

- HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34 SGK)

- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu, giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK.

- GV kết luận: Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.

Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.

- GV chia nhóm HS và đề nghị các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :

+ Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam ?

- Các nhóm giới thiệu nội dung: Lễ hội Đền Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), Vịnh Hạ Long.

- Đại diện từng nhóm lên trình bày.Ví dụ : Vịnh Hạ Long là một cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta, ở đó khí hậu mát mẻ, biển mênh mông, có nhiều hòn đảo và hang động đẹp, con người ở đó rất bình dị, thật thà…

- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.

- HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi:

- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.

+ Việt Nam có nhiều phong cảnh đẹp,

(5)

+ Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam ?

+Nước ta còn có những khó khăn gì?

+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước ?

- GV kết luận: Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.

- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.

Hoạt động 3: Làm bài tập 2, SGK.

- GV nêu yêu cầu của bài tập 2.

- Cho HS làm việc cá nhân.

- GV kết luận.

có nhiều lễ hội truyền thống rất đáng tự hào.

+ Việt Nam là đất nước tươi đẹp và có truyền thống văn hóa lâu đời.Việt Nam đang thay đổi, phát triển từng ngày, con người VN rất thật thà, cần cù chịu khó và có lòng yêu nước…

+ Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, nhiều người dân chưa có việc làm, trình độ văn hóa chưa cao.

- Chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.

- HS đọc phần ghi nhớ SGK.

- HS làm việc cá nhân.

- HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.

- Một số HS trình bày trước lớp (giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam).

+ Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

+ Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới.

+ Văn miếu nằm ở thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên của nước ta.

+ Áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (5 phút) - Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.

- Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam và trình bày trước lớp.

4. Hoạt động vận dụng: (3 phút)

- Chia sẻ với mọi người về những điều em - HS nghe và thực hiện.

(6)

được học.

*Củng cố, dặn dò:

- Nhận xét tiết học.

- Cho HS sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử, ... có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:

...

...

...

ĐẠO ĐỨC (lớp 3C5)

Tiết 23: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG (TIẾT 2) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.

- Đám tang là lễ chôn cất người chết, là 1 sự kiện đau buồn đối với những người thân của họ. Tôn trọng đám tang là không làm gì xúc phạm đến tang lễ chôn cất người đã khuất.

- Học sinh biết ứng xử đúng khi gặp đám tang.

- Nhân ái, chăm chỉ,trung thực, trách nhiệm. Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực phát triển bản thân, năng lực điều chỉnh hành vi đạo đức.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Giáo viên: Phiếu bài tập. Các tấm bìa màu đỏ, màu xanh và màu vàng. Truyện kể về chủ đề dạy học.

- Học sinh: Vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5 phút):

+ Vì sao cần phải tôn trọng đám tang?

- Kết nối kiến thức.

- Giới thiệu bài mới – Ghi bài lên bảng.

- Hát: “Em yêu trường em”.

- Học sinh nêu: Đám tang là nghi lễ chôn cất người đã mất là sự kiện đau buồn đối với người thân của họ nên ta phải tôn trọng không được làm gì xúc phạm đến đám tang.

- Lắng nghe.

(7)

2. HĐ Hình thành kiến thức mới + Luyện tập, thực hành : 25 phút

Hoạt động 1:

- TBHT lần lượt đọc từng ý kiến:

a. Chỉ cần tôn trọng đám tang của những người mình quen biết.

b, Tôn trọng đám tang là tôn trọng người đã khuất và người thân của họ.

c, Tôn trọng đám tang là biểu hiện nếp sống văn hoá.

- Giáo viên kết luận: Nên tán thành ý kiến b, c; không nên tán thành ý kiến a.

Hoạt động 2: Xử lý tình hướng.

- Phát phiếu học tập cho hs yêu cầu học sinh làm bài tập.

- Chia nhóm, phát phiếu cho mỗi nhóm để thảo luận cách ứng xử trong các tình huống.

- Giáo viên kết luận:

+ Tình huống a: Em không nên gọi bạn hoặc chỉ trỏ cười đùa nếu bạn nhìn thấy em, em khẽ gật đầu chia buồn cùng bạn. Nếu có thể, em nên đi cùng với bạn một đoạn

+ Tình huống b. Em không nên sang xem, chỉ trỏ.

+ Tình huống c: Em nên hỏi thăm và chia buồn cùng bạn.

+ Tình huống d: Em nên khuyên ngăn các bạn.

- Khuyến khích học sinh M1+ M2 chia sẻ.

- Giáo viên chốt …

Hoạt động 3: Trò chơi “Nên và

- Học sinh suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán thành không tán thành hoặc lưỡng lự của mình bằng cách giơ các tấm bìa màu đỏ, màu xanh hoặc màu vàng.

- Học sinh nhận phiếu giao việc thảo luận về cách ứng xử trong các tình huống -> đại diện nhóm chia sẻ -> lớp thống nhất ý kiến:

+ Tình huống a: Em nhìn thấy bạn em đeo tang đi đằng sau xe tang.

+ Tình huống b, Bên nhà hàng xóm có tang.

+ Tình huống c: GĐ của bạn học cùng lớp em có tang.

+ Tình huống d: Em nhìn thấy mấy bạn nhỏ đang chạy theo xem một đám tang cười nói chỉ trỏ.

(8)

Không nên”

- Giáo viên chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to, bút dạ vì phổ biến luật chơi: Trong 1 thời gian nhóm nào ghi được nhiều việc nhóm đó thắng cuộc.

- Giáo viên nhận xét khen những nhóm thắng cuộc.

*Giáo viên kết luận chung.

- Học sinh nhận đồ dùng, nghe phổ biến luật chơi.

- Học sinh tiến hành chơi, mỗi nhóm ghi thành 2 cột những việc nên làm và không nên làm.

- Cả lớp nhận xét, đánh giá khả quan công việc của mỗi nhóm.

3. HĐ Vận dụng, trải nghiệm:

( 10p)

*Củng cố, dặn dò - GV tổng kết.

- Nhận xét giờ học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Nêu việc làm, biểu hiện của bản thân khi gặp đám tang.

- Cùng bạn bè, gia đình thực hiện những việc làm, biểu hiện đúng khi gặp đám tang.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Giúp học sinh hiểu mỗi người cần suy nghĩ kĩ trước khi hành động và có trách nhiệm về việc làm của mình cho dù là vô lí.. Cần nói lời xin lỗi, nhận trách

Thái độ: Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức ; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Rèn phẩm chất yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ; hình thành và phát triển năng lực: sử dụng các công cụ của Địa lí (tranh ảnh, lược đồ/ bản

- Phân công trách nhiệm từng thành viên trong Ban tổ chức phụ trách các mảng như: Chuẩn bị nội dung, trang trí, kê bàn ghế, phụ trách tặng phẩm, lên danh sách các cá