• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 11/12/20 Ngày giảng: 17/12/20

Tiết 29

SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV I.TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI I- MỤC TIÊU BÀI DẠY:

1. Kiến thức:

- Tình hình kinh tế xã hội cuối thời Trần: vua quan ăn chơi sa đoạ không quan tâm đến sản xuất, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng cực khổ.

- Các cuộc đấu trang của nông nô, nô tì đã diễn ra rầm rộ.

2. Kĩ năng:

- Phân tích, đánh giá, nhận xét về các nhân vật lịch sử.

3. Thái độ:

- Thấy được sự sa đọa, thối nát của tầng lớp quý tộc, vương hầu cầm quyền cuối thời Trần đã gây nhiều hậu quả tai hại cho đất nước, xã hội, bởi vậy cần phải thay thế vương triều Trần để đưa đất nước phát triển.

- Có thái độ đúng đắn về phong trào khởi nghĩa nông dân, nô tì cuối thế kỉ XIV, về nhân vật lịch sử Hồ Quý Ly; một người yêu nước, có tư tưởng cải cách để đưa đất nước, xã hội thoát khỏi cuộc khủng hoảng lúc bấy giờ.

4. Định hướng phát triển phẩm chất – năng lức

- Năng lực tự học, năng lực phân tích, năng lực nhận xét II.CHUẨN BỊ

- GV: Lược đồ khởi nghĩa nhân dân nửa cuối XIV, giáo án, SGK, SGV, bảng thống kê, trên đó tóm tắt diễn biến của các cuộc KN nông dân và nô tì, gồm các mục: thời gian KN, địa bàn hoạt động của nghĩa quân, người lãnh đạo KN.

- HS: Đọc trước bài, học bài cũ.

III- PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT:

- PP: Nêu vấn đề, phát vấn, trực quan

- KT: kĩ thuật động não, nhóm, đặt câu hỏi.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1.Ổn định lớp:(1’)

2..Kiểm tra bài cũ:(5’) * Câu hỏi:

? Em hãy trình bày một số nét về tình hình văn hoá, giáo dục, khoa học dưới thời Trần.

3. Bài mới:

* Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là, Nền kinh tế và xã hội cuối thời Trần sau đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Thuyết trình, - Thời gian: 2 phút.

(2)

Cho đoạn thơ:

“Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy Đồng quê than vãn trông vào đâu Lưới chài quan lại đều vơ vét Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi”

? Em hãy cho biết nội dung đoạn thơ trên?

- Sự khó khăn,đói khổ, cùng cực của người dân

GV: Sau các cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông- Nguyên. tình hình kinh tế, xã hội thời Trần đạt nhiều thành tựu rực rỡ đóng góp cho sự phát triển đất nước. Song đến cuối XIV nhà Trần sa sút nghiêm trọng tạo ra tiền đề cho một triều đại mới thay thế, kinh tế - xh có những chuyển biến tiêu cực. Cụ thể thế nào chúng ta cùng đi tìm hiểu bài ngày hôm nay.

* Hoạt động hình thành kiến thức

- Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/

vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động.

- Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm…

- Kĩ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Thời gian : 25p

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

- Hoạt động 1: Tình hình kinh tế. (15p) - PP: vấn đáp, đàm thoại.

- KT: động não, đặt câu hỏi.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Hậu quả của những việc làm trên của vua quan nhà Trần cuối TK XIV?

? Lúc này các tầng lớp thuộc giai cấp thống trị như thế nào? Cuộc sống của người dân ở cuối thế kỷ XIV ra sao?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

* GV giảng: Đầu thế kỉ XIV xã hội ổn định; kinh tế phát triển trở lại. Cuối XIV vương hầu quý tộc tìm cách gia tăng tài sản riêng...bóc lột nhân dân, ăn chơi sa đoạ không chăm lo đến sản xuất và đời sống nhân dân.

? Hậu quả của những việc làm trên của vua quan nhà Trần cuối TK XIV?

- Mất mùa đói kém. Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con và biến thành nô tỳ.

- Nêu 1 số dẫn chứng (SGK): Vua bắt dân đào hồ lớn, chất đá giẫm hồ làm núi bắt dân chở nước mặn đổ vào hồ để nuôi hải sản…

? Lúc này các tầng lớp thuộc giai cấp thống trị như thế nào?

- Để bù lại trong chiến tranh phải chịu nhiều khó khăn,

1.Tình hình kinh tế.

- Cuối XIV nhà nước không quan tâm đến sản xuất.

-> Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn làng xã tiêu điều, xơ xác.

(3)

các vương hầu quý tộc tìm mọi cách gia tăng tài sản của mình. Vì vậy vua quan ăn chơi xa xỉ, không quan tâm đến sản xuất nông ngiệp và đời sống của nhân dân.

? Tại sao lại có tình trạng đó?

- Mất mùa, đói kém, nhân dân bán ruộng đất vợ con biến thành nô tì.

-> Gv: Trần Dụ Tông ham chơi bời rượu chè, bắt dân xây cung điện, đào hồ, đắp núi, trở nước biển vào hồ nuôi thuỷ sản, gọi nhà giàu vào cung đánh bạc, mở tiệc thi uống rượu (có thưởng).

- Tướng Trần Khánh Dư nói: “Tướng là chim ưng , dân là vịt , lấy vịt mà nuôi chim ưng có gì là lạ”

- Vương hầu, quí tộc, địa chủ chiếm nhiều ruộng đất, ruộng đất công làng xã bị lấn chiếm, ruộng đất của nông dân bị thu hẹp, tô thuế nặng nề.

? Cuộc sống của người dân ở cuối thế kỷ XIV?

- Làng xã tiêu điều, sơ xác, dân đói khổ họ phải đi nơi khác hoặc làm nô tỳ.

? Em hình dung ra cảnh nhà Trần lúc đó như thế nào?

-> Triều đình rối nát, loạn lạc, kết bè đảng.

* GV đọc câu thơ của Nguyễn Thị Khánh:

"Ruộng lúa ngàn dặm đỏ như cháy Đồng quê than vãn trông vào đâu.

Lưới chài quan lại còn vơ vét.

Máu thịt nhân dân cạn nửa rồi”

? Em hãy sơ qua lại tình hình kinh tế nước ta cuối XIV.

G: Sơ kết, chuyển ý.

B3: Báo cáo kết quả hoạt động.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh..

- Hoạt động 2: Tình hình xã hội (12’) -PP: vấn đáp, đàm thoại.

KT: động não, đặt câu hỏi, nhóm.

B1: Chuyển giao nhiệm vụ.

- Nhận xét cuộc sống vua quan nhà Trần nửa cối thê kỉ XIV.

- Nét chính của các cuộc khởi nghĩa cuối thế kỉ XIV.

B2: Thực hiện nhiẹm vụ.

? Trước tình hình đời sống của người dân như vậy, vua quan nhà trần đã làm gì?

2.Tình hình xã hội

(4)

- Vua quan vẫn lao vaò cuộc sống ăn chơi sa đoạ.

* GV giảng: Lợi dụng tình hình đó nhiều kẻ nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước. Thầy giáo Chu Văn An dâng thất trảm sở xin chém 7 viên quan nịnh thần -> Vua không nghe, ông từ quan về quê dạy học.

? Việc làm của Chu Văn An nói lên điều gì?

- Ông là vị quan thanh liêm... biết đặt lợi ích nhân dân lên trên, 1 người thầy đáng kính được dân tộc Việt Nam đời đời tôn trọng.

? Nhà Trần suy sụp hơn khi nào?

- Trần Dụ Tông chết và Dương Nhật Lễ lên nắm chính quyền.

? Em có nhận xét gì về cuộc sống của vua quan nhà Trần nửa cuối XIV?

- Vua bất tài, vô dụng, quan lại đục khoét, nịnh bợ.

=> G: Trần Nguyên Đán:

“Xin bệ hạ thờ nhà Minh như cha, yêu Chiêm Thành như con...”.

? Lợi dụng nhà Trần suy yếu các nước láng giềng có hành động gì?

? Tình hình trên dẫn đến hậu quả gì? (các cuộc xâm lược )

- Cuộc sống cực khổ – các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra.

? Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa là gì ? - Đời sống nhân dân khổ cực => Nổi dậy đấu tranh.

? Em hãy kể tên, thời gian nổ ra các cuộc khởi nghĩa thời Trần?

- Khởi nghĩa Ngô Bệ (1344 -1360) ở Hải Dương, kết quả thất bại.

- Khởi nghĩa Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ ở Thanh Hóa.

- Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (1390) ở Hà Tây

- Khởi nghĩa Nguyễn Như Cái (1399) ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang.

? Kết quả của những cuộc khởi nghĩa này như thế nào?

- Thất bại.

? Tại sao các cuộc k/n thất bại?

- Thiếu tổ chức thiếu sự ủng hộ của nông dân ở các

- Vua quan ăn chơi sa đoạ, kẻ nịnh thần làm loạn phép nước.

- Bên ngoài nhà Minh yêu sách,Chăm Pa xâm lược.

- Đời sống nhân dân cực khổ-> khởi nghĩa bùng nổ.

a. Khởi nghĩa Ngô Bệ (1344-1360) Hải Dương-> bị đàn áp.

b. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh;

Nguyễn Kị (1379) Thanh Hoá

-> bị thất bại.

c. Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn 1390 Hà Tây -> bị đàn áp.

d. Khởi nghĩa

(5)

nơi nên bị đàn áp.

? Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra vào cuối Triều Trần báo hiệu điều gì?

- Đó là phản ứng mãnh liệt của nhân dân đối với nhà Trần.

- Liên hệ, giáo dục: các em đã thấy ở bất kì triều đại nào cũng vậy, khi nhà nước không còn quan tâm đến đời sống nhân dân, luôn ăn chơi, bóc lột nhân dân thì sụp đổ là không thể tránh khỏi, vì thế ở cuối TK XIV Đại Việt khủng hoảng sâu sắc.

Cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân ta ngày nay luôn được sự quan tâm của Đảng và NN ...

...

...

Nguyễn Nhữ Cái (1399-1400) Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang

-> bị thất bại.

* Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình kinh tế, xã hội thời Trần cuối thế kỉ XIV

- Thời gian: 3 phút

Câu 1: : Vào nửa sau thế kỉ XIV sự ăn chơi của vua quan nhà Trần làm cho đê vỡ mấy lần ?

A. 8 lần B. 9 lần C. 10 lần D. 11 lần Câu 2: Từ nửa sau thế kỉ XIV, nền kinh tế nước ta suy thoái vì:

A. Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, nông dân bị bóc lột nặng nề, ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều

B. Người nông dân không chịu chăm lo sản xuất nông nghiệp.

C. Giặc ngoại xâm thống trị nước ta.

D. Nhà nước kìm hãm sự phát triển của công thương nghiệp.

Câu 3:Hãy nối các ô bên phải với các ô bên trái cho phù hợp.

A B

1. 1344 a. Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái

2. 1399 b. Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn

3. 1390 c. Khởi nghĩa Ngô Bệ

4. 1379 D Khởi nghĩa Nguyễn Thanh; Nguyễn Kị

* HOẠT ĐỘNG 4: VÂN DỤNG

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng được các KT-KN trong cuộc sống, tương tự tình huống/vấn đề đã học.

- Thời gian: 7p

2. Em có nhận xét gì về vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV?

(6)

Trả lời:

- Nửa cuối thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì khủng hoảng, suy thoái trầm trọng. Biểu hiện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội.

- Sự suy sụp của nhà Trần là điều không thể tránh khỏi, đến thời kì này nhà Trần đã không còn đóng vai trò tích cực, tiến bộ như nửa đầu thế kỉ XIV về trước nữa.

2. Sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, nô tì ở nửa sau thế kỉ XIV nói lên điều gì? Tại sao?

Trả lời:

Các cuộc khởi nghĩa đều nổ ra vào nửa cuối thế kỉ XIV chứng tỏ:

+ Xã hội thời Trần đang lâm vào tình trạng mất ổn định.

+ Vai trò tích cực của Vương triều Trần không còn. Nhà Trần không còn khả năng đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng, cần phải thay thế bằng một vương triều mới.

* HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG.

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng - Thời gian: 5p.

? Trình bày hiể biết của em về 1 trong 4 nguời lãnh đạo khởi nghĩa nông dân.

Ngô Bệ ( ?-1360) là lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất đời Trần.

Ngô Bệ không rõ năm sinh, người làng Trà Hương, lộ Nam Sách Giang (nay thuộc huyện Kim Môn, tỉnh Hải Dương).

Tháng 2 (âm lịch) năm Thiệu Phong thứ 4 (1344), ông tụ họp dân phiêu tán, chiếm cứ vùng núi Yên Phụ (Hải Dương), đánh cướp tài sản địa chủ, thương nhân.[1] Tháng 11 (âl) năm Thiệu Phong thứ 5 (1345), triều đình phái quân đánh dẹp. Tuy nhiên Ngô Bệ trốn thoát, cùng với nhiều đồng đảng phân chia thành nhiều toán cướp nhỏ hoạt động lưu động khắp nơi.

Đầu năm Đại Trị thứ 1 (1358), xảy ra hạn hán, dân tình đói khổ. Tháng 8 (âl) năm đó, Ngô Bệ tụ họp các đồng đảng cũ, chiêu tập thêm dân nghèo, dựng cờ khởi nghĩa ở Yên Phụ, yết bảng "Chẩn cứu dân nghèo", tự xưng Vương, đánh cướp thương nhân địa chủ, chống lại quan quân triều đình. Nghĩa quân phát triển mạnh, chiếm cứ cả một vùng rộng lớn từ Đông Triều đến Chí Linh, chống trả mãnh liệt quân triều đình.

Triều đình một mặt xuống chiếu khuyến khích nhà giàu bỏ thóc ra chẩn cấp dân nghèo; mặt khác sai quân tướng đi trấn áp. Tháng 3 (âl) năm Đại Trị thứ 3 (1360), triều đình phái đại quân đàn áp dữ dội, ông bị bắt đưa về kinh hành hình cùng với 30 đồng đảng.[1] Nghĩa quân tan vỡ.

Tên ông được đặt cho một con đường ở phường 13, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

4. Hướng dẫn về nhà - Học bài kết hợp lược đồ.

(7)

- Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Làm bài tập: Lập bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa nông dân thế kỷ XIV Các cuộc khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV

* Bài mới: Xem tiếp mục II :Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly + Nhà Hồ thành lập trong hoàn cảnh nào ?

+ Nhà Hồ đã có những chính sách cải cách gì ?

+ Em có nhận xét gì về các chính sách đó của Hồ Quý Ly ? + Em có nhận xét, đánhgiá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly + Đọc trước mục II SGK

+ Tranh ¶nh thêi nhµ Hå. Tìm hiểu thêm về Hồ Quí Ly.

V. RÚT KINH NGHIỆM

Trần Kim Môn Hải Dương [1] Đông Triều Chí Linh, Thành phốHồ Chí Minh

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán

Giáo án tiết Ôn tập cuối năm Toán 7 này giúp học sinh hệ thống kiến thức về các đường đồng quy trong tam giác, vận dụng kiến thức vào vẽ hình chứng minh tính vuông góc và song song của đường thẳng, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực toán học và phẩm chất