• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
33
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 23

Ngày soạn: 19/ 2/ 2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2021

BUỔI SÁNG Tập đọc

TIẾT 45: HOA HỌC TRÒ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò.

2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

3.Thái độ: Học sinh yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy chiếu, bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc những câu thơ yêu thích trong bài thơ Chợ Tết + trả lời câu hỏi 1, 3.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Luyện đọc(10’)

- Gv chia bài làm 3 đoạn, yêu cầu đọc nối tiếp đoạn.

- Gv kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi ở câu dài.

- Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc lướt bài và trả lời câu hỏi:

- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là

“hoa học trò”?

- Đọc thầm cả bài và cho biết Hoa phượng có vẻ đẹp gì đặc biệt ?

Gv tiểu kết chuyển ý.

- Màu của hoa phượng thay đổi như thế nào qua thời gian ?

- Hs đọc và trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc cả bài.

- Hs đọc nối tiếp đoạn lần 1 - Hs đọc nối tiếp đoạn lần 2 - Hs đọc chú giải.

- Hs đọc theo cặp.

- Đọc thầm

- Vì hoa phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng ở sân trường...

- Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui, ...

Vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng - Lúc đầu, màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu.

Dần dần, số hoa tăng màu phượng cũng đậm dần, rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên

(2)

Gv tiểu kết, chuyển ý.

- Hãy nói cảm nhận của em sau khi học bài văn ?

- Ghi ý chính

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.

- Gv đưa bảng phụ hướng dẫn đọc đoạn:

“ Phượng không phải ...

.. đậu khít nhau”.

- Nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Em có yêu hoa phượng không ? Hoa phượng để lại cho em những ấn tượng gì qua bài học này ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

Màu hoa phượng thay đổi theo thời gian

- Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng một loài hoa gần gũi và thân thiết với tuổi học trò.

- Hs nhắc lại

- Hs nối tiếp đọc bài.

- Nêu cách đọc, nhấn giọng, ngắt nghỉ..

- Hs đọc thể hiện.

- Nhận xét, bình chọn bạn đọc hay

- 1 hs trả lời

__________________________________

Toán LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Củng cố về so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số, so sánh hai phân số có cùng tử số, tính chất cơ bản của phân số.

2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán cho HS 3.Thái độ: GD học sinh yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ, bảng nhóm 2. Học sinh; VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 1 HS nêu cách so sánh hai phân số cùng tử số, cùng mẫu số.

- GV nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài (1’) - Nêu yêu cầu bài học b. Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1:(7’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Cho HS làm vở, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.

- 1 HS lên bảng trả lời.

- Hs nhận xét

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- HS làm vở, 2 em lần lượt chữa bài trên bảng lớp.

(3)

- Gọi 1 hs nêu cách làm.

- Nhận xét

- Cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số?

- Cách so sánh 2 phân số cùng tử số?

- Muốn so sánh 1 phân số với 1 có mấy cách? Như thế nào?

Bài tập 2: (6’)

- HS đọc đề bài. Yêu cầu HS làm bài theo nhóm đôi

- Đại diện 2 nhóm dán phiếu kết quả và nêu lí do

- GV nhận xét.

- Làm thế nào viết được phân số lớn hơn 1?

Phân số bé hơn 1?

Bài tập 3:(8’)

- GV treo bảng phụ, HS đọc đề bài.

- Yêu cầu hs làm bài và báo cáo - GV chốt kết quả đúng.

- Để sắp xếp đúng thứ tự các số, em làm như thế nào?

* Kết luận: So sánh và xếp thứ tự các phân số theo qui tắc so sánh các phân số có cùng tử số.

Bài tập 4:(8’)

- Gọi HS nêu yêu cầu.

14 9 <

14 11;

25 4 <

23 4 ;

15 14<1

9 8=

27 24;

19 20>

27 20; 1 <

14 15

- HS trình bày cách làm.

- Hs nêu - Hs nhận xét

- HS làm bài theo nhóm đôi trong Với 2 số tự nhiên 3 và 5, hãy viết:

a) Phân số bé hơn 1:

5

3(tử số nhỏ hơn mẫu số)

b) Phân số lớn hơn 1:

3

5( mẫu số < tử số)

- Hs nhận xét - Hs nêu

- 1 HS đọc đề bài: Viết các phân số từ bé đến lớn.

- HS làm bài cá nhân - 1 HS đọc kết quả BT.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

a) 11 6 ;

7 6;

5 6

b) Rút gọn:

8 3 32

;12 4 3 12

; 9 10

3 20

6 ;

c) Kết quả: ;

12

; 9 32

;12 20

6

- 1 hs trả lời

- Tính:

(4)

- Hướng dẫn cách rút gọn phân số khi tử số và mẫu số có các thừa số giống nhau.

- Yêu cầu hs làm vào vở. 2 hs làm trên bảng lớp.

- Nhận xét, kết luận

* Kết luận: Khi Tử số và mẫu số của 1 phân số tồn tại ở dạng tích các thừa số có thể rút gọn dần để tính cho thuận tiện hơn.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

- Gọi HS nêu lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, so sánh phân số với 1.

- Nhận xét giờ học. Tuyên dương hs.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

a) 3

1 6 2 6 5 4 3

5 4 3

2

x x x

x x x

b) 1

5 3 4 3 2

5 4 2 3 3 15 4 6

5 8

9

x x x x

x x x x x

x x x

- HS lắng nghe.

- 1 HS nêu

____________________________________

Khoa học

TIẾT 45: ÁNH SÁNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.

+ Vật tự phát sáng: Mặt Trời, ngọn lửa,...

+ Vật được chiếu sáng: Mặt Trăng, bàn ghế,...

- Nêu được 1 số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.

2.Kĩ năng: Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: máy chiếu, phiếu bài tập. Hộp kín, đèn pin, tấm kính.

2. Học sinh: vbt,sgk

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp chống tiếng ồn?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1(8’): Vật được phát sáng và được chiếu sáng

- Yêu cầu quan sát hình 1 rồi thảo luận trả lời câu hỏi: Quan sát tranh ảnh Sgk và cho biết những vật nào tự phát sáng, những vật

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

Hoạt động nhóm

- Hs quan sát rồi thảo luận, báo cáo.

- Vật tự phát sáng: Mặt trời, đèn điện,.

- Vật được chiếu sáng: Mặt trăng, tủ,..

(5)

nào được chiếu sáng ?

- Gv nhận xét, tổng kết ý kiến của Hs.

Hoạt động 2(7’): Đường truyền của ánh sáng

- Trò chơi Dự đoán đường truyền của ánh sáng.

- Yêu cầu 3 em đứng ở các vị trí khác nhau rồi dự đoán ánh sáng sẽ đi tới đâu.

- Gv chia nhóm, yêu cầu Hs làm thí nghiệm trang 90.

* Gv: ánh sáng truyền theo đường thẳng.

Hoạt động 3(7’): Sự truyền ánh sáng qua các vật

- HS tiến hành thí nghiệm

- Yêu cầu Hs đóng kín cửa để tiến hành thí nghiệm trang 91 Sgk rồi ghi lại kết quả.

- Nêu ứng dụng có liên quan ?

Hoạt động 4(8’): Mắt nhìn thấy vật khi nào ?

- Yêu cầu Hs làm thí nghiệm trong Sgk rồi dự đoán kết quả ?

- Nêu ví dụ về điều kiện mắt nhìn thấy vật khi nào ?

Kết luận: ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Nêu ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng? Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Chuẩn bị bài sau.

- Lớp nhận xét, đánh giá.

- Quan sát hình 3, làm thí nghiệm rút ra kết luận.

- Hs báo cáo, lớp nhận xét.

Hoạt động nhóm - Làm thí nghiệm theo nhóm.

- Đại diện học sinh báo cáo.

- Lớp nhận xét.

- Kính trong, kính mờ, cửa gỗ. ..

Hoạt động cá nhân - Làm thí nghiệm.

- Đại diện học sinh báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Nhìn thấy vật qua cửa kính nhưng không thể nhìn thấy vật qua cửa gỗ, ..

- Mặt Trời, bàn ghế...ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt.

_________________________________________

Luyện từ và câu

TIẾT 45: DẤU GẠCH NGANG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang.

- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn; biết viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần chú thích.

2.Kĩ năng: Sử dụng đúng dấu gạch ngang trong khi viết.

3.Thái độ: Yêu thích môn học

(6)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: vbt,sgk

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1 .Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc thuộc 3 thành ngữ trong bài tập 4.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’) b. Nhận xét(14’)

- Yêu cầu Hs đọc đoạn văn

- Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang ? - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Theo em, trong mỗi đoạn văn trên dấu gạch ngang dùng để làm gì ?

- Gv nhận xét, chữa bài.

- Vậy dấu gạch ngang có tác dụng gì ?

*Ghi nhớ: Sgk c. Luyện tập

Bài tập(8’): Đọc, ghi câu và nêu tác dụng - Yêu cầu thảo luận nhóm bàn

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Đoạn văn có 3 câu có dấu gạch ngang Tác dụng của dấu gạch ngang ?

Bài tập 2(8’): Viết đoạn văn

- Lưu ý Hs đoạn văn em viết phải sử dụng dấu gạch ngang với hai tác dụng:

+ Đánh dấu các câu đối thoại.

+ Đánh dấu phần chú thích.

- Gv nhận xét.

- Gv đánh giá, nhận xét chung.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Dấu gạch ngang có tác dụng gì ? - Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Vn chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

- Hs đọc yêu cầu bài tập - Hs đọc 3 đoạn văn a, Cháu con ai ?

- Cháu là con ông Thư.

b, Cái đuôi dài - bộ phận khoẻ nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - Đã bị trói và xếp vào mạng sườn.

Đoạn a: Dấu gạch ngang đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.

Đoạn b: Đánh dấu phần chú thích (về đuối cá sấu) trong câu.

Đoạn c: Liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản quạt điện.

- Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật, liệt kê....

- 2 Hs đọc

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Thảo luận nhóm bàn làm bài tập.

- 1 nhóm làm giấy khổ to.

- Lớp nhận xét, chữa bài.

- Hs nêu

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự viết đoạn đối thoại giữa mình và bố mẹ.

- Đọc bài làm của mình.

- Lớp nhận xét.

- Đánh dấu, liệt kê...

(7)

Ngày soạn: 20/ 2/ 2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 22 tháng 2 năm 2021

BUỔI SÁNG Toán

TIẾT 112: LUYỆN TẬP CHUNG

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp.

- Biết tính chất cơ bản của phân số, phân số bằng nhau, so sánh các phân số.

- Một số đặc điểm của hình chữ nhật, hình bình hành và tính diện tích hình chữ nhật, hình bình hành.

2.Kĩ năng: Kĩ năng làm tính.

3.Thái độ: Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: giấy toki, bảng phụ 2. Học sinh: vbt,sgk

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ: (4’)

- Nêu dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9. Cho ví dụ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Hướng dẫn luyện tập Bài 1:(6’)

- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.

- Lần lượt gọi HS nêu kết quả.

- GV nhận xét Bài 2: ( 6’)

- Gọi hs đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS tự làm vào vở rồi chữa bài.

- 2 hs nêu.

- Hs nhận xét - Lắng nghe

- HS làm bài và chữa bài.

a) 2, 4, 6, 8.

b) 0. (Số vừa tìm được (750) chia hết cho 3).

c) 6. (Số vừa tìm được (756) chia hết cho cả 3 và 2).

- HS đọc yêu cầu bài tập.

- HS làm bài vào vở và báo cáo Giải

 Tổng số HS lớp đó là:

14 + 17 = 31 (HS)

 Số HS trai bằng 1431 HS cả lớp.

 Số HS gái bằng 1731 HS cả lớp.

(8)

- Gv nhận xét Bài 3: (6’)

- GV gọi HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Muốn biết trong các phân số đã cho phân số nào bằng phân số

9

5 ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu HS làm bài.

* GV cũng có thể hướng dẫn HS nhận xét

25 45> 1;

9

5 < 1 nên hai phân số này không thể bằng nhau, sau đó rút gọn 3 phân số còn lại để tìm phân số bằng

9 5. - GV chữa bài .

Bài 4 (6’)

- Muốn sắp xếp được theo yêu cầu bài, ta phải làm gì ?

- Yêu cầu hs làm bài và báo cáo

- Gv củng cố bài.

Bài 5 (6’)

- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK và làm câu b, c của bài.

b) Cho HS đo và nhận xét.

c) Hình tứ giác ABCD được gọi là hình gì?

- Cho HS tính S hình bình hành vào vở.

- GV nhận xét

3. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Nêu tính chất cơ bản của phân số?

- Gv nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

- Hs nhận xét

- Ta rút gọn các phân số rồi so sánh.

- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở

36

20=

4 : 36

4 : 20 =

9 5

18 15 =

3 : 18

3 : 15 =

6 5

25 45=

5 : 25

5 : 45 =

5

9

63 35 =

7 : 63

7 : 35 =

9 5

* Vậy các phân số bằng

9 5

36 20 ; 6335

- Ta phải quy đồng mẫu số các phân số rồi sắp xếp.

- Các phân số theo thứ tự từ lớn đến bé là: 12 15 8

; ;

15 20 12 .

- Hs nhận xét

- Câu b): AB = DC ; AD = BC.

- Là hình bình hành ABCD.

Bài giải

Diện tích hình bình hành ABCD là:

4 x 2 = 8 (cm2) Đáp số: 8 cm2 - 1 hs trả lời.

Chính tả( Nhớ - viết) CHỢ TẾT

I. MỤC TIÊU

(9)

1.Kiến thức: Làm đúng bài tập tìm tiếng thích hợp có âm đầu dễ lẫn s / x, ưc / ưt điền vào các ô trống.

2.Kĩ năng: Nhớ viết lại chính xác, trình bày đúng 11 dòng đầu bài: Chợ Tết.

3.Thái độ: Ý thức rèn chữ viết, giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gv đọc cho Hs viết: lên non, lung linh, núi non, lớn lên

- Gv nhận xét 2.Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn nhớ - viết(20’)

- Yêu cầu Hs đọc thuộc 11 dòng đầu của bài: Chợ Tết

- Mỗi người đến chợ Tết với dáng vẻ riêng ra sao ?

- Yêu cầu Hs tìm từ khó viết, dễ lẫn

- Đọc cho Hs viết: lon xon, nóc nhà gianh, viền trắng, lặng lẽ, ..

- Nêu cách trình bày bài, tư thế ngồi viết...

Lưu ý Hs: cách trình bày bài.

- Tổ chức cho Hs viết bài - Quan sát,nhắc nhở Hs viết - Gv đọc lại bài cho Hs soát lỗi.

- Gv thu 5 bài nhận xét.

- Gv nhận xét, chữa lỗi cho Hs.

- Gv nhận xét, rút kinh nghiệmchung.

c. Hướng dẫn làm bài tập(10’) Bài tập 2a : Điền từ vào ô trống

- Yêu cầu Hs đọc gợi ý để điền từ vào ô trống hoàn chỉnh truyện vui: “Một ngày và một năm”.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Truyện gây cười cho người đọc ở chỗ nào ?

3. Củng cố, dặn dò(4’) - Lưu ý khi viết s/x

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Dặn hs chuẩn bị bài sau.

- 2 Hs lên bảng viết bài, lớp viết nháp.

- Lớp nhận xét.

.

- 2 Hs đọc thuộc lòng 11 dòng thơ đầu của bài: Chợ Tết.

- Thằng cụ áo đỏ: chạy lon xon, cụ già chống gậy … Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ. Em bé nép đầu bên yếm.

- Hs tìm.

- 2 Hs lên bảng viết, lớp viết nháp - Hs nêu

- Hs đọc lại bài viết 1 lần.

- Hs viết bài - Soát lỗi.

- Đổi chéo vở soát lỗi cho bạn.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Lớp đọc thầm.

- Hs tự làm, 1Hs làm bảng phụ.

- Lớp đọc bài làm của mình.

- Nhận xét, bổ sung.

- Hoạ sĩ ngây thơ tưởng rằng vẽ bức tranh mất cả ngày là công phu mà không hiểu rằng tranh của Mác xen được nhiều người hâm mộ vì ông đã bỏ nhiều tâm huyết, công sức cho….

(10)

__________________________________________

Tập đọc

TIẾT 46: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN LÊN TRÊN LƯNG MẸ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài thơ: Ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.Thuộc 1 khổ thơ trong bài.

2.Kĩ năng: Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, biết đọc diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng nhẹ nhàng có cảm xúc..

* KNS

- Giao tiếp:Bày tỏ suy nghĩ , cảm xúc, mong muốn của bản thân.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm phù hợp với lứa tuuôỉ trong việc giúp đỡ gia đình.

- Kĩ năng lắng nghe tích cực: Lắng nghe lời dạy bảo của cha mẹ.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học.

*QTE:GV cho HS thấy được quyền của cha mẹ đối với con cái.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ, tranh minh hoạ.

2, Học sinh: SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Yêu cầu Hs đọc đoạn bài: Hoa học trò và trả lời câu hỏi 2, 3 của bài.

- Gv nhận xét 2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Luyện đọc(10’)

- Gv yêu cầu Hs đọc nối tiếp các khổ thơ của bài.

Quan sát sửa sai cho Hs - Gv đọc diễn cảm cả bài.

c. Tìm hiểu bài(12’)

- Đọc thầm cả bài thơ để trả lời:

- Em hiểu thế nào là “Những em bé lớn trên lưng mẹ” ?

Người mẹ làm những công việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào ? - Em hiểu câu thơ nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng có nghĩa là ?

- 2 Hs đọc bài, trả lời câu hỏi.

- Lớp nhận xét.

- 1 Hs đọc cả bài

- Hs nối tiếp đọc theo khổ thơi.

- Hs đọc nối tiếp lần 2.

- Hs đọc chú giải.

- Học sinh đọc theo cặp.

- Hs đọc thầm bài thơ.

- Em bé ngủ trên lưng mẹ trong suốt những năm tháng mẹ lên rẫy, …

- Mẹ giã gạo, tỉa bắp.

- Nuôi con, nuôi bộ đội góp phần vào cuộc kháng chiến chống Mĩ

Gợi hình ảnh nhịp chày nghiêng làm giấc ngủ của em bé cũng nghiêng...

(11)

Gv tiểu kết, chuyển ý - Yêu cầu học sinh đọc thầm cả bài:

-Tìm hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ với con ?

Gv tiểu kết, chuyển ý - Bài thơ muốn nói về điều gì?

Ghi ý chính

d. Đọc diễn cảm(8’)

- Yêu cầu đọc nối tiếp theo khổ thơ.

- Gv treo bảng phụ hướng dẫn:

“ Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Mai sau con lớn vung chày lún sân”.

- Gv nhận xét, tuyên dương học sinh.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Bài thơ muốn nói về điều gì?

*QTE:GV cho HS thấy được quyền của cha mẹ đối với con cái.

- Nhận xét tiết học.Tuyên dương hs.

- Về nhà chuẩn bị bài sau.

Người mẹ yêu con, yêu nước.

- Lưng đưa nôi, tim hát thành lời - Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

Niềm tin, niềm hi vọng của mẹ

Ca ngợi tình yêu con, yêu nước sâu sắc của người phụ nữ Tà - ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ..

Nhắc lại nội dung chính - Hs đọc nối tiếp các khổ thơ.

Nêu cách đọc, ngắt nghỉ, nhấn giọng - Hs thi đọc.

- Lớp nhận xét.

Ca ngợi tình yêu con, yêu nước sâu sắc của người phụ nữ Tà - ôi ...

________________________________________

Ngày soạn: 21/ 2/ 2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 24 tháng 2 năm 2021

BUỔI SÁNG Toán

TIẾT 113: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Nhận biết phép cộng hai phân số.

2.Kĩ năng:- Biết cộng hai phân số cùng mẫu số.

3.Thái độ:- Ý thức học tập tốt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Chuẩn bị băng giấy như Sgk, bảng phụ.

2. Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- GV yêu cầu HS chữa bài 1 - GV nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b. Hướng dẫn cách cộng 2 phân số(10’) - Gv đưa băng giấy giống như Sgk.

- 2 hs lên bảng chữa bài - Hs nhận xét.

- Quan sát trả lời.

(12)

- Băng giấy chia làm mấy phần bằng nhau? Bạn Nam tô màu mấy phần? Bạn Nam tô tiếp bao nhiêu phần ?

- Nam tô tất cả bao nhiêu phần băng giấy - Ta thực hiện cộng: 83 + 82 = ?

8 3 +

8 2 =

8 2 3

= 85

Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?

* Qui tắc: Sgk Ví dụ:

5 3 +

5

7 = ?

9 8 +

9 2 = ? - Gv nhận xét, đánh giá

c. Thực hành Bài tập 1(6’) Tính - Yêu cầu Hs tự làm bài.

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số ? Bài tập 2:(5')

- Gọi HS nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm vào vở, 2hs chữa trên bảng lớp

- Nhận xét, kết luận kết quả.

+ Từ đó hãy phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số?

* Kết luận: Phép cộng 2 phân số có tính chất giao hoán.

Bài tập 3(9’)

- Cho HS đọc bài toán

- Yêu cầu hs tóm tắt và làm bài.

- Gv theo dõi,giúp đỡ hs..

- Gv nhận xét, thống nhất kết quả đúng.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

3. Củng cố, dặn dò(4’)

- Băng giấy có 8 phần, Nam tô màu 83 băng giấy, Nam tô tiếp 82 băng giấy.

- 85 băng giấy.

- Hs suy nghĩ tìm cách thực hiện.

Cộng 2 tử số và giữ nguyên mẫu số - Hs đọc.

- Lớp làm vào nháp - 2 Hs làm bảng - Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài - 2 Hs làm bảng - Nhận xét bổ sung.

Đổi chéo bài kiểm tra - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm bài và báo cáo.

7 5 7 2 7

3 ;

7 5 7 3 7

2 ;

7 3 7 2 7 2 7

3 ;

- Hs nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 1 Hs tóm tắt bài toán.

- Tự làm vào vở - 1Hs làm bảng phụ - Lớp nhận xét, chữa bài.

Bài giải

Hai ô tô chuyển được số gạo là:

2 3 5

7  7  7 (số gạo trong kho) Đáp số: 5

7 số gạo trong kho.

(13)

Nêu cách cộng hai phân số cùng mẫu số ? - Nhận xét giờ học.

- Về nhà làm bài tập 3. Sgk.

Kể chuyện

TIẾT 23: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện).

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng nói: Dựa vào gợi ý trong Sgk, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác.

- Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.

3.Thái độ: Hs yêu cái đẹp, không đồng tình với cái xấu và cái ác

*QTE:Em thích câu chuyện nào trong các câu chuyện các bạn vừa kể ?

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Chuẩn bị băng giấy như Sgk, bảng phụ.

2. Học sinh: VBT, truyện đọc lớp 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Kể lại 1 đoạn trong truyện Con vịt xấu xí.

Nêu ý nghĩa của câu chuyện ? - Gv nhận xét

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’)

b. Hướng dẫn Hs kể chuyện

*Tìm hiểu đề bài(9’)

Đề bài: Kể lại một câu chuyện em đã được nghe, được đọc ca ngợi cái đẹp, hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp với cái xấu.

- Đề bài yêu cầu kể lại câu chuyện (đoạn truyện) có nội dung gì? Câu chuyện đó em lấy ở đâu?

- Yêu cầu Hs đọc gợi ý

- Kể tên các câu chuyện em sẽ kể

- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ các truyện: Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn;

Cây tre trăm đốt trong Sgk.

- Em hãy giới thiệu về câu chuyện mình sẽ kể

*Thực hành kể chuyện(20’)

- Yêu cầu Hs kể chuyện trong nhóm.

- Gv nhắc Hs: Câu chuyện em kể phải có đầu có cuối, có thể kết thúc truyện theo cách

- 2 Hs kể chuyện.

- Lớp nhận xét.

- 2 Hs nối tiếp đọc đề bài.

- Ca ngợi cái đẹp, phản ánh cuộc đấu trang cái đep, cái xấu...

- Được nghe, được đọc - Nối tiếp đọc gợi ý

- Cây tre… nàng Bạch Tuyết...

- Nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể.

- Hs kể chuyện theo bàn

(14)

mở rộng ..

* Thi kể chuyện trước lớp:

- Gv đưa ra tiêu chí nhận xét:

- Nội dung có đảm bảo đúng theo yêu cầu bài ?

- Giọng kể có hay và hấp dẫn hay không ? - Có hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện ? - Gv nhận xét, đánh giá.

3. Củng cố, dặn dò(5’)

*QTE:Em thích câu chuyện nào trong các câu chuyện các bạn vừa kể ? Tại sao ? - Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Vn kể chuyện cho người thân nghe.

- Chuẩn bị bài sau.

- Đại diện Hs kể chuyện trước lớp.

- Lớp trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, nhận xét.

- Lớp bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

- 2 hs trả lời

____________________________________________

Đạo đức

TIẾT 23: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ( TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết được vì sao phải bảo vệ, giữ gìn các công trìng công cộng.

2.Kĩ năng: Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng.

* KNS

- Kĩ năng xác định giá trị văn hoá tinh thần của những nơi công cộng

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giữ gìn các công trình công cộng ở địa phương.

3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương.

*BVMT: Cần phải bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng…

* QTE: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng ?

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: máy chiếu, phiếu bài tập.

2. Học sinh: vbt đạo đức

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Lịch sự với mọi người xung quanh có tác dụng gì ? Em đã làm gì để thể hiện lịch sự với mọi người ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Các hoạt động

Hoạt động 1(9’): Xử lí tình huống - Gv nêu tình huống như trong Sgk.

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

.

- Hs theo dõi.

- Hs về nhóm của mình, đóng vai xử lí

(15)

- Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu Hs thảo luận, đóng vai, xử lí tình huống.

Nếu là Thắng em sẽ làm gì?

*BVMT: Gv nhận xét, kết luận: Công trình công cộng là tài sản chung của xã hội. Mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn.

* Ghi nhớ: Sgk

Hoạt động 2(8’): Bày tỏ ý kiến.Bài tập1 - Yêu cầu thảo luận theo cặp, bày tỏ ý kiến về các hành vi.

- Nhận xét

- Vậy để giữ gìn các công trình công cộng em phải làm gì?

- Gv kết luận: Mọi người dân .. đều phải có trách nhiệm....

* KNS

- Kĩ năng xác định giá trị văn hoá tinh thần của những nơi công cộng

Hoạt động 3(8’): Liên hệ thực tế

- Kể tên các công trình công cộng mà em biết? Em hãy đề ra 1 số hoạt động, việc làm để bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng đó?

- Gv nhận xét kết luận: Công trình công cộng là những công trình mang tính văn hoá, phục vụ chung cho tất cả mọi người 3. Củng cố, dặn dò(4’)

*QTE: Chúng ta phải làm gì để bảo vệ giữ gìn các công trình công cộng ?

- Gv nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Vn sưu tầm những bài thơ, bài hát khuyên chúng ta phải biết quí trọng và bảo vệ các công trình công cộng.

- Chuẩn bị bài sau.

tình huống.

- Đại diện Hs lần lượt lên trình bày.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 2 Hs đọc ghi nhớ.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Thảo luận theo cặp.

- Đại diện các nhóm báo cáo.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- Có ý thức bảo vệ của chung, không khắc tên, làm bẩn, làm hư hỏng tài sản chung…

- Nhà văn hoá, bảo tàng, chùa Yên Tử...

Không vứt rác bẩn, không khắc tên...

.

- Có ý thức để bảo vệ của chung

______________________________________

Luyện từ và câu

TIẾT 46: MỞ RỘNG VỐN TỪ : CÁI ĐẸP

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Biết được một số câu tục ngữ có liên quan đến cái đẹp.

- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ thuộc chủ điểm: Cái đẹp. Tìm được những từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.Đặt câu được với i từ tả mức độ cao của cái đẹp.

(16)

2.Kĩ năng:- Nêu được 1 số trường hợp có sử dụng những câu tục ngữ vào các tình huống cụ thể khi nói, viết.

3.Thái độ: -Ý thức tìm hiểu khám phá cái đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ , từ điển.

2. Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Đọc đoạn văn kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố em có sử dụng dấu gạch ngang ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Giới thiệu bài(1’) b. Hướng dẫn làm bài Bài tập 1(7’):Nối

- Gv hướng dẫn Hs muốn nối được em cần hiểu đựơc nghĩa các câu tục ngữ đó ? - Gv theo dõi, giúp đỡ học sinh nếu cần.

- Gv củng cố bài, nói về vẻ đẹp hình thức và vẻ đẹp tâm hồn của con người luôn thống nhất với nhau. Mặt này bổ sung cho mặt kia ..

Bài tập 2(10’):Ghi lại cách sử dụng - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm suy nghĩ về các trường hợp sử dụng các câu tục ngữ trên ?

- Gv nhận xét, sửa lỗi . Bài tập 3(6’)

- Gv chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tìm từ thể hiện mức độ cao của cái đẹp ?

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 4(7’):Đặt câu với các từ ở bài3.

- Gv nhận xét sửa lỗi cho Hs (nếu có).

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- 2 Hs đọc bài.

- Lớp nhận xét.

- 1Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs giải nghĩa các câu tục ngữ - 1 Hs làm vào bảng phụ, lớp tự làm - Lớp nhận xét, chữa bài

- Phẩm chất quí hơn vẻ đẹp bên

ngoài:Cái nết đánh chết cái đẹp,Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

- Hình thức thường thống nhất với nội dung:Người thanh tiếng nói cũng thanh, Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- thảo luận nhóm, báo cáo kết quả . Lớp chữa bài.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs làm việc theo nhóm, viết vào giấy khổ to.

- Các nhóm trình bày.

- Lớp bổ sung:

Tuyệt vời, tuyệt trần, mê li, nghiêng nước nghiêng thành, như tiên, tuyệt thế ..

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Học sinh nối tiếp đặt câu trước lớp.

- Lớp nhận xét.

(17)

- Đọc các câu tục ngữ nói về cái đẹp mà em biết ?

- Gv nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

- Chuẩn bị bài sau.

- 2 hs trả lời

Địa lí

TIẾT 23: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh.

- Khai thác kiến thức từ tranh ảnh, bảng thống kê, bản đồ.

2.Kĩ năng:- Xác định vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ Việt Nam.

3.Thái độ:- Yêu thích môn học.

* SDTKNL: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành CN ở nước ta.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 1. Giáo viên:

- Máy tính

- Bản đồ TP Hồ Chí Minh.

- Bản đồ hành chính, bản đồ giao thông Việt Nam.

- Tranh ảnh về thành phố Hồ Chí Minh.

2. Học sinh: VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ (5’)

- Nguyên nhân nào làm cho đồng bằng Nam Bộ có công nghiệp phát triển mạnh.

- Kể tên các chợ nổi tiếng của đồng bằng Nam Bộ.

2. Bài mới (25’)

a. Giới thiệu bài.(1’) b. Giảng bài.

* Thành phố lớn nhất cả nước.

- Dựa vào tranh ảnh và hiểu biết của bản thân hãy nói về thành phố Hồ Chí Minh Thành phố nằm bên sông nào.

Thành phố đã bao nhiêu tuổi.

Thành phố mang tên Bác từ năm nào.

Nhận xét về diện tích, dân số của TP Hồ Chí Minh, so sánh với Hà Nội…

Chốt: TP Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhát nước ta ….

* Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn.

- ND:

Nêu tên các ngàng công nghiệp của TP Hồ Chí Minh.

* SDTKNL: Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất

- Học sinh quan sát bản đồ hành chính Việt Nam. Chỉ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ.

- …300 tuổi.

- năm 1976 - Học sinh nêu.

- Thảo luận nhóm

- công nghiệp nhẹ, hoá chất ...

- Học sinh nêu

(18)

ra sản phẩm của một số ngành CN ở nước ta.

Vì sao nói TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn.

Kể tên những trường đại học, khu vui chơi giải trí...ở TP Hồ Chí Minh.

Gv chốt: Đây là một thành phố công nghiệp phát triển nhất ; nơi có hoạt động mua bán tấp nập, nơi thu hút nhiều khách du lịch nhất, là một trong những thành phố có nhiều trường đại học nhất.

- Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh …

Gv chốt: Ghi nhớ Sgk.

- Học sinh đọc ghi nhớ.

3. Củng cố,dặn dò (4’)

- Quan sát bản đồ TP Hồ Chí Minh xác định vị trí một số trường.đại học, chợ lớn, khu vui chơi giải trí của TP Hồ Chí Minh.

- Giáo viên nhận xét giờ học.Tuyên dương hs - Dặn hs chuẩn bị bài sau.

___________________________________

BUỔI CHIỀU

Lịch sử

TIẾT 23: VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Biết được sự phát triển của văn học và khoa học thời hậu lê (một vài tác giả tiêu biểu thời Hậu Lê )

2.Kĩ năng: Nêu tên một số tác phẩm và tác giả thời Hậu Lê.

3.Thái độ: HS yêu thích môn học

* BVMT: Biết trân trọng, giữ gìn nền văn học và khoa học của nước nhà.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: HS sưu tầm thông tin về các tác phẩm văn học, khoa học về các nhà thơ, nhà khoa học thời Hậu Lê (VD: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Gọi 2 HS trả lời câu hỏi của bài 18.

- GV nhận xét

- Cho HS Q/S chân dung Nguyễn Trãi và nói những điều hiểu biết về Nguyễn

- HS thực hiện yêu cầu.

- HS quan sát chân dung và nói những điều mình biết về Nguyễn Trãi

(19)

Trãi.

2.Bài mới

a. GVgiới thiệu bài(1’)

Thời Hậu Lê nhờ chú ý đến phát triển giáo dục nên văn hoá và khoa học cũng được phát triển, đã để lại cho dân tộc ta những tác phẩm, tác giả nổi tiếng.guyễn Trãi là tác giả tiêu biểu cho văn học và khoa học thời Hậu Lê. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về văn học và khoa học thời Hậu Lê.

b.Các hoạt động

*Hoạt động 1(10’): Văn học thời Hậu

- Lắng nghe.

-Cho HS hoạt động nhóm với định hướng sau:

- Hãy cùng đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê.

- HS chia các nhóm, nhận phiếu thảo luận, Sau đó cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu.

*Kết quả thảo luận là:

Phiếu thảo luận Nhóm...

Các tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu thời Hậu Lê

Tác giả Tác phẩm Nội dung

Nguyễn Trãi Bình Ngô đại cáo - Phản ánh khí phách anh hùng và niềm tự hào chân chính của dân tộc.

Vua Lê Thánh Tông, Hội Tao đàn

Các tác phẩm thơ - Ca ngợi nhà Hậu Lê, đề cao và ca ngợi công đức của nhà vua.

Nguyễn Trãi

Ức Trai thi tập Lý Tử Tấn

Nguyễn Húc

Các bài thơ

- Nói lên tâm sự của những người muốn đem tài năng, trí tuệ ra giúp ích cho đất nước, cho dân nhưng lại bị quan lại ghen ghét, vùi dập.

- GV theo dõi các nhóm làm việc - Y/C các nhóm báo cáo k/q t.luận - GV nhận xét, sau đó y/c HS dựa vào ND phiếu TLCH:

- Các tác phẩm văn học thời kỳ này được viết bằng chữ gì ?

- Giới thiệu chữ Hán, chữ Nôm:

Chữ Hán là chữ viết của người

- HS làm việc theo nhóm.

- Các nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng, cả lớp cùng kiểm tra kết quả; bổ sung ý kiến.

- Các tác phẩm văn học thời kỳ này được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.

(20)

Trung Quốc. Khi người Trung Quốc sang xâm lược và đô hộ nước ta họ đã truyền bá chữ Hán vào nước ta, nước ta chưa có chữ viết nên tiếp thu và sử dụng chữ Hán. Chữ Nôm là chữ viết do người Việt ta sáng tạo dựa trên hình dạng của chữ Hán.

- Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm văn học lớn thời kỳ này?

- Nội dung của các tác phẩm thời kỳ này nói lên điều gì ?

=> Như vậy, các tác giả, tác phẩm văn học thời kỳ này đã cho ta thấy cuộc sống của XH thời Hậu lê.

- GV đọc cho HS nghe một số đoạn thơ, đoạn văn của các nhà thơ thời kỳ này

*Hoạt động 2(13’): Khoa học thời Hậu Lê

- Một số HS kể trước lớp.

- Một số HS phát biểu ý kiến

- HS nghe. Trình bày hiểu biết về các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê mà mình tìm hiểu được.

Gv tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo định hướng sau:

- Hãy cùng đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê.

- HS chia thành các nhóm, nhận phiếu, đọc cùng SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu.

- Kết quả thảo luận là:

Phiếu thảo luận Nhóm:...

*Các tác giả, tác phẩm khoa học thời Hậu Lê

Tác giả Tác phẩm Nội dung

Ngô Sĩ Liên Đại Việt sử kí toàn thư

- Ghi lại l/sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời Hậu Lê.

Nguyễn Trãi Lam Sơn thực lực - Ghi lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

Nguyễn Trãi Dư địa chí

- Xác định rõ rành lãnh thổ quốc gia, nêu lên những tài nguyên, sản phẩm phong phú của đất nước và một số phong tục tập quán của nhân dân ta.

Lương Thế

Vinh Đại thành toàn pháp - Kiến thức toán học - GV theo dõi các nhóm làm việc - HS làm việc theo nhóm.

(21)

- Y/C các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, sau đó yêu cầu dựa vào nội dung phiếu trả lời các câu hỏi:

- Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời Hậu Lê.

- Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong mỗi lĩnh vực trên.

*GV nêu: Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kỳ trước.

- Qua nội dung tìm hiểu, em thấy những tác giả nào là tác giả tiêu biểu cho thời kỳ này ?

3.Củng cố dặn dò(4’)

- Cho HS giới thiệu về tác giả, tác phẩm lớn thời Hậu Lê (Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh,....) mà các em đã sưu tầm được.

- GV khen ngợi HS và giới thiệu các em có thể tìm qua một số sách như:

+ Danh nhân đất Việt - Nxb Thanh Niên.

+ Thần đồng nước ta - Nxb Giáo dục

+ Chuyện hay sử cũ - Nxb thanh niên.

* BVMT: Biết trân trọng, giữ gìn nền văn học và khoa học của nước nhà.

- Các nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng để cả lớp cùng kiểm tra két quả.

- Thời Hậu Lê các tác giả đã nghiên cứu về lịch sử, địa lý, toán học, y học.

- HS phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ cần nêu một tác giả, một tác phẩm.

- Nguyễn Trãi và LêThánh Tông là hai tác giả tiêu biểu cho thời kỳ này.

____________________________________________

Bồi dưỡng Toán ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh các kiến thức về phân số; phép trừ và phép cộng phân số; giải toán văn.

2. Kĩ năng: Giúp học sinh thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

(22)

3. Thái độ: Sáng tạo, hợp tác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức.

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động rèn luyện:

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên phiếu.

yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Hát

- Lắng nghe.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. Tính: HS cả lớp a) 2 +5

6 = ………...…..

b) 7+ 4

2 = ………...…..

c) 9 +1

10 = ………...

Bài 2. Tính: HS năng khiếu a) 94

7 7 =…...

b) 15 5

12 12 ...

c) 16 14

23 23 ...

(23)

Bài 3. Rút gọn rồi tính: HS năng khiếu a) 53

2 6 =...

b) 715

6 18 =...

Bài 4. HS năng khiếu

Trong 2 buổi anh Hòa lát được 5

6 diện tích nền phòng họp bằng gạch hoa. Buổi thứ nhất anh Hòa lát được 1

2 diện tích nền phòng họp. Hỏi buổi thứ hai anh Hòa lát được bao nhiêu phần diện tích nền phòng họp?

Bài giải

………

………

………

………

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu đại diện các nhóm lên bảng sửa bài.

- Giáo viên chốt đúng - sai.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nx tiết học. Nhắc học sinh chuẩn bị bài.

- Đại diện các nhóm sửa bài trên bảng lớp.

- Học sinh nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

______________________________________

Bồi dưỡng Tiếng Việt

ÔN TẬP VỀ DẤU GẠCH NGANG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố kiến thức về dấu gạch ngang.

2. Kĩ năng: Thực hiện tốt các bài tập củng cố và mở rộng.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu bài tập.

2. Học sinh: Đồ dung học tập.

(24)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động rèn luyện của giáo viên Hoạt động học tập của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Ổn định tổ chức

- Giới thiệu nội dung rèn luyện.

2. Các hoạt động chính:

- Hát

- Lắng nghe.

a. Hoạt động 1: Giao việc (5 phút):

- Giáo viên giới thiệu các bài tập trên bảng phụ. yêu cầu học sinh trung bình và khá tự chọn đề bài.

- Giáo viên chia nhóm theo trình độ.

- Phát phiếu luyện tập cho các nhóm.

- Học sinh quan sát và chọn đề bài.

- Học sinh lập nhóm.

- Nhận phiếu và làm việc.

b. Hoạt động 2: Thực hành ôn luyện (20 phút):

Bài 1. HS cả lớp

Tìm dấu gạch ngang trong đoạn trích dưới đây và nêu tác dụng của mỗi dấu:

“Tuần trước, vào một buổi tối, có hai người bạn học cũ đến thăm tôi:

Châu - họa sĩ và Hiền - kĩ sư một nhà máy cư khí. Châu hỏi tôi:

- Cậu có nhớ thầy Bản không?

- Nhớ chứ! Thầy Bản dạy vẽ bọn mình hồi nhỏ phải không?”

Bài làm

...

...

...

...

...

...

...

Bài 2. HS cả lớp

Đặt dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong các câu sau:

Những việc làm, cách nói năng thể hiện em là một học sinh có cử chỉ đẹp, lời nói hay:

Khi đi học và đi học về phải trào hỏi ông bà, cha mẹ.

Bài 3. HS năng khiếu

Tìm dấu gạch ngang trong đoạn trích dưới đây và nêu tác dụng của mỗi dấu:

“Đảo Khỉ là khu vực bảo tồn loài khỉ.

Khách đến tham quan Đỏa Khỉ cần thực hiện những điều quy định dưới đây:

- Mua vé tham quan trước khi lên đảo.

- Không trêu chọc thú nuôi trong chuồng.

(25)

Đến trường phải chào hỏi thầy giáo, cô giáo.

Giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.

Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.

Không chạy nhảy, xô đẩy bạn.

Giúp đỡ người già, em nhỏ.

- Không cho thú ăn các loại thức ăn lạ.

- Giữ gìn vệ sinh chung trên đảo.”

Bài làm

...

...

...

Bài 4. ( HS năng khiếu)

Viết doạn văn thuật lại cuộc đối thoại giữa em và người bán sách, báo, khi em đi mua mấy cuốn sách tham khảo hoặc khi mua báo (Ví dụ, báo Nhi đồng, Toán tuổi thơ,...). Trong đoạn văn có dùng dấu gạch ngang.

Bài làm

...

...

...

...

...

...

c. Hoạt động 3: Sửa bài (10 phút):

- Yêu cầu các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Yêu cầu học sinh tóm tắt nội dung rèn luyện.

- Nhận xét tiết học.

- Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài.

- Các nhóm trình bày, nhận xét, sửa bài.

- Học sinh phát biểu.

__________________________________

Ngày soạn: 22/ 2/ 2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 25 tháng 2 năm 2021

BUỔI SÁNG Toán

TIẾT 114: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ

(tiếp)

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số.

2.Kĩ năng:- Biết thực hiện phép cộng hai phân số khác mẫu số.

3.Thái độ:- HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Bảng phụ

(26)

2. Học sinh: Vở BT Toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Kiểm tra bài cũ(4’)

- Muốn cộng 2 phân số cùng mẫu số ta làm như thế nào?

- Gv nhận xét.

2. Bài mới a. Gtb(1’)

b.Cách cộng 2 phân số khác mẫu số(10’)

Ví dụ: Có 1 băng giấy màu, bạn Hà lấy

2

1 băng giấy, An lấy 13 băng giấy.Hỏi cả 2 bạn đã lấy bao nhiêu phần của băng giấy ?

- Muốn biết hai bạn đã lấy bao nhiêu phần của băng giấy ta làm như thế nào?

Ghi: 21 + 13 = ?

Nhận xét về mẫu số của hai phân số này?

- Để thực hiện được phép cộng, ta làm như thế nào ?

21 + 13 = 63 + 62 = 65

- Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số, ta thực hiện theo những bước nào ?

Ví dụ:

5 4 +

3 2 = ?

- Muốn cộng 2 phân số khác mẫu số, ta làm như thế nào?

* Quy tắc: SGK:

c. Thực hành

Bài tập 1(7’): Tính.

- Yêu cầu thực hiện cộng hai phân số khác mẫu số ?

Nhận xét, chữa bài

Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào ?

Bài tập 2(7’): Tính (theo mẫu):

- Yêu cầu HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.

- 2 Hs lên bảng làm bài.

- HS nhận xét.

- 1 Hs đọc ví dụ

- Thực hiện phép tính cộng.

- Hai phân số khác mẫu số.

- HS qui đồng mẫu số 2 phân số rồi thực hiện tính cộng.

- 1 Hs thực hiện, lớp làm nháp B1: Qui đồng mẫu số hai phân số.

B2: Cộng hai phân số.

- 1 Hs lên bảng làm bài.

- Lớp làm vào nháp-Chữa nhận xét.

Quy đồng mẫu số 2 phân số rồi..

Hs đọc

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- 2 Hs làm bảng, lớp làm vào vở . - Nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- HS làm vở, 2 HS làm bảng phụ.

a) 12

6 12

3 12

3 4 1 12

3

b) 25

19 25 15 25

4 5 3 25

4

(27)

- Gv nhận xét, chốt lại kết quả đúng.

Bài tập 3:(6’) - Gọi HS đọc bài.

- Hướng dẫn phân tích đề bài.

- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?

- Nhận xét 2 phân số chỉ số phần đường ô tô đi được trong 2 giờ?

- Yêu cầu HS làm vở, 1 em làm bảng phụ.

- Gọi HS trình bày kết quả, nhận xét.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

- Muốn cộng các phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?

- Nhận xét giờ học.Tuyên dương hs.

- Về nhà học để nắm chắc cách cộng phân số,chuẩn bị bài sau.

c) 81 26 +

27 4 =

81 26 +

81 38 81 12

d) 64

61 64 56 64

5 8 7 64

5

- Hs nhận xét - 1 HS đọc đề bài.

- HS tóm tắt bài toán.

- HS làm vở, 1 em làm bảng phụ Bài giải

Sau 2 giờ ôtô đi được là:

56 37 7 2 8

3 ( quãng đường ) Đáp số:

56

37quãng đường

- 2 HS nhắc lại: Muốn cộng 2 phân số khác MS, ta cần quy đồng MS hai phân số rồi cộng 2 tử số đó

____________________________________

Tập làm văn

TIẾT 45: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức: Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu.

2.Kĩ năng: Viết được một đoạn văn miêu tả lá (thân, gốc) của cây em thích.

3.Thái độ: HS có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: bảng phụ

2. Học sinh: Vở BT Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CƠ BẢN

1. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Đọc kết quả quan sát của em về một cái cây mà em thích ?

- Gv nhận xét 2. Bài mới

a. Gtb(1’): Nêu nhiệm vụ tiết học b. Hướng dẫn làm bài

- Hs đọc bài.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài- 4 Hs đọc 4 đoạn

(28)

Bài tập 1(15’): Nhận xét về cách tả

- Dưới đây là một số đoạn văn tả lá, thân và gốc một số loài cây. Theo em, cách tả của tác giả trong mỗi đoạn văn có gì đáng chú ý ?

- Gv giúp đỡ Hs khi cần.

- Gv nhận xét, chốt ý kiến của học sinh Bài tập2(15’): Viết đoạn văn tả một bộ phận của cây (lá, thân, gỗ) của cây em thích.

Em chọ tả bộ phận nào ?

- Gv theo dõi, uốn nắn học sinh viết bài.

- Gv nhận xét, những đoạn văn viết hay.

3.Củng cố, dặn dò(4’)

Muốn viết được những đoạn văn miêu tả cây cối được hay, thú vị ta cần đảm bảo yêu cầu gì ?

- Nhận xét tiết học. Tuyên dương hs.

- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.

của 4 bài văn

- trao đổi theo nhóm bàn

- Đại diện báo cáo. Lớp nhận xét.

a, Tả sự thay đổi của lá bàng theo thời gian bốn mùa: xuân, hạ, thu,

b, Tả sự thay đổi của cây cối giã từ mùa đông sang mùa xuân. Hình ảnh so sánh:

nó như một con quái vật già nua, cau có và ... Hình ảnh nhân hoá làm cho cây sồi cũng có tính cách như con người:

Mùa đông, cây sồi già cau có, ...

- Hs đọc yêu cầu bài.

- Nêu bộ phận cây mà mình chọn tả.

- Tự viết bài.

- Nối tiếp đọc bài.

- Lớp nhận xét.

- 1 hs trả lời

Khoa học

TIẾT 46: BÓNG TỐI

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức:- Nêu được bóng tối ở phía sau vật cản sáng khi vật này được chiếu sáng.

2.Kĩ năng:- Nhận biết được khi vị trí của vật cản sáng thay đổi thì bóng của vật thay đổi.

3.Thái độ:- HS yêu thích môn học,thích khám phá thế giới.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Vải, bìa, kéo.

2. Học sinh: Vải, bìa, kéo

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ(5’)

- Nêu ví dụ về vật tự phát sáng và vật được chiếu sáng ?

Mắt ta nhìn thấy vật khi nào?

- 2 Hs trả lời.

- Lớp nhận xét.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá (thân, gốc) một

- Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả một loài

KT: HS nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả cây cối, viết được một đoạn văn miêu miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây.. KN: Nhận

*Mục tiêu: Nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1); viết được đoạn văn ngắn tả lá

Kiến thức: Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây

- HS nhận biết được một số điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối trong đoạn văn mẫu (BT1). - HS viết được đoạn văn ngắn tả lá

1.Kiến thức: Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu. 2.Kĩ

1.Kiến thức: Nhận biết được một số đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở một số đoạn văn mẫu. 2.Kĩ