• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TAKSON HUẾ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TAKSON HUẾ"

Copied!
103
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----  ----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TAKSON HUẾ

PHAN THỊ THÙY LINH

Niên khóa: 2015-2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ----  ----

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TAKSON HUẾ

Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn:

Phan ThịThùy Linh TS. HồThị Hương Lan Lớp: K49D-QTKD

Niên khóa: 2015-2019

Huế, tháng 04năm 2019

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cán bộ giảng viên Trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bị cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường. Đặc biệt là TS. Hồ Thị Hương Lan, người đã hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp, cô đã đưa ra những đóng góp quý báu trong suốt quá trình làm bài để tôi hoàn thành bài khóa luận một cách tốt nhất.

Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban lãnh đạo, phòng Kế toán, phòng Hành chính - Nhân sự Công ty TNHH MTV Takson Huế đã nhiệt tình giúp đỡ hướng dẫn, cung cấp những tài liệu thực tế để tôi hoàn thành được đề tài nghiên cứu này.

Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn đến tất cả người thân, gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.

Cuối cùng, với sự cố gắng và nổ lực tôi đã hoàn thành bài khóa luận này nhưng vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, phản hồi từ Hội đồng xét tốt nghiệp Khoa Quản Trị kinh Doanh – Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế để bài khóa luận tiếp tục hoàn thiện.

Một lần nữa, tôi xin ghi nhận tất cả những sự giúp đỡ quý báu đó.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 04 năm 2019 Sinh viên thực hiện Phan Thị Thùy Linh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DN: Doanh nghiệp

NLĐ: Người lao động

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

MTV: Một thành viên

ĐKLĐ: Điều kiện lao động

SXKD: Sản xuất kinh doanh

BHXH: Bảo hiểm xã hội

TNLĐ-BNN: Tai nạn lao động–Bệnh nghềnghiệp

THPT: Trung học phổthông

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...1

1. Lý do chọn đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung...2

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụthể...2

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu...2

3.1. Đối tượng nghiên cứu ...2

3.2. Phạm vi nghiên cứu...2

4. Phương pháp nghiên cứu...3

4.1. Phương pháp thu thập dữliệu ...3

4.1.1. Số liệu thứ cấp...3

4.1.2. Số liệu sơ cấp...3

4.1.3. Mẫu điều tra...3

4.1.4. Điều tra phỏng vấn bảng hỏi...4

4.2. Phương pháp phân tích dữliệu...4

5. Kết cấu đềtài...5

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢNGHIÊN CỨU...6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG DOANG NGHIỆP...6

1.1. Một sốvấn đề liên quan đến điều kiện lao động trong doanh nghiệp...6

1.1.1. Một sốkhái niệm...6

1.1.1.1. Điều kiện lao động...6

1.1.1.2. Môitrường lao động...6

1.1.1.3. Cải thiện điều kiện lao động...7

1.1.1.4. Sự cần thiết cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp...7

1.1.2. Các yếu tốcủa điều kiện lao động ...7

1.1.2.1. Nhóm các yếu tố thuộc về Vệ sinh –y tế...7

1.1.2.2. Nhóm các yếu tố thuộc về Thẩm mỹ học

Trường Đại học Kinh tế Huế

...12
(6)

1.1.2.3. Nhóm các yếu tố thuộc về Tâm lý - xã hội...13

1.1.2.4. Nhóm các yếu tố thuộc về Tâm- sinh lý lao động...14

1.1.2.5. Nhóm các yếu tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động...16

1.1.3. Một sốnghiên cứu liên quan đến điều kiện lao động ...17

1.1.4. Khung lý thuyết đánh giá điều kiện lao động ...19

1.2. Cơ sởthực tiễn về điều kiện lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam...19

1.2.1. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệpở Việt Nam ...19

1.2.2. Kinh nghiệm cải thiện điều kiện lao động tại các doanh nghiệpởViệt Nam .21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY MTV TAKSON HUẾ...24

2.1. Tổng quan vềCông ty TNHH MTV Takson Huế...24

2.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển...24

2.1.2. Chức năng, lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH MTV Takson Huế...25

2.1.2.1. Chức năng...25

2.1.2.2. Lĩnh vựchoạt động...25

2.1.3. Cơ cấu tổchức bộmáy quản lý của Công ty ...26

2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý...26

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ...27

2.1.4. Nguồn lực của Công ty ...28

2.1.4.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016-2018...28

2.1.4.2. Tình hình laođộng của công ty giai đoạn 2016- 2018 ...31

2.1.4.3. Tình hình kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2016-2018....34

2.2. Đánh giá điều kiện laođộng của Công ty TNHH MTV Takson Huế...36

2.2.1. Điều kiện vềchế độlàm việc, nghỉ ngơi...36

2.2.2. Hệthống an toàn vệ sinh lao động trong công ty ...38

2.2.3. Đặc điểm của môi trường lao động trong Công ty TNHH MTV Takson Huế39 2.2.3.1. Nhóm các yếu tố thuộc về vệ sinh – y tế...39

2.2.3.2. Nhóm các yếu tố thuộc về thẩm mỹ học...43

2.2.3.3. Nhóm các yếu tố thuộc về tâm-sinh lý lao động...43

2.2.3.4. Nhóm các yếu tố thuộc về tâm lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

- xã hội...45
(7)

2.2.3.5. Nhóm các yếu tố thuộc về điều kiện sống của người lao động...45

2.2.4. Đánh giá điều kiện lao động của Công ty TNHH MTV Takson Huếtừquan điểm người lao động ...46

2.2.4.1. Đặc điểm mẫu khảo sát...46

2.2.4.2.Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Vệ sinh –y tế”...47

2.2.4.3. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Thẩm mỹ học”...49

2.2.4.4. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Tâm sinh lý lao động”..51

2.2.4.5. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Tâm lý xã hội”...53

2.2.4.6. Đánh giá của người lao động về nhóm nhân tố “Điều kiện sống của người lao động”...55

2.3. Đánh giá chung về điều kiện lao động của Công Ty TNHH MTV Takson Huế...57

2.3.1. Những kết quả đạt được ...57

2.3.2. Những hạn chếvề điều kiện lao động tại Công ty TNHH MTV Takson Huế57 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY TNHH MTV TAKSON HUẾ...59

3.1. Giải pháp cho điều kiện “Vệsinh y tế”...59

3.2. Giải pháp cho điều kiện “Thẩm mỹhọc”...59

3.3. Giải pháp cho điều kiện “Tâm sinh lý lao động”...59

3.4. Giải pháp cho điều kiện “Tâm lý xã hội”...60

3.5. Giải pháp cho “Điều kiện sống của người lao động”...60

3.6. Các giải pháp khác...60

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...62

1. Kết luận...62

2. Kiến nghị...63

TÀI LIỆU THAM KHẢO...64

PHỤLỤC 1...65

PHỤLỤC 2...68

PHỤLỤC 3...71

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình tài sản, nguồn vốn củaCông ty giai đoạn 2016-2018 ...29

Bảng 2.2. Tình hình laođộng của công ty giai đoạn 2016 - 2018 ...32

Bảng 2.3. Tình hình kết quảhoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2016-2018 ...35

Bảng 2.4. Một sốthiết bịbảo hộlao động nhập 2018...39

Bảng 2.5. Kết quả đo đạc tiếngồn và gia tốc rung...42

Bảng 2.6. Đặc điểm mẫu khảo sát tại Công ty TNHH MTV Takson Huế...46

Bảng 2.7. Đánh giá của người lao động vềnhóm nhân tố “Vệsinh–y tế”...47

Bảng 2.8. Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “Vệsinh–y tế”...48

Bảng 2.9. Đánh giá của người lao động vềnhóm nhân tố “Thẩm mỹhọc”...49

Bảng 2.10. Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “Thẩm mỹhọc”...50

Bảng 2.11. Đánh giá của người lao động vềnhóm nhân tố “Tâm sinh lý lao động”....51

Bảng 2.12. Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “Tâm sinh lý lao động”...52

Bảng 2.13. Đánh giá của người lao động vềnhóm nhân tố “Tâm lý xã hội”...53

Bảng 2.14. Kiểmđịnh One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “Tâm lý xã hội”...54

Bảng 2.15. Đánh giá của người lao động vềnhóm nhân tố “Điều kiện sống của NLĐ” ...55

Bảng 2.16. Kiểm định One Sample T-test đối với nhóm nhân tố “Điều kiện sống của NLĐ”...56

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ1.1. Mô hình lý thuyết các nhóm nhân tố trong điều kiện lao động của PGS.TS Đỗ Minh Cương...18 Sơ đồ1.2. Mô hình lý thuyết ...19 Sơ đồ2.1. Sơ đồbộmáy quản lý Công Ty TNHH MTV Takson Huế...26

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một doanh nghiệp (DN) khi bắt đầu vào hoạt động để tồn tại và giữvững vịthếthì phải đặt ra mục tiêu đó là tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và giá thành sản xuất hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế, theo Tổ chức lao động Quốc Tế (ILO) ước tính mỗi năm số người chết do tai nạn và bệnh liên quan đến nghề nghiệp toàn cầu là 2,34 triệu người, trong đó, số người chết do bệnh nghề nghiệp khoảng 2,02 triệu người, thiệt hại kinh tế khoảng 2.800 tỉ USD. Tại Việt Nam, trong năm 2018 đã xảy 8.229 vụ tai nạn lao động làm chết 1.039người. Phần lớn nguyên nhân là do điều kiện lao động chưa được đảm bảo, trong quá trình sản xuất, các chủDN luôn coi nguyên vật liệu trong đó có năng lượng, lúc nào cũng tìm cách đưa giá thấp nhất trên thị trường mà ít khi tính đến việc khai thác yếu tốvề môi trường và con người. Việc sửdụng lao động cho thuê với giá rẻcủa các chủ DN không hề tính đến các nguy hại có thể xảy ra khi điều kiện lao động căng thẳng đãảnh hưởng xấu tới sức khỏe và năng suất lao động của người lao động.

Đối với các doanh nghiệp nói chung, Công ty TNHH MTV Takson Huế nói riêng, điều kiện lao động đóng vai trò rất quan trọng. Điều kiện lao động tốt hay không tốt một phần thểhiện lênthái độtrách nhiệm của doanh nghiệp trong công tác chăm lo đời sống và đảm bảo an toàn cho lao động. Một DN muốn thành công ngoài đảm bảo có nguồn vốn mạnh, công nghệ hiện đại, cơ sở hạ tầng vững chắc, sản phẩm và dịch vụ phù hợp nhu cầu thị trường… thì DN còn cần thiết phải có nguồn nhân lực chất lượng, trình độ, tận tình và nhiệt huyết đồng hành cùng với DN. Chính vì thế, điều kiện lao động ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nhân lực, đồng thời ảnh hưởng đến lợi nhuận và sựphát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Xuất phát từlý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá điều kiện lao động trong Công ty TNHH MTV Takson Huế” làm khóa luận tốt nghiệp.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mụctiêu nghiên cứu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng điều kiện lao động của Công ty TNHH MTV Takson Huế, từ đó đềra giải pháp cải thiện điều kiện lao động trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Hệthống hóa các vấn đềlý luận và thực tiễn về điều kiện lao động trong doanh nghiệp.

- Đánh giá điều kiện lao động thực tếtại Công ty TNHH MTV Takson Huế giai đoạn 2016–2018.

- Phân tích các nhóm yếu tố điều kiện ảnh hướng đến chất lượng và kết quả lao động trong Công ty TNHH MTV Takson Huế.

- Đề xuất các giải pháp để cải thiện điều kiện lao động trong Công ty TNHH MTV Takson Huế đến năm 2020.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đềtài tập trung vào điều kiện lao động của Công ty TNHH MTV Takson Huế.

- Đối tượng điều tra là lao động đang làm việc tại Công ty TNHH MTV Takson Huế

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: các yếu tốcấu thànhđiều kiện lao động, đánh giá của người lao động (NLĐ) về điều kiện lao động trong công ty và giải pháp cải thiện điều kiện lao động của công ty.

- Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Takson Huế.

- Phạm vi thời gian:

 Sốliệu thứcấp được thu thập và phân tích cho giai đoạn 2016–2018.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Các sốliệu sơ cấp được thu thập từtháng 1–03/2019.
(12)

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thậpdữ liệu 4.1.1. Số liệu thứ cấp

- Thông tin chung vềCông ty TNHH MTV Takson Huế: Lịch sửhình thành và phát triển, cở sở vật chất, tổng quan nguồn lao động, tình hình kết quả kinh doanh…

được lấy từphòng kếtoán của công ty.

- Thông tin vềnhóm các nhân tốcủa điều kiện lao động, đánh giá của người lao động… được tham khảo từ sách báo, internet, tạp chí các chuyên ngành đăng tải liên quan, thư viện trường Đại Học Kinh Tế.

4.1.2. Số liệu sơ cấp

-Được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra phỏng vấn người lao động trực tiếp đang làm việc tại công ty.

4.1.3. Mẫu điều tra -Kích thước mẫu:

Theo Hair và các cộng sự, đối với các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, kích thước mẫu thường được xác định dựa trên sốbiến quan sát cần phân tích. Thông thường, kích thước mẫu thường gấp 5 lần sốbiến quan sát trong thang đo và tốt nhất là gấp 10 lần sốbiến quan sát (Hair, Anderson, & Grablowsky, 1979). Theo Pedhazud và Schmelkin (1991), phương pháp phân tích nhân tố cần tối thiểu 50 quan sát cho mỗi nhân tố (Pedhazur & Schmelkin, 1991). Tabachnich và Fidell (1996) cho rằng, một nguyên tắc tổng quát tốt nhất cho phân tích nhân tốlà cần ít nhất 300 quan sát. Tabachnich và Fidell cũng đưa ra những gợi ý cho kích thước đối với phương pháp phân tích nhân tố: sốquan sát 50 là rất tệ, 100 là tệ, 200 là kích thước bình quân, 300 là tốt, 500 là rất tốt và hoàn hảo nếu như mẫu bao gồm 1.000 quan sát (Tabachnich & Fidell, 1996).

Theo “ Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc: số mẫu cần thiết để phân tích nhân tốphải lớn hơn hoặc bằng 5 lần sốbiến quan sát trong bảng hỏi để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Như vậy kích cỡ mẫu phải đảm bảo điều kiện như sau:

N≥ 31 x 5 ≥155

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

Với số lượng 31 biến quan sát trong bảng hỏi và phải đảm bảo tính phân phối chuẩn, dựa vào thời gian và nguồn lực tôi sẽ chọn điều tra 155 mẫu điều tra, tiến hành phỏng vấn thông qua bảng hỏi đã được xây dựng sẵn để đo lường các yếu tố tác động đến sự hài lòng của nhân viên về điều kiện lao động trong Công Ty TNHH MTV Takson Huế. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác cũng như mức độ thu hồi lại bảng hỏi, tôi tiến hành điều tra với số lượng bảng hỏi phát ra là 180 mẫu, thu về 170 bảng hỏi hợp lệ, 10 bảng không hợp lệ và người lao động không chịu hợp tác. Trong nghiên cứu mẫu càng lớn thì độ tin cậy càng cao, tôi quyết định lấy 170 mẫu để tiến hành nghiên cứu.

-Phương pháp chọn mẫu:

Hiện công ty đang có hơn 1000 lao động (trong đó lao động nữ chiếm hơn 70%). Tuy nhiên do số lượng lao động khá lớn tôi chọn ra 180 người ở các bộ phận làm việc khác nhau của công ty để dễdàng tiếp cận và nghiên cứu điều tra, từ đó tôi quyết định chọn nghiên cứu lựa chọn phương pháp thuận tiện.

4.1.4. Điều tra phỏng vấn bảng hỏi

Dùng phiếu điều tra với những câu hỏi đã chuẩn bị trước nhằm thu thập ý kiến người lao động trong Công ty TNHH MTV Takson Huế.

4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích dữliệu sửdụng trong khóa luận bao gồm:

- Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Các thang đo trong mô hình nghiên cứu được kiểm định độ tin cậy thông qua hệsố Cronbach’s Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được, đặc biệt là đối với những thang đo đo lường các khái niệm mới.

- Phương pháp thống kê mô tảnhằm mô tảnhững đặc tính cơ bản của dữliệu thu thập được từnghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

- Kiểm định giả thuyết thống kê nhằm đánh giá độ tin cậy và ý nghĩa thống kê của các kết quảnghiên cứu định lượng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

5. Kết cấu đề tài

Ngoài các phần mục, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu, phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo và phụlục, nghiên cứu này gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sởlý luận và thực tiễn về điều kiện lao động trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng về điều kiện lao động trong Công ty TNHH MTV Takson Huế

Chương 3: Giải pháp nhằm cải thiện điều kiện lao động trong Công ty TNHH MTV Takson Huế.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG DOANG NGHIỆP

1.1. Mộtsố vấn đề liên quan đến điều kiện lao động trong doanh nghiệp 1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Điều kiện lao động

Theo Bộ y tếviện sức khỏe nghề ngiệp và môi trường: “Điều kiện lao động là tổng thểcác yếu tốkỹthuật, tổchức lao động, kinh tế, xã hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều kiện lao động thểhiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất. Như vậy các quá trình lao động khác nhau sẽtạo nên môi trường lao động rất khác nhau, do đó mức độ tác động của chúng đến người lao động cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cùng một quá trình lao động như nhau, nhưng do được tổ chức hợp lý và tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, vệ sinh xây dựng, các tiêu chuẩn tổ chức nơi làm việc, hoặc thực hiện các giải pháp cải thiện ... nên những tác động có hại của các yếu tố trên tới sức khoẻ của người lao động có thể hạn chế được rất nhiều”

Theo PGS– TS Đỗ Minh Cương – “Điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ởViệt Nam” NXBCTQG –1996, trang 8: “ĐKLĐ tại nơi làm việc là tập hợp các yếu tố của môi trường lao động (các yếu tố vệ sinh, tâm sinh lý, tâm lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái, chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái sản xuất lao động và hiệu quả của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài”.

1.1.1.2. Môi trường lao động

Môi trường lao động là tổng thểcác yếu tốbao quanh một sinh thểhay quần thể sinh vật tác động lên cuộc sống. Môi trường bao gồm các yếu tốtự nhiên (đất đai, khí hậu), hệ sinh vật, động thực vật, cùng các yếu tố kinh tế xã hội (các hoạt động sản xuất, các quan hệ, phong tục tập quán, văn hóa… ) hay theo quy định nghĩa vụ của Luật Bảo vệ môi trường thì môi trường bao gồm: “các yếu tố

Trường Đại học Kinh tế Huế

tự nhiên và các yếu tố
(16)

vật chất, xã hội nhằm tạo ra quan hệ mật thiết với nhau bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sản xuất sựtồn tại và phát triển của con người tựnhiên”.

1.1.1.3. Cải thiện điều kiện lao động

Cải thiện điều kiện lao động là làm thế nào để đưa các yếu tốcủa điều kiện lao động vào trạng thái tốt nhất, tối ưu nhất đểchúng không gâyảnh hưởng xấu đến người lao động và môi trường xung quanh. Ngược lại, chúng còn có tác động thúc đẩy củng cốsức khoẻ, nâng cao khả năng làm việc của người lao động.

Cải thiện các điều kiện lao động có một ý nghĩarất quan trọng trong tổchức lao động khoa học. Nếu điều kiện lao động tốt và thuận lợi thì sự hứng thú của lao động đối với công việc sẽ cao. Đồng thời cải thiện ĐKLĐ là một nhân tốquan trọng đểnâng cao năng suất lao động và bảo vệsức khoẻ cho người lao động.

1.1.1.4. Sự cần thiết cải thiện điều kiện lao động trong doanh nghiệp

Trên thực tế, ĐKLĐ có ảnh hưởng rất lớn đến người lao động. Nếu được làm việc trong điều kiện lao động tốt, thuận lợi, sức khỏe của người lao động được đảm bảo, họ sẽ hăng hái tham gia lao động sản xuất, làm cho năng suất lao động cao.

Ngược lại, ĐKLĐ không tốt, không thuận lợi làm cho sức khỏe của công nhân bị giảm sút, quá trình thực hiện công việc trì trệ, năng suất lao động thấp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chung của doanh nghiệp.

Tuy nhiên không phải chủ doanh nghiệp nào cũng nhận thức rõ vấn đề này để cải thiện tốt ĐKLĐ. Vốn dĩ không ít chủdoanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không quan tâm đến ĐKLĐ khiến cho chúng trở thành những yếu tố nguy hại đến sức khỏe của người lao động.

Từnhững lý do trên cho thấy vấn đề cải thiện ĐKLĐ trong các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết và cấp bách, đòi hỏi không chỉ người sử dụng lao động, người lao động mà các cấp, các ngành phải quan tâm.

1.1.2. Các yếu tốcủa điều kiện lao động

1.1.2.1. Nhóm các yếu tố thuộc về Vệ sinh – y tế

Vi khí hậu

Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp gồm các yếu tố: Nhiệt độ,

Trường Đại học Kinh tế Huế

độ ẩm, bức xạnhiệt và vận tốc chuyển động của không khí.
(17)

Điều kiện vi khí hậu trong sản xuất phụthuộc vào tính chất của quá trình công nghệvà điều kiện khí hậu của từng địa phương.

+ Nhiệt độ:

Nhiệt độ là nguồn nhiệt được tạo nên bởi năng lượng tự nhiên hoặc nhân tạo trong quá trình hoạt động sản xuất. Nhiệt độ thay đổi theo các địa dư khác nhau, theo thời gian trong ngày, theo mùa và theo quy trình sản xuất. Nhiệt độthểhiện sựhấp thụ nhiệt của không khí và các vật thể xung quanh con người.

 Trong sản xuất có các nguồn sinh nhiệt chủyếu sau:

• Nhiệt độ do cơ năng máy móc hoạt động sinh ra.

• Các lòđun, nồi hơi.

• Hơi nóng từcácống dẫn vật đựng, khe hởlò cao.

• Ánh sáng mặt trời, hệthống chiếu sáng nhân tạo.

• Cơ thểcông nhân tỏa ra khi làm việc.

+Độ ẩm:

 Độ ẩm là yếu tốngoại cảnhảnh hưởng đến sức khoẻcông nhân.

 Độ ẩm tuyệt đốilà lượng hơi nước (tính bằng gram) chứa trong một không khí.

 Độ ẩm cực đại là lượng hơi nước bão hoà (tính bằng gram) chứa trong một không khíởmột nhiệt độ nhất định.

 Độ ẩm tương đối là thương số của độ ẩm tuyệt đối của không khí và độ ẩm cực đại ứng với cùng một nhiệt độ nhất định. Độ ẩm tương đối thích hợp với con người là : 75-85 %

 Tác động của độ ẩm tới sức khoẻ con người:

Khi độ ẩm quá cao: Làm giảm lượng ôxy hít thở vào phổi (do hàm lượng hơi nước trong không khí tăng lên), cơ thể thiếu ôxy sinh uểoải, phản xạchậm, dễgây tai nạn.

Khi độ ẩm cao: Làm tăng lắng đọng hơi nước, nền cement trơn trượt, dễ ngã.

Làm tăng khả năng chạm mass mạch điện, dễgây chạm chập, tai nạn điện.

Khi độ ẩm thấp: Không khí hanh khô, da khô nẻ, chân tay nứt nẻgiảm độlinh

hoạt, dễ

Trường Đại học Kinh tế Huế

gây tai nạn.
(18)

+Bc xnhit

Là những hạt năng lượng truyền trong không khí dưới dạng sóng điện từ bao gồm: tia hồng ngoại, tia sáng thường và tia tử ngoại, bức xạnhiệt của các vật thể đen được nung nóng gây ra.

Tiêu chuẩn vệ sinh cho phép 1cal/cm2.phút + Ở các xưởng rèn, đúc cường độ bức xạcó thểlên tới 5-10 cal/cm2.phút

Tiếngồn và rung chuyển

Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn. Gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Tiếngồn vật lý là những dao động sóng âm với cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự và được lan truyền trong môi trường đàn hồi. Đơn vị đo tiếngồn là dB.

 Tác hại của tiếngồn:

Tiếngồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệthần kinh trung ương, rồi đến hệtim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích giác.

Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếngồn.

Cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn.

Hệthần kinh trung ương: tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộnão gâyđau đầu, chóng mặt, sợhãi, giận dữvô cớ.

Hệtim mạch: tiếng ồn làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.

Dạdày: tiếng ồn làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạdày, làm rối loạn sựco bóp, gây viêm loét dạdày.

Tiếngồn cóảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người lao động.

Rung chuyển là những dao động của những vật dụng, máy móc, thiết bị nào đó…

Rung chuyển xảy ra rất phổ biến trong sản xuất. Ngày nay máy móc được sử dụng nhiều nên số người tiếp xúc với rung cũng ngày một tăng. Các máy móc gây rung với các tần số khác nhau, biên độ khác nhau, gia tốc khác nhau sẽ gây hại cho cơ thể một cách toàn thân hay cục bộ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Chiếu sáng không hợp lý

- Tác hại của việc chiếu sáng không hợp lý

Độ chiếu sáng không đầy đủ:

+ Nếu làm việc trong điều kiện chiếu sáng không đạt tiêu chuẩn, mắt phải điều tiết quá nhiều trởnên mệt mỏi. Tình trạng mắt bịmệt mỏi kéo dài sẽ gây ra căng thẳng làm chậm phản xạthần kinh, khả năng phân biệt của mắt đối với sựvật dần dần bị sút kém.

+ Công nhân trẻtuổi hoặc công nhân trong lứa tuổi học nghềnếu làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng kéo dài sẽsinh ra tật cận thị.

+ Nếu ánh sáng quá nhiều, sựphận biệt các vật bị nhầm lẫn dẫn đến làm sai các động tác và do đó sẽxảy ra tai nạn trong lao động, đồng thời giảm năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Độ chiếu sáng quá chói:

+ Nếu cường độ chiếu sáng quá lớn hoặc bố trí chiếu sáng không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng loá mắt làm cho nhức mắt, do đó làm giảm thịlực của công nhân.

+ Hiện tượng chiếu sáng chói loá buộc công nhân phải mất thời gian để cho mắt thích nghi khi nhìn từ trường ánh sáng thường sang trường ánh sáng chói và ngược lại làm giảm sựthụ cảm của mắt, làm giảm năng suất lao động, tăng phế phẩm và xảy ra tai nạn lao động.

Bụi trong sản xuất

Khái niệm bụi trong sản xuất

-Nhiều quá trình sản xuất trong thi công và công nghiệp vật liệu xây dựng phát sinh rất nhiều bụi. Bụi là những vật chất rất bé ở trạng thái lơ lững trong không khí trong 1 thời gian nhất định.

-Khắp nơi đều có bụi nhưng trên công trường, trong xí nghiệp, nhà máy có bụi nhiều hơn.Vềmặt kinh tế, bụi làm hỏng sản phẩm. Nhưng chủ yếu bụi gây tác hại lớn đối với sức khỏe người lao động, làm giảm năng suất của người lao động.

Phân loại bụi

+Căn cứvào nguồn gốc của bụi có các loại sau:

 Bụi hữu cơ gồm có:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

- Bụi động vật sinh ra từ 1 động vật nào đó: bụi lông, bụi xương...

- Bụi thực vật sinh ra từ1 sinh vật nào đó: bụi bông, bụi gỗ...

 Bụi vô cơ gồm có:

- Bụi vô cơ kim loại như bụi đồng, bụi sắt...

- Bụi vô cơ khoáng vật: đất đá, ximăng, thạch anh,...

- Bụi hỗn hợp: do các thành phần vật chất trên hợp thành.

+ Theo mức độnhỏcủa bụi:

 Nhóm nhìn thấy được với kích thước lớn hơn 10mk.

 Nhóm nhìn thấy qua kính hiển vi vi kích thước từ0.25-10mk.

 Nhóm kích thước nhỏ hơn chỉnhìn qua kính hiển vi điện tử.

Độc hại trong sản xuất

Môi trường có những yếu tố độc hại trong sản xuất bao gồm những yếu tố độc hại gâyảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động như:

+ Hóa chất là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có bản chất tự nhiên hay tổng hợp. Hóa chất khác nhau có độc tính khác nhau, chỉcần một liều lượng nhỏxâm nhập vào cơ thể cũng gây tác hại đến sức khỏe, nguy hiểm là gây nhiễm độc cấp tính hoặc nhiễm độc mãn tính, có chất gây ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, gây ung thư….Thường phổbiến thì các thểdạng của hóa chất như là bụi, sương mù, khói ở dạng thểlỏng và khí với kích thước mà mắt thường khó có thểnhìn thấy được.

+ Theo Volcova Z.A (1977), nguyên nhân của các nhiễm độc trong sản xuất thường gặp là: 40% do vi phạm luật an toàn vệ sinh lao động, 22% do các biện pháp kỹthuật chưa đảm bảo và vi phạm quy trình công nghệ, 15% do thiếu hoặc hiệu lực kém của hệthống thông gió thải độc, 12% do bảo hộ lao động kém, 11% là các nguyên nhân khác.

Điều kiện vệsinh và sinh hoạt

Hệ thống nhà vệ sinh phải đầy đủ vị trí thuận tiện bảo đảm vệ sinh. Trung bình tối thiểu 25 người phải có 01 nhà vệ sinh. Có hệ thống chiếu sáng và thông gió, hệ thống thoát nước dễ dàng loại bỏ chất thải và bảo đảm vệ sinh. Xây dựng sao cho hướng gió chính không thổi từ khu vực nhà vệ sinh sang khu vực chế biến, bảo quản và bày bán thực phẩm. Cách ly hoàn toàn và mở

Trường Đại học Kinh tế Huế

cửa không được hướng vào khu vực
(21)

chế biến, bảo quản thực phẩm và phải có bồn rửa tay; có bảng chỉ dẫn “Rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh” đặtởvịtrí dễngay sau khi mở cửa ra khỏi phòng vệsinh.

1.1.2.2. Nhóm các yếu tố thuộc về Thẩm mỹ học

Yếu tố thẩm mỹ trong lao động được hiểu là những giá trị tác động tới tâm lý người lao động, hiệu quả sản xuất và an toàn lao động . . . Trong lao động không chỉ có một mà có thể có nhiều yếu tố thẩm mỹ cùng tham gia. Việc đưa các yếu tố thẩm mỹ vào lao động sản xuất là một biện pháp có hiệu quả lớn nhằm hạthấp sự mệt mỏi và nâng cao năng suất lao động. Nhóm điều kiện thẩm mỹcủa lao động bao gồm các yếu tố:

• Bốtrí không gian sản xuất và sựphù hợp với thẩm mỹ.

• Sựphù hợp của trang thiết bịvới yêu cầu của thẩm mỹ.

• Một sốnhân tốkhác của thẩm mỹ: màu sắc, âm nhạc, trang trí, cảnh quan môi trường.

Màu sắc trong lao động sản xuất:

+ Các công trình nghiên cứu sinh lý học và tâm lý học hiện đại cho rằng cơ quan thị giác là cơ quan thu nhận khoảng 90 % lượng thông tin từbên ngoài vào não. Vì vậy việc thẩm mỹ hóa môi trường xung quanh con người phải được thực hiện để có thểtác động được nhiều qua chi giác nhìn.

+ Màu sắc cóảnh hưởng quan trọng đối với thái độvà cảm xúc của lao động. Khi đôi mắt nhìn thấy một màu sắc, nó sẽ liên lạc với vùng não dưới đồi, tiếp đến sẽ gửi một chuỗi các tín hiệu đến tuyến yên, vào hệ thống nội tiết và sau đó đến tuyến giáp.

Cuối cùng các tín hiệu tuyến giáp sẽtiết ra các hormone tác động đến tâm trạng, cảm xúc và hành vi của con người. Đồng thời gâyảnh hưởng đến sức làm của con người, đến kết quả lao động của con người cảvềmặt số lượng lẫn chất lượng.

Âm nhạc trong lao động sản xuất

+ Môi trường làm việc có âm thanh như tiếng nhạc hoặc tiếng trò chuyện văng vẳng tốt hơn là sự im lặng, âm nhạc tác động mạnh mẽ đến con người, nó là yếu tố kích thích khả năng sáng tạo, làm giảm sự mệt mỏi căng thẳng trong công việc. Hiện nay, âm nhạc được sửdụng rộng rãi tại các xí nghiệp, công xưởng nơi người lao động thực hiện những công việc đơn điệu, quen thuộc bận tâm chú ý.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

Cây xanh và cảnh quan môi trường.

+ Cây xanh là một yếu tố cảnh quan thiên nhiên, hay có thể nói là một yếu tố sinh thái quan trọng, tạo thành không gian trống và có vai tròđặc biệt trong nghệthuật tổchức không gian trống đô thịvà khu công nghiệp. Cây xanh có nhiều loại hình ( cây to, bụi cây, thảm cỏ, khóm hoa…) đa dạng về hình khối và phong phú về màu sắc.

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, cây xanh biến đổi không ngừng và thường tạo nên những cảm giác sinh động, kỳ ảo, thông qua sự thay đổi của chiều cao, vòm cây, tán lá, thân, cành, màu sắc, hoa…Cây xanh làm cho môi trường cảnh quan biến hóa theo thời gian và không gian.

+Do đó ngoài những tác động tích cực về môi trường, vật lý kiến trúc và bảo vệ sức khỏe, cây xanh còn gây nên những cảm giác thẩm mỹhết sức phong phú, giúp môi trường lao động trởnên thân thiện hơn với tựnhiên, bên cạnh đó còn tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người lao động, có tác dụng vệ sinh phòng bệnh, nâng cao hiệu quả công việc, phát huy tính sáng tạo.

1.1.2.3. Nhóm các yếu tố thuộc về Tâm lý - xã hội

Trong quá trình CNH – HĐH đất nước hiện nay, sựphát triển mạnh mẽcủa nền kinh tếthì con người luôn muốn nhận được nhiều thứtừcông việc chứkhông phải chỉ có tiền và các thành tựu nhìn thấy, họmuốn có được những thỏa mãn nhu cầu quan hệ trong tập thể, sự biết quan tâm người lãnh đạo, khen thưởng một cách công bằng của tổ chức, doanh nghiệp khi người lao động có sáng kiến nhằm tạo điều kiện để thi đua giữa người lao động với nhau. Trong đó, yếu tốtâm lý xã hội cũng nên được quan tâm đến và các yếu tốtâm lý–xã hội bao gồm:

+ Bầu không khí làm việc: Trong thực tế sản xuất cho thấy rằng, ở mọi tập thể với bầu không khí tâm lý càng tích cực bao nhiêu, cá nhân trong tập thể quan hệvới nhau thân thiện bao nhiêu thì khối lượng và chất lượng sản phẩm càng cao bấy nhiêu mối quan hệ của con người với lao động càng tốt hơn, việc thực hiện các quy chếlao động như kỷluật lao động, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân đối với sản phẩm của mình, việc đảm bảo an toàn lao động ở tập thể đó càng tốt bấy nhiêu. Trái lại, ở một tập thểmà bầu không khí tẻnhạt, căng thẳng sẽtạo ra cảm xúc, tâm trạng tiêu cực cho các thành viên, dễ

Trường Đại học Kinh tế Huế

dàng hình thành nên các nhóm không chính thức, đối nghịch với tập
(23)

thể. Trong tập thể này, cá nhân ít gắn bó với tập thể, ít có sự quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, nảy sinh nhiều mâu thuẫn nội bộ, hay xẩy ra cãi lộn, đấu đá.

+ Điều kiện phát triển khả năng làm việc: Ở DN có môi trường làm việc với những chính sách tốt về thiđua, thăng tiến khiến cho con người trở nên hứng thú, có động lực phát huy khả năng sáng tạo. Ngược lại nếu không có những phong trào thi đua thì tiềm lực của DN sẽ không được khai thác phát triển xa.

+ Trong các doanh nghiệp, mối quan hệgiữa công nhân với ban lãnhđạo, quan hệ giữa người lao động với nhau có vai trò rất quan trọng, nó không những tác động đến tâm lý của mỗi con người mà còn ảnh hưởng đến cả một tập thể. Nếu những mối quan hệ đó được các DN quan tâm sâu sắc thì sự ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của công ty là rất đáng kể. Ngược lại, việc DN không mấy để tâm đến tiếng nói, ý kiến của lao động thì có tác hại khôn lường. Bởi khi có những mối quan hệtốt thường làm cho con người tựtin làm việc, không lo sợ ganh đua, có khả năng phát huyý kiến sáng tạo cá nhân, thúc đẩy sựphát triển của DN.

1.1.2.4. Nhóm các yếu tố thuộc về Tâm - sinh lý lao động

Biến đổi sinh lý các hthống cơ quan của cơ thểtrong quá trình làm vic Đó là sựbiến đổi nhịp tim khi cường độ lao động làm việc nhanh, căng thẳng thì các tế bào trong cơ thểhoạt động mạnh khi đó nhu cầu lấy oxi của phổi cao và tim đập nhanh đểlấy oxi đủcung cấp cho cơ thểhoạt động. Làm tăng mức tiêu hao năng lượng của cơ thể. Có thể khi làm việc quá căng thẳng thì sẽ ảnh hưởng đến hệthần kinh gây strees nghềnghiệp.

Tư thế trong lao động

“Tư thế lao động” chỉ mối liên quan qua lại của các đoạn cơ thể với nhau (không phụ thuộc vào hướng của cơ thể trong không gian và tương quan của cơ thể với chân đế) khi thực hiện các thao tác lao động.

Có hai tư thế phổbiến nhất trong lao động là tư thế lao động đứng và tư thế lao động ngồi. Ngoài ra, còn có một số tư thế lao động hãn hữu khác như quỳ, nằm, bò, ngồi xổm, kiễng chân…

Trong thực tế, có nhiều loại lao động có tư thế khá hợp lý về phương diện nhân trắc cơ sinh nhưng người lao động vẫn luôn phàn nàn về

Trường Đại học Kinh tế Huế

cảm giác đau mỏi cơ do các
(24)

cơ tham gia vào duy trì tư thếphải chịu gánh nặng vận cơ tĩnh trong thời gian dài, đặc biệt ởnhững công việc không có khả năng thay đổi tư thếtrong quá trình laođộng. Để dễphân biệt, các chuyên gia trong lĩnh vực này đã chia làm hai loại:

+ Trong quá trình làm việc, người lao động phải giữmãi một tư thế để khỏi ảnh hưởng đến sản xuất gọi là tư thếbắt buộc.

+ Trong quá trình làm việc người lao động có sự thay đổi từ tư thế này sang tư thếkhác mà khôngảnh hưởng đến sản xuất gọi là tư thếdễchịu.

Vì vậy, trong mỗi doanh nghiệp sản xuất, tùy theo tính chất công việc, mà người lao động linh hoạt với tư thế lao động của mình cộng với sự quan tâm giúp đỡ của người sử dụng lao động để đảm bảo được sức khỏe của người lao động và năng suất của doanhnghiệp.

Mt mỏi trong lao động

Khái niệm mệt mỏi trong lao động

Mệt mỏi là trạng thái tạm thời của cơ thể xảy ra sau 1 thời gian lao động nhất định. Mệt mỏi trong laođông thể hiệnởchỗ:

• Năng suất lao động giảm

• Số lượng phếphẩm tăng lên

• Dễbịxảy ra tai nạn lao động

- Khi mệt mỏi, người lao động cảm giác khó chịu, buồn chán công việc. Nếu được nghỉ ngơi, các biểu hiện trên mất dần, khả năng lao động được phục hồi.

- Nếu mệt mỏi kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi thì không còn là hiện tượng sinh lý bình thường mà đã chuyển sang tình trạng bệnh lý do sựtích chứa mệt mỏi làm rối loạn các chức năng thần kinh vàảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Nguyên nhân gây ra mệt mỏi trong lao động:

 Lao động thủ công nặng nhọc và kéo dài, giữa ca làm việc không có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

 Những công việc có tính chất đơn điệu, kích thích đều đều gây buồn chán.

 Thời gian làm việc quá dài.

 Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại như tiếng ồn, rung chuyển quá lớn, nhiệt độánh sáng không hợp lý...

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

 Làm việcở tư thếgò bó:đứng ngồi bắt buộc, đi lại nhiều lần...

 Ăn uống không đảm bảo khẩu phần về năng lượng cũng như về sinh tố, các chất dinh dưỡng cần thiết...

 Những người mới tập laođộng hoặc nghềnghiệp chưa thành thạo...

 Bốtrí công việc quá khả năng hoặc sức khoẻmà phải làm những việc cần gắng sức nhiều...

 Do căng thẳng quá mức của cơ quan phân tích như thịgiác, thính giác.

 Tổchức lao động thiếu khoa học.

 Những nguyên nhân vềgia đình , xã hội ảnh hưởng đến tình cảm tư tưởng của người lao động.

Tính đơn điệu trong lao động

Tính đơn điệu trong công việc là trạng thái hoạt động lặp đi lặp lại một động tác.

Là tác dụng gây ức chế của các kích thích được lặp lại đều đều (quy luật chuyển từ hưng phấn sang ức chế).

Đơn điệu trong công việcảnh hưởng đến người lao động như làm mất hứng thú đối với việc làm, gây trí giác nhầm lẫn về độdài của thời gian, gây buồn ngủ.

1.1.2.5. Nhóm các yếu tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động

Các yếu tố điều kiện sống của người lao động bao gồm: thời gian làm việc nghỉ ngơi; việc đi lại, di chuyển từ nhà đến công ty; mức thu nhập của mỗi người hay các phong trào thi đua…

Đối với thời giờ làm việc:

Theo Luật Lao Động 10/2012/QH13 tại Điều 104 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:

+ Thời giờlàm việc bình thường không quá 08 giờtrong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.

+ Người sửdụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờtrong 01 tuần .

+ Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

+ Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủtrì phối hợp với BộY tếban hành.

Đối với mức thu nhập

+ Theo kết quả khảo sát do Viện Công nhân và Công đoàn phối hợp Ban Quan hệ Lao động thực hiện với 3.000 phiếu hỏi phát ra tại 150 doanh nghiệp ở 25 tỉnh, thành phố, ngành T.Ư có đông lao động công nghiệp, dịch vụ, đại diện các loại hình DN, vùng miền trên cả nước thì tổng thu nhập của một NLĐ hiện nay khoảng 5,53 triệu đồng/tháng, chỉ có 13,1% NLĐ có thu nhập hơn sáu triệu đồng/tháng.

+ Qua khảo sát, với thu nhập và chi tiêu hiện nay, có 32,1% NLĐ cho biết gia đình họcó khoản tiền tiết kiệm, trung bình 1,5 triệu đồng/tháng. Đây là khoản tiền mà NLĐ dành dụm để chi tiêu dịp lễ, Tết, lúc ốm đau, hoạn nạn, thất nghiệp và tích lũy đầu tư cho việc học hành của con em. So sánh thu nhập với chi tiêu của NLĐ và gia đình, kết quả cho thấy chỉ có 17,4% NLĐ cho biết có dư dật và tích luỹ; 43,7% cho biết vừa đủtrang trải cho cuộc sống; 26,5 % phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ; 12,5%

cho biết thu nhập không đủsống, phải làm thêm giờ.

Chính vì thế, các yếu tốvềthời giờ làm việc, mức thu nhập là tác nhân chính ảnh hướng rất lớn đến năng suất lao đông tại các DN.

1.1.3. Một sốnghiên cứu liên quanđến điều kiện lao động

Những năm gần đây, nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về môi trường lao động trong đó đềcập tới điều kiện lao động như:

- Đề tài “Nghiên cứu khảo sát thực trạng điều kiện lao động ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động chếbiến thủy sản nhằm đềxuất các giải pháp, cải thiện điều kiện lao động, bổsung danh mục bệnh nghềnghiệp” của Nguyễn Thị Phương Lâm (Trưởng ban chính sách kinh tếxã hội– Công đoàn thủy sản Việt Nam –BộThủy Sản) làm chủ nhiệm đề tài – tháng 7 năm 2002. Đề tài đã nghiên cứu tại 13 cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh ở cả ba miền: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Mục đích của đề tài này là nghiên cứu, khảo sát điều kiện lao động, môi trường lao động, sức khỏe và bệnh tật của người lao động chếbiến thủy sản bao gồm các yếu tố ảnh hưởng xấu nhất đến sức khỏe người lao động trong quá trình chế

Trường Đại học Kinh tế Huế

biến thủy sản (vi khí hậu, sinh học tư thếlao
(27)

động và thao tác làm việc). Khám và phân tích mối liên quan giữa tình hình sức khỏe và bệnh tật. Đồng thời đề tài cũng đềxuất các biện pháp cải thiện điều kiện lao động và đề nghị nhà nước bổ sung một số bệnh nghềnghiệp đặc trưng của ngành vào danh mục bênh nghềnghiệp được bảo hiểmởViệt Nam.

- Công trình nghiên cứu “Ảnh hưởng môi trường làm việc tới sức khỏe của công nhân công ty môi trường đầu tư Hà Nội” của Phạm Xuân Đạt – Giám đốc công ty môi trường đô thịHà Nội. Đềcập tới hai khía cạnh: môi trường lao động vàảnh hưởng của nó tới sức khỏe của người công nhân và môi trường xã hội -ảnh hưởng của nó tới tinh thần của người công nhân.

- Theo PGS.TS Đỗ Minh Cương điều kiện lao động bao gồm 4 nhóm nhân tố gồm nội dung: Nhóm nhân tốthuộc vềvệsinh y tế; nhóm nhân tốthuộc vềtâm sinh lý lao động; nhóm nhân tốthuộc vềtâm lý xã hội và nhóm nhân tốthuộc vềthẩm mỹhọc lao động.

Sơ đồ1.1. Mô hình lý thuyết các nhóm nhân tố trong điều kiện lao động của PGS.TS Đỗ Minh Cương

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

Nhóm nhân tốthuộc về vệsinh y tế

Nhóm nhân tốthuộc về tâm sinh lý lao động

Nhóm nhân tốthuộc về tâm lý xã

hội

Nhóm nhân tốthuộc về thẩm mỹ

học

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

1.1.4. Khung lý thuyết đánh giá điều kiện lao động

Thông qua một số nghiên cứu có liên quan đến điều kiện lao động và qua quá trình tìm hiểu các nghiên cứu trước đây, tác giả chọn mô hình lý thuyết nghiên cứu như sau:

Sơ đồ1.2. Mô hình lý thuyếtcác nhóm nhân tố của điều kiện lao động 1.2.Cơ sở thực tiễn về điều kiện lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam 1.2.1. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp ở Việt Nam

Theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu khoa học kỹthuật bảo hộ lao động, hiện nay trên cả nước, điều kiện làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thủ công nghiệp ở nước ta là chưa được tốt. Một số cơ sở sản xuất, người lao động phải làm việc trong điều kiện không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh, các yếu tốô nhiễm chủ yếu là bụi, hơi, khí độc hại, tiếng ồn khá cao, thường là vượt mức cho phép. Nhiều cơ sở sản xuất không có hệ thống kiểm soát ô nhiễm, không có hệ thống xử lý bụi, khí độc, tiếng ồn, người lao động vì miếng cơm manh áo phải chịu làm việc trong điều kiện thiếu an toàn. Không chỉ là tai nạn trong điều kiện làm việc ô nhiễm như vậy, người lao động còn phải làm việc quá giờ, làm tổn hại sức khỏe, ảnh Nhóm

nhân tố thuộc về vệsinh y

tế

ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

Nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ

học

Nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao

động

Nhóm nhân tố thuộc về tâm lý xã

hội

Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện

sống NLĐ

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

hưởng năng suất chất lượng hiệu quả của công việc hoặc của sản phẩm do làm việc trong môi trường áp lực vềtâm lý.

Theo báo cáo của 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, (tỉnh Bình Phước chưa có báo cáo) 06 tháng đầu năm 2018 trên toàn quốc đã xảy ra 3.988 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 4.102 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động). Trong 06 tháng đầu năm 2018, trong khu vực có quan hệ lao động số nạn nhân là lao động nữ tăng 8,87%, số vụ TNLĐ giảm 8,76%, tổng số nạn nhân giảm 8,27%, số người chết giảm 10,65%, số vụ có người chết giảm 12,68%, số người bị thương nặng giảm 3,96%, số vụ có từ hai người bị nạn trở lên tăng 4,65%. Đa số các vụ tai nạn lao động có khai báo đã được điều tra đúng quy định. Tuy nhiên một số địa phương còn chậm gửi biên bản điều tra về Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội; số biên bản nhận được chỉ chiếm 25,7% tổng số vụ TNLĐ chết người.

Điểm qua một số vấn đề về lao độngtạicác DN tại Việt Nam:

+ Tháng 11.2017, Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và tổ chức phi chính phủ của Thụy Điển IPEN công bố 1 tài liệu cho rằng, nữ công nhân Samsung bị ảnh hưởng sức khỏe do điều kiện lao động không đảm bảo. Samsung phản đối nội dung tài liệu xây dựng trên kết quả phỏng vấn chỉ 45 trên tổng số hơn 100.000 lao động của Samsung tại Việt Nam, nêu quan ngại về tính khoa học, khách quan của tài liệu này. Sau khi tài liệu được công bố, tháng 11.2017, Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh 2 lần mời Samsung Bắc Ninh và CGFED, IPEN gặp để trao đổi trực tiếp về thông tin trong tài liệu. Hai tổ chức này không cử đại diện dự họp. Sau đóBộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã tiến hành thanh tra tại hai nhà máy của Samsung. Kết luận đưa ra là công ty này vi phạm quy định giờ làm việc của Bộ. Ca làm việc kéo dài 12h/ngày so với quy định 8h/ngày, lao động làm việc đến 60h/tuần so với quy định 48h/tuần. Ngoài ra, nội quy lao động trong hợp đồng còn nhiều điều khoản chưa đúng quy định. Tuy nhiên, các sai phạm trênchưa phải chịu xử phạt mà chỉ dừng ở mức nhắc nhở.

+ Vào ngày 15/03/2019, vụ tai nạn lao động xảy ra vào 10h tại công trình xây dựng nhà xưởng tiền chế của Công ty TNHH Bo Hsing (KCN Hoà Phú, huyện Long

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

Hồ), do Công ty TNHH cơ khí xây dựng Hưng Thịnh Phát(TP.HCM) thi công. Nhóm công nhân đanglàm việc tô tường phía dưới, bức tường có chiều dài khoảng 30 m, cao gần 13m bất ngờ bị sập, khiến 6 người tử vong và 2 người bị thương. Đến nay vụ việc vẫn đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra vẫn chưa có kết quả xử lý theo quy định đối với doanh nghiệp.

Chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, điều đó, đòi hỏi phải coi trọng an toàn, vệ sinh lao động, nhấn mạnh phải bảo hộ người lao động, Nhà nước, cộng đồng xã hội, chủ doanh nghiệp, người lao động phải coi trọng việc cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Trước hết, phải nâng cao nhận thức của chủ sử dụng lao động và người lao động trong việc bảo đảm điều kiện an toàn, từng bước cải thiện môi trường làm việc; đưa các quy định của pháp luật lao động về công tác an toàn vệ sinh lao động vào quy định của doanh nghiệp, trở thành một yếu tố trong hoạt động đầu tư, liên doanh, tuân thủ trong suốt quá trình sản xuất, tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động, có chế tài xử phạt nghiêm minh đơn vị,hoặc cá nhân vi phạm dẫn đến tai nạn lao động làm chết, bị thương người lao động, thiệt hại tài sản của Nhà nước, của doanh nghiệp và của người lao động.

1.2.2. Kinh nghiệm cải thiện điều kiện lao động tạicác doanh nghiệp ở Việt Nam

Samsung Việt Nam

Ông Park Sung Geun, Phó Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, cho biết thời gian qua, Samsung đã thực hiện rất nhiều chính sách để chăm lo cho người lao động Việt Nam:

- Đại diện Samsung Việt Nam cho biết với đặc thù là doanh nghiệp trong lĩnh vực IT, lắp ráp những phụ kiện nhỏ, công việc phù hợp với nhân viên nữ, nên hiện nay trong số nhân viên của Samsung có đến 75% là lao động nữ. Trong đó có khoảng 18.000 phụ nữ trong diện được hưởng chính sách liên quan đếnviệc mang thai và nuôi con nhỏ.

- Với đặc thù này, Samsung đãđẩy mạnh việc tạo ra môi trường làm việc tốt nhất phù hợp với đối tượng lao động nữ. Cụ thể, về chế độ cho nhân viên nữ

Trường Đại học Kinh tế Huế

mang thai,
(31)

hiện Samsung đang thực hiện các chính sách: Nhân viên sản xuất nữ mang thai nếu có nguyện vọng có thể đăng ký nghỉ hưởng 50% lương từ tháng thứ nhất. Ngoài ra, công ty xây dựng phòng Mommy room cho nhân viên mang thai và nuôi con nhỏ sử dụng.

Thêm vào đó, trong thời gian thai kỳ, nhân viên mang thai sẽ được cấp phát thuốc an thai định kỳ theo tháng và được sắp xếp làm công việc nhẹ nhàng dành riêng cho bà bầu (có ghế ngồi).

- Samsung cũng có chính sách nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương số ngày cao hơn luật (cụ thể nghỉ kết hôn, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng, vợ/chồng mất được nghỉ 5 ngày). Samsung cũng bố trí những xe buýt để đưa đón nhân viên đi làm. Những nhân viên ở xa thì sẽ được sắp xếp ở trong ký túc xá sạch đẹp với trang thiết bị tiện nghi, hiện đại, có điều hòa, máy giặt, phòng chiếu phim, tòa phúc lợi có canteen, siêu thị, salon tóc, phòng tập Yoga, tập Gym… để người lao động có thể nghỉ ngơi. Mặt khác, đểgiúp nhân viên thực hiện ước mơ vào đại học, Công ty Samsung cho biết đã kết hợp với trường đại học ở Bắc Ninh tạo điều kiện cho nhân viên được học liên thông, nâng cao trìnhđộ....

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Theo báo cáo tại hội nghị22/02/2019, trong năm qua, ngân hàng đã thực hiện tốt việc công khai các chế độ, chính sách của nhà nước và của Vietcombank liên quan trực tiếp đến người lao động; xây dựng thỏa ước lao động tập thể. Các quy định về tiền lương, tiền thưởng, thi đua khen thưởng, các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động... luôn thực hiện thông qua việc lấy ý kiến của người lao động đảm bảo tínhcông khai, minh bạch.

- Việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở đã khơi dậy tinh thần làm chủ của người lao động, góp phần chuyển biến lề lối làm việc, tạo động lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trong năm 2018, toàn hệ thống Vietcombank không phát sinh đơn thư khiếu nại vượt cấp liên quan đếnviệc thực hiện quy chế dân chủ.

- Về kết quả hoạt động công đoàn năm 2018, Công đoàn Vietcombank đã xây dựng văn bản hướng dẫn công đoàn các cấp phối hợp vớichuyên môn tổ chức hội nghị người lao động, ký thỏa ước lao động tập thể và tổ chức đối thoại định kỳ với người lao động theo quy định. Đơn vị thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua thiết thực

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

như: "Lao động giỏi, lao động sáng tạo", "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", "Phụ nữ giỏi việc Ngân hàng, đảm việc nhà", "Đề cao giá trị đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật"...

- Công đoàn Vietcombank còn phát động tới đoàn viên và người lao động trong hệ thống quyên góp ủng hộ, tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa, đặc biệt là đã chủ động triển khai các chương trình xóa đói giảm nghèo cho các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn...

- Ban lãnh đạo và công đoàn Vietcombank luôn quan tâm để đảm bảo các quyền lợi tối đa cho người lao động. Thực tế, năm 2018, các điều kiện dành cho người lao động Vietcombank như thu nhập, chế độ đãi ngộ, điều kiện, môi trường làm việc... đều được thực hiện ở mức tốt nhất.

- Người lao động được đảm bảo việc làmổn định với chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Toàn bộ người lao động được ký hợp đồng lao động phù hợp, đúng luật. Ngân hàng thực hiện minh bạch, công khai, khách quan trong công tác tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ. Các cơ chế đãi ngộ đảm bảo quyền lợi người lao động đã được thực hiện tốt như: lương, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội dành. Thu nhập bình quân của cán bộ Vietcombank có xu hướng tăng qua các năm vàở mức cao so với mức thunhập bình quân trên thị trường.

- Từ ngày 1/1/2018, Vietcombank thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương cố định hàng tháng và các khoản phụ cấp trách nhiệm/độc hại (nếu có). Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội mới cao hơn so với trước đó, dẫn tới các khoản chi trả từ bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng lên tương ứng.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY MTV TAKSON HUẾ

2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV Takson Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH MTV Takson Huế thuộc tập đoàn TAKSON SPORT WEAR CO., LTD– Là tập đoàn may mặc lớn nhất Hàn Quốc, có trụsở ở khắp các nước trên thếgiới: Mỹ, Úc, Nhật Bản, Canada, Việt Nam…

Ở Sài Gòn đã có trụ sở kinh doanh: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TAKSON VIỆT NAM.Địa chỉ: Số 43/2F, Đường Phan Văn Đối, Ấp Tiền Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày cấp giấy phép: 21/09/2010.

Ngày hoạt động: 01/10/2010 (Đã hoạt động 8năm)

Do nhu cầu từcác thị trường nước ngoài ngày càng cao nên Tập đoàn TAKSON SPORT WEAR CO., LTD đã quyết đình thành lập thêm công ty con tại Huếvào ngày 10 tháng 09 năm 2015, với tư cách pháp nhân đầu tiên là CÔNG TY TNHH MTV TAKSON HUẾ, có trụ sở chính: Lô K2, KCN Phú Bài, Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, Thành phố Huế. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất hàng may mặc.

Công ty TNHH MTV Takson Huếcó 100% vốn đầu tư nước ngoài ( Hàn Quốc) và quy mô hơn 1000 lao động trong đó lao động nữchiếm hơn 70%.

Tên công ty: CÔNG TY TNHH MTV TAKSON HUẾ

 Tên giao dịch: TAKSON HUE CO., LTD

 Trụ sở chính: Lô K2, KCN Phú Bài, Phường Phú Bài, Thị xã Hương Thủy, Thành phốHuế

Mã sốthuế: 3301569028

Ngày cấp giấy phép: 10/09/2015

Ngày hoạt động: 10/09/2015

Giám đốc:CHAE WONKYU

Thông tin liên lạc: 0234 3962 235

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

2.1.2. Chức năng, lĩnh vực hoạt động của Công ty TNHH MTV Takson Huế 2.1.2.1. Chức năng

Công ty TNHH MTV Takson Huế được thành lập với 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, chuyên sản xuất sản phấm may mặc. Áp dụng theo công nghệ kỹthuật tiên tiển của Hàn Quốc, sản xuất theo quy trình khép kin, kiểm tra từ nguồn nguyện liệu vào đển nguồn nguyện liệu ra, đám báo chất lượng sản phấmở mức cao nhất với giá thành thấp nhất, đem lại lợi nhuận cao cho khách hàng.

Công ty TNHH MTV Takson Huế chuyên sán xuất các sản phẩm may mặc, 100% sản phấm của dự án để xuất khấu. Sản phấm may mặc của công ty sản xuất ra hợp thời trang, chất lượng đám bảo, mẫu mã và kiểu dáng đẹp, tuân thủ đúng theo đơn đặt hàng. Đặc biệt với đội ngũ lao động lành nghề, được qua đào tạo chuyên môn, đầy kinh nghiệm, luôn sẵn sàng đáp ứng đơn đặt hàng.

Công ty sản xuất mặt hàng may mặc là một mặt hàng tryền thống, thiểt yểu nện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước. Hàng hoá của công ty xuất khẩu chủyểu trên thị trường chinh: Bắc Mỹ, EEC đòi hỏi yệu cầu cao vềchất lượng và phải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt. Công ty luôn tạo cho mình tính chủ động, với dây chuyền sản xuất hiện đại đang đi vào hoạt động, luôn đáp ửng kịp thời các đơn đặt hàng.

2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động

- Sản xuất hàng may mặc sẵn xuất khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý

Sơ đồ2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý Công Ty TNHH MTV Takson Huế GIÁM ĐỐC

Văn phòng

chính

Quản lý mẫu

Quản lý nhà

máy

Phòng

MR QA

Phòng kế hoạch Công đoàn lao động <

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của đất nước, ngành xây dựng cũng theo đà phát triển mạnh mẽ. Trên khắp các tỉnh thành trong cả nước các công trình

Đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và lãnh thổ châu á sau chiến tranh TG thứ 2:. - Sau chiến tranh thế giới lần 2 kinh tế các nước châu á có nhiều

- Hiểu được tình hình phát triển của các nước, các ngành kinh tế, đặc biệt là những thành tựu về nông nghiệp của các nước và vùng lãnh thổ châu á - Thấy rõ xu

Với hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải như hiện nay của công ty TNHH thương mại vận tải KNL Việt Nam để phát triển mạnh hơn nữa thì công ty

Theo Trần Thế Hùng (đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam, 2008): “Quản lý tiền lương là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc,

Ta cũng có thể biết được nhận thức của nhân viên về vệc phân quyền, tổ chức làm việc nhóm hay việc phát triển, đào tạo nguồn nhân lực như thế nàoVà như vậy, mô

- Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai nền kinh tế các nước Châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều, mặt

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp là vô cùng quan trọng để tồn tại và phát triển,