• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 15/11/2021 Tiết: 38, 39, 40

TÊN BÀI DẠY: PHÉP CỘNG SỐ NGUYÊN

Môn học/ Hoạt động giáo dục: Toán ; lớp: 6 Thời gian thực hiện: (số tiết 3).

Tiết 1,2,3 lần lượt từ nội dung 1,2,3 I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Thực hiện được phép cộng hai số nguyên cùng dấu, phép cộng hai số nguyên khác dấu.

- Vận dụng được các tính chất của phép cộng các số nguyên Giao hoán, kết hợp, cộng với số 0, cộng với số đối.

- Vận dụng được phép cộng các số nguyên để giải một số bài toán thực tiễn.

2. Về năng lực:

Góp phần hình thành và phát triển một số năng lực Toán học như:

-Năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Năng lực giao tiếp toán học.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

3. Về phẩm chất:

- Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho học sinh.

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ đọc SGK, tài liệu, trách nhiệm qua việc hoạt động nhóm, nhận nhiệm vụ trong nhóm.

II.Thiết bị dạy học và học liệu - Thiết bị: Máy chiếu, MTCT.

- Học liệu: SGK điện tử, SGV III. Tiến trình dạy học

( Tiết 1)

1. Hoạt động 1: Mở đầu.

a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được nội dung cần nghiên cứu trong bài là " Phép cộng số nguyên".

b) Nội dung: Học sinh quan sát hình ảnh trong phần mở bài của SGK. Trả lời câu hỏi tính tổng lợi nhuận hai tuần của một cửa hàng bán hoa quả.

c) Sản phẩm: Học sinh trả lời được từ hình ảnh trên để tính tổng lợi nhuận của một cửa hàng bán hoa quả phải làm phép toán cộng.

d) Tổ chức thực hiện:

Cho HS quan sát hình ảnh ở phần mở bài ở SGK. Trả lời câu hỏi GV nêu.

Hoạt động nhóm theo bàn để trả lời câu hỏi: Để tính tổng lợi nhuận hai tuần của cửa hàng trên thì phải làm như thế nào?

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.

2.1. PHÉP CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU 2.1.1. Cộng hai số nguyên dương.

(2)

a) Mục tiêu:

- Học sinh biết cộng hai số nguyên dương.

b) Nội dung: Học sinh quan sát màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức.

c) Sản phẩm:

- Học sinh biết cộng hai số nguyên dương.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS lấy ví dụ về cộng hai số tự nhiên khác 0.

- GV cho HS nghiên cứu SGK, để học sinh nhận ra được tiến trình xác định kết quả trên trục số.

- Học sinh lấy được ví dụ về cộng hai số nguyên dương.

- GV chốt lại kiến thức cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0.

2.1.1. Cộng hai số nguyên âm.

a) Mục tiêu:

- Học sinh biết cộng hai số nguyên âm.

b) Nội dung: Học sinh quan sát màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức.

c) Sản phẩm:

- Học sinh biết cộng hai số nguyên âm.

d) Tổ chức thực hiện:

- GV đưa ra tình huống về vay nợ trong thực tiễn.

HS thảo luận theo nhóm bàn để trả lời câu hỏi ở mục 1 SGK.

- Từ Ví dụ GV cho HS hình thành phép toán. Để học sinh nhận ra được tiến trình xác định kết quả trên trục số.

- GV chốt lại kiến thức cộng hai số nguyên âm theo quy tắc gồm 3 bước.

- Học sinh lấy được ví dụ về cộng hai số nguyên âm.

- GV cho HS thảo luận nhóm bàn làm ví dụ 1, ví dụ 2 SGK.

GV yêu cầu HS thảo luận làm bài 8a SGK.

Cho HS lấy các ví dụ về cộng hai số nguyên trong thực tiễn.

Củng cố dặn dò. Trong tiết hôm nay chúng ta học kiến thức gì. Vận dụng làm bài 1, bài 2 SGK.

2.2. PHÉP CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU a) Mục tiêu:

- Học sinh nắm được các bước cộng hai số nguyên khác dấu và biết thực hiện phép cộng hai số nguyên khác dấu

b) Nội dung:

- Học sinh đọc, nghiên cứu, tìm hiểu trong SGK. Theo dõi, quan sát giáo viên thực hiện trên màn chiếu, để nằm vững các bước cộng hai số nguyên khác dấu.

c) Sản phẩm:

- Học sinh nắm được các bước cộng hai số nguyên khác dấu, và thực hiện cộng hai số nguyên khác dấu.

d) Tổ chức thực hiện:

(3)

- GV cho học sinh tự tìm hiểu hoạt động 3. Sau đó GV làm rõ trình tự xuất hiện phép cộng và kết quả thu được. Đồng thời cho học sinh quan sát hình ảnh nhiệt kế trên màn chiếu để làm thấy được kết quả.

- Giáo viên thông qua hoạt động 3, hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động 4. Tính tổng hai số nguyên khác dấu (- 1) + 2. Học sinh quan sát trên màn chiếu các bước mà giáo viên hướng dẫn để thực hiện cộng hai số nguyên khác dấu.

Sau khi quan sát kỹ và hiểu, thì GV cho học sinh quan sát bằng trục số và các thao tác để có được kết quả.

- GV yêu cầu học sinh khái quát lại các bước cộng hai số nguyên khác dấu để từ đó hình thành quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu.

- Từ quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, GV đặt ra tình huống cộng hai số nguyên đối nhau, ví dụ: (-2) + 2. để giúp học sinh đưa ra chú ý: "Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0".

- Để củng cố kiến thức mới: GV yêu cầu học sinh nhắc lại các bước cộng hai số nguyên khác dấu, rồi cho HS nghiên cứu và thực hiện thành thạo Ví dụ 3.

- Khi thực hiện Ví dụ 4, GV cần giúp học sinh làm rõ mỗi liên hệ giữa tình huống thực tế với các phép tính. Giúp học sinh hiểu được từ "nổi lên" với phép cộng, sau đó mới thực hiện làm.

- Sau khi đã thực hiện xong VD 3, 4. GV yêu cầu HS thực hiện Bài tập 3 và 4 (SGK - Trang 74).

2.3. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN a) Mục tiêu:

- Học sinh nắm được các tính chất của phép cộng các số nguyên và biết vận dụng tính chất của phép cộng các số nguyên để thực hiện phép tính một cách hợp lí.

b) Nội dung:

- Học sinh đọc, nghiên cứu, tìm hiểu trong SGK. Theo dõi, quan sát giáo viên thực hiện trên màn chiếu, để nắm vững các phương pháp tính toán.

c) Sản phẩm:

- Học sinh nắm được các tính chất của phép cộng các số nguyên, và thực hiện thành thạo phép cộng các số nguyên.

-Sử dụng được máy tính cầm tay để tính toán thành thạo d) Tổ chức thực hiện:

-Yêu cầu HS thực hiện hoạt động 5 theo nhóm : Chia lớp thành 6 nhóm để hoàn thành công việc trong 5 phút.

Nhóm 1,2: Thực hiện nội dung a Nhóm 3,4: Nội dung b

Nhóm 5: Nội dung c Nhóm 6: Nội dung d

Hết 5 phút các nhóm lên dán kết quả.

- GV : ? Khi làm bài tập này ta cần thực hiện các bước làm nào? ( Vận dụng quy tắc tính tổng các số nguyên đã học, so sánh để nhận ra các kết quả trong mỗi ý)

- Yêu cầu HS đưa ra nhận xét chung

(4)

- GV yêu cầu HS quan sát và nhận ra đặc điểm của các số hạng và kết quả của phép tính ở nội dung a.

? Theo em đó là tính chất gì chúng ta đã được học.

Tiếp tục nhận xét nội dung b,c,d để khái quát lên các tính chất còn lại.

- GV yêu cầu HS ghi nhớ nội dung trong khung kiến thức trọng tâm.

- GV chiếu yêu cầu của ví dụ 5 để HS thực hành, cho HS lí giải các tính chất đã vận dụng và giải thích vì sao lại làm như vậy.

2 HS lên bảng thực hiện.

- GV chiếu nội dung ví dụ 6 cho HS nghiên cứu

? Từ -60C tăng thêm 80C, tăng thêm tiếp 20C ta sử dụng phép tính gì để tính toán? Yêu cầu HS hoàn thành lời giải.

- Yêu cầu HS thực hiện LT3. Tính nhanh.

- GV sử dụng MTCT để hướng dẫn các thao tác và các nút bấm để áp dụng tính toán bài tập 10.

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a) Mục tiêu: Học sinh củng cố kiến thức cộng các số nguyên.

b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học để làm bài tập..

c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

GV cho HS thảo luận nhóm bàn làm bài tập 5.

4. Hoạt động 4: Vận dụng

a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức

b) Nội dung: GV đưa ra bài tập, học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

c) Sản phẩm: Kết quả bài làm của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS thảo luận làm bài 8b SGK.

Cho HS lấy các ví dụ về cộng hai số nguyên trong thực tiễn.

Củng cố dặn dò.

-Chú ý các thuật ngữ trong nội dung các bài toán để dẫn đến phép cộng.

-Các bài toán liên quan đến thực tế cần xác định rõ phép toán sau đó mới tính kết quả.

-Vận dụng làm bài 4, bài 9 SGK.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

His cows produce a little milk.?. How much rice

- Put the flow chart on the board and have Ss copy it into their exercise book - Get Ss to understand how events are requenced in a flow chart and the meaning of all the shapes

By the end of the lesson, Ss will be able to review and remember how to use in order to and so as to to indicate purposes, make and respond to requests, offers and promises, form

Vui visits her mother after work , and she will come home late, so she phones Nam to ask him to cook dinner.. - Turn on the tape and ask Ss to look at

- Standard: write a letter using word cues and the model letter - Higher: Ask and answer the questions about the

Natural gas is used chiefly as a direct source of energy, although it is also used in the chemical industry.. At the moment, the supply is plentiful, but it will run short by the end

* Easter -around the same time as Passover - watching colorful parades - chocolate, sugar, eggs - in many countries Step 3 : Post- reading

- Have students repeat the words chorally then rub out word but leave the circles.. - Get students to write the words again in the correct circles.. II. Guessing the meaning of