• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác truyền thông của Phân hiệu Trirờng Đại học Giao thông vận tải

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác truyền thông của Phân hiệu Trirờng Đại học Giao thông vận tải "

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Só 03/2021

Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác truyền thông của Phân hiệu Trirờng Đại học Giao thông vận tải

tại TP. Hồ Chí Minh

■ ThS. ĐẶNG VÃN ƠN; ThS. NGUYỄN VĂN QUẢNG

Phân hiệu Trường Đại học Giao thông vận tải tại TP. Hồ Chí Minh

TÓM TẮT: Thông qua những vấn đề lý luận về truyền thông quảng bá thương hiệu và thực trạng công tác truyền thông của Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại TP. Hồ Chí Minh (viết tẳt là Phân hiệu), bài báo đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác truyền thông của Phân hiệu trong thời gian tới, đó là: Làm truyền thông bằng cách nâng tầm chất lượng giáo dục; xây dựng bộ phận truyền thông chuyên biệt;

sử dụng các công cụ digital marketing; lan truyền những thông tin review tốt; thúc đẩy hoạt động PR trực tuyến.

TỪ KHÓA: Truyền thông, thương hiệu.

ABSTRACT: Analyzing the theoretical issues about social media branding and the current situation of the University of Transport and Communications - Campus in Ho Chi Minh City (hereafter referred to as "The Campus"), this article offered solutions to improve the media branding activities at The Campus in the future. These solutions include media branding by improving the quality of education, building a specialized media department, using digital marketing tools, spreading good reviews and promoting online PR activities.

KEYWORDS: Social media, branding.

1 .ĐẶTVẤNĐỂ

Truyền thông không chỉ quan trọng đối với các đơn vị sản xuất mà nó còn đặc biệt quan trọng với những tổ chức cung cấp các dịch vụ giáo dục. Luật sửa đổi bổ sung một số điểu của Luật Giáo dục đại học chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2019 đã tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là công tác tuyển sinh. Vì thế, công tác truyền thông quảng bá thương hiệu trở nên cẩn thiết và quan trọng hơn bao giờ hết trong chiến lược phát triển của các cơ sở giáo dục đại học.

Đối với Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại TP. Hồ Chí

Minh thì truyền thông là một trong những công tác được Ưu tiên hàng đẩu. Được thành lập từ năm 1990, trải qua 30 năm hình thành và phát triển, Phân hiệu là cơ sở giáo dục đại học có uy tín trong lĩnh vực GTVT và các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật khác tại khu vực phía Nam. Bên cạnh những thế mạnh nổi trội thì Phân hiệu vẫn còn những yếu thế so với các cơ sở giáo dục đại học khác khác trên địa bàn TP.

Hồ Chí Minh, đặc biệt là công tác truyền thông quảng bá thương hiệu.

2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRUYÉN THÔNG CỦA PHÂN HIỆŨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVTTẠITP. HỔ CHÍ MINH

2.1. Mục tiêu truyền thông

Từ thực tiễn của việc phát huy hình ảnh thương hiệu, Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại TP. Hồ Chí Minh hướng tới mục tiêu lấy chất lượng giáo dục làm phương pháp thu hút nguồn đẩu vào, sử dụng thương hiệu để tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

- Cung cấp các thông tin, hình ảnh và thương hiệu của Phân hiệu đến với xã hội;

- Tăng cường sự hiểu biết và đổng thuận của toàn thể CB-GV-CNV, sinh viên và học viên cao học về các chủ trương, chính sách lớn của Nhà trường và Phân hiệu;

- Nâng cao niềm tin và sự tự hào của của toàn thể CB- GV-CNV, sinh viên, học viên cao học và cựu sinh viên đối với Nhà trường và Phân hiệu;

- Tăng cường các mối quan hệ với cơ quan, tổ chức, thực sự nắm bắt được nhu cầu ngành nghề, nhu cẩu nhân lực của cơ quan, tổ chức;

- Đổi mới chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương và khu vực;

- Tăng cường hợp tác quốc tế với các trường đại học hàng đẩu trên thế giới; tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên để nâng cao chất lượng đầu ra;

- Tạo mối quan hệ tốt với các cực sinh viên nhằm nắm Ĩ hu cẩu lao động, điều chỉnh chương trình đào tạo, tranh

lù sự hỗ trợ từ cựu sinh viên thành đạt;

- Tổ chức các chương trình hoạt động ngoài trời, các hoạt động đón tân sinh viên hay các hội trại nhằm nâng cao tinh thẩn đoàn kết trong Nhà trường.

2.2. Đối tượng truyền thông

- Đối tượng truyền thông của Phân hiệu hiện nay chủ yếu là học sinh các trường THPT các tỉnh miển Trung - Tây Nguyên - Nam bộ.

183

(2)

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Só 03/2021

- Ngoài ra, cán bộ, viên chức và sinh viên của trường cũng là một trong những đói tượng truyền thông mà Nhà trường nhắm đến.

2.3. Nội dung truyền thông

- Tuyên truyền rộng rãi những thông tin vể trường, các ngành nghề đào tạo tại Phân hiệu, đặc biệt là cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, xu hướng của thị trường lao động hiện nay;

- Tuyên truyền về ngày thành lập Cơ sở II, nay là Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại TP. Hồ Chí Minh; ngày truyền thống Trường Đại học GTVT và Đại hội Đảng bộ các cấp;

- Tuyên truyền về kế hoạch tuyển sinh và những điểm mới trong công tác tuyển sinh của Phân hiệu;

-Tuyên truyền vể những mốc son, thành tựu trên các mặt: đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Phân hiệu.

2.4. Phương thức truyền thông

2.4.1. Trên các phương tiện thông tin đại chúng Phân hiệu đã chủ động phối hợp với các đơn vị báo chí và truyền hình như: Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Báo Giáo dục và Thời đại, Kênh VTV 24 giờ, HTV9... để tập trung tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, hình ảnh của Nhà trường nói chung và Phân hiệu nói riêng, các hoạt động, sự kiện lớn và thông tin về ngành nghề đào tạo của Phân hiệu.

2.4.2. Trên các ân phẩm của Phân hiệu

- Pano, biểu trưng, biểu ngữ, bàng rôn, áp phích của Phân hiệu và các đơn vị;

- Tờ rơi tuyển sinh;

- Clip giới thiệu vể Trường và giới thiệu các ngành nghể đào tạo;

-Tài liệu, văn bản nội bộ như: lịch của Nhà trường, sổ tay, bao thư, giấy tờ văn bản có logo của Nhà trường...

Nguổn: Phòng CTCT&SV Hình 2.1: Tờ giới thiệu tuyển sinh của Phân hiệu năm 2020

2.4.3. Trên website, diễn đàn và mạng xã hội

- Việc xây dựng và vận hành thành công website riêng của Nhà trường trên mạng Internet là một giải pháp xây dựng thương hiệu hiệu quả và phù hợp với khả năng tài chính của Phân hiệu. Hiện tại, địa chỉ utc2.edu.vn là website chính thức của Phân hiệu để giới thiệu vé các ngành nghề đào tạo, các hoạt động của Nhà trường, các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước cũng như quốc tế... Bên cạnh website của Phân hiệu còn có website của các khoa, bộ môn trực thuộc, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên.

Hình 2.2: Website chính thúc của Phân hiệu

- Ngoài ra, Phân hiệu còn chủ động xây dựng 8 Fanpage riêng trên Facebook để đáp ứng các yêu cầu truyển thông. Hiện nay, địa chỉ GSA.TuVanTuyenSinh là Fanpage chính thức của Phân hiệu nhằm tư vấn tuyển sinh trực tuyến cho các đối tượng học sinhTHPT trên toàn quốc.

Nguồn: GSA.TuVanTuyenSinh Hình 2.3: Fanpage tuyển sinh của Phân hiệu

2.4.4. Kênh truyền hình "Giao thông TV"

Nguồn: https://www.youtube.com/channel Hình 2.4: Kênh truyền hình trên youtube của Phân hiệu - Cập nhật thường xuyên các clip giới thiệu Phân hiệu và các ngành nghề đào tạo và các hoạt động của sinh viên.

-Thực hiện bản tin UTC2, tối thiểu 2 bản tin/tháng.

2.4.5. Hoạt động truyền thông trực tiếp

- Tổ chức tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh cho học sinh khối 12 tại các Trường THPT ở các địa phương;

- Tham gia chương trình Tư vấn tuyển sinh trên đài truyền hình và Ngày hội tuyển sinh do các báo tổ chức;

- Tăng cường hoạt động của Tổ truyền thông Phân hiệu thông qua việc giới thiệu các thông tin vể Phân hiệu, ngành mình đang học và tư vấn chọn ngành cho học sinh;

- Phân hiệu đã chỉ đạo Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên tổ chức các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng như:

mùa hè xanh, giờ trái đất, xuân tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, ngày thứ 7 tình nguyện... nhằm tạo sức hút và lan toả hình ảnh tốt đẹp của Nhà trường đối với xã hội.

2.5. Kết quả khảo sát đánh giá của sinh viên về công tác truyền thông của Phân hiệu trong thời gian qua

Nhằm thu thập các thông tin cần thiết để để xuất các giải pháp truyền thông cho Phân hiệu trong thời gian tới, 184

(3)

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Só 03/2021 nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát đối với 275 sinh viên

chính quy đang học tập tại Phân hiệu, trong đó có 49%

sinh viên nam và 51% sinh viên nữ, với kết quả như sau:

2.5.1. Mức độ nhận biết về Phân hiệu qua các kênh truyển thông

120 too 94

80

20

o

Quảng Hoạt Tờ rơi ( cáo trên động Brochure)

truyền van tuyển hình sinh tại

trường Trang Mạng Ngirời

tuyên hội thân,bạn

sinh

(Website)

Nguồn: Điều tra khảo sát Hình 2.5: Múc độ nhận biết về Phân hiệu qua các kênh truyền thông

Khi được khảo sát, đại đa số các sinh viên được hỏi đểu trả lời tập trung vào 3 kênh truyền thông giúp sinh viên nhận biết vể Phân hiệu Trường Đại học GTVT tạiTP. Hổ Chí Minh như: website (94 sinh viên), mạng xà hội (71 sinh viên) và người thân bạn bè (99 sinh viên). Sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động truyền thông của Phân hiệu được thể hiện thông qua biểu đổ sau:

2.5.2. Sự hòi lòng của sinh viên vể công tác truyền thông của Phân hiệu

Nguồn: Điều tra khảo sát Hình 2.6: Sự hài lòng của sinh viên vể công tác truyền thông

của Phân hiệu

Qua Hình 2.6 cho thấy, có đến 72,71 % số sinh viên hài lòng với hoạt động truyền thông quảng bá thương hiệu của Phân hiệu; chỉ có 9,09% số sinh viên tỏ ra không hài lòng. Đây là một kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên Nhà trường vẫn cấn phải nâng cao chất lượng thông tin, nắm bắt đúng đối tượng và nhu cầu để từ đó cung cấp thông tin đến đúng đối tượng.

3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TRUYÉN THÔNG CỦA PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC GTVT TẠI TP. HỔ CHÍ MINH

Từ việc phân tích thực trạng công tác truyền thông, nhóm tác giả đã đề xuất các giải pháp truyền thông phù hợp với đặc thù của Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại TP.

Hổ Chí Minh trong thời gian tới, cụ thể như sau:

3.1. Làm truyền thông bằng cách nâng tầm chất lượng giáo dục

Yếu tố hàng đầu tạo nên một chiến lược truyền thông thành công vẫn nằm ở chất lượng giáo dục. Phụ huynh và

học sinh sẽ quan tâm đến những thông tin về chất lượng giảng dạy, tỉ lệ giáo sư, tiến sĩ, giảng viên giỏi của Nhà trường, các cơ hội hợp tác giáo dục, chất lượng sinh viên đẩu ra, thống kê về số lượng sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp, bằng cấp của Nhà trường được công nhận thế nào.Trước khi làm truyền thông, bản thân Nhà trường phải có một bản "giới thiệu" thật sự ấn tượng.

Tập trung xây dựng và phát triển hơn nữa cơ sở vật chất, trình độ CB, NV nhà trường, lấy chất lượng đầu ra là thước đo hàng đầu đối với hoạt động của Nhà trường; xây dựng một lực lượng kỹ SƯ, cử nhân khi ra trường có thể tự phát triển và thích ứng với môi trường bên ngoài.

Phát triển toàn diện các ngành nghề, lĩnh vực đào tạo, đa dạng hóa các nguồn thu không chỉ nguồn thu từ học phí mà tập trung nguồn thu từ nghiên cứu khoa học và các nguồn thu khác (nguồn thu từ các hoạt động hợp tác đào tạo quốc tế).

3.2. Xây dựng bộ phận truyền thông chuyên biệt Hiện nay, rất nhiều trường đại học ở Việt Nam đã bắt đầu xây dựng bộ phận truyền thông riêng biệt, điểu này giúp Nhà trường dễ vạch ra các chiến lược tiếp thị hình ảnh hấp dẫn, có đầu tư, đồng thời tăng tương tác với các đối tượng khách hàng tiềm năng.

Phân hiệu nên xây dựng một bộ phận truyền thông riêng biệt, tách rời khỏi Phòng CTCT&SV, tiếp tục các hoạt động động xây dựng uy tín và quảng bá thương hiệu sâu rộng hơn nữa, tận dụng các cơ hội từ sự giúp đỡ của chính quyển địa phương, các cựu sinh viên để nâng tẩm thương hiệu, tăng sức cạnh tranh cho Nhà trường.

3.3. Sử dụng các công cụ digital marketing Thời đại 4.0 đòi hỏi mỗi trường cần thúc đẩy việc tiếp thị hình ảnh của mình trên mạng xã hội, cũng như sử dụng các công cụ digital marketing; gửi đi những email giới thiệu về Nhà trường và các hoạt động tuyển sinh, sử dụng quảng cáo, tối Ưu hóa tìm kiếm... là những cách mà Phân hiệu nên sử dụng trong thời gian tới. Các kênh digital thường gặp gồm có:

- Website của công ty - Social media

- Bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm (SEM) - Email marketing

- Quảng cáo online - Blog của công ty

Phân hiệu cần có những chính sách để thu hút những nhân lực có trình độ cao về digital marketing; tập trung đào tạo cán bộ phụ trách truyền thông những kỹ năng và hiểu biết cần có của Digital Marketer.

3.4. Lan truyền những thông tin review tốt Việc tạo ra hiệu ứng lan truyền nhằm nâng cao danh tiếng là yếu tố chủ chốt tạo nên sự thành công của Nhà trường. Những sinh viên đang theo học, các sinh viên trường khác, những phụ huynh tham gia các buổi giới thiệu tuyển sinh là các đối tượng tiềm năng để lan truyền thông tin tích cực đến những người xung quanh... Điểu này đòi hỏi các trường đẩy mạnh hoạt động nội bộ, cũng như tích cực tương tác với những người quan tâm.

3.5. Thúc đẩy hoạt động PR

185

(4)

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Só 03/2021

Đối với đặc thù ngành Giáo dục và Đào tạo, sự uy tín là yếu tố được đặt lên hàng đầu và PR là phương cách tốt nhất giúp tổ chức chuẩn bị và tạo uy tín. Thậm chí, quảng cáo cũng không có được khả năng này. PR giúp Phân hiệu tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông.

Hơn nữa, chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí đương nhiên mẫu thông cáo báo chí sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn.

Như vậy, trong xu thế hiện tại, hoạt động PR có thê’

nói là "giải pháp vàng" cho Phân hiệu vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi chuyển tải hình ảnh tổ chức đến công chúng.

4. KÉT LUẬN

Với mong muốn đổng hành cùng lãnh đạo Nhà trường trên con đường xây dựng Phân hiệu như những mục tiêu kỳ vọng, bài báo "Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác truyền thông của Phân hiệu Trường Đại học GTVT tạiTP. Hồ Chí Minh"đâ thực hiện quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác truyền thông tại Phân hiệu trong thời gian qua, từ đó để xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác truyền thông của Phân hiệu trong thời gian tới.

Tài liệu tham khảo

[1], Michael. Porter (1985), Chiến lược cạnh tranh (Bản dịch), NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1996.

[2] . https://www.utc2.edu.vn.

[3] . https://www.tuyensinh.utc2.edu.vn. [4], http://www.google.com.vn.

Ngày nhận bài: 29/12/2020 Ngày chấp nhận đăng: 17/01/2021 Người phản biện:TS. Ngô Châu Phương

TS. Phạm Phú cường

186

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Qua đó, ta thấy được chi phí nhân sự chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong doanh thu bán hàng của siêu thị và chỉ số này tăng lên qua các năm do số lượng nhân sự tăng lên và

Một vai trò quan trọng tiếp theo của truyền thông là thông tin đến khách hàng và các tổ chức liên quan (tổ chức tín dụng, ngân hàng, chính quyền địa phương,

Dựa vào kết quả nghiên cứu đã trình bày, ta đã xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động bán hàng đối với dịch vụ truyền

Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Kinh Tế Huế, được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn

Trong khóa luận này, tác giả đề cập rất nhiều đến các cách đánh giá hiệu quả các hoạt động marketing online, các chỉ sổ KPIs cho các công cụ marketing online như kết quả

Dữ liệu được cung cấp bởi nhân sự của TTĐT âm nhạc Gia Bảo gồm: lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức nhân sự, kêt quả hoạt động kinh doanh năm 2017-2019,

Cùng với mục tiêu định hướng phát triển thì Trung tâm Anh ngữ AMES đã có một chiến lược truyền thông online hoàn thiện ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động đã đạt

Nhân tố 1 gồm: FACEBOOK1 “Thông tin sản phẩm, dịch vụ trên Facebook cụ thể, đơn giản, dễ hiểu”, FACEBOO2 “Các thông tin đồng nhất trên tất cả các phương