• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phân tích hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phân tích hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo"

Copied!
100
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ONLINE CHO TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ TRIỂN

Huế, tháng 01năm2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(2)

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ONLINE CHO TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO

GV hướng dẫn

Th.S. Nguyễn Thị Thúy Đạt

SV thực hiện

Tên: Nguyễn ThịTriển Lớp: K51B Marketing Khóa: K51

Huế,tháng 01 năm 2021

Trường Đại học Kinh tế Huế

(3)

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy Côở Khoa Quản Trị Kinh doanh– trường Đại Học kinh tế đại học Huế đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong bốn năm học tập và rèn luyện tại trường.

Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Thúy Đạt đã tận tâm hướng dẫn, chỉnh sửa, góp ý và nhờcô em mới hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này.

Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại trung tâm, được tiếp xúc với thực tế, được hòa mình, phấn đấu và phát triển cùng công ty.

Với kiến thức, kinh nghiệm và thời gian còn hạn hẹp, khóa luận chắc hẳn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của Quý Thầy/ Cô và Hội đồng để tôi có thể rút kinh nghiệm trên con đường học tập và làm việc sau này.

Sau cùng em xin chúc Quý Thầy/Cô và các anh/chị đang làm việc tại Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo thật nhiều sức khỏe, thành công trong công việc cũng như

cuộc sống.

Em xin chân thành cảmơn!

Trường Đại học Kinh tế Huế

(4)

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG...v

DANH MỤC HÌNH VẼ...vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...vii

PHẦN I: MỞ ĐẦU...1

1. Lý do chọn đềtài...1

2. Mục tiêu nghiên cứu...2

3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...2

4.Phương pháp nghiên cứu ...3

4.1Phương pháp thu thập dữliệu...3

4.2. Phương pháp phân tích, xửlí dữliệu ...3

4.2.1 Phương pháp thống kê mô tả...4

4.2.2 Đánh giá thang đo...5

4.2.3 Kiểm định One Sample T Test ...5

5. Quy trình nghiên cứu ...6

6. Cấu trúc đềtài...6

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...8

1.1Cơ sởlí luận vềMarketing Online ...8

1.1.1 Tổng quan vềDigital Marketing ...8

1.1.1.1 Khái niệm digital marketing ...8

1.1.1.2 Vai trò của Digital Marketing...8

1.1.1.3 Các kênh digital marketing...10

1.1.2 Tổng quan vềmarketing online ...11

1.1.2.1 Khái niệm vềmarketing online ...11

1.1.2.2 Vai trò của marketing online ...11

1.1.2.3 Mô hình truyền thông marketing AIDA...12

1.1.2.4 Mô hình nhận thức AISAS ...13

Trường Đại học Kinh tế Huế

(5)

1.1.2.5 Các hình thức marketing online ...16

1.1.2.6 So sánh giữa truyền thông marketing online và marketing truyền thống ...21

1.2 Cơ sởthực tiễn...22

1.2.1 Hoạt động marketing online của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ...22

1.2.1.1 Tình hình sửdụng InternetởViệt nam ...22

1.2.1.2 Hoạt động marketing online của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay...23

1.2.2 Thực trạng hoạt động truyền thông online của các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế...24

1.3. Đềxuất mô hình nghiên cứu ...25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO...26

2.1 Giới thiệu chung về trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo ...26

2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển ...26

2.1.1.1 Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo ...26

2.1.1.2 Vài nét vềcông ty TNHH Gia Bảo Event –Media...27

2.1.2 Tầm nhìn, sứmạng và giá trịcốt lõi củatrung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo ....27

2.1.3 Cơ cấu tổchức ...29

2.1.4 Tình hình nhân sự...30

2.1.5 Cơ sởvật chất ...30

2.1.6 Sản phẩm dịch vụcủa TTĐT âm nhạc Gia Bảo...31

2.1.7 Tình hình hoạt động kinh doanh của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo ...33

2.2 Hiệu quảcủa các hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo...35

2.2.1 Thực trạng hoạt động truyền thôngonline công ty đã triển khai ...35

2.2.1.1 Mục tiêu của các hoạt động marketing...35

2.2.1.2 Nguồn nhân lực thực hiện ...36

2.2.1.3 Các kênh trong truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo..36

2.3 Đánh giá của khách hàng của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo truyền thông online của công ty...44

Trường Đại học Kinh tế Huế

(6)

2.3.1 Mô hình nghiên cứu...44

2.3.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ...46

2.3.3 Thống kê mô tảmức độ nhận biết các chiến dịch và kênh truyền thông phổbiến ...52

2.3.4 Đánh giá của khách hàng đối với kênh youtube và trang fanpage của TTĐT âm nhạc Gia Bảo được xây dựng dựa trên mô hình AISAS. ...55

2.3.4.1 Kiểm định thang đo bằng hệsố Cronbach’s Alpha...55

2.3.4.2 Sử dụng kiểm định One sample T-Test để kiểm tra mức độ đồng ý của khách hàng đối với các yếu tốtriển khai truyền thông trực tuyến theo mô hình AISAS. ...56

2.3.5 Tác động của kênh truyền thôngonline đến hành vi nhận thức của khách hàng.64 2.4 Kết luận...67

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG ONLINE TẠI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO...68

3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp...68

3.1.1. Định hướng của trung tâm...68

3.1.2. Thực trạng hoạt động truyền thông online tại trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo qua kết quả đánh giá của khách hàng...68

3.2. Giải pháp...70

3.2.1 Đềxuất vềvấn đềquản lý ...70

3.2.2 Đềxuất vềvấn đềnguồn nhân lực ...70

3.2.3 Đềxuất vềvấn đềxây dựng nội dung truyền thông...71

3.2.4 Đề xuất về vấn đề cải thiện kênh truyền thông online Trang fanpage Gia Bảo Music & Arts Performing Academy - GBM&A ...71

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...73

1. Kết luận...73

2. Kiến nghị...73

2.1 Đối với trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo ...73

2.2 Đối với công ty TNHH Gia Bảo...74

Trường Đại học Kinh tế Huế

(7)

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Các kênh digital marketing ...11

Bảng 2: Sựkhác nhau giữa Marketing online và Marketing truyền thống. ...21

Bảng 3: Cơ sởvật chất của TTĐT âm nhạc Gia Bảo ...30

Bảng 4: Tình hình kinh doanh của TTĐT âm nhạc Gia Bảo giai đoạn 2017-2018 ...34

Bảng 5: Chi phí marketing của TTĐT âm nhạc Gia Bảo giai đoạn 2017-2019...35

Bảng 6: Các hoạt động trên fanpage của TTĐT âm nhạc Gia Bảo ...37

Bảng 7: Các chương trình khuyến mãi gần đây...39

Bảng 8: Các video tải lên kênh Gia Bảo Entertainment...44

Bảng 9: Cáctiêu chí đánh giá theo mô hình AISAS……….44

Bảng 10: Đặc điểm mẫu nghiên cứu. ...47

Bảng 11: Đặc điểm mẫu khảo sát đối với đối tượng là phụhuynh học viên ...49

Bảng 12: Thống kê các khóa học đang tham gia, mục đích và thời gian tham gia các khóa học của đối tượng khảo sát. ...50

Bảng 13: Thống kê mô tảcác kênh truyền thông mà khách hàng biết đến trung tâm Gia Bảo...52

Bảng 14: Thống kê mô tảmục đích theo dõi trang fanpage/youtube của khách hàng ...53

Bảng 15: Thống kê mô tả mức độ quan tâm đối với các loại thông tin trên trang fanpage của công ty ...54

Bảng 16: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với nhóm biến trong mô hình AISAS...56

Bảng 17: Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tốAttention–Sựthu hút . ………...57

Bảng 18:Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tốInterest–Sựhấp dẫn58 Bảng 19: Đánh giácủa khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tốSearch–Tìm kiếm ..60

Bảng 20: Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tốSearch–Tìm kiếm ..61

Bảng 21: Đánh giá của khách hàng các biến thuộc nhóm yếu tốShare –chia sẻ...63

Bảng 22: Mức độhài lòng của học viên và phụhuynh học viên sau khi lựa chọn trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo (người)...64

Bảng 23: Ý định của khách hàng sau khi học tại TTĐT âm nhạc Gia Bảo ...65

Trường Đại học Kinh tế Huế

(8)

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1: Mô hình truyền thông AIDA Marketing . ...12

Hình 2: Mô hình AISAS...14

Hình 3: Thống kê những mạng xã hội có số người dùng lớn nhất thếgiới...17

Hình 4: Các mạng xã hội có số lượng người dùng nhiều nhấtởViệt Nam (%) ...18

Hình 5: Sốliệu thống kê tỷlệ người sửdụng các thiết bị điện tửtại Việt Nam. ... 22

Hình 6: Logo TTĐT âm nhạc Gia Bảo...26

Hình 7: Cơ cấu tổchức của TTĐT âm nhạc Gia Bảo. ...29

Hình 8: Trang fanpage của trung tâm âm nhạc Gia Bảo ...37

Hình 9: Hìnhảnh ngày hội trăng rằm. ...41

Hình 10:Ảnh đại diện của kênh ...43

Hình 12: Trang Fanpage “Hack não 1500 từtiếng Anh”...72

Trường Đại học Kinh tế Huế

(9)

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải thích

NXB Nhà xuất bản

UBND Ủy ban nhân dân

DN Doanh nghiệp

GBM&A: Gia Bảo Music & Arts

TTĐT Trung tâm đào tạo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(10)

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong thời đại kinh tế sốcùng với cuộc đua “cách mạng công nghiệp 4.0”, vai trò Internet ngày càng trởnên quan trọngđối với mọi hoạt động kinh tế, xã hội của một quốc gia. Sự ra đời của Internet được coi là một trong những phát minh vĩ đại của con người, nó làm thay đổi cuộc sống nhân loại, kết nối con người trên khắp các châu lục, chính vì thếsố người sửdụng Internet luôn tăng lên không ngừng và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo thống kê của VNETWORK- đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ thông tin đại chúng của Việt Nam, năm 2019dân sốViệt Nam đạt mốc xấp xỉ97 triệu dân, với tỷlệdân thành thị là 36%. Cùng trong năm nay, có 64 triệu người sửdụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Chưa dừng lại đó, con sốnày vẫn tiếp tục tăng cho đến tháng 1 năm 2020 đạt 68,17 triệu người đang sửdụng dịch vụinternet tại Việt Nam.Trong đó, tổng số người sử dụng các dịch vụcó liên quan tới internet tại Việt Nam đã chính thức tăng khoảng 6,2 triệu (tăng hơn + 10,0%) kểtừ năm 2019 tính đến năm 2020.

Những thành tựu của cách mạng khoa học kỹthuật trong lĩnh vực công nghệthông tin, công nghệphát thanh, truyền hình vàđặc biệt là Internet đã tạo ra sựbùng nổthông tin trên phạm vi toàn cầu.Ởthời đại 4.0, thời đại mạng xã hội, truyền thông số và thương mại điện tử lên ngôi. Chính vì thế, sẽ là một bất lợi vô cùng lớn cho những người làm kinh doanh không biết tận dụng các giải pháp marketing online để mở rộng và chiếm lĩnh thị phần. Bill Gates, cựu CEO thành công nhất trong lịch sử Microsoft đã từng có một câu nói rất hay“Trong vòng 5-10năm nữa nếu bạn không kinh doanh trên mạng thì tốt nhất đừng bao giờkinh doanh nữa”ôngnói điều này đã vào năm 2007và câu nóiđó đã thực sựcó ý nghĩa tính đến thời điểm hiện tại. Sự tăng trưởng của công nghệ, đặc biệt là online, khiến khách hàng trở nên chủ động hơn. Khách hàng không còn thụ động ngồi chờ người làm Marketing hay nhà Quảng Cáo cung cấp thông tin đến họnữa, mà họchuyển sang thếchủ động, tự đi tìm kiếm, đọc và chia sẻcác thông tin vềsản phẩm. Một con số đáng kinh ngạc tại Việt Nam khi chúng ta có tới hơn 145,8 triệu kết nối mạng dữliệu di động tính tới tháng 1 năm 2020. Điều đó có nghĩa là mỗi người có thểsửdụng nhiều thiết bị di động khác nhau để luân phiên làm một số điều như: giải trí, công việc v.v Với nguồn pin trên thiết bị di động là giới hạn, trong khi tổng lượng thời gian họsửdụng internet là quá nhiều trong ngày.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(11)

Đây là cơ hội vàng cho các trong nghiệp thực hiện các hoạt động marketing online đểquảng bá hìnhảnh công ty, sản phẩm và truyền tải thông tinđến khách hàng một cách hiệu quả.

Được thành lập vào năm 2016,Gia Bảo có vịthếlà một trong những trung tâm uy tín trong lĩnh vựcđào tạo âm nhạc cho thếhệtrẻ ở địa bàn thành phốHuế. Trong 5 năm hoạt động và phát triển trung tâm đã tiến hành các hoạt động truyền thông online nhằm quảng bá hìnhảnh, thu hút học viên và đãđạt được kết quả đáng mong đợi khi mà số lượng học viên đã liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên,công ty vẫn không thểtránh khỏi sựcạnh tranh gay gắt của đối thủcũng như bị tác động bởi các yếu tốbên ngoài ngay từ bước đầu đi vào hoạt động.Đểtồn tại và phát triển thì việc cải thiện các kênh marketing online rất quan trọng, do đó đềtài“Phân tích hoạt động truyn thông online catrung tâm đào tạo âm nhc Gia Bocó ý nghĩa thiết thực đối với trung tâm để qua đó tìm ra cácđiểm hạn chế và đềxuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quảtruyền thông choTTĐTâm nhạc Gia Bảo.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Đềtài có mục tiêu chung là phân tích hoạt động truyền thông của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo để tìm ra những hạn chếcông ty gặp phải, từ đó đềra những biện pháp giúp nâng cao hiệu quảtruyền thông cho công ty.

Đề tài được giải quyết thông qua các mục tiêu cụthể sau đây:

Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lí luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động Marketing Online.

Thứhai, phân tích thực trạngứng dụng hoạt động truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo

Thứ ba, đềxuất giải pháp giúp phát triển hoạt động truyền thông online và cải thiện chất lượng các kênh truyền thông online cho trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cu: Nghiên cứu hoạt động truyền thông onlinevà đánh giá các kênh truyền thông online củatrung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo.

Phm vi nghiên cu:

Phạm vi không gian:Đềtàiđược thực hiện tạitrung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo, Tầng 1, Nhà C6, The Manor Crown, 62 TốHữu TP Huế.

Phạm vi thời gian: Sốliệu thứcấp được thu thập trong giai đoạn 2017- 2019; sốliệu sơ cấp được thu thập từ 20/10 đến 20/12/2020.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(12)

4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu Dữliệu thứcấp

Dữliệu được cung cấp bởi nhân sựcủa TTĐT âm nhạc Gia Bảo gồm: lịch sửhình thành và phát triển, cơ cấu tổchức nhân sự, kêt quảhoạt động kinh doanh năm 2017-2019, sốliệu về lao động, ngân sách chi cho hoạt động truyền thông online của công ty v.v Tiến hành thu thập kết quảthống kê các hoạt động online marketing qua các công cụ đang thực hiện hoạt động marketing online tại trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo như Facebook;

Youtube về lượt tương tác,phản hồi của trung tâm trong khoảng thời gian tháng 10, tháng 11 và tháng 12 năm 2019. Ngoài ra, sẽtìm hiểu và thu thập thêm thông tin liên quan thông qua báo chí, các trang web, v.v

Dliệu sơ cấp

Nghiên cứu định tính: Tổ chức phỏng vấn, thảo luận với nhân viên thực hiện hoạt động marketing online của trung tâm, nhân viên chăm sóc Fanpage của trung tâm để tìm hiểu, khám phá các đặc điểm, tính chất của các hoạt động truyền thông qua Facebook và Youtubemà công ty đã triển khai trong thời gian qua.

Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng nhằm điều tra, xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các kênh truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo liên quan đến việc truy cập, phản hồi của khách hàng, tạo ra sự tintưởng và thu hút khách hàng. Từ đó đưa ra những giải pháp cải thiện các kênh truyền thông online của TTĐT âm nhạc Gia Bảo.

Cách thức điều tra: Khảo sát bằng bảng hỏi cho các đối tượng là khách hàng của TTĐT âm nhạc Gia Bảo bao gồm học viên của trung tâm và phụhuynh của các em nhỏ đã và đang là học viên của trung tâm.

Đối với đềtài nghiên cứu này, tôi sửdụng dữliệu thứcấp và sơ cấp đểtham khảo và phân tích phục vụcho quá trình nghiên cứu. Dữliệu thứcấp được thu thập trước để làm cơ sởcho việc nghiên cứu cũng như cung cấp định hướng cho bài nghiên cứu.

4.2. Phương pháp phân tích, xử lí dữ liệu Phương pháp xác định kích cỡmẫu

Đểtính kích cỡmẫu, tác giả đã sửdụng công thứcCochran (1977) nhưsau:

Trường Đại học Kinh tế Huế

(13)

n =

. .( )

Ɛ

Trong đó:

n: Kích thước mẫu.

: Giá trịgiới hạn tương ứng độtin cậy (1-α). Với mức ý nghĩa α= 0.05, độ tin cậy (1-α) = 0.95 nên = 1.96.

p: Tỷlệtổng thể.

Ɛ: Sai sốmẫu cho phép,Ɛ=0.1 (Ɛ=10%)

Để đảm bảo kích thước mẫu lớn nhất và được ước lượng có độlớn an toàn nhất thì p*(1–P) phải đạt cực đại. Do đó ta chọn p=0.5 thì (1-P) = 0.5, ta có sốquan sát trong mẫu theo công thức là:

n = . ∗ . ∗( . )

. = 97

Để đảm bảo cỡmẫu khảo sát phù hợp để đưa vào phân tích, nghiên cứu tôi tiến hành hỏi ý kiến 20 đối tượng khảo sát thì chỉ có 17 người đồng ý khảo sát. Vậy tỷlệ ước lượng đồng ý khảo sát là 85% vì vậy, tôi quyết định khảo sát 114 khách hàng.

Nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu phi xác suất với kỹthuật chọn mẫu thuận tiện. Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sựthuận lợi hay dựa trên tính dễtiếp cận của đối tượng,ởnhững nơi mà người thực hiện khảo sát có khả năng gặp được đối tượng. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đềnghiên cứu; hoặc đểkiểm tra trước bảng hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộvềvấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Dựa trên phương pháp chọn mẫu ra những đối tượng thuận tiện cho việc khảo sát trong số những khách hàng của TTĐT âm nhạc Gia Bảo.

Phương pháp tổng hp và x lý s liu: Số liệu thu thập được tổng hợp theo phương pháp nhân tốthống kê nhằm đạt được mục đích nghiên cứu. Sốliệu được xửlí, tính toán bằng phần mềm Excel và SPSS.

Phương pháp phân tích

4.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Đềtài sửdụng các tham số như: Sốbình quân, trung vị, mode, phương sai, độlệch chuẩn để tóm tắt và mô tảdữ liệu nghiên cứu, đồng thời sử dụng giá trị kiểm định trung

Trường Đại học Kinh tế Huế

(14)

4.2.2 Đánh giá thang đo

Một thang đo được xem là có giá trị khi nó đo lường đúng cái cần đo. Điều kiện cần đểmột thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độtin cậy, nghĩ là cho cùng một kết quả khi đo lặp lui lặp lại.

Độtin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại (Internal Consistency) thông qua hệsố Cronbach’s Alpha và hệsố tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation).

Hshsố Cronbach’s Alpha

Mức hệsốhệsố Cronbach’s Alpha (Nguồn Hoàng Trọng, Chu Mộng Ngọc (2008), phân tích dữliệu nghiên cứu với SPSS tập 2, NXB Hồng Đức, trang 24):

Từ 0.8 đến gần bằng1 thang đo lường rất tốt.

Từ 0.7 đến gần bằng 0.8 thang đo lường sửdụng tốt.

Từ0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện

Hệsố tương quan biến tổng (Corrected Item - Total Correlation)

Hệ số tương quan biến tổng là hệ số là hệ số tương quan của một biến với điểm trung bình của các biến khác trong cùng một thang đo, do đó hệ số này càng cao thì sự tương quan của biến này với các biến khác trong nhóm càng cao. Theo Nunnally và Burnstein (1994) (4), các biến có hệsố tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác và bịloại bỏkhỏi thang đo.

4.2.3 Kiểm định One Sample T Test

Kiểm định One-Sample T-Test là phép kiểm định giảthuyết vềtrung bình của tổng thể, được dùng trong trường hợp ta muốn phân tích mối liên hệgiữa giá trịtrung bình của một tổng thể định lượng với một giá trịcụthể xác định.

Các bước khi thực hiện kiểm định One-Sample T-Test bao gồm:

Bước 1: Đặt giảthuyết Ho: “Giá trịtrung bình của biến tổng thể= giá trị cho trước”

Bước 2: Lọc ra các trường hợp thỏa mãn cácđiều kiện (nếu có) của nhóm đối tượng tham gia kiểm định.

Bước 3: Thực hiện kiểm định One-Sample T-Test

Bước 4: Tìm giá trị Sig tương ứng với giá trịT-Test đã tínhđược.

Bước 5: So sánh giá trịSig với giá trịxác suất a Nếu Sig>a thì ta chấp nhận giảthuyết Ho Nếu Sig < a thì ta bác bỏgiảthuyết Ho

Trường Đại học Kinh tế Huế

(15)

5. Quy trình nghiên cứu

6. Cấu trúc đề tài

Đềtài gồm 3 phần và 3 chương.

Phần I: Phần mở đầu.

Phần II: Nội dung và kết quảnghiên cứu.

Xác định vấn đề

Cơ sởlí thuyết và mô hình nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Thiết lập bảng hỏi điều tra

Khảo sát thử

Khảo sát chính thức

Phân tích, xửlí

Kết luận, báo cáo

Trường Đại học Kinh tế Huế

(16)

Chương 2: Phân tích hoạt động marketing online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo.

Chương 3: Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing online của trung tâm và cải thiện các kênh truyền thông online của trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo.

Phần III: Kết luận và kiến nghị.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(17)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận về Marketing Online

1.1.1 Tổng quan về Digital Marketing 1.1.1.1 Khái niệm digital marketing

Digital Marketing là một khái niệm khó định nghĩa chính xác vì vậy để định nghĩa khái niệm này chuẩn nhất nên dựa vào các định nghĩa từ các đơn vịchuyên môn.

Dưới đây là một vài định nghĩa về Digital Marketing:

Theo Vinahost, Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin – Asia Digital Marketing Association.

Theo Accesstrade, Digital Marketing ( Tiếp thị kỹthuật số) là một thuật ngữchỉ việc xây dựng nhận thức và quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Theo Admicro, Digital marketing (hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số), đây được coi là hình thức marketing phổbiến và hiệu quảmà mọi doanh nghiệp phải làm.

Đây có thể hiểu là hoạt động quảng cáo cho sản phẩm/ thương hiệu, nhằm tác động đến nhận thức, quan tâm của khách hàng. Nói dễ hiểu hơn, Digital Marketing là các hoạt động marketing sản phẩm/dịch vụmà có mục tiêu rõ ràng, có thể đo lường được, có tính tương tác cao có sử dụng công nghệ số (digital), kể cả TV, SMS, radio, billboard điện tửv.vđểgiữchân khách hàng.

1.1.1.2 Vai trò của Digital Marketing Digital marketing có những vai trò sauđây:

Thứnhất, Digital Marketing có vai trò lớn đến tăng trưởng kinh doanh.

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, đang có sự chuyển giao từ quảng cáo truyền thống sang Digital Marketing. Đa phần các doanh nghiệp vẫn quảng cáo theo phương thức truyền thống và chưa đạt hiệu quả, cũng chính vì thếDigital Marketing ra đời và giải quyết những điều trên. Kevin O’Kane - Trưởng phòng SME Châu Á-Thái Bình Dương của Google nói rằng: ‘’Thị trường online đang là ‘’Bệ phóng tên lửa’’

giúp đẩy nhanh hiệu quảkinh doanh cho các chủdoanh nghiệp vừa và nhỏ.’’

Trường Đại học Kinh tế Huế

(18)

Thứ hai, đối với doanh nghiệp. Digital Marketing mang đến cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cảdoanh nghiệp.

Digital Marketing mang đến cơ hội cạnh tranh công bằng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu của mình trên môi trường online. Không còn giống trước đây khi chỉ có các công ty lớn, đa quốc gia mới nắm bắt và ứng dụng Digital Marketing trong kinh doanh. Hiện nay, vai trò của Digital Marketing đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏrất quan trọng vì nó giúp cho các doanh nghiệp đạt được hiệu quả và nâng cao kết quả kinh doanh được tốt hơn.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay các doanh nghiệp mới đều có lợi thếlớn khi quảng cáo trên môi trường trực tuyến.

Lợi thếdễthấy nhất là khả năng kết nối với khách hàng tự động mà không cần sửdụng cách nghe gọi truyền thống.

Thứ ba, chi phí cho quảng cáo Digital Marketing tiết kiệm hơn so với cách truyền thống.

Các doanh nghiệp khi quảng cáo bằng Digital Marketing chiếm ưu thế về vốn phải bỏ ra cho quảng cáo so với cách truyền thống. Theo báo cáo mới nhất vềchi tiêu quảng cáo của Gartner chỉ ra rằng các doanh nghiệp tiết kiệm khoảng 40% khi quảng cáo trên môi trường online. Báo cáo cũng chỉra 28% các doanh nghiệpđược kiểm tra sẽchuyển từ chi tiêu theo cách thông thường sang quảng cáo Digital Marketing. Theo HubSpot, môi trường online giúp tiếp cận khách hàng tiềm năng (CPL) tốt hơn so với các cách tiếp thịkhác.

Thứ tư, Digital Marketing hướng đến mục tiêu và sựchuyển đổi.

Một trong những vai trò của Digital Marketing là quảng bá thương hiệu và tiếp thị nó thông qua phương tiện truyền thông, chuyển đổi đối tượng mục tiêu thành người mua hàng. Digital Marketing có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và hướng mục tiêu chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Các doanh nghiệp hiện nay chỉ quan tâm đến đo lường tỷlệ bán hàng; người đăng ký; khách hàng tiềm năng, giao dịch,… Nếu không có tỷlệchuyển đổi tất cả hành động đo lường trên đều không có ý nghĩa và tất cảcác nỗlực quảng cáo của bạn sẽbịlãng phí.

Thứ năm, vai trò Digital Marketing trong việc đảm bảo doanh thu.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(19)

Bên cạnh các chuyển đổi tốt hơn thông qua quảng cáo Digital Marketing hiệu quả, vai trò quan trọng trong việc đảm bảo doanh thu là điều quan trọng. Với việc nhắm mục tiêu rõ ràng, khách hàng tiềm năng cụ thể, chuyển đổi và tạo doanh thu,…

Chính là điều mà các doanh nghiệp vừa và nhỏsửdụng hệthống Digital Marketing có lợi thế trong việc nâng cao kết quả kinh doanh gấp 3,3 lần. Tiếp thị trên môi trường online mở ra cánh cửa; tiếp cận mục tiêu tốt và mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

Thứ sáu, vai trò của Digital Marketing cùng triển vọng nâng cao hiệu quảkinh doanh.

Sử dụng chiến lược Digital Marketing hiệu quả sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn. Nó mang đến cơ hội kêu gọi hành động mua hàng của khách hàng ngay lập tức. Có nhiều chiến lược giúp bạn chuyển từ kêu gọi khách hàng đưa tới hành động mua hàng. Kêu gọi hành động mua hàng cho bạn biết họ thường làm gì khi đến website của bạn, họ có thể đọc bài blog, tải xuống một cái gì đó, đăng ký hoặc mua hàng. Digital Marketing cung cấp tất cảgiải pháp đểbạn lựa chọn và tìm ra cho mình giải pháp riêng đểtiếp cận và khiến họ đưa ra quyết định mua hàng.

Tóm lại, dù là B2B hay B2C; cả hai loại doanh nghiệp đều có thể sử dụng Digital Marketing theo nhiều cách khác nhau. Điều họ cần quan tâm là chiến lược Digital Marketing nào đạt hiệu quả. Tiếp thị trên môi trường online có nhiều cách khác nhau như SEO; trả tiền quảng cáo, thông qua công cụ tìm kiếm (SEM); mạng truyền thông xã hội; Content; SEO thương mại điện tử; Email Marketing; SMS, … Dù áp dụng theo cách nào thì vai trò của Digital Marketing đã trởthành trợ thủ đắc lực; giúp nâng cao hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại công nghệ4.0 hiện nay.

1.1.1.3 Các kênh digital marketing

Digital marketing có một sốkênh và chúng có thể được tách thành 2 kênh riêng biệt đó là Online marketing (tiếp thị trực tuyến) và Offline marketing (tiếp thị ngoại tuyến). Sự khác biệt chính giữa hai là các kênh là Online Marketing chỉ dựa trên Internet trong khi các kênh Offline Marketing phải thực hiện với các thiết bị kỹ thuật sốkhông nhất thiết phải kết nối với Internet (ví dụbảng quảng cáo điện tử).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(20)

Bảng 1: Các kênh digital marketing

Online Marketing Offline Marketing

Website Marketing Affiliate Marketing Search Engine Optimization Mobile Marketing Pay-per-Click Advertising Video Marketing Email Media Marketing Content Marketing Social Media Marketing

TV Marketing SMS Marketing Radio Marketing Billboard

Marketing

(Nguồn: https://www.vietnetgroup ) 1.1.2 Tổng quan về marketing online

1.1.2.1 Khái niệm về marketing online

Theo Mohammed và cộng sự (2001) cho rằng: “E-Marketing là quá trình xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng thông qua các hoạt động trực tuyến để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi các ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ nhằm đạt được mục tiêu của cả hai bên.”

Theo Lewis (2015) cho rằng: “Marketing trực tuyến là bất kì công cụ, chiến lược hay phương pháp marketing nào có thể giúp khách hàng nhận diện được doanh nghiệp thông qua mạng Internet”.

Nói tóm lại Marketing online (E-Marketing hay Marketing trực tuyến) là việc ứng dụng Internet và công nghệthông tin đểthực hiện các hoạt động marketing nhằm đạt được mục tiêu đềra.

1.1.2.2 Vai trò của marketing online

Marketing Online đóng vai trò rất lớn trong việc bổ trợ hoạt động marketing của doanh nghiệp, nếu một doanh nghiệp không có hoạt động marketing online thì rất khó cạnh tranh với các đối thủ khác trên thương trường hiện nay. Với sựphát triển của công nghệ số và các trang mạng xã hội, việc tận dụng Marketing Online sẽ giúp tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng., từ đó giới thiệu, quảng bá sản phẩm và thu hút sự quan tâm của khách hàng, làm gia tăng doanh số bán hàng và tạo ra lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nhờ Marketing Online các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ có thể xây dựng, phát triển số lượng khách hàng trung thành một cách dễ dàng khi nhu cầu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(21)

của từng cá nhân được đáp ứng gần như tuyệt đối, việc tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng diễn ra nhanh chóng và tiện lợi.

Với sức lan truyền rộng rãi của Internet thì Marketing Online trở thành “cánh tay” đắc lực cho các doanh nghiệp một bước tiến lớn vào nền kinh tế trên toàn cầu. Làm Marketing Online hiệu quả không chỉ đưa thương hiệu sản phẩm công ty đến mọi người mọi nhà mà còn là cầu nối giúp doanh nghiệp gắn bó gần gũi hơn với khách hàng. Tuy nhiên không phải bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào cũng có thể tựmình xây dựng một kếhoạch Marketing Online chi tiết đầy đủvà ít rủi ro.

1.1.2.3 Mô hình truyền thông marketing AIDA

AIDA là một mô hình truyền thông Marketing cổ điển cho phép doanh nghiệp hiểu được quá trình nhận thức của người tiêu dùng khi đưa ra quyết định mua hàng và từ đó đưa ra được những chiến lược truyền thông phù hợp với từng giai đoạn này.

AIDA là từviết tắt viết tắt của 4 giai đoạn Attention, Interest, Desire và Action.

Hình 1: Mô hình truyền thông AIDA Marketing .

(Nguồn: https://marketingai.admicro.vn) A – Attention (Tạo sự chú ý)

Bước đầu tiên trong mô hình truyền thông Marketing AIDA chính là thu hút sự chú ý của đối tượng mục tiêu. Để gây được sự chú ý của đối tượng khách hàng mục tiêu trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì người quản trị Marketing phải

Trường Đại học Kinh tế Huế

(22)

khéo léo lựa chọn được đúng phương thức và công cụ Marketing phù hợp để thu hút được sựchú ý và buộc họphải dừng lại để tiếp nhận thông điệp truyền thông.

I – Interest (Thích thú)

Thu hút sựquan tâm của khách hàng mục tiêu có thể là giai đoạn khó khăn nhất đối với doanh nghiệp trong mô hình truyền thông marketing. Sau khi gây được sựchú ý của tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, nhưng làm thế nào để doanh nghiệp có thể kích thích được sự thích thú của họ với những sản phẩm và dịch vụcủa doanh nghiệp một cách khéo léo? Chìa khóaở đây là cách tiếp cận với thông tin liên quan và thực sựhữu ích liên quan đến nhu cầu của họ.

D – Desire (Mong muốn)

Sau khi giành được sựquan tâm của khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo trong mô hình truyền thông marketing là tạo ra được sự mong muốn tương tác với doanh nghiệp từkhách hàng mục tiêu. Sựthành công của việc truyền thông Marketing không phải nằm ở việc cố gắng bán sản phẩm của bạn mà nằm ở việc khách hàng thực sự mong muốn mua được sản phẩm từ doanh nghiệp bạn. Có 2 cách đơn giản để doanh nghiệp có thểkích thích sự mong muốn của khách hàng đó là tăng cường trải nghiệm thực tếvới những sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho người dùng hoặc cho những đối tượng khách hàng mục tiêu này thấy những trải nghiệm tích cực mà người khác đã thực nghiệm.

A – Action (Hành động)

Có thể doanh nghiệp bạn đã thu hút được sự chú ý của khách hàng mục tiêu, khiến họquan tâm và mong muốn sởhữu sản phẩm dịch vụcủa doanh nghiệp; nhưng tất cảnỗlực trên sẽ là “con số 0” nếu khách hàng sau cùng không hành động.

1.1.2.4 Mô hình nhận thức AISAS

Theo tác giả Lê Kim Dũng, “Mô hình AISAS trong marketing online” được định nghĩa như sau: “AISAS là mô hình nói vềhành vi của người dùng khi mua hàng trên internet. Có nghĩa là một sản phẩm, dịch vụhay một hiện tượng, thông tin bất kì nào đó muốn thu hút được người dùng mục tiêu (họ là khách hàng hoặc người đọc,

Trường Đại học Kinh tế Huế

(23)

người nghe, v.v) tác động đến hành vi của họ đối với điều mà mình truyền đạt. Và sau đó chính họlại lan truyền điều đó đến những người khác một cách ngẫu nhiên nhất”.

Mô hình AISASđược xây dựng bởi công ty quảng cáo Dentsu (2004) gồm có 5 bước cụthể:

Hình 2: Mô hình AISAS

(Nguồn: https://www.lekimdung.com/) A - Attention ( Gây sự chú ý )

Attention mang nghĩa là gây sự chú ý. Một thương hiệu muốn có chỗ đứng trên thị trường và khiến khách hàng nhớ đến trước tiên cần gây sựchú ý. Với môi trường internet phát triển nhanh chóng như hiện nay thì cơ hội đểthu hút khách hàng là vô kể, đó có thể là Online seeding, bài viết PR, banner, quảng cáo Display Ad v.v Làm sao cho càng nhiều người biết đến sản phẩm, dịch vụcủa bạn thì xem như bước đầu bạn đã thành công. Nhưng cần phải lưu ý một điểm, đó là lượng tin tức được đưa lên internet mỗi ngày cực kì lớn, khi phủ tin người làm marketing phải liên tục để ý và cập nhật để không bị trôi bài. Muốn vậy thì ngay từ đầu nên lập kếhoạch cụthể: Đăng bài tại đâu, khung giờnào và cách bao lâu sẽquay lại chăm sóc

I – Interest (Sự hấp dẫn)

Một khi đã thu hút đủ đối tượng khách hàng tiềm năng, thương hiệu có thể dễ dàng tìm được chỗ đứng trong việc khiến họ quan tâm đến sản phẩm, dịch vụcủa bản

Trường Đại học Kinh tế Huế

(24)

thân. Ở bước này, điều quan trọng là phải khiến nhu cầu sở hữu của khách hàng tăng cao bằng cách đềxuất cho họnhững trải nghiệm mà họcó thể nhận được đểnâng tầm cuộc sống. Cho họbiết lý do thương hiệu của bạn là duy nhất và khác biệt với những thương hiệu khác trên thị trường. Khi người dùng đã chú ý, hãy khiến họ thích thú hoặc quan tâm. Hai bước đầu tiên trong mô hình AISAS được gộp lại là bước tạo ra sự quan tâm đối với người dùng.

Search ( Tìm kiếm )

Sau khi khách hàng đã hứng thú với sản phẩm/dịch vụ và phát sinh nhu cầu sử dụng, họsẽ có xu hướng tìm kiếm thêm thông tin và so sánh với các sản phẩm/dịch vụ khách trên thị trường. Việc tìm kiếm này được thực hiện thông qua các công cụ tìm kiếm online như Google, COCCOC, v.v. Đây là cơ hội để chúng ta có được những khách hàng tiềm năng thật sự. Do đó người làm marketing muốn điều hướng họ về website của mình thì trang website phải năm trong những vị trí đầu của kết quả tìm kiếm trên các công cụ phổbiến như Google, Cốc Cốc, v.v. tầm quan trọng của chiến lược SEO (tối ưu hóa công cụtìm kiếm) lúc này mới thểhiện rõ nhất.

Action ( Hành động )

Hành động là cái đích mà bất cứ nhà Marketing nào cũng mong muốn hướng đến. Khi khách hàng tìm thấy bạn ở trang nhất của google nhưng liệu họ có chọn bạn không, điều đó còn tùy thuộc vào việc Website của bạn có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không. Ở bước này những hành động của khách hàng có thể là mua hàng, đặt hàng, gọi điện, gửi email, điền thông tin v.v. hay thậm chí là thoát trang ngay lập tức.

Do đó, nếu nội dung thông tin mô tảsản phẩm càng hấp dẫn thì càng khiến khách hàng muốn mua hơn.

Share ( Chia sẻ )

Tâm lý người dùng hiện nay thường thích chia sẻ những điều khiến bản thân thỏa mãn, thích thú hoặc đểthểhiện cái tôi và giá trịcủa bản thân. Do đó thương hiệu cần nắm bắt tâm lý này để khiến khách hàng chia sẻ, giúp lan tỏa thương hiệu một cách tựnhiên và thuyết phục nhất. Với sựbùng nổ mạnh mẽcủa mạng xã hội, mỗi cá nhân được kết nối với nhiều người, khi ai đó chia sẻ, bạn bè của họ sẽ nhìn thấy, nếu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(25)

những chia sẻ đó được nhiều người thích hoặc bình luận, thông tin sẽ được lan truyền cho nhiều người hơn nữa. Khi sản phẩm/dịch vụ của chúng ta nhận được nhiều lời khen tốt, các khách hàng tiềm năng kia sẽ nhanh chóng thích chúng. Khi cần mua hàng, họ sẽtìm kiếm và truy cập vào website của chúng ta, đây là những nguồn khách hàng tiềm năng thật sự, giúp tiết kiệm nhiều chi phí marketing cho doanh nghiệp.

1.1.2.5 Các hình thức marketing online Website marketing

Web marketing là hình thức tiếp thị qua mạng Internet. Về cơ bản là việc dùng trang web để quảng cáo cho sản phẩm, nơi bán sản phẩm, đưa ra thông tin giá cả sản phẩm. Nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra một kênh dịch vụ để tiếp thị và bán sản phẩm cho khách hàng thông qua mạng Internet.

Website Marketing có các lợi ích: (1) Tạo thương hiệu riêng của doanh nghiệp trên internet, tạo cơ hội tiếp xúc với khách hàng ởmọi nơi và tại mọi thời điểm; (2) Có thể giới thiệu các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ một cách sinh động và mang tính tương tác cao; (3) Tạo cơ hội để bán các sản phẩm hàng hóa một cách chuyên nghiệp mà tiết kiệm được chi phí; (4) Cơ hội phục vụ khách hàng tốt hơn, đạt được sự hài lòng lớn hơn từ khách hàng; (5) Tạo một hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng, công cụhiệu quả đểthực hiện các chiến dịch PR và Marketing.

Mạng xã hội

Mạng xã hội hay gọi là mạng xã hội ảo (Social Network) là dịch vụnối kết các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Mạng xã hội có những tính năng như chat, e- mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ files, blog, và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thếgiới. Các dịch vụnày có nhiều phương cách đểcác thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo Groups (ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán v.v

Trường Đại học Kinh tế Huế

(26)

Trong thời đại Internet ngày càng phát triển, thâm nhập dần vào từng ngóc ngách cuộc sống của chúng ta thì việc sử dụng Mạng xã hội (Social media network) như Facebook, Instagram, Linkedin, v.v làm nền tảng tiếp thị là một phương pháp Marketing Online rất hiệu quả đối với các Doanh nghiệp. Hiện nay thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác nhau, tuy nhiên, không phải tất cả số đó đều thành công và có lượng người dùng lớn. Theo Statista - kênh cung cấp thông tin vềcác mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn thế giới, tính đến tháng 4/2019, trong các mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn thếgiới, dẫn đầu hiện nay là Facebook, mạng xã hội đầu tiên vượt qua 1 tỷ tài khoản đăng ký và hiện đang có 2,32 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Sau Facebook là Youtube với 1,9 tỷ người dùng hàng tháng, WhatsApp xếp thứ ba với 1,6 tỷ người dùng, Ứng dụng chat Facebook Messenger xếp thứ 4 với 1,3 tỷ người dùng. Tiếp theo là mạng xã hội WeChat của Trung Quốc với hơn 1 tỷ người dùng, ứng dụng chia sẻ ảnh được xếp hạng thứ sáu Instagram có 1 tỷ tài khoản hoạt động hàng tháng.

ĐVT:(tỷ người).

Hình 3: Thống kê những mạng xã hội có số người dùng lớn nhất thế giới (Nguồn: Statista)

Trường Đại học Kinh tế Huế

(27)

Việt Nam được nhận định là một trong những thị trường năng động và phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á trong mảng tiếp thị truyền thông mạng xã hội thông qua người ảnh hưởng. Số lượng người sử dụng Internet của Việt Nam so với năm 2019, lượng người dùng internet đã tăng 10% (6.2 triệu người dân) và người dùng mạng xã hội tăng 9,6% (5,7 triệu người dân). Những số liệu này có thể mang đến cơ hội “béo bở" cho các nhà tiếp thị gia đang hết mình tìm kiếm cách tiếp cận hiệu quả lượng đối tượng khách hàng tiềm năng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khi cùng tham khảo tỉ lệ người dùng tương tác với mạng xã hội tại Việt Nam tính đến tháng 1 năm 2020,

“ông trùm” Facebook vẫn thống lĩnh tỉlệ người dùng, theo sát ngay sau chẳng thểlà ai khác ngoài Youtube, cùng Instagram - TikTok - Twitter hoàn thiện danh sách “Năm mạng xã hội được yêu thích nhất Việt Nam”.

Hình 4: Các mạng xã hội có số lượng người dùng nhiều nhất ở Việt Nam (%) (Nguồn: https://anymindgroup.com) Search Engine Marketing (SEM) – Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm

SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing có nghĩa là marketing trên công cụ tìm kiếm. SEM chính là sựtổng hợp của nhiều phương pháp tiếp thị Internet marketing nhằm mục đích giúp cho trang web của bạn đứng ở vị trí như bạn mong muốn trong kết quảtrên mạng Internet tìm kiếm.

Trường Đại học Kinh tế Huế

(28)

Khi mà người tiêu dùng sửdụng Internet ngày càng nhiều thì hành vi mua hàng của họ cũng dần thay đổi theo. Khách hàng thường có xu hướng tìm hiểu và so sánh nhiều thông tin khác nhau. Đặc biệt là thông qua công cụ tìm kiếm google (một công cụ tìm kiếm phổbiến nhất trên thế giới hiện nay) thì đó cũng là lúc SEM thể hiện và phát huy được vai trò, tầm quan trọng của mình trong các chiến dịch quảng cáo.

Email marketing

Email marketing là hình thức sửdụng email (thư điện tử) mang nội dung thông tin về bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến nhóm khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng đến. Mục đích lâu dài của email marketing là giúp tăng niềm tin thương hiệu và xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.

Ưu điểm ca email marketing gm:

Thứ nhất, tiết kiệm chi phí. Khi đặt trong tương quan so sánh với Marketing trực tiếp, lợi thế tuyệt vời của Email Marketing chính là tiết kiệm chi phí. Một chiến dịch Marketing trực tiếp có thểtiêu tốn của doanh nghiệp không ít ngân sách cho việc inấn, nhưng với công cụnày, một thông điệp chỉn chu sẽ được đến tay khách hàng mà sốtiền cần bỏra chỉ là “con số lẻ” của chiến dịch Marketing trực tiếp.

Thứ hai, là hình thức Marketing mục tiêu: Hoạt động Email Marketing có thể giúp doanh nghiệp liên lạc chính xác tới nhữngngười đang quan tâm đến nội dung thư của được gửi từ doanh nghiệp. Hơn thế, Email Marketing còn có thể giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng, gây dựng được lòng tin và vị thếtrong tâm trí họ, bằng cách cung cấp những nội dung, thông tin hữu ích.

Thứ ba, tốc độ nhanh, giao tiếp thuận lợi: Ưu điểm của hình thức này chính là thông điệp của bạn sẽ đến tay khách hàng chỉ sau một cú click chuột. Nếu bạn có một ý tưởng xúc tiến thương mại mới cho doanh nghiệp, bạn có thể dùng Email để thông báo tới tất cảkhách hàng thay vì chờ đợi một thời gian dài để chuẩn bị và phải đầu tư một khoản chi phí ngất ngưởng so với các hình thức Marketing khác.

Thứ tư, theo dõi được kết quả, tự động hóa chiến dịch: Bạn có thể theo dõi tất cả các dữ liệu để cải tiến hoạt động kinh doanh cũng kiểm soát tiến trình Marketing của mình thông qua những số liệu như: số email đã gửi đi, số người đã mở email, số

Trường Đại học Kinh tế Huế

(29)

lượng phản hồi,… Ngoài ra, bạn cũng có thểtự động hóa chiến dịch Email Marketing bằng những công cụ hỗ trợ tự động lọc, gửi cũng như lên lịch trình gửi theo tuần, tháng v.v

Nhược điểm ca Email Marketing đó là người tiêu dùng có xu hướng “phớt lờ” các Email quảng cáo: Email của bạn có thể được “ném ngay vào hộp spam” ngay cả khi khách hàng chưa mở lên. Nguy hiểm hơn, IPcó thểnằm trong “danh sách đen”

và thông điệp của bạn sẽ không được gửi đến bất kỳ ai. “Bức tường vô hình” mà người tiêu dùng tạo nên có thểbiến công sức của doanh nghiệp thành “muối đổbể”.

Hình ảnh của doanh nghiệp có thể bị xấu đi trong mắt khách hàng: Nếu nội dung email của bạn chán ngắt và xuất hiện ngập tràn trong hòm thư của khách hàng thì họ sẽ cảm thấy thật phiền phức, thậm chí có ác cảm với doanh nghiệp, không tin vào những gì bạn nói. Điều đó đồng nghĩa sản phẩm của bạn sẽ không có cơ hội xuất hiện trong giỏhàng của khách hàng.

Quảng cáo mạng hiển thị (Display)

Quảng cáo mạng hiển thị Google hay còn gọi là mạng Quảng cáo google display network, cho phép bạn kết nối với khách hàng với một loạt các định dạng quảng cáo được đặt nội dung dạng văn bản, banner, đa phương tiện, video v.v trên nhiều hệ thống website của Google toàn vũ trụ kỹ thuật số. Quảng cáo GDN có liên quan đến nhiều lĩnh vực : thể thao, tin tức, giải trí, kinh tế v.v. Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc hiện nay, thì việc bắt tay vào quảng cáo Google Display Network là một lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp.

Lợi ích của quảng cáo mạng hiển thị google bao gồm : (1) Có tới hơn 30 triệu lượt truy cập hành tháng; (2) có độ phủ quảng cáo lên đến 90% người lướt web toàn cầu thông qua hàng triệu trang web nổi tiếng khác nhau; (3) khẳng định độ uy tín thương hiệu; (4) đánh trúng đối tượng khách hàng với sự chọn lọc theo độ tuổi, sở thích v.v; (5) hiển thị banner đa dạng theo: văn bản, hình ảnh, text, video v.v; (6) hiển thị với nhiều kích thước banner khác nhau; (7) cách tính tiền có 2 hình thức: theo lượt click (CPC) hoặc theo lượt hiển thị (CPM).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(30)

1.1.2.6 So sánh giữa truyền thông marketing online và marketing truyền thống

Bảng 2: Sự khác nhau giữa Marketing online và Marketing truyền thống.

Đặc điểm Marketing online Marketing truyền thống

Phương thức Sử dụng internet,các thiết bị số hóa

Chủ yếu sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng

Không gian Không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ

Bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và vùng lãnh thổ

Thời gian Mọi lúc mọi nơi,phản ứng nhanh, cập nhật thông tin sau vài phút

Chỉ vào một số giờ nhất định, mất nhiều thời gian và công sức để thay đổi mẫu quảng cáo hoặc clip

Phản hồi

Khách hàng tiếp nhận thông tin và phản hồi ngay lập tức

Mất một thời gian dài để khách hàng tiếp nhận thông tin và phản hồi

Khách hàng

Có thể chọn được đối tượng cụ thể,tiếp cận trực tiếp với khách hàng

Không chọn được nhóm đối tượng cụ thể

Chi phí

Thấp,với ngân sách nhỏ vẫn thực hiện được,có thể kiểm soát được chi phí quảng cáo

Cao, ngân sách quảng cáo lớn,được ấn định dùng 1 lần

Lưu trữ thông tin

Lưu trữ thông tin khách hàng dễ dàng, nhanh chóng

Rất khó lưu trữ thông tin của khách hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(31)

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Hoạt động marketing online của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 1.2.1.1 Tình hình sử dụng Internet ở Việt nam

Báo cáo Digital 2020 được We Are Social khảo sát tại 42 quốc gia đồng thời tổng hợp thêm từ nhiều nguồn và thống kê đến tháng 1 năm 2020 cho thấy bối cảnh Digital tại Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ. Cụthểlà Trong tổng số96.9 triệu dân, có 68 triệu người tiếp cận với Internet (tương đương với tỷlệthâm nhập là 70%); có tổng cộng hơn 145 triệu thuê bao di động (nghĩa là trung bình mỗi người sử dụng 1.5 số điện thoại). Số lượng tài khoản mạng xã hội đang kích hoạt ở Việt Nam là 65 triệu, tương đương tỷ lệthâm nhập là 67%. Mặc dù vẫn đứng sau một số nước ĐNA khác, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực và thế giới. Đáng chú ý là trong sốnhững người được khảo sát, có đến 93% sửdụng smartphone nhưng chỉcó 22% sử dụng điện thoại không thông minh, chứng tỏ smartphone giờ đã trở thành chuẩn mực của ngành điện thoại, và là cánh cửa mở ra nhiều thói quen của tương lai mà chúng ta sẽbắt đầu thấy được xu hướng trong các slide tiếp theo của báo cáo.

Hình 5: Số liệu thống kê tỷ lệ người sử dụng các thiết bị điện tử tại Việt Nam.

(Nguồn:https://www.brandsvietnam.com) Trong nhóm người từ 16-64 tuổi được khảo sát, ngoài smartphone, có 65% sở hữu laptop, 32% có ít nhất một máy tính bảng. Và điều đáng chú ý ởhình 5 này đó là

Thiết bịlivestream Máy chơi game

Thiết bịnhà thông minh

Đồng hồthông minh Laptop hoặc máy tính đểbàn Điện thoại di động

(loại bàn phím bấm) Điện thoại

thông minh Điện thoại di động

(Tất cảcác loại)

Máy tính bảng

Trường Đại học Kinh tế Huế

(32)

9.6% số người được hỏi có sởhữu thiết bị xem TV và livestream trên Internet, 13% sở hữu thiết bịnhà thông minh và 18% sởhữu các thiết bị đeo tay.

Những con số này chứng minh rằng việc tiếp cận Internet của người Việt Nam hiện nay đã trở nên phổ biến, dễ dàng và đa dạng hơn. Điện thoại và máy tính vẫn chiếm phần lớn, nhưng bắt đầu có sự xuất hiện của những thiết bị cá nhân hơn, như TV thông minh, thiết bị nhà thông minh, thiết bị đeo, game và cả thực tế ảo. Chúng ta nên lưu tâm để cân nhắc mức độ đầu tư nội dung và kênh tiếp cận người tiêu dùng tương ứng.

1.2.1.2 Hoạt động marketing online của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ỞViệt Nam, hiện nay có nhiều DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau áp dụng hình thức marketing tương tác nhờ tính hiệu quảcao và chi phí hợp lý. Các hình thức tương tác với khách hàng mà doanh nghiệp áp dụng chủyếu vẫnở trên facebook, cụ thể, năm 2018 các thương hiệu lớn có lượt đăng bài tăng 25% so với năm 2017; từ 72.000 bài đăng mỗi ngày của (năm 2017) lên 90.032 bài mỗi ngày năm 2018.

Marketing tương tác mang nhiều ưu điểm giúp DN có thể phát triển thương hiệu của mình, nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, tạo một sợi dây gắn kết, sựtrung thành giữa khách hàng và doanh nghiệp. Từ đó, giúp DN gia tăng lợi nhuận, doanh thu, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính không quá lớn thì marketing tương tác là một công cụhữu hiệu và tiết kiệm lý tưởng. Theo báo cáo của tổchức We Are Social và Hootsuite, năm 2019 các doanh nghiệp Việt Nam chi tiêu cho quảng cáo Digital lên tới 306 triệu đô la. Trong đó 118 triệu đô la được chi vào quảng cáo tìm kiếm, 54 triệu đô la vào quảng cáo Banner, 53 triệu đô la vào quảng cáo “rao vặt”, 50 triệu đô la vào quảng cáo mạng xã hội và 31% vào quảng cáo video.

Việt Nam hiện được đánh giá là một trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2019 do Google và Temasek công bố, quy mô thị trường thương mại điện tửViệt Nam đầu năm 2020 đạt 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 81%. Đáng chú ý hơn, Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2019 được Cục Thương mại điện tử và kinh

Trường Đại học Kinh tế Huế

(33)

tếsố(Bộ Công thương) phát hành, chỉra mức tăng trưởng của thị trường TMĐT Việt Nam đang cao nhất trong 3 năm trởlại đây.

Nhìn chung, thời kỳphát triển rực rỡ của internet và hiện tại là công nghệ 4.0 đã, đang đem đến những thách thức nhưng đồng thời cũng mang tới nhiều cơ hội cho các DN biết tận dụng nó. Marketing truyền thống một chiều đã trở nên lỗi thời, nhường chỗ cho marketing tương tác hai chiều đầy sáng tạo, thu hút với những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên, để tận dụng được marketing tương tác, DN không chỉ cần có hệthống cơ sở dữliệu điện tử cơ bản, mà DN cần biết tận dụng các phương pháp, công cụ tương tác. Ngoài ra, DN cần nghiên cứu tâm lý, xu hướng tâm lý của khách hàng để đưa ra những nội dung tương tác thu hút, sáng tạo mà vẫn phù hợp với trình độ, văn hóa của khách hàng mục tiêu.

1.2.2 Thực trạng hoạt động truyền thông online của các doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế

Thực hiện kếhoạch của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vềphát triển TMĐT giai đoạn 2016 – 2020 và Chương trình phát triển TMĐT quốc gia năm 2017; Đồng thời được sựhỗtrợ của Bộ Công thương và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, thời gian vừa qua Sở Công thương tỉnh Thừa Thiên Huế đã phối hợp với Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số - Bộ Công thương tiến hành xây dựng Sàn giao dịch TMĐT Thừa Thiên Huế.

Sự ra đời của Sàn giao dịch TMĐT Thừa Thiên Huế trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay được đánh giá là tất yếu và cần thiết cho các hoạt động thương mại hội nhập và phát triển. Nâng cao được sức cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương trên thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời sàn cũng giúp các doanh nghiệp quảng bá, tiếp thị, bán hàng, tạo kết nối “đầu ra” trên môi trường online.

Đứng trước sự phát triển của công nghệ internet, nhiều doanh nghiệp đã cố gắng nỗ lực không ngừng lấn sân sang lĩnh vực marketing online. Thực tế các doanh nghiệp không chỉ xây dựng website tin tức thông thường mà còn đẩy mạnh vào việc phát triển website bán hàng nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên do thiếu

Trường Đại học Kinh tế Huế

(34)

kinh nghiệm, nhiều doanh nghiệp khá lúng túng trong việc tìmđơn vị đồng hành và hỗ trợhội nhập xu hướng công nghệ4.0.

Theo nhận định của công ty TNHH Trực tuyến OHI thì hầu như rất ít doanh nghiệp trên địa bàn Thừa Thiên Huế quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu và kênh tiếp thị bằng Website, mọi doanh nghiệp vẫn hướng đến các kênh offline thay vì online như hiện nay. Một bộ phận nhỏ các doanh nghiệp tuy đã hướng đến đẩy mạnh vào việc phát triển website bán hàng tuy nhiên chưa chưa đồng bộvà chất lượng chưa đảm bảo, kết quảmang lại chưa như mong đợi .

1.3. Đề xuất mô hình nghiên cứu

Những người làm Marketing luôn muốn lôi kéo khách hàng vềphía mình bằng đủ mọi cách thức, công cụ và phương pháp. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh mong muốn của doanh nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào sự thấu hiểu và vận dụng các mô hình kinh doanh phù hợp. Thực tế đã chứng minh, mô hình AISAS hiện nay là mô hình hiệu quả và phổ biến nhất. Có thể nói, việc hiểu rõ được mô hình cũng như biết cách vận dụng được nó chính là chìa khóa thành công để chinh phục khách hàng hiệu quảnhất.

Mô hình AISAS là một mô hình phổ biến và rất hữu ích trong việc giải thích hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh truyền thông kỹ thuật số hiện nay. Quá trình tìm kiếm thông tin bao gồm truy cập blog, trang web thương hiệu, tìm kiếm các chủ đề liên quan đến thương hiệu trong bảng web và hỏi bạn bè, tra cứu thông tin được sửdụng để so sánh các thương hiệu. Thương hiệu được coi là tốt hơn khi đáp ứng nhu cầu được chọn. Ngoài ra sau khi mua, người tiêu dùng sẽ đánh giá hiệu suất của sản phẩm. Điều này thường được thực hiện trên trạng mạng xã hội của riêng họhoặc trong trang nơi họtìm thấy thông tin lần đầu tiên.

Do đó trong bài khóa luận này tôi quyết định lựa chọn mô hình AISAS để xây dựng thang đo đánh giá của khách hàng về hoạt động marketing online trên trang fanpage và youtube của TTĐT âm nhạc Gia Bảo. Thang đo gồm 5 nhóm yếu tố là:

Attention (thu hút); Interest (Sự hấp dẫn); Search (tìm kiếm); Action (hành động) và Share (Chia sẻ).

Trường Đại học Kinh tế Huế

(35)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TRUNG TÂM ĐÀO TẠO ÂM NHẠC GIA BẢO

2.1 Giới thiệu chung về trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo Tên công ty:Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo

Tên giao dịch bằng tiếng anh: Gia Bảo Music & Arts Performing Academy.

Tên viết tắt: GBM&A.

Địa chỉ: Nhà C6, The Manor Crown, 62 TốHữu Huế, Thừa Thiên Huế.

Số điện thoại: 0901165345

Email: daotaoamnhacgiabao@gmail.com.

Logo Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo:

Hình 6: Logo TTĐT âm nhạc Gia Bảo.

(Nguồn: công ty) 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1 Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảo

Trung tâm đào tạo âm nhạc Gia Bảođược thành lập bởi công ty TNHH Gia Bảo Event-Mediavào năm 2016. Không chỉlà trung tâm dạy đàn piano ở Huếtốt mà trung tâm âm nhạc Gia Bảo cònđược biết đến là trung tâm dạy nhạc tại Huếchất lượng hiện nay. Ban đầu trung tâm hình thành và hoạt động tại địa chỉ 79 Trường Chinh, thành

Trường Đại học Kinh tế Huế

(36)

2019 trung tâm chính thức chuyển đến địa chỉ Nhà C6, The Manor Crown, 62 TốHữu Huế, Thừa Thiên Huế. Hiện nay, trung tâm tiếp tục mởrộng thêm một sốlĩnh vực như đào tạo người mẫu (Model và Modelkids); diễn xuất, ra mắt bộmôn Ballet và nhận thu âm cho những khách hàng có nhu cầu. Ngoài những lúc được học nhạc tại trung tâm với những giáo viên có trình độ cao, học viên còn được trung tâm tạo điều kiện tham gia vào các sựkiện lớn được tổchức bởi công ty TNHH Gia Bảo Event-Media. Không những thế công ty cam kết sẽ kết nối nhiều show lớn nhỏ khác để tạo điều kiện cho học viên đi diễn thường xuyên hơn, giao lưunhiều hơn đểthêm

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tuy nhiên, theo kết quả thống kê từ các hoạt động digital marketing cho thấy rất nhiều đối tượng đã tiếp cận được với chương trình, cụ thể có 38 email được

Khái niệm Marketing hiện đại được chính Philip Kotler đưa ra nhằm đánh giá sự tiến bộ của ngành marketing và các quan điểm hiện đại nhất: Marketing

Phát triển là phải đạt lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất kinh doanh theo cả chiều rộng và chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường và bắt kịp xu thế của xã hội.Với việc

Trong khóa luận này, tác giả đề cập rất nhiều đến các cách đánh giá hiệu quả các hoạt động marketing online, các chỉ sổ KPIs cho các công cụ marketing online như kết quả

Cùng với mục tiêu định hướng phát triển thì Trung tâm Anh ngữ AMES đã có một chiến lược truyền thông online hoàn thiện ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động đã đạt

Nhân tố 1 gồm: FACEBOOK1 “Thông tin sản phẩm, dịch vụ trên Facebook cụ thể, đơn giản, dễ hiểu”, FACEBOO2 “Các thông tin đồng nhất trên tất cả các phương

Xuất phát từ những lý do đó, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích những nhân tố tác động đến sự cam kết gắn bó với tổ chức của người lao động trực tiếp tại Công ty

Nhận thức được điều này, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Xuân (Ngân hàng BIDV Phú Xuân) đang ngày một hoàn thiện công tác