• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Yên Thọ #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050px"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 17/8/2020 Tiết 7

LUYỆN TẬP 1

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Củng cố cho HS các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.

- HS biết vận dụng một cách hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.

2. Kĩ năng :

- HS hiểu và vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào giải các bài tập. Tính nhanh, tính nhẩm một cách hợp lý, biết sử dụng MTBT.

3. Thái độ

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

4. Tư duy

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;

- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;

5. Về phát triển năng lực học sinh:

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học

II. Chuẩn bị:

GV: Phấn màu, bảng phụ viết sẵn đề bài tập, MTBT HS : Sách giáo khoa và SBT, MTBT

III. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp.

- Phương pháp học tập và hợp tác nhóm nhỏ, luyện tập.

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, động não.

IV. Tiến trình dạy học – GD:

1. Ổn định tổ chức: (1 phút)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ: ( 7 phút)

HS 1: Phát biểu các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên . Tính nhanh : a) 4 . 37 . 25 b) 56 + 16 + 44

ĐÁ: Tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên ( SGK)

* Tính nhanh : a) 4 . 37 . 25 b) 56 + 16 + 44 = (4.25) . 37 = ( 56 + 44 ) + 16

= 100 . 37 = 100 +16

(2)

= 3700 = 116

HS 2 : Điền vào chỗ trống để được các T/c của phép nhân và phép cộng.

Phép tính

Tính chất

Cộng Nhân

... a + b = ... ... = b.a

... ( a + ...) + ... = a + (b + c) (a. b ) ... = a.( ... . c) ... a + ... = 0 + ... = a

... a... = 1... = a ... a.( ... + ... ) = ab + ac Đáp án:

Phép tính Tính chất

Cộng Nhân

Giao hoán a + b = b + a a.b = b.a

Kết hợp ( a + b) + c = a + (b + c) (a. b ) c = a.( b. c) Cộng với số 0 a + 0 = 0 + a = a

Nhân với số 1 a.1 = 1.a = a

Phân phối của phép nhân

đối với phép cộng a.( b + c ) = ab + ac

3. Giảng bài mới:

* Hoạt động 1: Dạng tính nhẩm . - Thời gian: 13 phút.

- Mục tiêu : + HS được củng cố T/c của phép cộng và nhân.

+ HS biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa.

- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài 27 SGK.

? Hãy nêu các bước thực hiện phép tính?

HS: Lên bảng thực hiện và trả lời:

- Câu a, b => áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng

- Câu c => áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.

- Câu d => áp dụng tính chất phân phối của phép cộng đối với phép nhân.

GV: Tương tự như trên, yêu cầu HS hoạt động nhóm bài 31 SGK ,

1 HS lên bảng thực hiện và nêu các bước làm

HS nhận xét và bổ sung thêm vào cách trình bày của bạn.

Dạng 1: Tính nhẩm.

Bài 43/8 sbt:

a) 81 + 243 +19

= (81 + 19) + 243 = 100+ 243

= 343

b) 79+ 132 + 168 = (132+168) + 79

= 300 + 79 = 369 c) 25.5.4.16.2

= (25.4) (2.5).16 = 100.10.16

= 16000

d) 32. 47 + 32. 53 = 32.(47+ 53)

= 32 .100 = 3200

Bài tập 31/17 Sgk: Tính nhanh : a) 135 + 360 + 65 + 40

= (135 + 65) + (360 + 40)

(3)

GV:Uốn nắn

GV: Cho HS là bài 32 SGK

GV: Tương tự các bước như các bài tập trên.

GV:Uốn nắn

GV: cho HS lên bảng trình bày.

HS: lên bảng

HS: nhận xét và bổ sung thêm vào cách trình bày của bạn.

= 200 + 400 = 600 b) 463 + 318 + 137 + 22 = (463 + 137) + (138 + 22) = 600 + 340 = 940

c) 20 + 21 + 22 + … + 29 + 30 = (20 + 30) + (21 + 29) +….

…+ (24 + 26) + 25 = 275 Bài 32/17 Sgk: Tính nhanh.

a) 996 + 45 = 996 + (4 + 41)

= (996 + 4) + 41

= 1000 + 41 = 1041

b) 37 + 198 = (35 + 2) + 198

= 35 + (2 + 198) = 35 + 200

= 235

Hoạt động 2: Dạng tìm qui luật của dãy số - Thời gian: 5 phút.

- Mục tiêu : + HS biết cách tìm quy luật của một dãy số.

+ HS biết quan sát và phản xạ nhanh để tìm quy luật của một dãy số -Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập thực hành

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, động não.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

Dạng 2: Tìm qui luật của dãy số.

GV: Cho HS đọc đề bài 33 SGK

- Phân tích và hướng dẫn cho HS cách giải.

2 = 1 + 1 ; 3 = 2 + 1 ; 5 = 3 + 2 …..

HS: Lên bảng trình bày.

Hoạt động nhóm: Trong 3ph thi xem nhóm nào viết được dãy số dài nhất.

Dạng 2: Tìm qui luật của dãy số.

Bài 33/17 Sgk:

Ta có dãy số : 1 ; 1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 8

Viết tiếp bốn số nữa ta có : 1 ; 1 ; 2 ; 3 ; 5 ; 8 ; 13 ; 21 ; 34 ; 55

* Hoạt động 3: Dạng sử dụng máy tính bỏ túi - Thời gian: 6 phút

- Mục tiêu : + HS biết cách sử dụng những phím cơ bản.

+ HS rèn kĩ năng bấm máy và sử dụng máy tính.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập thực hành

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV yêu cầu HS làm bài 34/17 Sgk:

GV: Chiếu máy tính bỏ túi CASIO 500MS hoặc 570 MS lên màn hình .

- Giới thiệu các nút của máy và hướng dẫn cách sử dụng máy tính bỏ túi:

Dạng 3: Sử dụng máy tính bỏ túi .

Bài 34/17 Sgk:

Dùng máy tính bỏ túi tính các

(4)

Nút mở máy: ON

Nút tắt máy: SHIFT OFF

Các nút số từ 0 đến 9 : để nhập các số

Nút dấu +; để thực hiện các phép tính +; các số tự nhiên .

Nút = cho phép hiện kết quả trên màn hiện số.

Nút AC: xoá hết cả phép tính Nút DEL: Xoá kí tự vừa nhập.

Nút Ans: dùng để nhớ.

*Cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức” bài 34sgk GV: Nêu thể lệ trò chơi như sau:

* Nhân sự: Gồm 2 nhóm, mỗi nhóm 5 em.

* Nội dung : Thang điểm 10 + Thời gian : 5 điểm.

- Đội về trước : 5 điểm.

- Đội về sau : 3 điểm.

+ Nội dung : 5 điểm.

- Mỗi câu tính đúng 1 điểm.

* Cách chơi:

Dùng máy tính lần lượt chuyền phấn cho nhau lên bảng điền kết quả phép tính vào bảng phụ cho mỗi đội đã ghi sẵn đề bài.

HS: Lên bảng thực hiện trò chơi.

GV: Cho HS nhận xét, đánh giá, ghi điếm.

tổng sau :

a) 1364 + 4578 = 5942 b) 6453 + 1469 = 7922 c) 5421 + 1469 = 6890 d) 3124 + 1469 = 4593 e) 1534 + 217 + 217 + 217 = 2185

* Hoạt động 4: Dạng toán nâng cao - Thời gian: 8 phút.

- Mục tiêu : + HS biết cách làm một số bài toán nâng cao.

+ HS rèn kĩ năng tính số số hạng và tính tổng của dãy số có quy luật - Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập thực hành

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Đưa tranh nhà bác học Gau-xơ và giới thiệu về tiểu sử của ông ( Có thể em chưa biết SGK/ 18) .

GV:Giới thiệu cách tính tổng nhiều số hạng theo qui luật như SGK

Tổng = ( Số đầu + số cuối ) . Số số hạng : 2 SSH = ( Số cuối – số đầu) : KC2STNLT + 1

HS: Hoạt động theo nhóm làm bài tập.

Dạng 4: Toán nâng cao.

* Bài tập: Tính nhanh các tổng sau:

a) A = 26 + 27 + 28 + … + 33

= (26 + 33) . (33 - 26 + 1):2

= 59 . 4 = 236.

b) B = 1 + 3+ 5 + …. + 2007

= (1 + 2007).[(2007 - 1):2 + 1]:2

= 2007 . 1004 :2 = 1007514.

(5)

Bài tập:

Tính nhanh các tổng sau:

a) A = 26 + 27 + 28 + … + 33 b) B = 1 + 3+ 5 + …. + 2007 GV: HD hs tính tổng

4. Củng cố: (3phút)

- Yêu cầu đọc bài đọc thêm: Cậu bé giỏi tính toán .

? Qua bài đọc thêm em có nhận xét gì về cậu bé Gau-xơ. Em học tập được gì ở cậu bé đó?

? Nhắc lại các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên? Các phép toán này có ứng dụng gì trong toán học?

5. Hướng dẫn về nhà: (3phút)

- Xem lại các bài tập đã giải. Làm bài tập 35, 36, 37, 38, 39, 40/19, 20 SGK. Làm bài 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49/9 SBT. Tiết sau mang máy tính bỏ túi .

Bài tập về nhà

1. Tính tổng :

A = 0 + 1 + 2 + 3 + .... + 100 B = 5 + 10 + 15 + 20+ ...+ 2005 2. Tính nhanh :

a) 25 . 12 + 64 . 12 + - 39 . 12 b) 5. 25 . 2. 16 . 4

c) 17 . 85 + 15 . 17 - 120 d) 36 . 28 + 36 . 82 + 64 . 69 + 64 . 41 3. Tính nhẩm :

a) 45 . 105 b) 217 - 99 c) 34567 - 29999 4. Tìm x , biết:

a) 18.(x - 12 ) = 0 b) ( x - 21).15 = 15 V. Rút kinh nghiệm:

………

………

……...

Ngày soạn: 18/9/2020 Tiết 8

(6)

LUYỆN TẬP 2

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Củng cố cho HS các tính chất cơ bản của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.

- HS biết vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.

2. Kĩ năng :

- HS hiểu và vận dụng được các tính chất giao hoán, kết hợp, phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào giải các bài tập. Tính nhanh, tính nhẩm một cách hợp lý

3. Thái độ

- Có đức tính trung thực, cần cù, vượt khó, cẩn thận, chính xác, kỉ luật, sáng tạo;

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;

4. Tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;

- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác;

- Các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;

- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;

5. Về phát triển năng lực học sinh:

- Phát triển năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học.

II. Chuẩn bị:

GV:Máy tính, máy tính bỏ túi.

HS : Sách giáo khoa và SBT.

III. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp và hợp tác nhóm nhỏ, luyện tập thực hành.

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, mảnh ghép, giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình dạy học- GD:

1. Ổn định tổ chức: (1phút)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ: ( 7phút)

HS1: - Phát biểu các tính chất của phép nhân - Chữa bài tập 35 (SGK / 19)

ĐÁ: Các tích bằng nhau:

15.2.6 = 5.3.12 = 15.4.3 4.4.9 = 8.18 = 8.2.9

HS2: Tìm x , biết: a) ( x - 45 ) .27 = 0 b) 23. ( 42 - x) = 23

(7)

ĐÁ: a) ( x - 45 ) .27 = 0 b) 23. ( 42 - x) = 23

x = 45 x = 42

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Dạng tính nhẩm - Thời gian: 14 phút

- Mục tiêu : + HS được củng cố T/c của phép cộng và nhân.

+ HS biết vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi và trả lời

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Treo chiếu trên máy đề bài 36 SGK.

- Yêu cầu HS đọc đề,

- Hướng dẫn cách tính nhẩm 45.6 như SGK.

- Gọi 2 HS lên bảng làm câu a, b.

HS: Lên bảng thực hiện.

GV: Cho cả lớp nhận xét - Đánh giá, ghi điểm.

GV yêu cầu HS làm bài 37 SGK

GV: Hướng dẫn cách tính nhẩm 13.99 từ tính chất a.(b - c) = ab – ac như SGK.

HS: Lên bảng tính nhẩm 16.19; 46.99;

35.98

GV: Cho cả lớp nhận xét- Đánh giá, ghi điểm.

GV: Gọi HS đọc đề bài 47 SBT/9 và lên bảng

? Tìm các tích bằng nhau?

Dạng 1: tính nhẩm.

Bài 36/19 Sgk:

a) 15.4 = 15.(2.2) = (15.2) .2 = 30.2 = 60

25.12 = 25.(4.3) =(25.4) .3 = 100.3 = 300

125.16= 125.(8.2) = (125.8)

= 1000.2 = 2000

b) 25.12 = 25.(10 + 2) = 25.10 + 25.2

= 250 + 50 = 300 34.11 = 34.(10 + 1)

= 34.10 + 34.1 = 340 + 34

= 374

47.101 = 47.(100 + 1) = 47.100 + 47.1

= 4700 + 47 = 4747 Bài tập 37/20 Sgk:

a) 16.19 = 16. (20 - 1)

= 16.20 - 16.1 = 320 - 16 = 304 b) 46.99 = 46.(100 - 1)

= 46.100 - 46.1 = 4600 - 46

= 4554

c) 35.98 = 35.(100 - 2)

= 35.100 - 35.2 = 3500 - 70

= 3430

Bài 47/9 Sbt:

Các tích bằng nhau là ; a) 15.45 = 5.9.15 = 45.3.5 (đều bằng 15.45)

b) 11.2.9 = 11.18 = 6.3.11

(8)

HS: Lên bảng thực hiện

? Nêu cách tìm?

(đều bằng 11.18 )

* Hoạt động 2: Dạng sử dụng máy tính bỏ túi . - Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu : + HS biết cách sử dụng những phím cơ bản.

+ HS rèn kĩ năng bấm máy và sử dụng máy tính.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, luyện tập.

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi,hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Giới thiệu nút dấu nhân “x”

- Hướng dẫn cách sử dụng phép nhân các số như SGK.( chiếu trên máy)

+ Sử dụng máy tính phép nhân tương tự như phép cộng chỉ thay dấu “.” thành dấu

“x”

- Cho 3 HS lên bảng thực hiện bài 28/ 20 sgk.

Bài 39/20 Sgk:

GV: Gọi 5 HS lên bảng tính.

HS: Sử dụng máy tính điền kết quả.

GV: Hãy nhận xét các kết quả vừa tìm được?

HS: Các tích tìm được chính là 6 chữ số của số đã cho nhưng viết theo thứ tự khác nhau.

Dạng 2: sử dụng máy tính bỏ túi.

Bài 38/20 Sgk:

1) 375. 376 = 141000 2) 624.625 = 390000 3) 13.81.215 = 226395 Bài 39/20 Sgk:

142857. 2 = 285714 142857.3 = 428571 142857. 4 = 571428 142857. 5 = 714285 142857. 6 = 857142

Nhận xét: Các tích tìm được chính là 6 chữ số của số đã cho nhưng viết theo thứ tự khác nhau.

* Hoạt động 3: Dạng toán thực tế - Thời gian: 8 phút

- Mục tiêu : HS có thêm những hiểu biết về lịch sử.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo phân hóa, dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Mảnh ghép.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Cho HS đọc đề bài 40 SGK và dự đoán ab

¿

; cd ; abcd

HS: Bình Ngô đại cáo ra đời năm: 1428 GV: Giới thiệu khái niệm và kí hiệu giai thừa

Yêu cầu HS tính

GV yêu cầu HS làm bài 60 (SBT / 10 )

Bài 40/20 Sgk:

Biết ab là tổng số ngày trong hai tuần lễ. Vậy ab = 14.

cd gấp đôi ab, vậy cd = 2 . 14 = 28 Vậy Bình ngô đại cáo ra đời năm 1428.

Bài 58(SBT / 10):

Ta kí hiệu n! (đọc là n giai thừa) là

(9)

So sánh a và b mà không tính cụ thể giá trị của chúng?

Để so sánh a và b ta làm như thế nào ? - Phân tích

a =(2000 + 2).2002 = 2000.2002 + 2.2002 b = 2000.(2002 +2) = 2000.2002 + 2000.2 Từ đó ta so sánh được a và b.

tích của n số tự nhiên liên tiếp kể từ 1 tức là : n! = 1.2.3....n

Tính :

a, 5! = 1.2.3.4.5 = 120

b, 4! – 3! = 1.2.3.4 – 1.2.3 = 18 Bài 60 (SBT / 10):

So sánh a và b mà không tính cụ thể giá trị của chúng:

a = 2002 . 2002 ; b = 2000 . 2004 Ta có: a = (2000 + 2).2002 = 2000.2002 + 2.2002 b = 2000. (2002 + 2) = 2000.2002 + 2000.2 Vậy : a > b

4. Củng cố: ( 1 phút)

? Nhắc lại các tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên?

? Các dạng bài tập áp dụng.

GV: Tổng hợp bằng sơ đồ tư duy

5. Hướng dẫn về nhà: ( 4phút)

- Về nhà xem lại các dạng bài tập đã làm.

- Xem trước bài “ Phép trừ và phép chia”.

? Khi nào thì phép trừ a – b thực hiện được?

? Khi nào thì phép chia a : b thực hiện được?

- Bài 39 SGK/20 ( HS khá giỏi làm các bài 53, 54, 59, 60, 61/ 9;10 SBT) V. Rút kinh nghiệm:

(10)

Ngày soạn: 19/9 /2020 Tiết 9

§6. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức :

- Học sinh hiểu kết quả của phép trừ hai số tự nhiên là 1 số tự nhiên, của phép chia hai

số tự nhiên là 1 số tự nhiên.

- Nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia (chia hết và chia có dư ) 2. Kĩ năng :

- Rèn cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức về phép chia và phép trừ vào việc giải bài tập.

3. Thái độ

- Có ý thức tự học, hứng thú và tự tin trong học tập;

- Có ý thức hợp tác, trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác;

4. Tư duy

- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;

- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;

5. Về phát triển năng lực học sinh:

- Phát triển năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực thực hành trong toán học.

II. Chuẩn bị:

GV: SGK, SBT, phấn màu, bảng phụ vẽ trước tia số, ghi sẵn các đề bài ? , và các bài tập củng cố.

HS : Sách giáo khoa và SBT

III. Phương pháp – Kỹ thuật dạy học:

- Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp.

- Phương pháp học tập và hợp tác nhóm nhỏ, luyện tập thực hành.

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình dạy học- GD:

1. Ổn định tổ chức: (1phút)

Lớp Ngày giảng Sĩ số Vắng

6A 6B

2. Kiểm tra bài cũ: ( 6 phút) Bài tập:

Cho a  {4; 8} ; b  {2; 5}. Viết các phần tử của tập hợp M các số tự nhiên x biết rằng:

a) x = a + b b) x = a.b

(11)

GV gọi 2 HS lên bảng mỗi HS làm 1 phần Đáp án: a) M = {6 ; 9 ; 10 ; 13}

b) M = {8 ; 20 ; 16 ; 40 3. Giảng bài mới:

*ĐVĐ ( 1 phút): ở bài tập trên nếu cho x = a – b hoặc x = a : b thì số phần tử của tập hợp M còn là 4 nữa không? Trong tập hợp số tự nhiên phép cộng và phép nhân luôn thực hiện được còn phép trừ và phép cộng thì sao?

* Hoạt động 1: Phép trừ hai số tự nhiên - Thời gian: 10 phút

- Mục tiêu : + HS kết quả của phép trừ hai số tự nhiên là 1 số tự nhiên.

+ Rèn cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức về phép trừ vào việc giải bài tập.

- Hình thức dạy học: Dạy theo tình huống.

- Phương pháp: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp, luyện tập, thực hành.

- Kỹ thuật dạy học: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV : Để ghi phép trừ người ta dùng kí hiệu nào?

GV: Giới thiệu dùng dấu “-” để chỉ phép trừ.

- Giới thiệu quan hệ giữa các số trong phép trừ như SGK.

GV: Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà:

a) 2 + x = 5 không?

b) 6 + x = 5 không?

HS: a) x = 3 b) Không có x nào.

GV: Giới thiệu: Với hai số tự nhiên 2 và 5 có số tự nhiên x (x = 3) mà 2 + x = 5 thì có phép trừ 5 – 2 = x

- Tương tự: Với hai số tự nhiên 5 và 6 không có số tự nhiên nào để 6 + x = 5 thì không có phép trừ 5 – 6

GV: Khái quát và ghi bảng phần in đậm SGK.

GV: Giới thiệu cách xác định hiệu bằng tia số trên bảng phụ (dùng phấn màu)

- Đặt bút ở điểm 0, di chuyển trên tia số 5 đơn vị theo chiều mũi tên, råi di chuyển ngược lại 2 đơn vị. Khi đó bút chì chỉ điÓm 3.

Ta nói : 5 - 2 = 3

GV: Tìm hiệu của 5 – 6 trên tia số?

GV: Giải thích: Khi di chuyển bút từ điểm 5 theo chiÒu ngược chiÒu mũi tên 6 đơn vị thì bút vượt ra ngoài tia số. Nên không có hiệu: 5 – 6 trong phạm vi số tự nhiên.

1. Phép trừ hai số tự nhiên:

a – b = c ( SBT) (ST) (H)

* Tổng quát< Sgk >

Cho 2 số tự nhiên a và b nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a  b

= x

Hay : Nếu có b + x = a Thì a – b = x

* Tìm hiệu trên tia sè : Ví dụ 1: 5 – 2 = 3 5

0 1 2 3 4 5 3 2

Ví dụ 2: 5 – 6 = không có hiệu.

5

6

(12)

GV cho HS làm ?1

GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu a, b

? Từ Ví dụ 1. Hãy so sánh hai số 5 và 2?

HS: 5 >2

GV: Ta có hiệu 5 -2 = 3

- Tương tự: 5 < 6 ta không có hiệu 5 – 6 - Từ câu a) a – a = 0

?Điều kiện để có hiệu a – b là gì?

HS: Điều kiện để có phép trừ a – b là: a b GV: Nhắc lại điều kiện để có phép trừ a - b.

Nhấn mạnh:

a, Số bị trừ = Số trừ  Hiệu = 0 b, Số trừ = 0  Số bị trừ = Hiệu

c, Số bị trừ ≥ Số trừ  Hiệu thực hiện được

?1. a. a – a = 0;

b. a – 0 = a

c. Điều kiện để có phép trừ

a – b là a ¿ b

* Hoạt động 2: Phép chia hết và phép chia có dư - Thời gian: 20 phút

- Mục tiêu :+ HS kết quả của phép trừ hai số tự nhiên là 1 số tự nhiên.

+ Rèn cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức về phép chia vào việc giải bài tập.

- Hình thức dạy học: Dạy học theo tình huống.

- Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập, phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Kỹ thuật dạy học: Chia nhóm, đặt câu hỏi,hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS GHI BẢNG

GV: Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà 3. x = 12 không?

HS: 12 : 3 = ?=>x = 4

? 12, 3, 4 là những thành phần nào của phép chia

HS: số bị chia, số chia, thương.

GV: Giới thiệu: Với hai số 3 và 12, có số tự nhiên x

( x = 4) mà 3. x = 12 thì ta có phép chia hết 12 : 3 = x

? Vậy khi nào thì có phép a:b ?

HS :khi có số tự nhiên x sao cho x . b = a GV: Khái quát và ghi bảng phần in đậm SGK.

- Giới thiệu dấu ‘’ : ” chỉ phép chia

-Giới thiệu quan hệ giữa các sè trong phép chia như SGK.

GV: Gọi HS đứng tại chỗ trả lời ?2 GV: Cho 2 ví dụ.

2.Phép chia hết và phép chia có dư a : b = c

( SBC) (SC) ( T ) a) Phép chia hết:

Tổng quát : < Sgk >

Cho hai số tự nhiên a và b; trong đó b

 0 nếu có số tự nhiên x sao cho b.x

= a thì ta nói a chia hết cho b và ta có phép chia hết. a : b = x

(sốbịchia) : (sốchia) = (thương)

?2 0 : a = 0 ; a : a = 1

* Điều kiện để có phép chia a :b là b ≠ 0

(13)

12 3 14 3 0 4 2 4

? Nhận xét sè dư của hai phép chia?

HS: Sè dư là 0 ; 2

GV: Giới thiệu - VD1 là phép chia hết.

- VD2 là phép chia có dư

? Nếu gọi số bị chia là a; số chia là b, thương là q, số dư là r thì viết CT biểu thị quan hệ giữa a,b,q,r ?

HS : a = b.q + r

?Số dư cần có ĐK gì ? HS : ĐK 0r <b

GV: Giới thiệu các thành phần của phép chia như SGK.

GV: Cho HS Thực hiện theo nhóm làm ?3 GV: Cho HS đại diện nhóm lên bảng trình bày cách thực hiện.

HS nhận xét và bổ sung thêm vào cách trình bày

GV: Uốn nắn và thống nhất cho HS

GV: Cho HS đọc phÇn đóng khung SGK.

HS: Đọc phÇn đóng khung.

GV: Trong phép chia, sè chia và sè dư cÇn có điều kiện gì?

HS: Trả lời.

GV Nhấn mạnh : Số dư luôn khác 0, số dư phải nhỏ hơn số chia

b) Phép chia có dư:

Cho a, b, q, r ¿ N, b ¿ 0 ta có a : b được thương là q dư r hay a = b.q + r (0 < r <b)

số bị chia = số chia . thương + số dư Tổng quát : SGK.

a = b.q + r (0r <b)

r = 0 thì a = b.q => phép chia hết r 0 thì a = b.q + r=> phép chia có dư.

?3

Điền vào ô trống các trường hợp có thể xảy ra

Số bị chi

600 1312 15

Số chia 17 32 0 13

Thươn g

35 41 4

Số dư 5 0 15

TH3 Không thực hiện được vì số chia bằng 0.

TH4 Không xác định vì số dư lớn hơn số chia.

Ghi nhớ : < Sgk / 22 >

4. Củng cố: (5phút)

? Bài học hôm nay cần ghi nhớ gì ? HS đọc phần Ghi nhớ (SGK – 22)

GV: Quay lại phần ĐVĐ, phép cộng và phép nhân luôn thực hiện được trong tập hợp số tự nhiên, song phép trừ và phép chia thì không phải lúc nào cũng thực hiện được. Vì vậy,

M = {x = a – b  a  {4; 8} ; b  {2; 5}} = {2; 6; 3}

M = {x = a : b  a  {4; 8} ; b  {2; 5}} = {2; 4}

Bài 45/24 Sgk:

GV: Củng cè quan hệ giữa các sè trong

phép chia, phép trừ .

a 392 278 357 360 420

b 28 13 21 14 35

q 14 21 17 25 12

r 0 5 0 10 0

(14)

- Phép chia thực hiện được khi sè chia khác 0

- Trong phép chia có dư, sè dư bao giờ cũng nhỏ hơn sè chia.

- Phép trừ thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.

5. Hướng dẫn về nhà: (2phút)

- Về xem lại lý thuyết và các điều kiện của phép trừ, phép chia, chia hết, chia có dư tiết sau luyện tập

BTVN : Bài 41, 42, 44, 49 Sgk/ 22, 23, 24 - Tiết sau đem theo máy tính bỏ túi.

V. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán

- Phát triển năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học,