• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Yên Đức #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-ro"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

---o0o---

GIÁO ÁN TIỂU HỌC

TÊN BÀI: GIÁO ÁN TUẦN 6

Người soạn : Nguyễn Thị Thúy Tên môn : Toán học

Tiết : 8

Ngày soạn : 24/10/2017 Ngày giảng : 24/10/2017 Ngày duyệt : 01/11/2017

(2)

GIÁO ÁN TUẦN 6

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Kiến thức TUẦN 6

Ngày soạn: 6/10/2017

Ngày giảng: thứ 2 / 9/10/2017

             Toán:

T 26:LUYỆN  TẬP I.MỤC TIÊU: 

 - Biết tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện  tích, so sánh các số đo diện tích và giải bài toán có liên quan.

 - BT cần làm: B1a (2 số đo đầu); B1b (2 số đo đầu); B2; B3 (cột 1); B4.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Bảng phụ, phiếu bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5p)

- Gọi 2 HS làm BT2 cột 2 của câu a, b

- Gọi một số HS nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: (2p) 2.2. Dạy bài mới: (30p)

- Tổ chức cho HS tiến hành làm các bài tập, nhận xét bài làm, chữa các bài làm

* Bài 1:

a) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là m2 (theo mẫu):

6m2 35dm2       8m2 27dm2

b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là dm2:

4dm2 65cm2       95cm2 + GV làm mẫu cho HS quan sát 6m2 35dm2 = 6m2 + m2 = m2 + Gọi 2 HS làm ở bảng

* Bài 2:

+ Cho HS thảo luận nhóm 2

+ Tổ chức cho các nhóm nêu kết quả

+ Có thể cho HS giải thích cách làm (đổi 3cm25mm2 = 305mm2)

* Bài 3: (Cột 1)

+ GV hướng dẫn cho HS đổi về cùng đơn vị đo  

- 2 HS làm ở bảng, nhận xét - Một số HS nhắc lại

             

- 2 HS làm ở bảng cả lớp làm vào vở nháp.

- Nhận xét bài làm  

             

- HS thảo luận nhóm đôi, nêu kết quả, cả lớp nhận xét

     

(3)

Tập đọc

T 11:SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI I. MỤC TIÊU:   

  - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la và các số liệu thống kê.

  - Hiểu nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.

   - Giáo dục HS thái độ ủng hộ cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai của người da màu ở Nam Phi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

   - Tranh (ảnh) mọi người dân đủ màu da, đứng lên đấu tranh, tài liệu sưu tầm về chế độ A-pác- thai (nếu có).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

rồi so sánh và điền dấu + Nhận xét và cho điểm

* Bài 4:

+ Cho HS đọc đề, tóm tắt bài toán, phân tích và nêu cách giải

+ GV gợi ý cho HS:

 - Tính diện tích 1 viên gạch  -  Tính diện tích 150 viên gạch  - Đổi cm2 thành m2

+ Nhận xét, chấm và chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: (3p)

- Nhắc lại bảng đơn vị đo diện tích - Học thuộc các bảng đơn vị đo đã học - Nhận xét tiết học.       

- 1 HS làm ở bảng cả lớp làm vào vở nháp, nhận xét bài làm

   

- 1 HS làm ở bảng cả lớp làm vào vở, nhận xét bài làm

Diện tích của một viên gạch là:

40  40 = 1600 (cm2)

Diện tích của căn phòng là:

1600  150 = 240000 (cm2) 240000cm2 = 24m2

        Đáp số: 24m2 - Một số HS nhắc lại.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5p)

- Gọi học sinh đọc thuộc lòng 2-3 khổ thơ bài Ê- mi-li,con ... và trả lời câu hỏi SGk.

- Nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới:

2.1. Giới thiệu bài: (3p)

* Giới thiệu chủ điểm

* Giới thiệu bài: Giới thiệu về đất nước Nam phi trên bản đồ.   

2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc: (10p)

- Giới thiệu tranh minh hoạ - Phân đoạn: 3 đoạn

- Đọc nối tiếp lần 1

+ Hướng dẫn đọc đúng: A-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la, nhân loại

- Đọc nối tiếp lần 2 - Đọc nối tiếp lần 3  

 

- 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi  

       

- Lắng nghe  

     

- 1 học sinh đọc toàn bài - 3 học sinh đọc nối tiếp - Luyện đọc từ khó phát âm  

- 3HS đọc nối tiếp,đọc chú giải - 3 học sinh đọc nối tiếp

- Luyện đọc theo cặp

(4)

Chính tả ( Nhớ - viết):

T 6: Ê-MI-LI, CON ...

I. MỤC TIÊU:   

   - Nhớ - viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức thơ tự do.

   - Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ ở BT3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

   - Phiếu học tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

- Đọc mẫu.

b. Tìm hiểu bài: (12’) + A-pác-thai là gì?

+ Dưới chế độ a-pác-thai người da đen bị đối xử như thế nào?

+ Người dân Nam Phi đã làm gì để xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

+ Vì sao cuộc chiến tranh chống chế độ A-pác- thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?

+ Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi Mới.

c. Hướng dẫn đọc diễn cảm: (8p)

- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn 3: nhấn mạnh các từ: bất bình, dũng cảm, bền bỉ, yêu chuộng tự do và công lí buộc phải huỷ bỏ, xấu xa nhất.

3. Củng cố, dặn dò: (2p)

* Nội dung: Chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi và cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của những người da màu.

- Nhận xét tiết học.

- 1 học sinh đọc toàn bài  

+ Chế độ phân biệt chủng tộc

... làm việc nặng nhọc, trả lương thấp ...

... đứng lên đòi bình đẳng, ...

 

... vì chế độ A-pac-thai là chế độ phân biệt chủng tộc...

 

... tổng thống Nen-xơn Man-đê-la  

 

- HS luyện đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5p)

- Gọi HS lên bảng viết các từ: suối, ruộng, lúa, mùa.

2. Bài mới:

1. Giới thiệu bài:(2p)

- Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

2. Hướng dẫn học sinh viết chính tả (18p) - Gọi 2-3 học sinh đọc thuộc lòng khổ 3-4 + Nhắc học sinh  chú ý các dấu câu, các tên riêng.

- Chấm chữa- Nhận xét.

3. Hướng dẫn làm bài tập: (12p)  Bài 2:

* Chốt:

- Trong tiếng có vần ưa ( không có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái đầu..

 

- 2 học sinh viết

- Nêu quy tắc đánh dấu thanh  

     

- Cả lớp đọc thầm - Viết vào vở - Nêu yêu cầu

- Học sinh làm vào vở  

- 2 học sinh làm vào vở BT và trình bày trên bảng

- Nhận xét cách ghi dấu thanh  

(5)

 

Khoa học:

T11: DÙNG THUỐC AN TOÀN

I. MỤC TIÊU:  HS nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn:

- Xác định khi nào nên dùng thuốc.

- Nêu những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và khi mua thuốc.

- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.

II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

      - Kĩ năng tự phản ánh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng một số loại thuốc thông dụng.

      - Kĩ năng xử lí thông tin, phân tích, đối chiếu để dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Các đoạn thông tin và hình vẽ trong SGK trang 20, 21.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

+ Trong tiếng có vần uơ ( có âm cuối) dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai.

Bài 3:

- Giải thích nội dung các thành ngữ, tục ngữ đó.

- Nhận xét.

3. Củng cố, dặn dò: (3p) - GV nhận xét tiết học.

     

- Hoạt động nhóm đôi

- Vài HS đọc các thành ngữ, tục ngữ đã điền.

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5p) Thực hành nói “không !” đối với

rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.  

+ Nêu tác hại của thuốc lá? - HS trả lời.

+ Nêu tác hại của rượu bia? - HS khác nhận xét

+ Nêu tác hại của ma tuý?  

Giáo viên nhận xét - cho điểm  

2. Bài mới  

* HĐ 1: Kể tên thuốc bổ, thuốc kháng sinh (8p)   - Giáo viên cho HS chơi trò chơi “Bác sĩ” (phân vai từ tiết trước)

- Cả lớp chú ý lắng nghe - nhận xét  

+ Em hãy kể một vài thuốc bổ mà em biết? - B12, B6, A, B, D...

+ Em hãy kể vài loại kháng sinh mà em biết? - Am-pi-xi-lin, sun-pha-mit - Chuyển ý: Khi bị bệnh chúng ta nên dùng thuốc

để chữa trị. Tuy nhiên để biết thuốc kháng sinh là gì.Cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn chúng ta cùng nhau thảo luận nhóm.

- Nhóm 5 và 6: Tìm hiểu và sưu tầm các thông tin về tác hại của ma tuý.

* HĐ 2: Nêu được thuốc kháng sinh, cách sử

dụng thuốc kháng sinh an toàn (9p) - Hoạt động nhóm, lớp - Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên

(Đếm số hoặc phát thể từ hoa, quả, vật) (Câu hỏi gắn sau thuyền)

- HS nhận câu hỏi - Đọc yêu cầu câu hỏi - Giáo viên dẫn dắt học sinh vào câu chuyện vựơt

thác để tìm đến bến bờ tri thức - Học sinh thảo luận

 Dặn dò vượt thác an toàn  

* Nhóm 1, 2 trả lời, giáo viên nhận xét * N 1, 2: Thuốc kháng sinh là gì?

+Khi bị bệnh ta phải làm gì? (Báo cho người lớn, ® Là thuốc chống lại những bệnh

(6)

 

Đạo đức

T 6 : CÓ CHÍ THÌ NÊN I – MỤC TIÊU:

1 Học sinh cần biết được

- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.

- Biết được: Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống.

- Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, XH.

- Xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn.

2 Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

   - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý dùng thuốc tuân theo sự chỉ dẫn của Bác sĩ) nhiễm trùng, những bệnh do vi khuẩn

gây ra.

Giáo viên chốt - ghi bảng

*N 3, 4: Kể tên 1 số bệnh cần dùng thuốc kháng sinh và 1 số bệnh kháng sinh không có tác dụng.

+ Khi dùng thuốc chúng ta phải tuân thủ qui định gì? (Không dùng thuốc khi chưa biết chính xác cách dùng, khi dùng phải thực hiện các điều đã được Bác sĩ chỉ dẫn)

® Viêm màng não, nhiễm trùng máu, tả, thương hàn.

- Một số bệnh kháng sinh không chữa được, nếu dùng có thể gây nguy hiểm:

cúm, viêm gan...

Giáo viên chốt - ghi bảng *N5,6: Kháng sinh đặc biệt gây nguy hiểm với những trường hợp nào?

+ Đang dùng kháng sinh mà bị phát ban, ngứa, khó thở ta phải làm gì? (Ngừng dùng thuốc, không dùng lại kháng sinh đó nữa)

® Nguy hiểm với người bị dị ứng với 1 số loại thuốc kháng sinh, người đang bị viêm gan.

* HĐ3: Sử dụng thuốc khôn ngoan (8p) - Hoạt động lớp - GV nêu luật chơi: 3 nhóm đi siêu thị chọn thức ăn

chứa nhiều vi-ta-min, 3 nhóm đi nhà thuốc chọn vi- ta-min dạng tiêm và dạng uống?

- Học sinh trình bày sản phẩm của mình - 1 học sinh làm trọng tài - Nhận xét

Giáo viên nhận xét - chốt  

+ Vậy vi-ta-min ở dạng thức ăn, vi-ta-min ở dạng tiêm, uống chúng ta nên chọn loại nào?

- Chọn thức ăn chứa vi-ta-min  

+ Theo em thuốc uống, thuốc tiêm ta nên chọn cách nào?

- Không nên tiêm thuốc kháng sinh nếu có thuốc uống cùng loại

Giáo viên chốt - ghi bảng  

3. Củng cố: (3p) - Hoạt động lớp, cá nhân

- GV phát phiếu luyện tập, thảo luận nhóm đôi - Học sinh sửa ( làm miệng) GV nhận xét ® Giáo dục: ăn uống đầy đủ các chất

chúng ta không nên dùng vi-ta-min dạng uống và tiêm vì vi-ta-min tự nhiên không có tác dụng phụ.

4. Dặn dò: (2p)

- Chuẩn bị: Phòng bệnh sốt rét  - Nhận xét tiết học

 

(7)

chí trong học tập và trong cuộc sống).

   - Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.

  - Trình bày suy nghĩ ý tưởng.

II – ĐỒ DÙNG:- Một số mẩu chuyện về về những tấm gương vượt khó ở địa phương và chuyện Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC       HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1.Kiểm tra bài cũ: 5p

2.Bài mới

* Hoạt động 1:12p Gương sáng noi theo - Yêu cầu HS kể về một số tấm gương vượt khó trong cuộc sống và học tập ở xung quanh hoặc HS biết qua báo chí, đài.

+ Khi gặp khó khăn trong học tập, các bạn đó đã làm gì?

+ Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và học tập?

 

+ Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp ta điều gì?

 

- Kể cho HS nghe câu chuyện về một tấm gương vượt khó.

* Kết luận : Các bạn đã biết khắc phục những khó khăn của mình và ko ngừng vươn lên. Cô mong rằng đó là những tấm gương sáng để các em noi theo.

* Hoạt động 2:10p

- Cho HS hoạt động nhóm.

- Yêu cầu mỗi nhóm đưa ra những thuận lợi và khó khăn của mình.

- Cho HS hoạt động cả lớp.

+ Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.

+ Lớp trao đổi, bổ sung thêm những việc có thể giúp đỡ được cho bạn.

+ GV nhận xét, kết luận.

* Hoạt động 3:5p Cho HS chơi trò chơi - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm.

+ GV đưa ra câu tình huống.

+ Y/c HS giải thích các trường hợp sai.

+ GV nhận xét và kết luận.

* Hoạt động tiếp nối:3p Củng cố và nhận xét giờ học. Trong CS, ai cũng có thể gặp khó khăn. Khi gặp khó khăn, cần giữ vững niềm tin và vượt qua khó khăn. Nhiệm vụ chính của các em là phải học thật tốt. Cô mong các em vượt qua những khó khăn để

       HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - 2 Hs nêu nội dung bài tiết 1

* Hoạt động cả lớp  

   

- HS kể cho cả lớp cùng nghe.

+ Các bạn đã khắc phục khó khăn của mình, không ngừng học tập vươn lên.

+ Là biết cách khắc phục khó khăn, tiếp tục phấn đấu và học tập, ko chịu lùi bước để đạt được kết quả tốt.

- + Giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống, học tập và được mọi người yêu mến, cảm phục.

 

- HS nghe và nhận xét.

       

* Lá lành đùm lá rách.

- HS thảo luận theo nhóm.

- HS liệt kê những việc làm có thể giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn.

- HS thực hiện.

- HS lên trình bày trước lớp.

     

* Trò chơi đúng, sai.

- HS nhận các thẻ giấy xanh, đỏ.

- HS giơ thẻ xanh (đúng), thẻ đỏ (sai).

- HS giải thích.

               

(8)

Ngày soạn: 6/10/2017

Ngày giảng: thứ 3 / 10/9/2017 Luyện từ và câu:

T 11:MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ - HỢP TÁC I. MỤC TIÊU:   

- Hiểu được nghĩa các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ theo yêu cầu BT3.

- Có ý thức khi lựa chọn sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh ảnh thể hiện tình hữu nghị, sự hợp tác giữa các quốc gia - Bìa ghép từ + giải nghĩa các từ có tiếng “hợp”. Từ điển Tiếng Việt

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

học tập tốt hơn.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5p) “Từ đồng âm”  

+ Thế nào là từ đồng âm? Nêu một VD về từ đồng âm.

+ Phân biệt nghĩa của từ đồng âm:

“đường” trong “con đường”, “đường cát”.

- 2 HS trả lời

- HS khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa.

- Giáo viên đánh giá.  

2. Bài mới:  

* Hoạt động 1: Nắm nghĩa những từ có tiếng “hữu” và biết đặt câu với các từ ấy (18p)

- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp - Tổ chức cho học sinh học tập theo 4

nhóm.

- Học sinh nhận bìa, thảo luận và ghép từ với nghĩa (dùng từ điển).

   

- Yêu cầu: Ghép từ với nghĩa thích hợp của từ rồi phân thành 2 nhóm:

+ “Hữu” nghĩa là bạn bè + “Hữu” nghĩa là có

Þ Khen thưởng thi đua nhóm sau khi công bố đáp án và giải thích rõ hơn nghĩa các từ. 

- Phân công 3 bạn lên bảng ghép, phần thân nhà với mái đã có sẵn sau khi hết thời gian thảo luận.

- HS cùng giáo viên sửa bài, nhận xét kết quả làm việc của 4 nhóm.

- HS đọc tiếp nối nghĩa mỗi từ.

- Suy nghĩ 1 phút và viết câu vào nháp ® đặt câu có 1 từ vừa nêu ® nối tiếp nhau.

  Đọc lại từ trên bảng

* Hoạt động 2: Nắm nghĩa những từ có tiếng “hợp” và biết đặt câu với các từ ấy (12p)

- Hoạt động nhóm bàn, cá nhân, lớp - GV đính lên bảng sẵn các dòng từ và giải

nghĩa bị sắp xếp lại.

- Thảo luận nhóm bàn để tìm ra cách ghép đúng (dùng từ điển)

- Phát thăm cho các nhóm, mỗi nhóm may mắn sẽ có 1 em lên bảng hoán chuyển bìa cho đúng (những thăm còn lại là thăm trắng)

- Mỗi dãy bàn chỉ được 2 bạn may mắn lên bảng

® cả lớp 4 em.

- Học sinh thực hiện ghép lại và đọc to rõ từ + giải nghĩa.

- Nhận xét, đánh giá thi đua - Nhóm + nhận xét, sửa chữa - Tổ chức cho học sinh đặt câu để hiểu rõ

hơn nghĩa của từ.

- Đặt câu nối tiếp - Lớp nhận xét

(9)

  Toán:

T 27: HÉC - TA

I. MỤC TIÊU:  Giúp học sinh:

  - Biết gọi tên, ký hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta.

  - Biết quan hệ giữa héc-ta và mét vuông

  - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích (trong quan hệ với héc-ta).

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

  - Nghe giáo viên chốt ý

3. Củng cố, dặn dò: (5p) - HS nhắc lại nghĩa của 1 số từ có tiếng hữu - Chuẩn bị: Ôn lại từ đồng âm và xem

trước bài: “Dùng từ đồng âm để chơi chữ”  

- Nhận xét tiết học  

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5p)

- Gọi 1 HS đọc bảng đơn vị đo diện tích

- Hình vuông có cạnh 1hm thì diện tích bằng bao nhiêu ?

2. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2p) 2. Dạy bài mới:

* HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta (12p)

- GV giới thiệu: Trong thực tế khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu vườn... người ta thường dùng đơn vị đo héc-ta

- 1 héc-ta là 1 héc-tô-mét vuông - Héc-ta viết tắt là ha

- GV gợi ý để HS nhận xét: 

 1ha   = 100dam2        1dam2  = 100m2  1ha  = 10000m2

* HĐ 2: Thực hành (17p)

 Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 

a) Đổi đơn vị từ lớn sang bé (2 dòng đầu)  

 

b) Đổi đơn vị từ bé sang lớn (cột đầu)

- GV cho HS làm lần lượt từng phần từ a đến b, sau đó cho HS nhận xét kết quả

( nói rõ cách làm ) Bài 2:

- Gọi 1 HS làm ở bảng cả lớp làm vào vở và nhận xét.

 

Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi

+ Cho HS đọc, tóm tắt và phân tích đề + GV gợi ý để HS nêu cách làm

 

- 1HS đọc

- HS trả lời: Diện tích 1héc-tô-mét vuông

         

- HS nhắc lại  

     

- HS nhận xét và nêu mối quan hệ giữa hm2 với dam2 và m2

- Vài HS nhắc lại  

 

- HS làm ở vở, nhận xét và nêu cách làm:

4ha = 40000m2     ha = 5000m2 20 ha = 200000 m2 ha = 100m2 6000m2 =  6ha    800000m2 = 80 ha  

- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét và nêu cách làm:

22200 ha = 222000000 m2  

- HS đọc đề tóm tắt và phân tích bài toán

   

(10)

 

Lịch sử:

T 6:QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I. MỤC TIÊU:     

- HS biết ngày 5/6/1911, tại bến Nhà Rồng (Tp.HCM), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành (tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước.

- HS khá, giỏi: Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước: không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó.

- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, kính yêu Bác Hồ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Một số ảnh tư liệu về Bác như: phong cảnh quê hương Bác, cảng Nhà Rồng, tàu La-tu-sơ Tờ- rê-vin... Bản đồ hành chính Việt Nam, chuông. SGK, tư liệu về Bác

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

      Đổi 12 ha =...m2      Tính điện tích

+ Gọi 1 HS làm ở bảng cả lớp làm vào vở nháp + GV nhận xét chữa, chấm bài

3. Củng cố, dặn dò: (3p) + Ha là đơn vị đo nào ? + Viết ký hiệu héc-ta ? - Nhận xét tiết học.

 

- 1 HS làm ở bảng, cả lớp làm vào vở, nhận xét và nêu cách làm.

- Vài HS trả lời

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5’)  

- Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.  

+ Hãy nêu hiểu biết của em về Phan Bội Châu? - Học sinh nêu + Hãy thuật lại phong trào Đông Du? - Học sinh nêu

+ Vì sao phong trào thất bại? - Học sinh nêu

GV nhận xét + đánh giá điểm  

2. Bài mới:  

“Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”. - 1 học sinh nhắc lại tựa bài

* Hoạt động 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu

nước (13’) - Hoạt động lớp, nhóm

- Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên ® lập thành 4 (hoặc 6) nhóm.

- HS đếm số từ 1, 2, 3, 4... Các em có số giống nhau họp thành 1 nhóm ® Tiến hành họp thành 4 nhóm.

- Giáo viên cung cấp nội dung thảo luận:

a) Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.

b) Nguyễn Tất Thành là người như thế nào?

c) Vì sao Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước tiền bối?

d) Trước tình hình đó, Nguyễn Tất Thành quyết định làm gì?

- Đại diện nhóm nhận nội dung thảo luận ® đọc yêu cầu thảo luận của nhóm.

® Hiệu lệnh thảo luận trong 3 phút. - Các nhóm thảo luận, nhóm nào hoàn thành thí đính lên bảng.

- Giáo viên gọi đại diện nhóm đọc lại kết quả của nhóm. - Đại diện nhóm trình bày miệng ® nhóm khác nhận xét + bổ sung.

Giáo viên nhận xét từng nhóm ® rút ra kiến thức.  

(11)

 

Ngày soạn: 23/9/2013

Ngày giảng: thứ 4 / 25/9/2013 Tập đọc:

T12: TÁC PHẨM CỦA SI-LE VÀ TÊN PHÁT XÍT I. MỤC TIÊU:     

- Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

- Hiểu ý nghĩa: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc.

(Trả lời được các CH 1, 2)

- Thông qua truyện vui, các em ngưỡng mộ tài năng của nhà văn Đức căm ghét những tên phát xít xâm lược.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

     - Tranh minh họa SGK/67 - Một số tác phẩm của Si-le (nếu có) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

* Hoạt động 2: Quá trình tìm đường cứu nước của

Nguyễn Tất Thành (12’) - Hoạt động lớp, cá nhân

a) Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài để làm gì? a) HS nêu: để xem nước Pháp và các nước khác ® tìm đường đánh Pháp.

b) Anh lường trước những khó khăn nào khi ở nước ngoài?

b) Học sinh nêu: sẽ gặp nhiều điều mạo hiểm, nhất là khi ốm đau.

c) Theo Nguyễn Tất Thành, làm thế nào để có thể sống và đi các nước khi ở nước ngoài?

c) Làm tất cả việc gì để sống và để đi bằng chính đôi bàn tay của mình.

d) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại đâu?

Lúc nào? d) Tại Bến Cảng Nhà Rồng, vào ngày 5/6/1911.

® Giáo viên giới thiệu ảnh Bến Cảng Nhà Rồng và tàu

La-tu-sơ Tờ-rê-vin.  

Giáo viên chốt: Ngày 5/6/1911, với lòng yêu nước, thương dân, Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.

- 1 học sinh đọc lại

3. Củng cố, dặn dò: (5’) - Học sinh nhắc lại nội dung bài học.

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: “Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời”

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5’) “Sự sụp đổ của chế độ A-pác-

thai” - 2 HS

GV nhận xét. - Học sinh lắng nghe

2.Bài mới:  

* Hoạt động 1: Luyện đọc (10’) - Hoạt động cá nhân, lớp - Gọi 1 HS đọc toàn bài - 1 học sinh đọc toàn bài - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm ra cách

ngắt nghỉ hơi câu dài (GV dán câu văn vào cột luyện đọc)

- Học sinh thảo luận - Gọi 1 HS đọc câu văn có thể hiện cách ngắt

nghỉ hơi.

- Một người cao tuổi ngồi bên cửa sổ/ tay cầm cuốn sách/ ngẩng đầu lạnh lùng đáp bằng tiếng Pháp:/ Chào ngài //

- Bài văn này được chia thành mấy đoạn? - 3 đoạn

- 3 học sinh đọc nối tiếp -Gọi 1 HS đọc lại toàn bài - 1 học sinh đọc

  - HS đọc giải nghĩa ở phần chú giải.

(12)

  Toán:

T 28:LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:      

- Tên gọi, kí hiệu và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích đã học. Vận dụng để đổi, so sánh số đo diện tích.

- Giải các bài toán có liên quan đến diện tích. ( BT cần làm: B1 (a,b); B2; B3.) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

     - Phấn màu - Bảng phụ. SGK, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

- Giải thích từ khó (nếu HS nêu thêm). - Học sinh nêu các từ khó khác

- Đọc lại toàn bài. - Học sinh lắng nghe

* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài (12’) - Hoạt động nhóm, lớp - Câu chuyện xảy ra ở đâu? Tên phát xít đã

nói gì khi gặp những người trên tàu?

- Truyện xảy ra trên 1 chuyến tàu ở Pa-ri, thủ đô nước Pháp. Tên sĩ quan Đức bước vào toa tàu, giơ thẳng tay, hô to: “Hít-le muôn năm”

- Giáo viên chia nhóm nhẫu nhiên. Các em sẽ

đếm từ 1 đến 4, bắt đầu là bạn... - Học sinh đếm số, nhớ số của mình.

- Yêu cầu các HS có cùng số trở về vị trí nhóm của mình.

- Học sinh trở về nhóm, ổn định, cử nhóm trưởng, thư kí.

- Yêu cầu học sinh thảo luận - HS thảo luận trả lời các CH trong SGK

Giáo viên nhận xét  

* Hoạt động 3: Luyện đọc (8’) - Hoạt động nhóm, cá nhân - Để đọc diễn cảm, ngoài việc đọc đúng, nắm

nội dung, chúng ta còn cần đọc từng đoạn với giọng như thế nào?

- Học sinh thảo luận nhóm đôi

- Mời HS nêu giọng đọc? - Học sinh nêu, các bạn khác bổ sung.

- Mời 1 HS đọc lại toàn bài - 1 học sinh đọc lại - Chọn mỗi dãy 3 bạn, đọc tiếp sức từng đoạn

(2 vòng). - Học sinh đọc + mời HS khác nhận xét

Giáo viên nhận xét, tuyên dương  

3. Củng cố: (3’)  

- Mỗi dãy cử 1 HS chọn đọc diễn cảm 1 đoạn

mà mình thích nhất. - Học sinh 2 dãy đọc + đặt câu hỏi lẫn nhau.

Giáo viên nhận xét, tuyên dương.  

4. Dặn dò: (2’)

- Chuẩn bị: “Những người bạn tốt”

- Nhận xét tiết học

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5’)  

- Học sinh lần lượt ghi kết quả bài 3/32.  

- Học sinh nêu miệng bài 4 - Lớp nhận xét Giáo viên nhận xét - ghi điểm  

2. Bài mới: Luyện tập (30’)  

Bài 1:  

- Yêu cầu học sinh đọc đề. - 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài - Học sinh nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị

đo diện tích liên quan nhau.

- Học sinh đọc thầm, xác định dạng đổi bài a, b

(13)

Kể chuyện:

Tiết 6: LUYỆN KỂ LẠI: TIẾNG VĨ CẦM Ở MĨ LAI I.MỤC TIÊU

1- Rèn kĩ năng nói:

- Thuyết minh và kể từng đoạn, kể toàn bộ câu chuyện kết hợp lời kể với cử chỉ, điệu bộ.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

2- Rèn kĩ năng nghe:

- Tập trung nghe thầy giáo kể và nhớ chuyện.

- Theo dõi bạn kể , nhận xét đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời của bạn.

3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.

II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

-Thể hiện sự cảm thông (cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mĩ Lai, đồng cảm với hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri).

-Phản hồi lắng nghe tích cực.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

       - Giáo viên: nội dung bài, trực quan, bảng phụ...

       - Học sinh: sách, vở.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

  - Học sinh làm bài

Giáo viên chốt lại - Lần lượt học sinh sửa bài

Bài 2:  

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài - 2 học sinh đọc yêu cầu đề bài

- Học sinh nêu cách làm - Học sinh đọc thầm, xác định dạng bài (so sánh).

  - Học sinh làm bài

Giáo viên nhận xét và chốt lại - Lần lượt HS sửa bài giải thích tại sao điền dấu (<, >, =) (Sửa bài chéo).

Bài 3:  

- Giáo viên gợi ý yêu cầu học sinh thảo luận tìm cách giải.

- 2 học sinh đọc đề - Phân tích đề - Giáo viên theo dõi cách làm để kịp thời sửa

chữa.

- Học sinh làm bài - Học sinh sửa bài

Giáo viên chốt lại  

3. Củng cố: (3’) - Hoạt động cá nhân

- Củng cố lại cách đổi đơn vị - Tổ chức thi đua

4 ha 7 dam2 = ... dam2 8 ha 7 dam2 8 m2 = ... m2

4. Dặn dò: (2’)  

- Chuẩn bị: “Luyện tập chung” - Về nhà làm bài 4

- Nhận xét tiết học  

  Hoạt động của HS

A/ Kiểm tra bài cũ. (4p) B/ Bài mới. (32p)

1) Giới thiệu bài.

2) Giáo viên cho hs kể chuyện theo nhóm( 2 hoặc 3 lần)

a) Bài tập 1.

- HD tìm câu thuyết minh cho mỗi tranh.

           

- Đọc yêu cầu của bài.

(14)

 

Ngày soạn: 6/10/2017

Ngày giảng: thứ 5 / 12/10/2017 Luyện từ và câu:

T 12:LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM I. MỤC TIÊU:

  - Củng cố để HS nắm thế nào là từ đồng âm.

  - Nhận diện được một số từ đồng âm trong giao tiếp.  Biết phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Toán:

- Treo bảng phụ, yêu cầu đọc lại lời thuyết minh để chốt lại ý kiến đúng.

+ Nhận xét bổ xung.

b) Bài tập 2-3.

- HD học sinh kể.

+  hs cần kể đúng cốt truyện, hay có tình  cảm.

+ Kể xong cần trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.

- HD rút ra ý nghĩa.

3) Củng cố - dặn dò.(4p) -Tóm tắt nội dung bài.

- Nhắc chuẩn bị giờ sau.

- Trao đổi nhóm đôi.

- Phát biểu lời thuyết minh cho tranh.

- Đọc lại lời thuyết minh.

 

+ Nêu và đọc to yêu cầu nội dung.

- Kể diễn cảm theo cặp, theo đoạn - Kể toàn bộ câu chuyện.

- 2-3 em thi kể diễn cảm trước lớp.

+ Nhận xét đánh giá.

- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

+ Nhận xét đánh giá.

- Về nhà kể lại cho người thân nghe.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Củng cố kiến thức đã học:5p + Em hiểu thế nào là từ đồng âm ? + Nêu ví dụ về từ đồng âm?cho ví dụ ? 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: 30p Bài 1: Cho biết nghĩa của mỗi từ đồng âm in đậm trong các câu sau:

a / Canh cá nấu chua rất ngon.

b/ Bác bảo vệ canh không cho bọn trộm vào lấy đồ đạc của nhà trường.

c/ Một đêm có năm canh.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- GV giao việc, yêu cầu HS làm việc theo nhóm.

- GV gọi HS nêu kết quả làm việc.

- GV nhận xét.

Bài 2: Gạch dưới những từ đồng âm trong các câu sau:

a/ Bố tôi chèo đò chở đoàn chèo sang biểu diễn.

b/ Nhà văn về thăm nhà.

c/ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.

3. Củng cố, dặn dò:5p - GV nhận xét giờ học

 

- 2 H nêu khái niệm. Học sinh khác nêu ví dụ.

             

- HS đọc yêu cầu - Thảo luận theo nhóm.

- Đại diện nhóm nêu nghĩa của từ in đậm

- Lớp chữa bài nhận xét.

   

- 1 H đọc đề bài.

- 3 H lên bảng làm bài. Mỗi HS làm 1 câu, cả lớp làm bài vào vở.

- Chữa bài nhận xét .

(15)

T 29:LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU:     

  - Tính diện tích các hình đã học.

  - Giải các bài toán liên quan đến diện tích. BT cần làm: B1; B2.

  - Giáo dục HS yêu thích môn học, ham học hỏi tìm tòi kiến thức về tính diện tích.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  - Phấn màu - Bảng phụ - Hình vẽ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Tập làm văn:

T11:LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN I. MỤC TIÊU:     

   - Biết viết một lá đơn đúng quy định về thể thức, đủ nội dung cần thiết, trình bày lí do, nguyện vọng rõ ràng.

   - Giáo dục học sinh biết cách bày tỏ nguyện vọng bằng lời lẽ mang tính thuyết phục.

II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

   - Ra quyết định (làm đơn trình bày nguyện vọng).

   - Thể hiện sự cảm thông (chia sẻ, cảm thông với nỗi bất hạnh của những nạn nhân chất độc màu da cam).

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

   - Mẫu đơn cỡ lớn (A2) làm mẫu - cỡ nhỏ (A4) đủ số HS trong lớp  IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5’)  

+ Hai đơn vị đo diện tích liền nhau gấp hoặc kém nhau mấy lần? vận dụng đổi:

 

3m2 = ...dam2  ; 5dam2 =...ha - 1 học sinh  làm

+ Khi viết số đo diện tích mỗi hàng đơn vị đo ứng mấy chữ số? vận dụng đổi

3m2 8dm2 = ...dm2 - 1 học sinh

Giáo viên nhận xét - ghi điểm   2. Bài mới: Luyện tập chung (30’)   Bài 1:

 

- Giáo viên tổ chức cho học sinh sửa bài  

      Bài 2:

- Giáo viên h.dẫn cách làm.

 

Giáo viên chấm, sửa bài.

- HS làm bài theo nhóm rồi lên bảng trình bày.

Diện tích căn phòng :

6 x 9 = 54 (m2) = 540 000( cm2) Diện tích mỗi viên gạch men:

30 x 30 = 900 (cm2)

Số viên gạch men cần để lát nền căn phòng là:

540 000 : 900 = 600 (viên).

- 1 HS nêu trình tự giải bài toán.

- Cả lớp làm bài vào vở.

- 1 HS đọc bài giải trước lớp.

3. Củng cố: (3’)

- GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung luyện tập 4. Dặn dò: (2’)

- Nhận xét tiết học

 

- 1HS nêu.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5’)  

(16)

  Địa lí:

- Chấm vở 2, 3 học sinh về nhà đã hoàn chỉnh hoặc viết lại bài

- Học sinh viết lại bảng thống kê kết quả học tập trong tuần của tổ.

Giáo viên  nhận xét  

2.Bài mới  

*Hoạt động 1: Xây dựng mẫu đơn (10’) - Hoạt động lớp

  - 1 học sinh đọc nội dung SGK.

- GV nhấn: Chất độc màu da cam gây ra thảm họa về môi trường: với cây cỏ, muôn thú, đặc biệt là ảnh hưởng tới con người vô cùng tàn khốc.

- 1 học sinh đọc bài tham khảo “Thần chết mang tên 7 sắc cầu vòng”

- Dựa vào các mẫu đơn đã học (STV 3/ tập 1) nêu cách trình bày 1 lá đơn ® Giáo viên theo mẫu đơn

- Học sinh nêu - Lưu ý: Phần lí do viết đơn là nội dung

quan trọng của lá đơn cần viết gọn, rõ,thể hiện rõ nguyện vọng cá nhân.

 

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tập

viết đơn (20’) - Hoạt động cá nhân

 

- 1 HS đọc lại nội dung hoạt động của Đội Tình Nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.

- Lưu ý: Phần lí do viết đơn là phần trọng tâm, cũng là phần khó viết nhất ® cần nêu rõ:

- Lớp đọc thầm + Bản thân em đồng tình với nội dung hoạt

động của Đội Tình Nguyện, xem đó là những hoạt động nhân đạo rất cần thiết.

  + Bày tỏ nguyện vọng của em muốn tham gia vào tổ chức này để được góp phần giúp đỡ các nạn nhân  bị ảnh hưởng chất độc màu da cam.

 

- Phát mẫu đơn - Học sinh điền vào

  - Học sinh nối tiếp nhau đọc

- Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét - Lớp nhận xét theo GV gợi ý - Lí do, nguyện vọng có đúng và giàu sức

thuyết phục không?  

- Chấm 1 số bài ® Nhận xét kỹ năng viết

đơn.  

3. Củng cố: (3’) - Hoạt động lớp

  - Trưng bày những lá đơn viết đúng, giàu

sức thuyết phục.

Giáo viên  nhận xét - Lớp nhận xét, phân tích cái hay

4. Dặn dò: (2’)  

- Nhận xét chung về tinh thần làm  việc của lớp, khen thưởng HS viết đúng y/cầu  

- Nhận xét tiết học  

(17)

T:6 ĐẤT VÀ RỪNG I. MỤC TIÊU:     

 - Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít.

 - Nêu được một số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít.

 - Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.

 - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít; của rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi, núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.

 - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ.

 - HS khá, giỏi: Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lí.

 * GD BVMT (mức độ bộ phận): GD HS ý thức được sự cần thiết phải sử dụng đất trồng hợp lí và tích cực bảo vệ rừng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

 - Hình ảnh trong SGK được phóng to - Bản đồ phân bố các loại đất chính ở Việt Nam - Phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5’) “Vùng biển nước ta”  

+ Nêu đặc điểm vùng biển nước ta? - Học sinh trả lời + Biển có vai trò như thế nào đối với nước

ta?  

Giáo viên nhận xét. Đánh giá - Lớp nhận xét 2. Bài mới: “Đất và rừng” - Học sinh nghe

* Hoạt động 1: Đất ở nước ta (9’) - Hoạt động nhóm đôi, lớp

+ Bước 1:  

® Giáo viên treo lược đồ - Học sinh quan sát

- Yêu cầu đọc tên lược đồ. - Học sinh đọc kí hiệu trên lược đồ

+ Bước 2:  

- Mỗi nhóm chỉ trình bày một loại đất. - HS lên bảng trình bày + chỉ lược đồ.

- Học sinh trình bày xong giáo viên sửa

chữa, bổ sung  

- Giáo viên cho học sinh đọc lại từng loại

đất (có thể kết hợp chỉ lược đồ) - Học sinh đọc - Chốt ý chính: Nước ta có nhiều loại đất

nhưng diện tích lớn hơn cả là hai nhóm đất:

đất phe ra lít màu đỏ hoặc vàng ở miền núi và đất phù sa ở đồng bằng”

     

- Học sinh lặp lại

* Hoạt động 2: Rừng ở nước ta (8’) - Hoạt động nhóm bàn + Bước 1: GV yêu HS quan sát các hình

1,2,3; đọc SGK và hoàn thành bài tập:

- Chỉ vùng phân bố của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên lược đồ.

- Kẻ bảng sau vào giấy rồi điền nội dung cho phù hợp:

Rừng Vùng phân

bố Đặc điểm

Rừng  rậm

nhiệt đới    

Rừng ngập

mặn    

 

+ Bước 2: - Đại diện nhóm HS trình bày kết quả làm việc

(18)

TH Toán:

TIẾT 2 - TUẦN 6 I. MỤC TIÊU:

- Củng cố để HS biết so sánh phân số, thực hiện các phép tính với phân số.

- Vận dụng giải bài toán liên quan đến diện tích.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

- Một số HS lên bảng chỉ trên bản đồ vùng phân bố rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn

- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần

trình bày  

* Hoạt động 3: Biện pháp bảo vệ rừng, cải tạo đất trồng (GD BVMT) (8’)

- HS nêu vai trò của rừng đối với đời sống của con người.

+ Để bảo vệ rừng, nhà nước và người dân phải làm gì?

+ Địa phương em đã làm gì để bảo vệ rừng?

- HS trả lời các câu hỏi.

- GV liên hệ một số địa phương để giới thiệu cho HS biết một số biện pháp khác ở địa phương.

- Học sinh trình bày và giới thiệu tranh ảnh tự sưu tầm về một số biện pháp bảo vệ và cải tạo đất trồng.

- Tiền Giang - Long An: giữa hai vụ lúa ®

trồng dưa, đậu.  

- Vùng trung du ® Làm ruộng bậc thang

trên các sườn đồi. - Học sinh trưng bày tranh ảnh - Cần Giờ - đắp đập ngăn nước mặn...  

3. Củng cố, dặn dò: (5’) - HS nhắc lại các nội dung vừa học.

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: “Ôn tập”

- Sưu tầm tranh ảnh về rừng

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5’)

- Gọi HS đọc bảng đơn vị đo diện tích.

- Nhận xét.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (32’)

Bài 1: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:

- Gọi 2 HS TB làm ở bảng.

- Chữa bài  

 

Bài 2:  Tính:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu cả lớp làm vào vở.

- Nhận xét.

Bài 3:

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

- Gọi 1 HS khá lên bảng làm, cả lớp làm vở.

- Chữa bài.

 

- 1 số em đọc. Lớp nhận xét  

 

- Đọc yêu cầu.

- Cả lớp làm vào vở, nhận xét bổ sung.

Kq: a)       b)

- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.

- 2 HS TB lên bảng, nêu thứ tự thực hiện.

      Bài giải

Hiệu số phần bằng nhau là:

        3-2 = 2 (phần)

Chiều rộng hình chữ nhật là:

       400 : 2 x1=200 (m) Chiều dài hình chữ nhật là:

       200 + 400 = 600 (m)

(19)

 

Ngày soạn: 6/10/2017

Ngày giảng: thứ 6 /13/10/2017 Tập làm văn:

T 12:LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU:      

- Nhận biết được cách quan sát cách tả cảnh trong 2 đoạn văn trích (BT1).

- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả cảnh sông nước (BT2).

- Giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên nhiên và say mê sáng tạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh ảnh: biển, sông, suối, hồ, đầm (cỡ lớn) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

           

Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi

- Yêu cầu HS tìm và khoanh 2 số đó vào vở - Nhận xét.    ĐA: (6) và (4)

3. Củng cố: (3’) - Nhận xét tiết học

Diện tích hình chữ nhật là:

       600 x200 = 120000 (m2      Đổi 120000 m2 : 12 ha        Đáp số: 12ha

- Xác định dạng và phương pháp giải.

- Nhận xét bài bạn.

 

- Nêu kết quả và giải thích.

- Nhận xét.

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ: (5’)  

- Giáo viên nhận xét và cho điểm - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:

+ Kết quả quan sát + Tranh ảnh sưu tầm

- 2, 3 học sinh đọc lại “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam”.

2. Bài mới: “Luyện tập tả cảnh”  

Bài 1: (12’)  

- Yêu cầu lớp quan sát tranh minh họa. - 2, 3 HS trình bày kết quả quan sát.

  - Lớp nhận xét ưu điểm / hạn chế

  - Đọc thầm 3 đoạn văn, các câu hỏi sau

từng đoạn, suy nghĩ TLCH.

 * Đoạn a: - 1 học sinh đọc đoạn a

- Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?

- Lớp trao đổi, TLCH

- Sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của mây trời.

- Câu nào nói rõ đặc điểm đó? - Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời ® câu mở đoạn.

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?

- Tác giả quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau:

+ Khi bầu trời xanh thẳm

+ Khi bầu trời rải mây trắng nhạt + Khi bầu trời âm u mây múa + Khi bầu trời ầm ầm giông gió

(20)

- Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào?

® Giải thích:

“liên tưởng”: từ chuyện này (hình ảnh này) nghĩ ra chuyện khác (hình ảnh khác).

- Tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như con người - cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

® Chốt: liên tưởng này đã khiến biển trở

nên gần gũi, đáng yêu hơn.  

 * Đoạn b:  

- Dòng sông được quan sát từ đâu?

- Từ trên 1 độ cao đặc biệt - trên đỉnh núi Voi, nhìn xuyên qua biển sương, biển, mây đọng ngang chừng núi mới thấy được dòng sông mờ mờ, thấp thoáng như một dãy lụa uốn lượn phía dưới.

- Vị trí quan sát có lợi thế gì?

- Từ vị trí này, người ta có thể nhìn thấy dòng sông giữa một không gian rộng lớn đến hết tầm mắt, nhận thấy mối giao hòa giữa con sông với muôn vật xung quanh.

- Dòng sông hiện ra như thế nào từ vị trí quan sát đó?

- Từ vị trí rất cao nhìn xuống dòng sông hiện ra với 1 vẻ huyền ảo dưới màn sương mờ, dưới bóng núi, tầng mây, những lớp lớp cây rừng, dòng sông trông mềm mại như 1 dải lụa đào, im lặng, nhỏ bé và hiền lành giữa núi rừng rộng lớn.

 * Đoạn c:  

- Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào của ngày?

- Mọi thời điểm: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?

- Thị giác: thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất 4 bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi trong ngày:

+ sáng: phơn phớt màu đào

+ giữa trưa: hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt.

+ về chiều: biến thành 1 con suối lửa.

- Những câu văn nào trong đoạn tả con kênh Mặt trời thể hiện những liên tưởng của tác giả khi quan sát con kênh?

- Ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất, con kênh phơn phớt màu đào, hóa thành dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt, biến thành 1 con suối lửa lúc trời chiều.

- Giải nghĩa từ:

+ Thủy ngân: kim loại lỏng, trắng như bạc, thường dùng để tráng gương, làm cặp nhiệt độ.

 

- Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh?

- Giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt trời này, làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng với người đọc hơn.

  Bài 2: HD HS lập dàn ý (18’) - Hoạt động lớp, cá nhân

(21)

  Toán:

T 30: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU:     

- HS biết :+ So sánh các phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.

+ Giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.

- BT cần làm: B1; B2 (a,d); B4.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Bảng phụ, phấn màu.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

- Yêu cầu HS đối chiếu phần ghi chép của mình khi thực hành quan sát cảnh sông nước với các đoạn văn mẫu để xem xét.

+ Trình tự quan sát

+ Những giác quan đã sử dụng khi quan sát.

+ Những gì đã học được từ các đoạn văn mẫu.

- 1 học sinh đọc yêu cầu  

- Học sinh làm việc cá nhân trên nháp.

- Nhiều học sinh trình bày dàn ý - Lớp nhận xét 

- Giáo viên chấm điểm, đánh giá cao những

bài có dàn ý.  

3. Củng cố: (3’) - Hoạt động lớp

 

- Thi đua trưng bày tranh ảnh sưu tầm.

- Dựa vào tranh, kết hợp dàn ý giới thiệu về 1 cảnh sông nước.

- Giáo viên nhận xét. - Lớp nhận xét

4. Dặn dò: (2’)  

- Hoàn chỉnh dàn ý, viết vào vở - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh”  

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ:  (5’) Luyện tập chung - 2 HS làm lại BT3 / 31.

2. Bài mới: (30’)  

Bài 1:

 

- GV nhận xét, sửa sai.

     

Bài 2: GV viết từng biểu thức lên bảng.

- GV nhận xét, sửa sai.

             

Bài 4: Cho HS tự làm vào vở.

- GV chấm và sửa bài. Kết quả:

- HS nhắc lại cách so sánh hai phân số.

- HS làm bài cá nhân rồi đọc kết quả.

- 1 em đọc yêu cầu bài tập.

- HS tự làm bài rồi chữa.

 

- Đọc đề bài.

- Lớp thảo luận nhóm 4, làm bài.

+ Các nhóm cử đại diện chữa bài.

- 1 em đọc đề bài, tóm tắt, nêu cách giải + Lớp tự làm,rồi chữa.

       Bài giải

        Đổi : 5 ha = 50 000 m2

         50 000 x 3 : 10 = 15 000 ( m2 )       Đáp số : 15 000 m2

Bài giải

Theo sơ đồ, hiệu số phần băng nhau là :        4 - 1 = 3 ( phần )

(22)

 

Khoa học:

T 12: PHÒNG BỆNH SỐT RÉT

I. MỤC TIÊU:        

  - Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét.

  * GD BVMT (Mức độ bộ phận): Trong các biện pháp phòng chống bệnh, quan trọng hơn cả là giữ vệ sinh môi trường, diệt các côn trùng gây bệnh.

  - Giáo dục học sinh có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt mọi người.

II.GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG

  - Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét.

  - Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  - Hình vẽ trong SGK/22, 23 - Tranh vẽ “Vòng đời của muỗi A-nô-phen” phóng to.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

Tuổi con là :

      30 : 3 = 10 ( tuổi ) Tuổi bố là :

       10 x 4 = 40 ( tuổi )

         Đáp số: Bố: 40 tuổi; Con: 10 tuổi.

   

- Cả lớp tham gia nhận xét sửa bài.

- HS tự làm bài vào vở.

 

- Sửa bài nếu làm sai.

3. Tổng kết - dặn dò: (5’) - Ôn lại kiến thức vừa học - Chuẩn bị bài ở tiết học sau  

- Nhận xét tiết học  

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1. Bài cũ:  (5’) “Dùng thuốc an toàn”   

+ Thuốc kháng sinh là gì? - Học sinh trả lời.

+ Thuốc kháng sinh đặc biệt nguy hiểm đối

với trường hợp nào? - Học sinh khác nêu.

Giáo viên nhận xét và cho điểm   2. Bài mới: “Phòng bệnh sốt rét”  

* Hoạt động 1:  (13’) - Hoạt động lớp, cá nhân - GV tổ chức cho học sinh chơi trò “Em

làm bác sĩ”, dựa theo lời thoại và hành động trong các hình 1, 2, 3 trang 22.

- Học sinh tiến hành chơi trò chơi “Em làm bác sĩ”.

® Cả lớp theo dõi - Qua trò chơi, các em cho biết: - Học sinh trả lời.

a) Một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét?

a) Dấu hiệu bệnh: 2-3 ngày xuất hiện cơn sốt. Lúc đầu là rét run, thường kèm nhức đầu, người ớn lạnh. Sau rét là sốt cao, người mệt, mặt đỏ, có lúc mê sảng, sốt kéo dài nhiều giờ. Sau cùng, người bệnh ra mồ

(23)

 

2. Kỹ năng ...

3. Thái độ ...

II. CHUẨN BỊ

1. Công tác chuẩn bị của giáo viên

hôi, hạ sốt.

b) Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? b) Gây thiếu máu, bệnh nặng có thể gây chết người.

c) Nguyên nhân gây ra bệnh sốt rét? c) Bệnh do một loại kí sinh trùng gây ra.

d) Bệnh sốt rét được lây truyền như thế nào?

d) Đường lây truyền: do muỗi A-no-phen hút kí sinh trùng sốt rét có trong máu người bệnh rồi truyền sang người lành.

® Giáo viên nhận xét + chốt:

Sốt rét là một bệnh truyền nhiễm, do kí sinh trùng gây ra. Ngày nay, đã có thuốc chữa và thuốc phòng sốt rét.

 

* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận 

(12’) - Hoạt động nhóm, cá nhân

- Giáo viên treo tranh vẽ “Vòng đời của

muỗi A-no-phen” phóng to lên bảng. - Học sinh quan sát  - Mô tả đặc điểm của muỗi A-no-phen?

Vòng đời của nó?

- 1 học sinh mô tả đặc điểm của muỗi A-no- phen, 1 học sinh nêu vòng đời của nó (kết hợp chỉ vào tranh vẽ).

- Để hiểu rõ hơn đời sống và cách ngăn chặn sự phát triển sinh sôi của muỗi, các em cùng tìm hiểu nội dung tiếp sau đây:

  - GV đính 4 hình vẽ SGK/23 lên bảng. HS thảo luận nhóm bàn “hình vẽ nội dung gì?”

- Hoạt động nhóm bàn tìm hiểu nội dung thể hiện trên hình vẽ.

- Giáo viên gọi một vài nhóm trả lời ® các

nhóm khác bổ sung, nhận xét. - Học sinh đính câu trả lời ứng với hình vẽ.

® Giáo viên nhận xét + chốt.  

3. Củng cố: (3’) - Hoạt động lớp

- Giáo viên phát mỗi bàn 1 thẻ từ có ghi

sẵn nội dung (đặt úp). - Học sinh nhận thẻ - Giáo viên phổ biến cách chơi, thi đua “Ai

nhanh hơn”. - Học sinh thi đua

Giáo viên nhận xét, tuyên dương  

® Giáo dục: phải biết giữ gìn, quét dọn nhà ở sạch sẽ, ngủ trong màn ; giữ vệ sinh môi trường, diệt các côn trùng gây bệnh .

 

4. Dặn dò: (2’)  

- Nhận xét tiết học - Chuẩn bị: “Phòng bệnh sốt xuất huyết”

(24)

2. Yêu cầu chuẩn bị của học sinh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Chất bổ thu được từ thức ăn được đưa đến các bộ phận của cơ thể để nuôi dưỡng cơ thể. Các chất bổ thu được từ thức ăn đưa ra ngoài qua

- Moät soá daây thaàn kinh daãn luoàng thaàn kinh nhaän ñöôïc töø caùc cô quan cuûa cô theå veà naõo hoaëc tuûy soáng?. Moät soá daây thaàn kinh khaùc laïi daãn

2.Kiến thức:  Hiểu ý nghĩa : Tình cảm thiết tha gắn bó, của các nhân vật trong câu chuyện với quê hương, với người thân qua giọng nói quê hương thân quen.. - Trả

2.Kĩ năng: Viết được những điểm cần ghi nhớ về: Tên bài, tên tác giả, nội dung chính, nhân vật của các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: “Măng mọc thẳng”.. 3.Thái

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần iêu,yêu và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần iêu, yêu.. - Phát

2.Kĩ năng: Đặt tính và thực hiện tính cộng hai số thập phân 3.Thái độ: HS tự giác, tích cực học

Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Quan tâm, chăm sóc và năng lực diều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau2. - Nhận biết được biểu

- Biết chia sẻ thông tin với bạn bè về lớp học, trường học và những hoạt động ở lớp, ở trường - Biết giao tiếp, ứng xử phù hợp với vị trí, vai trò và các mối quan hệ