• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
21
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 31

Ngày soạn: 19/4/2021

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 26/04/2021, dạy lớp: 5A Thứ 3, ngày 27/04/2021, dạy lớp: 5C

KHOA HỌC

BÀI 61. ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT

A.

Mục tiêu : HS có khả năng:

- Hệ thống lại một số hình thức sinh sản của thực vật và động vật thông qua một số đại diện.

- Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

- Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.

* HSKT:

- Nhận biết một số hoa thụ phấn nhờ gió, một số hoa thụ phấn nhờ côn trùng.

- Nhận biết một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con.

B. Đồ dùng dạy học:

- Hình minh hoạ SGK.

- Bảng phụ,phiếu học tập.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

I.Ổn định tổ chức:

II.Kiểm tra bài cũ:

- Trình bày sự sinh sản và nuôi dạy con của hổ?

III.Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Nội dung bài: Trò chơi

“Ai nhanh, ai đúng?”

a. Hoạt động 1: Bài tập 1:

Tìm xem mỗi tấm phiếu có nội dung dưới đây phù hợp với chỗ … nào trong câu.

- Đặt vấn đề, nêu yêu cầu.

- Giao nhiệm vụ, thời gian.

- Kết luận: 1- c; 2- a; 3- b;

4- d.

b. Hoạt động 2: Bài tập 2:

Tìm xem mỗi chú thích phù hợp với số thứ tự nào trong hình

- Đọc đề bài.

- Giao nhiệm vụ, thời gian.

- Kết luận: 1 – Nhuỵ; 2 – Nhị.

Trả lời

Nêu yêu cầu Nhóm 3

Tham gia trò chơi

Nêu yêu cầu Nhóm 2 Báo cáo

- Lắng nghe

Nêu yêu cầu Tham gia trò chơi

Nêu yêu cầu

(2)

c.Hoạt động 3: Bài tập 3:

Trong các cây dưới đây, cây nào có hoa thụ phấn nhờ gió, cây nào có hoa thụ phấn nhờ côn trùng?

- Đáp án: Cây hoa hồng, cây hoa hướng dương có hoa thụ phấn nhờ côn trùng. Cây ngô có hoa thụ phấn nhờ gió.

d.Hoạt động 4: Bài tập 4 - Đặt vấn đề, nêu yêu cầu.

- Giao nhiệm vụ, thời gian.

- Kết luận: 1- e; 2- d; 3- a;

4- b; 5- c.

e. Hoạt động 5: Bài tập 5:

Trong các động vật dưới đây, động vật nào đẻ trứng, động vật nào đẻ con?

- Đặt vấn đề.

- Giao nhiệm vụ, thời gian.

- Kết luận: Những động vật đẻ con: Sư tử, hươu cao cổ.

Những động vật đẻ trứng:

Chim cánh cụt, cá vàng.

IV. Củng cố:

- Nhận xét giờ học.

- Biểu dương HS học tốt.

V. Dặn dò:

- Học và chuẩn bị bài.

Nêu yêu cầu Cá nhân Trả lời

Nêu yêu cầu Làm việc cá nhân Trả lời

Nêu yêu cầu Quan sát

Trả lời nối tiếp

Nêu yêu cầu

Nêu yêu cầu

Trả lời theo hướng dẫn

Nêu yêu cầu Quan sát

Trả lời nối tiếp

--- Ngày soạn: 19/4/2021

Ngày giảng: Thứ 2, ngày 26/04/2021, dạy lớp: 4C, 4A LUYỆN TIẾNG VIỆT

Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu

I. Mục tiêu:

- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi ở đâu?); Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ( BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3

* HSKT: Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu II.

Đồ dùng dạy học :

- Bảng lớp viết 2 câu văn ở bài tập 1 phần nhận xét.

(3)

- 3 băng giấy mỗi băng giấy viết một câu chưa hoàn chỉnh ở BT2

- 4 băng giấy mỗi băng viết một câu chỉ có trạng ngữ chỉ nơi chốn ở BT3 III.

Các hoạt động dạy học:

A. n định tổ chức:

B. Kiểm tra bài cũ: Đặt 2 câu có thành phần trạng ngữ và nêu ý nghĩa của trạng ngữ. C. B i m i:à ớ

HĐGV

*Giới thiệu bài “Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu”

HĐHS HSKT

*Giảng bài mới.

1) Phần nhận xét:

Bài tập 1:

- GV nhận xét- Chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2;

- Em hãy đặt câu hỏi cho các bộ phận trạng ngữ tìm được trong các câu trên?

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì?

- Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào?

* Ghi nhớ(SGK)

- 2,3 HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK - GV yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.

- Hs đọc đầu bài và nội dung.

- Hs trao đổi theo cặp gạch chân dưới các bộ phận trạng ngữ các em phải tìm thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu.

a) Trước nhà/ mấy cây hoa giấy nở tưng bừng.

b) Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào/ hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô.

- lớp nhận xét - HS đọc yêu cầu - Hs nối tiếp đặt câu.

a) ở đâu mấy cây hoa sấu vẫn nở tưng bừng?

b) ở đây hoa sấu vẫn nở vẫn vương vãi khắp thủ đô?

- Cho ta biết nơi chốn diễn ra sự việc trong câu.

- Trả lời cho câu hỏi ở đâu.

- HS đọc

- Hs đọc đầu bài và nội dung.

- HS đọc yêu cầu - Hs nối tiếp đặt câu.

2) Phần luyện tập:

Bài tập 1: - 1 HS đọc nội dung bài tập 1 - HS làm vào vở

(4)

- GV chốt lại lời giải đúng

Bài tập 2:

- Gv nhận xét.

Bài tập 3:

- Một số HS đọc yêu cầu của BT 3

- GV: bộ phận cần điền dể hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào?

- GV nhận xét- chốt lại lời giải đúng

- HS làm vào vở BT. GV phát phiếu cho một HS làm.

- HS phát biểu ý kiến

- 1 HS đọc yêu cầu- cả lớp theo dõi SGK

-1 HS lên bảng lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.

a) ở nhà/ b) ở lớp/ c) Ngoài đường/

- HS khác nhận xét.

- HS đọc yêu cầu.

- HS hoạt động theo nhóm 4, trong 5 phút.

- Là 2 bộ phận chính chủ ngữ và vị ngữ.

- Hs dán bài tập lên bảng. hs khác nhận xét.

BT theo Hướng dẫn của cô

D. Củng cố- dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

--- Ngày soạn: 19/4/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 27/04/2021, dạy lớp: 1C, 1B Thứ 4, ngày 28/04/2021, dạy lớp: 1A, 1B

ĐẠO ĐỨC

Bài 28: PHÒNG, TRÁNH ĐIỆN GIẬT

I. MỤC TIÊU:

Sau bài học học sinh sẽ:

- Nêu được các tình huống nguy hiểm dẫn đến bị điện giật - Nhận biết được nguyên nhân và hậu quả của việc điện giật

- Thực hiện được một số cách đơn giản và phù hợp để phòng, tránh điện giật II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- SGK, SGV, vở bài tập đạo đức lớp 1 - Tranh ảnh sgk

- Máy tính, máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

(5)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.khởi động:

- Gv chiếu những hình ảnh an toàn và những hình ảnh bị điện giật cho hs quan sát và trả lời xem bức tranh nào em cảm thấy an toàn và bức tranh nào em cảm thấy nguy hiểm

- Gv nhận xét, tuyên dương

KL: Em cần học cách phòng, tránh điện giật để bảo vệ bản thân

2.khám phá:

Nhận biết những tình huống dãn đến điện giật và hậu quả của nó

- Gv chiếu tranh mục khám phá - Gv nêu câu hỏi:

+ Quan sát và cho biết bức tranh vẽ gì?

+ Những tình huống nào trong tranh có thể dẫn đến bị điện giật?

+ Vì sao các tình huống trong tranh có thể dẫn đến bị điện giật?

+ Hãy nêu những hậu quả của việc bị điện giật?

+ Em hãy kể thêm các tình huống có thể bị điện giật?

+ Em sẽ làm gì để phòng tránh bị điện giật?

- Gv cho hs thảo luận theo cặp trong 2 phút - Gọi hs lên trả lời

- Nhận xét, tuyên dương

KL: Chơi ngần nguồn điện hở, thả diều dưới đường dây điện, cầm phích cắm vào ổ điện, đi gần nơi có đường dây điện rơi gần mặt đất...là những tình huống có thể dẫn đến tai nạn điện giật. Tai nạn điện giật để lại hậu quả nặng nề tổn thương cơ thể, ngừng hô hấp...

3. Luyện tập

Hoạt động 1: Em chọn việc nên làm - Gv chiếu tranh ở mục luyện tập

- Gv đặt câu hỏi cho từng tình huống tương ứng với mỗi bức tranh. Việc nào nên làm, việc nào không nên làm, vì sao?

- Cho hs thảo luận nhóm đôi trong 1 phút - Gọi hs lên trả lời

- Nhận xét, khen ngợi

KL: Không chơi gần trạm biến áp, không chọc que vào ổ điện, tránh xa chỗ dây điện bị đứt để phòng, tránh tai nạn điện giật

Hoạt động 2: Chia sẻ cùng bạn

- Hs quan sát và trả lời

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát - Hs lắng nghe

- Hs thảo luận - Hs trả lời:

- Hs nhận xét, bổ sung - Hs lắng nghe

- Hs quan sát - Hs lắng nghe - Hs thảo luận

- Đại diện nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung

- Hs lắng nghe

- Hs thảo luận nhóm - Hs lắng nghe

(6)

- Gv cho hs chia sẻ trong nhóm bàn thời gian là 1 phút

- Gv nêu yêu cầu: Em đã phòng tránh bị điện giật như thế nào? Hãy chia sẻ cùng bạn

- Mời hs lên chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi các bạn đã biết phòng tránh điện giật

4. Vận dụng

Hoạt động 1: Đưa ra lời khuyên cho bạn - Gv chiếu tranh mục vận dụng

- Gv giới thiệu tranh tình huống: Trời nóng Minh và Quang cởi áo chơi đùa. Quang nghịch ngợm, ném áo của Minh lên cột điện, Minh định trèo lên lấy.

- Cho hs thảo luận theo nhóm đôi để khuyên bạn trong tình huống trên

- Mời hs chia sẻ trước lớp

- Nhận xét, khen ngợi nhóm đã đưa ra lời khuyên hay

KL: Không chơi gần, tránh xa nơi có nguồn điện để phòng tránh bị điện giật

Hoạt động 2: Em thực hiện một số cách phòng tránh bị điện giật

- Gv cho hs thảo luận theo nhóm đôi

- Gv yêu cầu hs tự tưởng tượng ra các tình huống sau đó lên đóng vai nhắc nhở bạn cách phòng tránh bị điện giật

- Nhận xét, tuyên dương

KL: Em thực hiện phòng, tránh bị điện giật để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác

Thông điệp: Gv chiếu thông điệp lên bảng - Gv đọc thông điệp

Không chơi gần đường điện Dây điện đứt, tránh đi Không tự ý dùng điện An toàn em khắc ghi - Gv nhận xét tiết học

- Tuyên dương những bạn chú ý học và hăng hái phát biểu

- Dặn hs về nhà ôn lại bài học và cần thực hiện một số cách để phòng, tránh bị điện giật

- Hs chia sẻ trước lớp - Nhận xét

- Hs quan sát - Hs lắng nghe - Hs thảo luận nhóm

- Hs chia sẻ trước lớp( Hs có thể đưa ra các lời khuyên như + Minh ơi, đừng làm vậy nguy hiểm đấy.

+ Minh ơi, bạn hãy nhờ người lớn lấy giúp

+ Minh ơi, cẩn thận điện giật nhé...)

- Nhận xét, bổ sung - Hs lắng nghe

- Hs thảo luận - Hs lên đóng vai - Nhận xét

- Hs lắng nghe

- Hs nhắc lại thông điệp theo cô

- Hs lắng nghe

------

(7)

Ngày soạn: 19/4/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 27/04/2021, dạy lớp: 1C, 1A Thứ 4, ngày 28/04/2021, dạy lớp: 1A Thứ 5, ngày 29/04/2021, dạy lớp: 1B, 1C Thứ 6, ngày 30/04/2021, dạy lớp: 1C

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

BÀI 25: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (3 TIẾT) I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS sẽ:

- Nêu được những kiến thức đã học về cơ thể người; vệ sinh cá nhân và các giác quan; ăn, uống và vệ sinh trong ăn, uống: vận động và nghỉ ngơi hợp lí; các biện pháp tự bảo vệ mình.

- Đề xuất và thực hiện được những thói quen có lợi cho sức khoẻ về ăn, uống, vệ sinh thân thể, vận động và nghỉ ngơi có lợi cho sức khoẻ.

- Biết quý trọng cơ thể, có ý thức tự giác chăm sóc và bảo vệ cơ thể mình cũng như tuyên truyền nhắc nhở cho những người xung quanh cùng thực hiện.

II. CHUẨN BỊ

- Hình phóng to trong SGK (nếu có thể).

- Các đoạn phim/các hình vẽ hướng dân trẻ phòng chống xâm hại.

- Chuẩn bị các câu hỏi (cho vào trong quả) và một số món quà để cho HS chơi trò chơi chăm sóc ‘’cây sức khoẻ".

- HS: Một số tranh, ảnh về gia đình mình (nếu có) III. Các hoạt động dạy- học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Tiết 2 và tiết 3

1. Mở đầu: Khởi động:

- GV cho HS hát 1 bài - GV dẫn vào bài mới 2.Hoạt động vận dụng

- HS hát 1 bài - HS lắng nghe

(8)

Hoạt động 1

Ì- GV cho lớp chơi trò chơi đóng vai xử lí tình huống.

- GV nhận xét cách xử lý tình huống -GV có thể cho HS xem các clip về chống bạo hành như các đoạn clip về quy tắc 5 ngón tay, hay clip hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ minh, phòng tránh xâm hại tình dục,...

- GV chốt, chuyển ý

Yêu cầu cần đạt: HS biết cách xử lí những tình huống không an toàn với bản thân minh, với bạn bè và người thân xung quanh, nhận ra được sự cần thiết phải có sự giúp độ của người lớn.

Hoạt động 2

Tự đánh giá cuối chủ đề: Khai thác hinh ảnh tổng hợp thể hiện sản phẩm học tập và HS đạt được sau khi học xong chủ đề.

- HS tự đánh giá xei đã thực hiện được những nội dung nào được nêu trong khung.

- GV hướng dẫn HS tự làm một sản phẩm học tập (gợi ý:HS lên một tấm bia trên có là hình ảnh HS sưu tầm các biện pháp bảo vệ, chăm sóc các giác quan, các bộ phận của cơ thể).

- GV đánh giá tổng kết sau khi HS học xong một chủ đề (sử dụng bài tự luận, trắc nghiệm khách quan).

3. Đánh giá

- Biết cách tự bảo vệ mình và biết được cán tôn trọng và bảo vệ người thân và bạn

- HS chơi đóng vai tình huống - HS lắng nghe

- HS theo dõi

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS thực hành sản phẩm - HS lắng nghe

- HS lắng nghe

- HS thảo luận nhóm theo hình tổng kết cuối bài và chia sẻ với bạn

- HS lắng nghe

- HS nhắc lại - HS lắng nghe

(9)

bè xung quanh.

- Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất: GV cho HS thảo luận nhóm theo hình tổng kết cuối bài: Hoa da làm được những việc lâu nào để bảo vệ các giác quan và cơ thể mình? Cùng chia sẻ với bạn những việc làm của mình để chăm sóc và bảo vệ cơ thể.

4. Hướng dẫn về nhà

Nhắc HS tìm thêm các phương án hợp lý với mình và người thân khi gặp những tinh huống bị bắt nạt hoặc những tình huống không an toàn khi gặp người lạ.

* Tổng kết tiết học

- Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau

--- Ngày soạn: 20/4/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 26/04/2021, dạy lớp: 4A KHOA HỌC (4A)

Bài 61 TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT I.Mục tiêu

- Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác …

- Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ.

* MTR : HS biết được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường II.Đồ dùng dạy học

-Hình minh hoạ trang 122 SGK.

-Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật viết vào bảng phụ.

-Giấy A 3.

III.Các hoạt động dạy học 1.Ổn định

2.KTBC :Gọi HS lên trả lời câu hỏi:

+Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật ? +Hãy mô tả quá trình hô hấp và quang hợp ở thực vật ?

+Để cây trồng cho năng suất cao hơn, người ta đã tăng lượng không khí nào cho cây ?

-Nhận xét.

(10)

3.Bài mới :Giới thiệu bài:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Trong quá trình sống thực vật lấy gì và thải ra môi trường những gì?

MT: Tìm những gì thực vật lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường .

-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 122 SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được.

-GV gợi ý : Hãy chú ý đến những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh và những yếu tố nào mà cần phải bổ sung thêm để cho cây xanh phát triển tốt.

-Gọi HS trình bày.

+Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống ?

+Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì ?

+Quá trình trên được gọi là gì ?

+Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật ?

*HSKT: GV hỗ trợ HS quan sát tranh SGK và nêu quá trình trao đổi chất giữa thực vật với môi trường

-GV: Trong quá trình sống, cây xanh phải thường xuyên trao đổi chất với môi trường. Cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường hơi nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi và các chất khoáng khác. Vậy sự trao đổi chất giữa thực vật và môi trường thông qua sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn như thế nào, các em cùng tìm hiểu.

Hoạt động 3: Thực hành : vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật

Mt : Vẽ và trình bày sơ đồ TĐ khí và TĐ thức ăn ở thực vật .

-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4.

-HS quan sát CN-trao đổi nhóm đôi.

-Lắng nghe.

-HS trình bày, bổ sung.

+Trong quá trình sống, cây thường xuyên phải lấy từ môi trường : các chất khoáng có trong đất, nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi.

+Trong quá trình hô hấp, cây thải ra môi trường khí các-bô-níc, hơi nước, khí ô-xi và các chất khoáng khác.

+Quá trình trên được gọi là quá trình trao đổi chất của thực vật.

+Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô- níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.

*HSKT: quan sát tranh và nhắc lại -Lắng nghe.

-HS hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn của GV.

(11)

-Phát giấy cho từng nhóm.

-Yêu cầu : Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật

GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.

*HSKT: GV hỗ trợ HS tham gia cùng các bạn -Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về một sơ đồ, các nhóm khác bổ sung.

-Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc.

*HSKT: tham gia cùng các bạn -Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.

-HS nhận xét , tuyên dương

4.Củng cố - Dặn dò

+Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật ? -Nhận xét câu trả lời của HS.

-Về học bài và chuẩn bị bài tiết sau.

-Nhận xét tiết học.

--- Ngày soạn: 20/4/2021

Ngày giảng: Thứ 3, ngày 27/04/2021, dạy lớp: 1A Ngày giảng: Thứ 4, ngày 28/04/2021, dạy lớp: 1B, 1C

LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP I/ MỤC TIÊU

- Thực hiện được các phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100; bước đầu nhận biết quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.

- Làm bài 1; 2; 3.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sách Toán 1, PHT.

- Bảng con, vở ô ly.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Ổn định lớp.

B. Bài cũ:

30 + 60 = 50 + 6 = 60 - 20 = 64 - 4 = -> Nhận xét

C. Bài mới:

Giới thiệu bài, ghi tựa Luyện tập (tr.163) Bài 1: Đặt tính rồi tính

- Hát

- Làm bảng lớp và vở nháp.

(12)

34 + 42 = 42 + 34 = 76 - 42 = 76 - 34 = Bài 2: Viết phép tính thích hợp

Bài 3: Điền dấu ( < > = ) 30 + 6 6 + 30 45 + 2 3 + 45

55 50 +4

Bài 4: Đúng ghi đ, sai ghi s (theo mẫu) D. Nhận xét – Dặn dò

- Nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà xem lại bài.

- Làm tính

H+G: Nhận xét, đánh giá.

- So sánh các số tìm được để bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa phép tính cộng và phép tính trừ

- Lưu ý cách đặt tính

- Hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính ở 2 vế rồi so sánh để điền dấu thích hợp vào ô trống

- Lên bảng chữa bài

- Đọc yêu cầu của bài và làm bài - Chữa bài

--- Ngày soạn: 20/4/2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 28/04/2021, dạy lớp: 3C

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

Bài :TRÁI ĐẤT LÀ MỘT HÀNH TINH TRONG HỆ MẶT TRỜI I:MỤC TIÊU:

- Nêu được vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời : từ Mặt Trời ra xa dần , Trái Đất là hành tinh thứ 3 trong hệ Mặt Trời

- Biết được hệ Mặt Trời có 8 hành tinh và chỉ Trái Đất là hành tinh có sự sống

(13)

*Kĩ năng sống

-Kĩ năng làm chủ bản thân: Đảm nhận trách nhiệm thực hện các hoạt động giữ cho Trái Đất luôn xanh, sạch và đẹp: giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở; trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh.

II:CHUẨN BỊ

GV:đồ dùng dạy học (tranh ảnh nếu có) HS:Sách giáo khoa

III:CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học, giáo viên nhận xét.

3. Bài mới

a) Giới thiệu bài

- Hôm nay chúng ta học tự nhiên-xã hội bài mới đó là bài: “Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời”

Giáo viên ghi tựa bài b) Các hoạt động

Hoạt động 1:Quam sát theo tranh.

Mục tiêu:Học sinh biết được biết biểu tượng ban đầu về hệ mặt trời.

*Tiến hành

- Giáo viên giảng cho sinh biết hành tinh là thiên thể chuyển động quanh mặt trời.

- Giáo viên cho học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.

- Trong hệ mặt trời có mấy hành tinh ?

- Từ mặt trời xa dần trái đất là hệ hành tinh thứ mấy ?

Lớp ổn định +Học sinh đọc

+Học sinh nhắc lại

+Học sinh thảo luận +Nhóm trình bày

(14)

Tại sao trái đất được gọi là một hệ hành tinh mặt trời?

- Học sinh thảo luận các câu hỏi trên.Sau đó đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét.

KL:Trong hệ mặt trời có 9 hành tinh,chúng chuyển động không ngừng…

Hoạt động 2:Thảo luận nhóm

Mục tiêu:Học sinh biết trong hệ mặt trời trái đất là hành tinh có sự sống.

*Tiến hành

B1:Thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau.

-Trong hệ mặt trời hành tinh nào có hệ sự sống ? - Chúng ta làm gì để giữ cho trái đất luôn sạch đẹp ?

- Nhóm thảo luận các câu hỏi trên.

B2:Đại diện nhóm trình bày,giáo viên nhận xét.

KL:Trong mặt trời trái đất là hành tinh có sự sống…

4. Củng cố.

-Hôm nay chúng ta học tự nhiên-xã hội bài gì ? - Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học.

5.Dặn dò nhận xét

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế

+ Hs nhắc lại

+Học sinh thảo luận + Trái đất

+ Bảo vệ môi trường…

+Nhóm trình bày

+ Trái đất là một hành tinh trong hệ mặt trời

+Học sinh đọc

Ngày soạn: 21/4/2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 28/04/2021, dạy lớp: 5C Thứ 5, ngày 29/04/2021, dạy lớp: 5A

KHOA HỌC

BÀI 62: MÔI TRƯỜNG

A.

Mục tiêu : HS có khả năng:

- Khái niệm ban đầu về môi trường.

(15)

- Nêu một số thành phần của môi trường địa phương nơi học sinh sống.

* HSKT: -Khái niệm ban đầu về môi trường.

B. Đồ dùng dạy học:

- Hình minh hoạ SGK.

- Bảng phụ,phiếu học tập.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT

I.Ổn định tổ chức:

II.Kiểm tra bài cũ:

- Nêu một số loài động vật đẻ trứng, một số loài động vật đẻ con?

III.Bài mới:

1. Giới thiệu bài:

2. Nội dung bài:

a. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận

- Giao nhiệm vụ, yêu cầu - Thời gian.

- Đọc SGK - Quan sát và trả lời:

+ Theo cách hiểu của các em, môi trường là gì?

- GV kết luận: Môi trường là tất cả những gì có xung quanh chúng ta;

những gì có trên Trái Đất hoặc những gì tác động lên Trái Đất này.

Trong đó có những yếu tố cần thiết cho sự sống và những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống. Có thể phân biệt: Môi trường tự nhiên (Mặt Trời, khí quyển, đồi, núi, cao nguyên, các sinh vật, …) và môi trương nhân tạo (làng mạc, thành phố, nhà máy, công trường,…).

b. Hoạt động 2: Thảo luận - Quan sát hình SGK

- Thảo luận câu hỏi:

+ Bạn sống ở đâu, làng quê hay đô thị?

+ Hãy nêu một số thành phần của môi trường nơi bạn sống?

- HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV kết luận.

3. Bạn cần biết:SGK.

IV. Củng cố:

Trả lời

Nêu yêu cầu

Hoạt động nhóm 4 Đọc và quan sát Thảo luận

Báo cáo

Nêu yêu cầu Quan sát Thảo luận

Trình bày Đọc nối tiếp

Nêu yêu cầu

Nêu yêu cầu Quan sát

Đọc nối tiếp theo bạn

(16)

- Nhận xét giờ học.

V. Dặn dò:

- Học và chuẩn bị bài.

--- Ngày soạn: 21/4/2021

Ngày giảng: Thứ 4, ngày 28/04/2021, dạy lớp: 1A LUYỆN TOÁN

CỘNG, TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100 (TR.162)

I/ MỤC TIÊU

- Biết cộng, trừ các số có hai chữ số không nhớ; cộng, trừ nhẩm; nhận biết bước đầu về quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; giải được bài toán có lời văn trong phạm vi các phép tính đã học.

- Làm bài 1; 2; 3.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Sách Toán 1, PHT; Bảng con, vở ô ly.

III/ CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H CẠ Ọ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

A. Ổn định lớp.

B. Bài cũ:

- Giới thiệu các ngày trong tuần.

-> Nhận xét C. Bài mới:

Giới thiệu bài, ghi tựa Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 (tr.162).

Bài 1: Tính nhẩm

80 + 10 30 + 40 80 + 5 90 - 80 70 - 30 85 – 5 Bài 2: Đặt tính rồi tính

36 + 12 65 + 22 48 - 36 87 - 65 Bài 3:

Bài giải

Cả hai bạn có số que tính là:

- Hát

- Trả lời miệng.

- Nêu yêu cầu BT - Nối tiếp nêu kết quả H+G: Nhận xét, đánh giá.

- Nêu yêu cầu

- Nêu cách thực hiện - Làm bài vào vở - Lên bảng chữa bài H+G: Nhận xét, bổ sung

(17)

35 + 43 = 78 ( que tính) Đáp số: 78 que tính Bài 4:

Tóm tắt

Tất cả có: 68 bông hoa Hà có: 34 bông hoa Lan có: ... bông hoa?

D. Nhận xét – Dặn dò

- Nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà xem lại bài

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Phân tích, tóm tắt - Làm bài theo 4 nhóm

- Các nhóm lên bảng chữa bài H+G: Nhận xét, bổ sung, chữa bài - Nêu yêu cầu bài tập.

- Phân tích, tóm tắt - Làm bài vào vở - Lên bảng chữa bài

H+G: Nhận xét, bổ sung, chữa bài

= = = = = = = = = =    = = = = = = = = = = Ngày soạn: 21/4/2021

Ngày giảng: Thứ 5, ngày 29/04/2021,

TỰ NHIÊN XÃ HỘI (dạy lớp: 3C)

Bài :MẶT TRĂNG LÀ HÀNH TINH CỦA TRÁI ĐẤT I:MỤC TIÊU:

- Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất - So sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời : Trái Đất lớn hơn Mặt trăng . Mặt trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần

II:CHUẨN BỊ

GV:đồ dùng dạy học (tranh ảnh nếu có) HS:Sách giáo khoa

III:CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y H C

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ:Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học,giáo viên nhận xét.

3. Bài mới

a) Giới thiệu bài

- Hôm nay chúng ta học tự nhiên-xã hội bài mới đó là bài: “Mặt trăng là hành tinh của trái

Lớp ổn định +Học sinh đọc

(18)

đất”

Giáo viên ghi tựa bài b) Các hoạt động

Hoạt động 1:Quam sát theo tranh

Mục tiêu:Học sinh biết được mối quan hệ gioữa trái đất, mặt trời và mặt trăng.

*Tiến hành

B1:Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát trong sgk và trả lời câu hỏi.

- Chỉ mặt trời, trái đất, mặt trăng là hướng chuyển động quanh trái đất.

- Nhận xét chiều quay của trái đất quanh mặt trời và chiều quay của mặt trăng.

- Nhận xét độ lớn của mặt trời trái đất và mặt trăng.

Học sinh thảo luận các câu hỏi trên

B2 :Giáo viên gọi nhóm trình bày,giáo viên nhận xét.

KL:Mặt trăng chuyển động quanh trái đất…

Hoạt động 2:Vẽ sơ đồ mặt trăng quanh trái đất.

Mục tiêu:Học sinh biết vẽ mặt trăng quay quanh trái đất.

*Tiến hành

- Giáo viên giảng cho học sinh biết vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh mặt trời.

- Tại sao mặt trăng được gọi là vệ tinh của trái đất ?

- Học sinh vẽ sơ đồ mặt trăng quay quanh trái đất như H2

Hai bạn ngồi cạnh nhau rồi vẽ.

+Học sinh nhắc lại

+Học sinh thảo luận +Nhóm trình bày +Hs nhắc lại

+Học sinh thực hành

(19)

KL:Mặt trăng chuyển động quanh trái đất nên nó được gọi là vệ tinh của trái đất.

4.Củng cố.

- Hôm nay chúng ta học tự nhiên-xã hội bài gì ? - Giáo viên gọi vài học sinh đọc lại bài học 5.Dặn dò nhận xét

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài kế

+ Mặt trăng là hành tinh của trái đất

+ Mặt trăng chuyển…

...

KHOA HỌC ( dạy lớp: 4A)

Bài 62 ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? I.Mục tiêu

- Biết cách làm thí nghiệm ,phân tích thí nghiệm để thấy được vai trò của nước, thức ăn, không khí, ánh sáng đối với đời sống động vật.

- Hiểu được những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.

- Có khả năng vân dụng kiến thức khoa học trong việc chăm sóc vật nuôi trong nhà.

* MTR:HS biết được vai trò của nước, thức ăn, không khí, ánh sáng đối với đời sống động vật.

II.Đồ dùng dạy học

-Tranh minh hoạ trang 124, 125 SGK.

-Phiếu thảo luận nhóm.

III.Các hoạt động dạy học 1.Ổn định

2.KTBC: GV gọi HS lên bảng vẽ và trình bày sơ đồ sự trao đổi khí và sự trao đổi thức ăn ở thực vật.

-Nhận xét sơ đồ, cách trình bày và tuyên dương HS.

3.Bài mới: GTB-Ghi bảng

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Mô tả thí nghiệm

MT : biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai

(20)

trò của nước thức ăn , không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật .

-Tổ chức cho HS tiến hành miêu tả, phân tích thí nghiệm theo nhóm 4.

-Yêu cầu : quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm và trả lời câu hỏi:

+Mỗi con chuột được sống trong những điều kiện nào ?

+Mỗi con chuột này chưa đuợc cung cấp điều kiện nào ?

GV đi giúp đỡ từng nhóm.

-Gọi HS trình bày yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng thành cột và ghi nhanh lên bảng.

-Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã hoạt động tích cực, có kết quả đúng.

+Các con chuột trên có những điều kiện sống nào giống nhau ?

+Con chuột nào thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường ? Vì sao em biết điều đó ? +Thí nghiệm các em vừa phân tích để chứng tỏ điều gì ?

+Trong các con chuột trên, con nào đã được

-HS thảo luận CN-nhóm 4 theo sự hướng dẫn của GV.

-HS quan sát 5 con chuột sau đó điền vào phiếu thảo luận.

-Đại diện nhóm trình bày, bổ sung sửa chữa.

-Lắng nghe.

- Cùng nuôi thời gian như nhau,trong một chiếc hộp giống nhau

- Con chuột 1,2,4,5 -Nhận xét , bổ sung PHIẾU THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm: . . . . Bài: Động v t c n gì ậ ầ để ố s ng ?

Chuột sống ở hộp số Điều kiện được cung cấp Điều kiện còn thiếu

1 Ánh sáng, nước, không khí Thức ăn

2 Ánh sáng, không khí, thức ăn Nước

3 Ánh sáng, nước, không khí, thức ăn

(21)

cung cấp đủ các điều kiện đó ?

*HSKT: GV hỗ trợ HS tham gia cùng các bạn -GV: kết luận :SGV

Hoạt động 2: Điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường

MT : Nêu được những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường

-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS.

-Yêu cầu: Quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước ? Vì sao ?

Những con còn lại sẽ như thế nào?

GV đi giúp đỡ các nhóm.

-Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm về 1 con chuột, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ thêm cột và ghi nhanh lên bảng.

+Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào ?

*HSKT: GV hỗ trợ HS tham gia cùng các bạn -GV giảng: SGK

*HSKT: tham gia cùng các bạn và nhắc lại

Con chuột 1,2,4,5 thiếu thức ăn, nước, không khí, ánh sáng

- HS hoạt động theo sự hướng dẫn của GV.

-Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.

*HSKT: tham gia cùng các bạn và nhắc lại

động vật cần có đủ không khí,thức ăn, nước uống và ánh sáng mới tồn tại, phát triển bình thường

4.Củng cố- Dặn dò

-Hỏi: Động vật cần gì để sống ? HS trả lời -Nhận xét câu trả lời của HS.

-Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về những con vật khác nhau.

-Nhận xét tiết học.

(22)

---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung

II.. - Yêu cầu Hs đọc trong nhóm.. - HS vận dụng thành thạo vào thực hiện tính và làm bài toán có một phép tính - Giáo dục HS tích cực, tự giác, rèn

Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc,

- Giáo dục HS tình cảm yêu quý đối với các anh bộ đội, học tập tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, kỉ luật của các anh bộ đội.. - Hs nắm được thông tin về các

- Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài : ruột thừa, mổ gấp, đột nhiên. Biết cách đọc lời thoại, đọc thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết được tình

- HS nhận biết được 1 ngày có 24 giờ; biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong 1 ngày; bước đầu nhận biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.Củng

- Thực hành, ứng dụng được bài học yêu thương nhân dân. Biết làm những công việc thể hiện sự quan tâm và tình yêu thương với những người trong cộng đồng xã