• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn : 3/04/2021 Ngày giảng: 8/04/2021

Bài 23: KIỂM TRA THỰC HÀNH ĐO NHIỆT ĐỘ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs nắm được cách đo nhiệt độ và đọc được nhiệt độ 2. Kỹ năng:

- Biết đo nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế y tế.

- Biết theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn theo sự thay đổi này.

- Biết cách tổ chức và làm việc theo nhóm để đạt hiệu quả cao.

3. Thái độ:

- Có thái độ cẩn thận, trung thực và chính xác trong việc tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo.

* Tích hợp giáo dục đạo đức :Qua thí nghiệm, thực hành đo nhiệt độ, vẽ đồ thị giáo dục học sinh thái độ tôn trọng, đoàn kết, hợp tác với mọi người, có tinh thần trách nhiệm, cẩn thận, trung thực trong công việc.

- Giáo dục học sinh ý thức tuân thủ nghiêm ngặt các qui tắc an toàn khi sử dụng nhiệt kế y tế.

II. CÂU HỎI QUAN TRỌNG

Các câu hỏi trong sách giáo khoa từ C1 đến C9 . III. ĐÁNH GIÁ

- Bằng chứng đánh giá: Bằng làm thí nghiệm, quan sát, đọc và phân tích thông tin sgk trả lời được các câu hỏi giáo viên đưa ra, làm được các câu hỏi C trong sgk.

- Các hình thức đánh giá:

+ Trong bài giảng:

- Quan sát hiện tượng thí nghiệm - Trả lời các câu hỏi trong bài giảng.

+ Sau bài giảng:

- Hoàn thiện tốt báo cáo thực hành

IV.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

- Mỗi nhóm: Một nhiệt kế y tế; nhiệt kế thủy ngân, một bình thủy tinh, một giá treo, một đèn cồn.

- Cả lớp: Chép sẵn mẫu báo cáo thực hành vào giấy.

V. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. (1 phút)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Kiểm tra sĩ số, ghi tên học sinh vắng;

- Ổn định trật tự lớp;....

Cán bộ lớp (Lớp trưởng hoặc lớp phó) báo cáo.

Tiết 28

(2)

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ ( 4 phút)

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nhiệt kế? Hãy kể tên ?Có mấy loại thang

nhiệt độ? - Nhiệt kế là dụng cụ dùng để đo

nhiệt độ, gồm nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế y tế,nhiệt kế rượu, nhiệt kế kim loại. Có 2 thang nhiệt độ : Xen – xi – út và Fa – ren – hai.

Hoạt động 3 : Kiểm tra dụng cụ ( 4 phút) -Mục đích:

+ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh; giúp học sinh nhận biết được tên các dụng cụ thí nghiệm

- Phương pháp: Kiểm tra vấn đáp, hoạt động nhóm - Hình thức : tương tác trên lớp

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, động não, kĩ thuật chia nhóm.

- Phương tiện, tư liệu: nhiệt kế dầu, nhiệt kế y tế, đèn cồn, cốc nước, bật lửa, lưới kim loại, cốc đốt, giá thí nghiệm.

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Kiểm tra việc chuẩn bị của HS ở

nhà.

- GV: Nêu các dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm thí nghiệm ở mỗi nhóm.

- GV: Nhắc nhở HS về thái độ cẩn thận trong khi làm thí nghiệm ở mỗi nhóm

- HS: Nhận biết dụng cụ thí nghiệm và mẫu báo cáo viết sắn để trên mặt bàn cho GV kiểm tra.

- HS: Lắng nghe sự căn dặn của GV về thái độ khi tiến hành thí nghiệm

Hoạt động 4 : Đo nhiệt độ cơ thể ( 7 phút)

- Mục đích: Hs tìm hiểu được dụng cụ và nắm được cách đo nhiệt độ cơ thể - Phương pháp: vấn đáp, thực hành, hoạt động nhóm

- Hình thức : tương tác trên lớp

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, động não, kĩ thuật chia nhóm.

- Phương tiện, tư liệu: nhiệt kế y tế.

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Hướng dẫn HS theo các bước tiến

hành.

+ Tìm hiểu 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế ghi vào mẫu báo cáo.

+ Đo theo tiến trình trong SGK.

- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm I như trong SGK.

- GV: Hướng dẫn HS ghi kết quả vào báo cáo. Cho một số HS đọc kết quả. Hướng

I. ĐO NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ:

- HS: Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của GV.

- HS: Quan sát nhiệt kế y tế để trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5.

- HS: làm thí nghiệm theo nhóm, theo các bước sau.

+ Phân công trong nhóm.

+ Tiến hành đo.

(3)

dẫn HS thảo luận về kết quả đo để rút ra nhận xét.

- GV: Chốt lại: Nhiệt độ của người bình thường từ khoảng 36,50C đến 37,50C.

- GV: Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra nguyên nhân dẫn đến những kết quả đo nằm ngoài các giá trị trên.

+ Ghi kết quả đo.

+ Thảo luận về kết quả đo.

- HS: Thảo luận về kết quả thí nghiệm để rút ra nhận xét.

Hoạt động 5 : Đo nhiệt độ của nước khi đun( 22 phút)

- Mục đích: Hs tìm hiểu được dụng cụ và nắm được cách đọc nhiệt độ trong khi đun nước

- Phương pháp: vấn đáp, thực hành - Hình thức : tương tác trên lớp

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, động não, kĩ thuật chia nhóm.

- Phương tiện, tư liệu: nhiệt kế dầu, nhiệt kế y tế, đèn cồn, cốc nước, bật lửa, lưới kim loại, cốc đốt, giá thí nghiệm

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Hướng dẫn HS làm TN II.

- GV: Y/cầu HS phân công người phụ trách từng công việc.

+ Nhóm trưởng chịu trách nhiệm điều hành chung và vấn đề an toàn khi làm trhí nghiệm.

+ Một người theo dõi đồng hồ để đếm phút.

+ Một người theo dõi nhiệt kế để đọc nhiệt độ t.ứng với từng phút.

+ Một người ghi kết quả vào bảng.

+ Những người còn lại chịu trách nhiệm theo dõi những hoạt động trên để phát hiện sai lầm nếu có.

- GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm II như trong SGK.cách ghi kết quả vào bảng theo dõi nhiệt độ trong báo cáo và cách vẽ đồ thị.

- GV: Hướng dẫn HS xếp lại gọn gàng các dụng cụ thí nghiệm.

Chú ý:

+ Tháo nhiệt kế ra khỏi giá và để vào hộp.

+ Đậy nắp đèn cồn.

+ Lau khô bàn ghế nếu có nước đổ.

II. ĐO NHIỆT ĐỘ CỦA NƯỚC KHI ĐUN:

- HS: Tổ chức nhóm phân công người phụ trách từng công việc cụ thể.

- HS: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Từng người tiến hành nhiệm vụ của mình.

- HS: Sau khi có kết quả đo của nhóm, mỗi HS ghi kết quả vào báo cáo của mình và sử lí cá nhân các kết quả này, không trao đổi ở trong nhóm.

- HS: Thu dọn dụng cụ dưới sự hướng dẫn của GV.

(4)

Hoạt động 6 : Nhận xét( 5 phút)

-Mục đích: GV nhận xét và cho điểm các nhóm - Phương pháp: thuyết trình

- Hình thức : tương tác trên lớp

- Kĩ thuật : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời, động não.

- Phương tiện, tư liệu: không

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV: Nhân xét về hoạt động của các

nhóm, đặc biệt chú ý đánh giá thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm.

- GV: Cho điểm các nhóm về khâu tổ chức hoạt động thực hành ở lớp.

- Chú ý lắng nghe

Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà. ( 2 phút )

Trợ giúp của giáo viên Hoạt động của học sinh a. Bài vừa học

- Về nhà hoàn thành nốt mẫu báo cáo thực hành tuần sau nộp.

b. Bài sắp học:

-Xem trước bài 24

-Muốn làm nước thành đá, em phải làm sao?

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Sgk, Sgv, Sbt vật lí 6

VII. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

………...……...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận xét sự hoạt động của cá nhân, của nhóm. Mục tiêu: Quan sát được hình dạng và bước đầu phân nhóm các loại thân biến dạng, thấy được chức năng đối với

- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong làm việc và nghiên cứu khoa học -Tích hợp GDBĐKH: Giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và động vật, làm cho

Vận dụng kiến thức: Biết vai trò của các ngành động vật đã học. Tìm các biện pháp khai thác mặt có lợi và các biện pháp hạn chế mặt có hại... HS: Ôn lại

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

Mỏ cim ăn thịt Mỏ chim ăn côn trùng Mỏ chim hút mật Mỏ chim ăn hạt.. Mỏ chim

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGOÀI CỦA THỎ THÍCH NGHI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH.. CẤU TẠO NGOÀI VÀ DI

Câu 2: Kanguru có cấu tạo như thế nào để phù hợp với đời sống của nó chạy nhảy trên đồng cỏ.. Câu 3: Nêu đặc điểm sinh sản, tập tính

Đặc điểm cấu tạo Trả lời Ý nghĩa thích nghi với đời sống