• Không có kết quả nào được tìm thấy

Đề thi thử THPT quốc gia có đáp án chi tiết môn Hóa năm 2017 của megabook mã 13 | Đề thi THPT quốc gia, Hóa học - Ôn Luyện

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2023

Chia sẻ "Đề thi thử THPT quốc gia có đáp án chi tiết môn Hóa năm 2017 của megabook mã 13 | Đề thi THPT quốc gia, Hóa học - Ôn Luyện"

Copied!
19
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ SỐ 13

BỘ ĐỀ THI THPT QUỐC GIA CHUẨN CẤU TRÚC BỘ GIÁO DỤC Môn: Hóa học

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Đề thi gồm 07 trang



Câu 1: Số đồng phân cấu tạo este có công thức phân tử C4H8O2

A. 2 B. 3 C. 5 D. 4

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 2:1) bằng axit H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là

A. 5,6 B. 4,48 C. 3,36 D. 8,96

Câu 3: Dãy gồm các chất không tác dụng với dung dịch NaOH:

A. Al2O3, Na2CO3, AlCl3 B. Al, NaHCO3, Al(OH)3

C. NaAlO2, Na2CO3, NaCl D. Al, FeCl2, FeCl3

Câu 4: Thả mẩu Na vào dung dịch CuSO4 quan sát thấy hiện tượng:

A. Có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa không tan B. Dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ

C. Dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ

D. Có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan Câu 5: Tính chất nào sau đây không phải là của kim loại kiềm

A. Đều khử được nước dễ dàng

B. Chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy C. Hidroxit đều là những bazo mạnh

D. Đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện Câu 6: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng:

A. Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu

B. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím sang xanh C. Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím

D. Tất cả các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím.

Câu 7: Xà phòng hóa hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp etyl fomat và metyl axetat (tỉ lệ mol 1:1) trong 300ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị m bằng

A. 28 gam B. 18,20 gam C. 23,8 gam D. 20,23 gam Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng:

A. Trong hợp chất, tất cả các kim loại kiềm đều có số oxi hóa +1

(2)

B. Tất cả các kim loại nhóm IIA đều có mạng tinh thể lập phương tâm khối C. Tất cả các hidroxit của kim loại nhóm IIA đều dễ tan trong nước

D. Trong nhóm 1A, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs

Câu 9: Cho hỗn hợp chứa x mol Mg, y mol Fe vào dung dịch chứa z mol CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được chất rắn gồm 2 kim loại.. Muốn thỏa mãn điều kiện đó thì:

A.z x y  B. x z y  C. x z x y   D. z x Câu 10: Có bốn ống nghiệm đựng các hỗn hợp sau:

1) Benzen + phenol

2) Anilin + dung dịch H2SO4 (lấy dư) 3) Anilin + dung dịch NaOH

4) Anilin + nước

Hãy cho biết trong ống nghiệm nào có sự tách lớp

A. 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 4 D. Chỉ có 4

Câu 11: Cho các hợp chất sau:

1. CH3-CH(NH2)-COOH 2. OH-CH2-COOH 3. CH2O và C6H5OH 4. C2H4(OH)2 và p-C6H4(COOH)2 5. (CH2)5(NH2)2 và (CH2)4(COOH)2

Các trường hơp nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng?

A. 3, 5 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 1, 2 D. 3, 4

Câu 12: Cho khí CO dư qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, Al2O3 nung nóng. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm:

A. Cu, Mg, Al B. Cu, Al2O3, Mg C. Cu, Al2O3, MgO D. Cu, Al, MgO Câu 13: Thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là

A. Đốt cháy magie trong không khí

B. Nhúng lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm bài giọt dung dịch CuSO4

C. Nhúng thanh sắt vào dung dịch HCl loãng D. Đốt cháy đồng trong Cl2

Câu 14: Cho 9,3 gam chất X có công thức phân tử C3H12N2O đun nóng với 2 lít dung dịch KOH 0,1M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được một chất khí làm quỳ tím ẩm đổi thành xanh và dung dịch Y chỉ chứa chất vô cơ. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng chất rắn khan là

A. 10,375 gam B. 13,150 gam C. 9,950 gam D. 10,350 gam Câu 15: Aminoaxit Y chứa 1 nhóm –COOH và 2 nhóm –NH2 cho 1 mol Y tác dụng hết với dung dịch HCl và cô cạn thì thu được 205 gam muối khan. Tìm công thức phân tử của Y

A. C5H12N2O2 B. C5H10N2O2 C. C4H10N2O2 D. C6H14N2O2

(3)

Câu 16: Có 4 kim loại: Mg, Ba, Zn, Fe. Chỉ dùng thêm 1 chất thì có thể dùng chất nào trong số các chất dưới đây để nhận biết kim loại đó?

A. Dung dịch Ca(OH)2 B. Không nhận biết được C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch H2SO4 loãng Câu 17: Hiện tượng nào sau đây là đúng?

A. Cho Ba vào dung dịch NH4Cl có hỗn hợp khí sinh ra, dẫn hỗn hợp khí vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư thấy có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện và còn 1 lượng khí thoát ra

B. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa màu xanh, lấy kết tủa nung trong không khí thu được chất rắn màu đỏ

C. Cho bột sắt vào dung dịch FeCl3 thì dung dịch từ màu trắng xanh chuyển sang màu nâu đỏ D. Cho Na vào dung dịch MgCl2 ta thấy có khí không màu sinh ra, có kết tủa màu trắng tạo thành và nếu cho dư dung dịch NaOH vào thì kết tủa tan dần ra

Câu 18: Kim loại tác dụng mạnh với H2O ở điều kiện thường là

A. Fe B. Mg C. Al D. Na

Câu 19: Cho dung dịch chất X vào dung dịch chất Z đến dư thấy có kết tủa keo trắng, sau đó tan. Cho dung dịch chất Y vào dung dịch chất Z đến dư thấy tạo thành kết tủa keo trắng không tan. Cho dung dịch chất X vào dung dịch chất Y không có phản ứng xảy ra. Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. AlCl3, NaAlO2, NaOH B. HCl, AlCl3, NaAlO2

C. Na2CO3, NaAlO2, AlCl3 D. NaAlO2, AlCl3, HCl Câu 20: Để chứng minh glucozo là ancol đa chức ta cho glucozo tác dụng với

A. (CH3COO)2O B. Cu(OH)2 C. H2 xúc tác Ni D. Dung dịch AgNO3

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

(1) Dãy các chất phản ứng được với khí CO2 là Mg (toC), dung dịch K2CO3, dung dịch nước Javel và cacbon (toC)

(2) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư thì thu được kim loại Fe

(3) Các kim loại Zn, Fe, Ni và Cu có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng

(4) Nhôm không tác dụng với nước do có màng oxit Al2O3 bảo vệ (5) Cấu hình electron của ion Cr2+ và Fe3+ lần lượt là [Ar]3d4 và [Ar]3d5

(6) Tính oxi hóa tăng dần của các ion được sắp xếp trong dãy (từ trái qua phải): Fe2+, Cr3+, Cu2+, Ag+.

Số phát biểu đúng là

A. 6 B. 5 C. 4 D. 3

(4)

Câu 22: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?

A. Phenyl axetat B. Vinyl axetat C. Etyl axetat D. Propyl axetat Câu 23: Đem 52,88 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 thực hiện phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhàu:

- Phần 1 cho phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 10,304 lít khí NO2 (là sản phẩm khử duy nhất ở đktc)

- Phần 2 cho phản ứng vừa đủ với m gam dung dịch gồm HCl 14,6% và H2SO4 14,7%, sau phản ứng thu được 2,8 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 160 B. 150 C. 320 D. 200

Câu 24: Cho các phát biểu sau:

(1) Nhựa bakelit, poli(vinyl clorua), polistiren và polietilen được sử dụng để làm chất dẻo (2) Dung dịch tripeptit Gly-Ala-Val có phản ứng màu biure với Cu(OH)2

(3) Tơ nilin-7 (tơ enang) được hình thành từ axit ε-amonienantoic

(4) Dung dịch lysin, natri phenolat làm phenolphthalein không màu chuyển thành màu hồng (5) Xenlulozo có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn

(6) Este isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín và có công thức phân tử là C7H14O2

(7) Thủy phân hoàn toàn tinh bột, xenlulozo (xúc tác H+, nhiệt độ) thu được α-glucozo

(8) Cho HNO2 vào dung dịch alanine hoặc etyl amin (ở nhiệt độ 0-5oC) thì đều có sủi bọt khí thoát ra.

Số phát biểu không đúng là

A. 4 B. 5 C. 2 D. 3

Câu 25: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích là N2=85,1%; SO2=11,5% còn lại là O2. Thành phần % theo khối lượng của FeS trong X là

A. 42,65% B. 57,35% C. 68,75% D. 28,57%

Câu 26: Cho 88,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 5,2 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 120,2 B. 213 C. 210,2 D. 119

Câu 27: Cho các kim loại sau: Zn, Fe, Cu, Ag. Kim loại nào vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch FeCl2?

(5)

A. Ag B. Fe C. Zn D. Cu

Câu 28: Hỗn hợp X gồm Na và Al (tỉ lệ mol 1:2) cho vào nước dư, thu được dung dịch Y, một chất rắn Z và 8,94 lít H2 (đktc). Tỷ lệ khối lượng của Z so với X gần nhất với giá trị?

A. 0,2 B. 0,12 C. 0,35 D. 0,37

Câu 29: Đồng trùng ngưng hỗn hợp phenol và anđehit fomic. Để thu được sản phẩm là nhựa mạch thẳng (novolac) ta cần dùng điều kiện nào sau đây?

A. lấy dư anđehit fomic, môi trường bazo B. lấy dư phenol; môi trường axit

C. lấy dư phenol; môi trường bazo D. lấy dư anđehit fomic, môi trường axit Câu 30: Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg, MgCO3 và Cu vào dung dịch chứa a mol HNO3 loãng (lấy dư 20% so với phản ứng) thu được dung dịch X và 13,44 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO2

và N2O. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau:

+ Cho dung dịch NaOH dư vào phần 1 thu được 1,68 lít khí (đktc) và 64,2 gam kết tủa

+ Thổi NH3 dư vào phần 2, lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 24,0 gam chất rắn.

Giá trị của a là

A. 4,30 B. 5,10 C. 4,25 D. 5,16

Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 4,675 gam hỗn hợp axit acrylic, vinyl axetat và metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm chát vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 xuất hiện 39,4 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với

A. 2,70 B. 2,4 C. 2,6 D. 2,5

Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 1180m gam hỗn hợp H gồm FeS2, FeS, FexOy, FeCO3 vào dung dịch chứa 2 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được 549m gam hỗn hợp khí T gồm CO2, NO, NO2 và dung dịch X. Cho X tác dụng tối đa với 20,16 gam Cu thì thu được dung dịch Y và khí NO thoát ra; khối lượng chất tan trong Y nhiều hơn khối lượng chất tan trong X là 18,18 gam. Mặt khác dung dịch X cũng phản ứng tối đa với 500ml dung dịch Ba(OH)2 1,74M sau phản ứng thu được 90,4 gam kết tủa. Biết trong H oxi chiếm 24,407% về khối lượng và sản phẩm khử của N+5 chỉ có No, NO2. Phần trăm khối lượng NO2 trong T gần nhất với?

A. 30% B. 23% C. 55% D. 28%

Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau

(a) Cho Cu vào dung dịch FeSO4 (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2

(c) Dẫn khí CO dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư (e) Nhiệt phân AgNO3 (f) Đốt FeS2 trong không khí

Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là

(6)

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 34: Đun nóng m gam hỗn hợp X (R-COO-R1; R-COO-R2) với 500ml dung dịch NaOH 1,38M thu được dung dịch Y và 15,4 gam hỗn hợp T gồm hai ancol đơn chức là đồng đẳng liên tiếp. Cho toàn bộ lượng T tác dụng với Na dư thu được 5,04 lít khí H2 (đktc). Cô cạn Y thu được chất rắn rồi lấy chất rắn này đem nung với CaO xúc tác đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,2 gam một khí. Giá trị của m là

A. 20,44 B. 40,60 C. 34,51 D. 31,00

Câu 35: Một loại gạo (chứa 80% tinh bột) dùng để sản xuất ancol etylic theo sơ đồ sau:

6 10 5

(1) 6 12 6 2 5

(2)

C H O n C H O C H OH

Để sản xuất được 1000 lít cồn etylic 96o cần m kg gạo trên. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,78g/ml; hiệu suất của quá trình (1), (2) đều bằng 60%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 3663 B. 4578 C. 2747 D. 1648

Câu 36: Cho a mol Al tan hoàn toàn vào dung dịch chứa b mol HCl thu được dung dịch Y chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y ta có đồ thị sau:

Cho a mol Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,15b mol FeCl3 và 0,2b mol CuCl2. Sau khi phản ứng kết thúc thu được x gam chất rắn. Giá trị của x là

A. 13,56 B. 11,04 C. 12,896 D. 9,864

Câu 37: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ B. CrO3 là một oxit axit

C. Trong tự nhiên, crom chỉ tồn tại ở dạng đơn chất D. Kim loại sắt có tính nhiễm từ

Câu 38: Polime không được dùng làm chất dẻo là

A. nilon-6,6 B. poli(metyl metacrylat) C. poli(vinyl clorua) D. polietilen

Câu 39: Hỗn hợp X chứa ba este mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức và được tạo bởi từ các axit cacboxylic có mạch không nhánh. Đốt cháy hết 0,2mol X cần dùng

(7)

0,52mol O2, thu được 0,48 mol H2O. Đun nóng 24,96 gam X cần dùng 560ml dung dịch NaOH 0,75M thu được hỗn hợp Y chứa các ancol có tổng khối lượng là 13,38 gam và hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA<MB). Tỉ lệ gần nhất a:b là

A. 0,6 B. 1,2 C. 0,8 D. 1,4

Câu 40: X, Y, Z là 3 peptit mạch hở. Thủy phân 1 mol X thu được a mol alanine và a mol valin. Thủy phân 1 mol Y thu được b mol alanine và a mol valin. Thủy phân 1 mol Z thu được a mol alanine và b mol valin. Đốt m gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z có tỉ lệ số mol X:Y:Z

=1:2:3 cần 17,52576 lít O2 (đktc) thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 35,9232 gam. Đốt 0,02 mol Y rồi hấp thụ khí CO2 vào dung dịch chứa 0,1a mol Na2CO3 và 0,1b mol NaOH thu được dung dịch chứa m1 gam chất tan. Tổng m+m1 gần với giá trị

A. 92,0 B. 92,5 C. 93,0 D. 93,5

Đáp án

1-D 2-D 3-C 4-A 5-D 6-A 7-C 8-A 9-C 10-A

11-B 12-C 13-B 14-B 15-A 16-D 17-A 18-D 19-B 20-B

21-D 22-C 23-B 24-D 25-B 26-C 27-C 28-C 29-B 30-D

31-D 32-A 33-A 34-B 35-B 36-B 37-C 38-A 39-D 40-C

LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án D

Các đồng phân cấu tạo este có công thức phân tử C4H8O2 là:

HCOOCH2CH2CH3

HCOOCH(CH3)2

CH3COOCH2CH3

CH3CH2COOCH3

Vậy có tất cả 4 công thức thỏa mãn Câu 2: Đáp án D

Fe Cu Fe

Fe Cu Cu

n : n 2 :1 n 0, 2mol

56n 64n 17,6g n 0,1mol

 

 

    

 

2

Fe Cu

SO

3n 2n

n 0, 4mol V 22, 4.0, 4 8,96lit

2

      

Câu 3: Đáp án C

Dãy gồm các chất không tác dụng với NaOH: NaAlO2, Na2CO3, NaCl Câu 4: Đáp án A

(8)

Phương trình phản ứng xảy ra khi thả mẩu Na vào dung dịch CuSO4 là:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ +Na2SO4

Hiện tượng quan sát được: có khí không màu thoát ra (H2), xuất hiện kết tủa xanh (Cu(OH)2) sau đó kết tủa không tan

Câu 5: Đáp án D

A đúng. Những kim loại kiềm có tính khử mạnh, có thể phản ứng với nước ở điều kiện thường.

B đúng. Những kim loại kiềm hoạt động hóa học mạnh, tính khử mạnh, không thể điều chế bằng phương pháp khử hợp chất của chúng bằng những chất khử thông thường, chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy

C đúng. Kim loại kiềm tan trong nước tạo hidroxit là những dung dịch kiềm, có tính bazo mạnh.

D sai. Các kim loại kiềm đều có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối.

Câu 6: Đáp án A

A đúng, B sai, C sai. Tùy theo số nhóm chức –COOH và –NH2 mà aminoaxit có thể làm thay đổi màu quỳ tím hay không.

+ Nếu số nhóm –COOH NH2 thì aminoaxit không làm đổi màu quỳ tím + Nếu số nhóm –COOH NH2thì aminoaxit làm đổi màu quỳ tím thành đỏ + Nếu số nhóm –COOH NH2thì aminoaxit làm đổi màu quỳ tím thành xanh

D sai. Chỉ các peptit có số liên kết peptit từ 2 trở lên thì mới tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím

Câu 7: Đáp án C

2 5 3 3 2 5 3

HCOOC H CH COOCH CHOH CH OH

14,8 0,1mol n n 0,1mol

n  n 2.74    

BTKL

este KOH ancol

m m m m m 14,8 56.0,3 (46.0,1 32.0,1) 23,8g

         

Câu 8: Đáp án A

A đúng. Kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài là ns1, khi tham gia phản ứng chúng dể dàng mất đi 1 electron tạo hợp chất có số oxi hóa +1

B sai. Kim loại nhóm IIA (kim loại kiềm thổ) có các kiểu mạng tinh thể khác nhau

C sai. Trong các hidroxit của kim loại nhóm IIA chỉ có Ba(OH)2 dễ tan trong nước, Ca(OH)2

ít tan

D sai.Trong nhóm 1A, tính khử của các kim loại tăng dần từ Li đến Cs

(9)

Câu 9: Đáp án C

2 kim loại là Cu và Fe dư Mg và CuSO4 phản ứng hết    x z x y Câu 10: Đáp án A

1) Benzen +phenol: Tạo thành dung dịch đồng nhất

2) Anilin + dung dịch H2SO4 (lấy dư) tạo thành dung dịch đồng nhất (tạo muối tan trong nước): C6H5NH2 + H2SO4 → (C6H5NH3)2SO4

3) Anilin + dung dịch NaOH tạo dung dịch phân lớp do anilin không tan trong nước 4) Anilin + nước tạo dung dịch phân lớp do anilin không tan trong nước

Câu 11: Đáp án B

1. CH3-CH(NH2)-COOH trùng ngưng tạo polipeptit, tách H2O 2. HO-CH2-COOH trùng ngưng tạo polieste, tách H2O

3. CH2O và C6H5OH trùng ngưng tách H2O

4. C2H4(OH)2 và p-C6H4(COOH)2 trùng ngưng tạo polieste, tách H2O 5. (CH2)5(NH2)2 và (CH2)4(COOH)2 trùng ngưng tạo poliamit, tách H2O Câu 12: Đáp án C

Khi cho khí CO dư qua hỗn hợp gồm CuO, MgO, Al2O3 nung nóng CO + CuO → to

Cu + CO2

 Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm Cu, Al2O3, MgO Câu 13: Đáp án B

A. Đốt cháy Mg trong không khí: 2Mg + O2 → to

2MgO Mg bị ăn mòn hóa học

B. Nhúng lá sắt vào dung dịch H2SO4 loãng có thêm vài giọt dung dịch CuSO4

Ban đầu xảy ra phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 +Cu

Trong dung dịch xuất hiện 2 điện cực: Fe đóng vai trò anot, Cu đóng vai trò catot + Tại anot: Fe → Fe2+ +2e

+ Tại catot: 2H+ + 2e→ H2

Tại cực âm, Fe bị ăn mòn dần dần, đó là hiện tượng ăn mòn điện hóa C. Nhúng thanh sắt vào dung dịch HCl loãng: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Fe bị ăn mòn hóa học

D. Đốt cháy đồng trong Cl2: Cu + Cl2 → to

CuCl2

Cu bị ăn mòn hóa học Câu 14: Đáp án B

(10)

CTCT của X là: (CH3NH3)2CO3

(CH3NH3)2CO3 + 2KOH →2CH3NH2 + K2CO3 + 2H2O 0,075 → 0,15 0,075 mol

nKOH dư 0, 2 0,15 0, 05mol   m chất rắn 138.0,075 56.0,05 13,15gam   Câu 15: Đáp án A

Đặt CTTQ của Y là: (H2N)2RCOOH

Có n muối n Y 1molM muối 205 Y

205 M 205 2.36,5 132

 1     

R 55 R

   là C4H7, CTPT của Y là C5H12N2O2

Câu 16: Đáp án D

Chọn thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng

Cho dung dịch H2SO4 loãng phản ứng lần lượt với từng kim loại - Kim loại tan ra tạo dung dịch không màu là Mg, Zn, Fe

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Zn+ H2SO4 → ZnSO4 + H2

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

- Kim loại tan ra tạo kết tủa trắng là Ba Ba + H2SO4 → BaSO4 + H2

Ba+ 2H2O →Ba(OH)2 + H2

Cho Ba phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng đến dư, lọc bỏ kết tủa, thu lấy dung dịch lọc cho phản ứng với từng dung dịch thu được khi cho Mg, Zn, Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng

- Thấy tạo kết tủa trắng: Kim loại là Mg MgSO4 + Ba(OH)2→ Mg(OH)2↓ + BaSO4

- Thấy tạo kết tủa trắng , kết tủa trắng tan trong Ba(OH)2 dư: kim loại là Zn ZnSO4 + Ba(OH)2 → Zn(OH)2↓ + BaSO4

Zn(OH)2 + Ba(OH)2 → BaZnO2 + 2H2O

- Thấy tạo kết tủa trắng hơi xanh, kết tủa chuyển màu nâu đỏ khi đề ngoài không khí:

kim loại là Fe

FeSO4 + Ba(OH)2 → Fe(OH)2↓ + BaSO4Câu 17: Đáp án A

(11)

A đúng. Cho Ba vào dung dịch NH4Cl có hỗn hợp khí sinh ra gồm H2 và NH3, dẫn hỗn hợp khí vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư thấy có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện là Fe(OH)3 và còn 1 lượng khí thoát ra là H2 không phản ứng

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Ba(OH)2 + 2NH4Cl → BaCl2 + 2NH3↑ + 2H2O

6NH3 + Fe2(SO4)3 + 6H2O → 2Fe(OH)3↓ + 3(NH4)2SO4

B sai. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa màu xanh, lấy kết tủa nung trong không khí thu được chất rắn màu đen là CuO

CuSO4 = 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

Cu(OH)2 → to

CuO + H2O

C sai. Cho bột sắt vào dung dịch FeCl3 thì dung dịch từ màu nâu đỏ chuyển sang trắng xanh Fe + 2FeCl3 →3 FeCl2

D sai. Cho Na vào dung dịch MgCl2 ta thấy có khí không màu sinh ra là H2, có kết tủa trắng tạo thành là Mg(OH)2 và nếu cho dư dung dịch NaOH vào thì kết tủa không tan.

2Na + 2H2O →2NaOH + H2

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl Câu 18: Đáp án D

Chỉ có Na tác dụng mạnh với H2O ở điều kiện thường 2Na + 2H2O →2NaOH + H2

Fe chỉ phản ứng với nước ở nhiệt độ cao:

3Fe + 4H2O → to

Fe3O4 + 4H2

Mg, Al đều phản ứng nước ở nhiệt độ thường nhưng tạo lớp màng hidroxit bên ngăn không cho phản ứng xảy ra tiếp. Quan sát thực nghiệm không thấy có hiện tượng gì

Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2

2Al + 6H2O →2Al(OH)3 + 3H2

Câu 19: Đáp án B

Cho dung dịch chất X vào dung dịch chất Z đến dư thấy có kết tủa keo trắng, sau đó tan.

 Loại đáp án C (Na2CO3 dư + AlCl → kết tủa trắng không tan) và D (NaAlO2 dư +HCl→ kết tủa trắng không tan)

Cho dung dịch chất Y vào dung dịch chất Z đến dư thấy tạo thành kết tủa keo trắng không tan.

(12)

Loại đáp án A (NaAlO2 không phản ứng với NaOH) Đáp án B.

X:HCl, Y: AlCl3, Z: NaAlO2

HCl + NaAlO2 +H2O → Al(OH)3↓ + NaCl Khi HCl dư: Al(OH)3 + 3HCl →AlCl3 + 3H2O

Kết tủa trắng tan ra

AlCl3 + 3NaAlO2 + 6H2O →4Al(OH)3 + 3NaCl Câu 20: Đáp án B

A. Dùng (CH3COO)2O để chứng minh glucozo có 5 nhóm –OH C6H7O(OH)5 + 5(CH3CO)2O →C6H7O(OOCCH3)5 + 5CH3COOH

B. Dùng Cu(OH)2 để chứng minh glucozo là ancol đa chức, có các nhóm –OH gắn với C liền kề (nên tạo phức được với Cu(OH)2)

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O

C. Dùng H2 xúc tác Ni để chứng minh glucozo có tính oxi hóa:

HOCH2(CHOH)4CHO + H2 Ni,to

 HOCH2(CHOH)CH2OH D. Dùng dung dịch AgNO3 để chứng minh glucozo có nhóm –CHO : HOCH2(CHOH)4CHO + 2AgNO3 +3NH3 + H2O

to

HOCH2(CHOH)COONH4 + 2Ag +2NH4NO3

Câu 21: Đáp án D

(1) đúng. Phương trình phản ứng:

CO2 + Mg to MgO + CO CO2 + K2CO3 + H2O →2KHCO3

CO2 + NaClO + H2O →NaHCO3 + HClO CO2 + C to 2CO

(2) sai. Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư thì không thu được kim loại Fe Mg + 2FeCl3 → MgCl2 + 2FeCl2

(3) đúng. Các kim loại Zn, Fe, Ni và Cu đều là những kim loại có tính khử trung bình và yếu, có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng

(4) sai. Nhóm không tác dụng với nước do màng hidroxit Al(OH)3 bảo vệ.

2Al + 6H2O →2Al(OH)3+ 3H2

(5) đúng.

Cấu hình electron của Cr là: 1s22s22p63s23p63d54s1 Cấu hình electron của ion Cr2+ là 1s22s22p63s23p63d4

(13)

Cấu hình electron của Fe là: 1s22s22p63s23p63d64s2 Cấu hình electron của ion Fe3+ là 1s22s22p63s23p63d5

(6) sai. Tính oxi hóa tăng dần của các ion được sắp xếp trong dãy (từ trái qua phải): Cr3+, Fe2+, Cu2+, Ag+

Câu 22: Đáp án C

A. Phenyl axetat: CH3COOC6H5 có CTPT là C8H8O2

B. Vinyl axetat: CH3COOCH=CH2 có CTPT là C4H6O2

C. Etyl axetat: CH3COOC2H5 có CTPT là C4H8O2

D. Propyl axetat: CH3COOC3H7 có CTPT là C5H10O2

Câu 23: Đáp án B

Đặt số mol của Al và Fe3O4 trong 52,88 gam X lần lượt là 2x và 2y

2

BTe

NO

27.2x 232.2y 52,88gam

x 0,12 10,304 (2)

3x y n 0, 46mol y 0,1

22, 4

 

  

      

Phần 2: có nH O2  nO Oxit 4y 4.0,1 0, 4mol 

2 4 2 2

BTNTN

HCl H SO H H O

n 2n 2n 2n

   

14,6%m 14,7%m

2 2.0,125 2.0, 4 m 150gam

36,5 98

     

Câu 24: Đáp án D

(1) đúng. Nhựa bakelit, poli(vinyl clorua), polistiren và polietilen được sử dụng để làm chất dẻo, chúng đều có khả năng biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt độ, áp suất và giữ nguyên sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

(2) đúng. Dung dịch tripeptit Gly-Ala-Val có phản ứng màu biure với Cu(OH)2, đây là phản ứng màu đặc trưng của các hợp chất peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên.

(3) sai. Tơ nilin-7 (tơ enang) được hình thành từ axit ε-amonienantoic

(4) đúng. Lysin có 2 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH nên làm dung dịch phenolphthalein chuyển thành màu hồng, dung dịch natri phenolat có tính kiềm, cũng có thể làm phenolphthalein chuyển thành màu hồng

(5) đúng. Xenlulozo có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn, cấu trúc của nó là chuỗi thẳng tạo bởi các đơn vị glucozo

(6) đúng. Este isoamyl axetat: CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 có công thức phân tử là C7H14O2

(7) sai. Thủy phân hoàn toàn tinh bột (xúc tác H+, nhiệt độ) thu được cả α-glucozo và β- glucozo còn thủy phân hoàn toàn xenlulozo (xúc tác H+, nhiệt độ) chỉ thu được β-glucozo

(14)

(8) sai. Cho HNO2 vào dung dịch alanine hoặc etyl amin (ở nhiệt độ thường) thì đều có sủi bọt khí thoát ra là N2

CH3CH(NH3)COOH + HNO2 →CH3CH(OH)COOH + N2 + H2O CH3CH2NH2 + HNO2 → CH3CH2OH + N2 + H2O

Vậy có tất cả 2 phát biểu không đúng.

Câu 25: Đáp án B

Giả sử thu được 100mol khí Y Trong khí Y chứa 85,1 mol N2, 11,5mol SO2, 3,4 mol O2

Đặt x, y lần lượt là số mol của FeS và FeS2  BTNTS x 2y n SO2 11,5mol(1)

n O2 phản ứng = N2 O du2

1 85,1

n n 3, 4 17,875mol

4   4  

2 2 3 2

BTNTO

O Fe O SO

2n p / u 3n 2n 2.17,875 3.x y 2.11,5(2) 2

      

Từ (1) và (2) suy ra FeS

x 5,5 88.5,5

%m .100% 57,35%

y 3 88.5,5 120.3

 

  

  

Câu 26: Đáp án C

Sau phản ứng còn dư kim loại Cu chứng tỏ muối sắt tạo thành là Fe(NO3)2

Đặt x, y lần lượt là số mol Fe3O4 và Cu phản ứng

NO

232x 64y 88,8 5, 2 83,6gam

x 0, 25 2, 24

2y 2x 3n 2x 3. y 0, 4

22, 4

   

  

      

3 2 3 2

Fe(NO ) Cu( NO )

m m m 180.0, 25.3 188.0, 4 210, 2gam

     

Câu 27: Đáp án C

Kim loại vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch FeCl2 là Zn Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2

Zn + FeCl2 →ZnCl2 + Fe Câu 28: Đáp án C

2Na + 2H2O →2NaOH+H2

x x 0,5x

2Al + 2NaOH + 2H2O →2NaAlO2 + 3H2

x x → 1,5x

(15)

H2 X Z Aldu

n 0,5x 1,5x 8,94 0, 4mol x 0, 2mol m 23x 27.2x 15, 4gam, m m 27x 5, 4gam 22, 4

             

Z X

m : m 5, 4 :15, 4 0,35

  

Câu 29: Đáp án B

Poli(phenol fomandehit) có 3 dạng: nhựa novolac, nhựa rezol và nhựa rezit

- Nhựa novolac (nhựa nhiệt dẻo): Đun nóng hỗn hợp fomandehit và phenol lấy dư với xúc tác axit thu được nhựa novolac

- Nhựa rezol (nhựa nhiệt rắn): đun nóng hỗn hợp phenol và fomandehit (dư) có xúc tác kiềm thu được nhựa rezol

- Nhựa rezit (nhựa bakelit): Đun nóng nhựa rezol ở 150oC được nhựa rezit (hay nhựa bakelit) có cấu trúc mạng lưới không gian

Câu 30: Đáp án D

3 N O2

Mg : 2xmol

13, 44

MgCO : 2ymol n 2y n 0,6mol(1)

22, 4 Cu : 2zmol

     



Phần 1 dung dịch X

4 3

3 NH NO

NaOH

2 2

NH : 0,075mol n 0,075mol Cu(OH)

64, 2g 98z 58(x y) 64, 2gam

Mg(OH)

 



 

   

 

 

Phần 2 dung dịch X NH3 Mg(OH)2to MgO : 0,6mol 64, 2 58.0, 6

x y 0,6 z 0,3(2)

98

      

4 3( X ) 2 2

BT2

NH NO N O N O

2.2x 2.2z 8n 8n 4x 4.0,3 8.0,15 8n (3)

       

Từ (1), (2), (3) suy ra

N O2

x 0, 4 y 0, 2 n 0, 2mol

  

 

Mg(NO )3 2 Cu(NO3)2 NH NO (x)4 3 N O2

a 2n 2n 2n 2n .120%

    

 

2. 2x 2y 2z 2.0,15 2.0, 2 .120% 5,16mol

       Câu 31: Đáp án D

X:

 

2

3 2 n 2

2 3

2 2 3

n

CH CHCOOH

CH COOCH CH

CH C

C H O

CH COOCH



 



(16)

CO2 BaCO3

39, 4 4,675

0, 2mol .n 0, 2 n 3, 2

197 14n 3

n n

   0   

 

H O2 X

4,675

m m 18.(n 1).n 18.2, 2. 2, 475gam

    74,8 

Gần với giá trị 2,5 nhất Câu 32: Đáp án A

 4HNO33eNO 2H O 2

 X+0,87 mol Ba(OH)2

 

3

4 S(H)

Fe OH : 0,54mol 90, 4 107.0,54

BaSO : 0,14mol n 0,14mol

232



  

  



2

x y 3

Fe : 0,54mol FeS S : 0,14mol

FeS 24, 407%.1180m

1180mgH O : 18mmol

Fe O 16

1180m 56.0,54 32.0,14 16.18m 223m 217

FeCO C : mol

12 3 75



 

 

  

 

 

      

    

2

2 2

2

BTe

NO NO

NO

NO NO NO

BTNTN

NO NO

223m 217

3.0,54 6.0,14 4. 3n n 2.18m

3 75

n 0, 4mol 223m 217

30n 46n 44. 549m n 0,14mol

3 75

m 0,04 n n 2 1, 46 0,54mol

       

  

  

       

   

  

    



NO2

46.0,14

%m .100% 29,33%

549.0,04

   gần nhất với 30%

Câu 33: Đáp án A

(a) Cu + FeSO4 →CuSO4 + Fe (b) Cl2 + 2FeCl2 →2FeCl3

(c) CO+CuO to Cu + CO2

(d) 2Na + 2H2O →2NaOH + H2

2NaOH + CuSO4 →Cu(OH)2 + Na2SO4

(e) 2AgNO3 to

2Ag + 2NO2 +O2

(17)

(f) 4FeS2+ 11O2 to

2Fe2O3 + 8SO2

Có 3 thí nghiệm thu được kim loại Câu 34: Đáp án B

T H2 T

5,04 15, 4

n 2n 2. 0, 45mol M 34, 22

22, 4 0, 45

     

 2 ancol là CH3OH và C2H5OH

nNaOHdu 0,69 0, 45 0, 24mol  nkhi 0, 24mol

khi

M 7, 2 30

0, 24

    Công thức của khí là C2H6

MX 74 34,33 18 90, 22 m 90, 22.0, 45 40,6g

       

Câu 35: Đáp án B

1000 lít cồn 90o chứa 960 lít C2H5OH và 40 lít H2O

2 5 6 10 5 n 2 5

C H OH (C H O ) C H OH

960.0,78 1 1 520

n 16,278mol n n . mol

46 2n 60%.60% 23n

     

162n.520

m 23n 4578kg

  80%  Câu 36: Đáp án B

a mol Al+ b mol HCl → dung dịch Y chứa 2 chất tan có cùng nồng độ mol

M(AlCl )3 M(HCl)

C C a b 3a b 4a(1)

      

Cho 0,68 mol NaOH phản ứng với dung dịch Y →0,1875 mol Al(OH)3

 

nNaOH b 3a 3a (a 0,18b) 0,642mol(2)

      

Từ (1) và (2) suy ra a 0,15 b 0,6

 

 

0,15 mol Al + 2

2

FeCl : 0, 09mol CuCl : 0,12mol

 

 x gam chất rắn

3FeCl3+ Al →AlCl3 + 3FeCl2

0,09 → 0,03 0,09mol 3CuCl2 + 2Al →2AlCl3 + 3Cu 0,12 → 0,08 0,12mol 3FeCl2 + 2Al → 2AlCl3 + 3Fe 0,06 0,04 → 0,06mol

x 64.0,12 56.0,06 11,04gam

   

(18)

Câu 37: Đáp án C

A. đúng. Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ phân biệt với Fe(OH)2 màu trắng hơi xanh.

B. đúng. CrO3 tan trong nước tạo axit cromic hoặc pẻcromic CrO3+H2O→H2CrO4

2CrO3 + H2O →H2Cr2O7

C. sai. Trong tự nhiên, crom chỉ tồn tại ở dạng hợp chất vì kim loại Cr hoạt động hóa học tương đối mạnh, dễ tham gia phản ứng với chất có tính oxi hóa tạo hợp chất của Crom.

D. đúng. Dưới 800oC sắt có tính nhiễm từ, bị nam châm hút và trở thành nam châm (tạm thời). Cho sắt vào môi trường điện từ trường, sắt cũng trở thành nam châm điện.

Câu 38: Đáp án A

+ Poli(metyl metacrylat), poli(vinyl clorua), polietilen đều là chất dẻo.

+ Nilon-6,6 là tơ, nó có khả năng kéo thành sợi dài và mảnh, nó không có tính chất của một chất dẻo.

Câu 39: Đáp án D

24,96 g X + 0,42 mol NaOH: Có nCOOH nNaOH 0, 42molnO(X) 0,84mol

Trong 0,2 mol X chứa

X O

X

7M n 0, 2 .0,84

24,96 1040

M

 

2

2 2

BTNTO X

CO X

BTKL CO

X CO

7M 2.0,52 2n 0, 48 M 83, 2

1040 n 0,56mol

0, 2M 32.0,52 44n 18.0, 48

     

 

  

   

 Số nguyên tử C trung bình 0,56 0, 2 2,8

 

Số nguyên tử O trung bình 7.83, 2 1040.0, 2 2,8

 

e muối là HCOONa và (COONa)2

2

2 2

HCOONa (COONa ) HCOONa

BTKL HCOONa (COONa ) (COONa)

n 2n 0, 42mol n 0, 24mol

n 0,09mol

68n 134n 24,96 40.0, 42 13,38

 

  

 

      

 

a : b (68.0, 24) : (134.0,09) 1,35

   gần nhất với 1,4

Câu 40: Đáp án C

(19)

a a 2 3

b a 2

a b 2

X : (Ala) (Val) (xmol) C H NO : (7a 5b)xmol

Y : (Ala) (Val) (2xmol) CH : (4a 2b)x 3.(3a 3b)x (13a 11b)xmol H O : 6xmol

Z : (Ala) (Val) (3xmol)

  

      

 

 

 

C2H3NO + 2,25O2 → 2CO2 + 1,5H2O + 0,5N2

CH2 + 1,5O2 → CO2 + H2O

   

O2

n 2, 25.(7a 5b)x 1,5.(13a 11b)x 0,7824mol

44. 2.(7a 5b)x (13a 11b)x 18. 1,5.(7a 5b)x (13a 11b)x 6x 35,9232

    

 

        



35, 25a 27,75b 0,7824

203a 465b 2934 1611a 1257b 108 35,9232

     

 

a 3, b 5 x 0, 0032

    

m mE 57.46x 14.94x 18.6x 12,9472(1)

     

Đốt 0,02 mol Y được: nCO2 (3.5 5.3).0,02 0,6mol  0,192 mol CO2 +

2 2 3 3

3

CO : kmol 0,3molNa CO

0,5molNaOH HCO : tmol

 

 

 

BTNTC BT T

0,6 0,3 k t k 0, 2 t 0,7 2.0,3 0,5 2k t

D

     

     

m1 23.1,1 60.0, 2 61.0,7 80

    

m m1 12,9472 80 92,9472

     gần nhất với giá trị 93

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu dược 18 gam chất rắn.. Phân tử đipeptit mạch hở có 1 liên kết peptit, 2 phân

Câu 34: Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl 3 , kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau (số liệu tính theo đơn vị

Nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, lấy thanh Mg ra thấy khối lượng không thay đổi so với trước phản ứng.. Khối lượng

Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hydroxit kim

Mặt khác, lấy 0,15 mol E trên tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,07 gam phần hơi gồm 2 hợp chất hữu cơ có cùng số

Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng sau đấy cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam chất rắn.. Kim loại Fe không

CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: Trong các phản ứng sau phản ứng nào được xem là phương pháp nhiệt luyện dùng để