• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Kim Đồng #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-r"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 10

Ngày soạn: 8/11/2019

Ngày giảng: Thứ 2, 11/11/2019

TOÁN

TIẾT 37: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Học sinh củng cố lại bảng trừ trong phạm vi 3.

2. Kĩ năng:

- Biết làm tính trừ trong phạm vi 3.

- Biết mối quan hệ giữa phép cộng vàphép trừ.

- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng phép tính trừ.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ.

- Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (4’)

- Kiểm tra bài tập 1, 2.

- Nhận xét.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Bài 1: (5’) Số (VBT/40) - GV hướng dẫn.

- GV ghi kết quả lên bảng:

- Nhận xét

Bài 2: (5’) TÝnh. (VBT/40) - GV hướng dẫn.

- Nhận xét, tính điểm thi đua.

Bài 3: (5’) Viết số thích hợp vào ô trống.

- GV hướng dẫn.

- Nhận xét.

Bài 4: (7’)+/_ (VBT/40) - GV hướng dẫn.

- Nhận xét, chữa bài.

- 2 hs thực hiện.

- 2 hs đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 3.

- Lắng nghe

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Học sinh nối tiếp nêu miệng kết quả.

1 + 1 = 2 1 + 2 = 3 - Nêu yêu cầu bài tập.

- Thực hiện bài tập theo hình thức thi đua (trò chơi) giữa 3 tổ.

- Nhận xét.

- Nêu yêu cầu bài tập.

3 -2 = 1, 3 -1 = 2, 2 +1 = 3, 2-1= 1 - Nêu KQ nối tiếp.

- Nêu yêu cầu bài tập: Điền dấu + , - vào ô trống:

- Làm trên phiếu học tập theo nhóm 4.

(2)

Bài 5: (7’)Viết phép tính thích hợp:

(VBT/40)

- GV hướng dẫn.

3 - 1 =2 - Chữa bài.

3. Củng cố - dặn dò: (2’) - Hỏi tên bài

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về nhà học bài, xem bài mới.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Quan sát tranh, nêu bài toán.

- Viết phép tính thích hợp lên bảng con.

- Đọc thuộc bảng trừ trong pvi 3 - Thực hiện ở nhà.

HỌC VẦN

TIẾT 83, 84: BÀI 39:

au- âu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết vần au, âu và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk, hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần au, âu - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Bà cháu ”hs luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề trên

2. Kỹ năng: Qua bài đọc rèn cho hs kỹ năng nghe, nói, đọc, viết từ, câu cho hs.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn tiếng việt. Biết bảo vệ và giữ gìn các loài vậy, cây cối trong thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: - Tranh minh hoạ các mẫu vật-bộ thực hành - Tranh minh hoạ phần luyện nói.

2. Học sinh: - Sách giáo khoa, bộ đồ dùng thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1 1. Bài cũ: (5')

- GV cho HS đọc bài vần eo - ao - Viết bảng con: chú mèo, ngôi sao.

- Nhận xét 1. Bài mới:

a) Giới thiệu: au- âu a. Hoạt động1: (12') Nhận diện vần

- GV đưa chữ a

- Có âm a, thêm u vào sau hãy gài chữ ghi vần au.

- Vần au do mấy chữ ghép lại?

- So sánh au với a.?

- GV hướng dẫn đánh vần: a- u -au. (Nhấn ở âm a - âm a là âm chính vần.)

- Học sinh đọc.

- Học sinh viết bảng con.

- HS gài chữ ghi vần.

- Học sinh: Do 2 chữ a và u ghép lại

- giống nhau: đều có âm a - khác nhau: ua có thêm âm u đứng sau âm a

(3)

- GV: Có vần au hãy gài chữ ghi tiếng cau?

? Nêu cách ghép?

- HD đánh vần: cờ - au -cau- - GV giới thiệu cây cau, trình chiếu - Yêu cầu gài chữ ghi từ: cây cau

? nêu cách ghép.

- HD đọc cây cau

- GV: vừa học từ nào, tiếng nào, vần nào.

- GV chỉ trên bảng. au- cau- cây cau

* âu - cầu - cái cầu. ( Tiến hành tương tự) b. Đọc từ ứng dụng: (8')

- GV ghi từ ứng dụng lên bảng:

rau cải châu chấu lau sậy sáo sậu - Tìm vần mới học.

- GV giải nghĩa 1 số từ hS chưa hiểu, quan sát tranh trình chiếu

c. Viết bảng con: ( 13')

- GV sử dụng phần mềm tập viết cho hs quan sát

- Giáo viên viết mẫu: au

- Khi viết đặt bút ở dưới đường kẻ 3 viết a liền mạch viết u kết thúc giữa đường kẻ 2 - Gv hướng dẫn độ cao khoảng cách từ: cây cau

- âu- cái cầu( Tiến hành tương tự) - Giáo viên sửa sai cho học sinh

- HS đánh vần cá nhân, đồng thanh.

- HS gài.

- Ghép chữ c trước, vần au sau.

- HS đọc - HS gài.

- Gài chữ cây trước, gài chứ cau sau.

- HS đọc.

- HS đọc. Nhận vần, tiếng bất kì.

- HS đọc cá nhân. ĐT Nhận vần, tiếng bất kì.

- Hs viết trên không

- HS nêu cấu tạo, độ cao các con chữ.

HS viết bảng con.

Tiết 2

* Bài cũ: ( 3’)

- 1 hs đọc bài trên bảng lớp.

- 1 hs đọc bài trong sgk.

. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10’)

- HS luyện đọc bài sgk (trang 1) - HS luyện đọc câu ứng dụng.

+ Tranh vẽ gì? Trình chiếu tranh.

+ HS đọc nhẩm câu tìm tiếng chứa âm mới học.

+ HS luyện đọc tiếng có vần mới.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc

- 10 hs đọc cá nhân, gv kiểm tra chống đọc vẹt.

- Hai chú chim đang đậu trên cây.

- Tiếng “nâu” (âu) - Tiếng “ màu ” (au ) - màu nâu. (2 hs đọc)

(4)

+ HS luyện đọc câu.

+ GV đọc mẫu giảng nội dung câu.

- 2 hs đọc toàn bài b. Luyện viết: (12’)

- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.

- GV quan sát uốn nắn chữ viết cho hs.

- GV nhận xét 1 số bài về ưu nhược điểm của hs.

c. Luyện nói: (8’)

* Giảm 2 câu hỏi phần luyện nói:

- HS quan sát tranh nêu chủ đề nói.

- Tranh vẽ gì? Trình chiếu tranh.

- Chủ đề hôm nay nói về gì?

- Bà là người sinh ra ai?

- Bà đang làm gì?

- Là con cháu cần phải có bổn phận gì với ông bà.

- HS luyện nói câu, gv uốn nắn câu nói cho hs.

* Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

4. Củng cố – dặn dò: (5’) - Hôm nay con học vần gì?

- 2 hs đọc cả bài, gv nhận xét cách đọc.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần au, âu.

- VN đọc bài, viết bài, làm bài tậptrong vở, và chuẩn bị bài sau.

- Chào mào có áo màu nâu.

- Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về. ( 5 hs đọc) gv kiểm tra chống vẹt.

- Cả lớp theo dõi.

- HS quan sát viết tay không.

- HS viết vào vở.

+ 1 dòng vần au + 1 dòng từ cây cau.

+ 1 dòng vần âu + 1dòng từ cái cầu.

- Hai bà cháu.

- Bà cháu.

- Sinh ra bố hoặc mẹ.

- Bà kể chuyện cho cháu nghe.

- Kính trọng, lễ phép, thương yêu, vâng lời, chăm sóc ông, bà.

- Thứ 7 bà thường kể chuyện cho cháu nghe.

- Con luôn luôn vâng lời ông, bà.

- au, âu.

- HS nêu: Châu chấu, nổi cáu…

- GV nhận xét tuyên dương kịp thời.

- VN tìm 2 tiếng có vần au, âu viết vào vở ô ly.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 10: LỄ PHÉP VỚI ANH CHỊ - NHƯỜNG NHỊN EM NHỎ (T2)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs hiểu vì sao phải lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

2. Kĩ năng:

- Biết đối với anh chị cần lễ phép, đối với em nhỏ cần nhường nhịn.

- Biết vì sao cần lễ phép với anh chị, nhường nhịn với em nhỏ.

(5)

- Biết phân biệt các hành vi, việc làm phù hợp và chưa phù hợp về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

3. Thái độ:

- Yêu quý anh chị em trong gia đình.

- Biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong cuộc sống hàng ngày.

II. Kĩ NĂNG SỐNG CẦN TÍCH HỢP:

- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với anh chị em trong gia đình .

- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề để thể hiện sự lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

III. ĐỒ DÙNG:

- Vở bài tập Đạo đức 1.

- Tranh minh hoạ

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động học sinh

1. KTBC: (3’)

+ Đạo đức tiết trước chúng ta được học bài gì?

+ Những hành vi thể hiện lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

- GV nhận xét KTBC.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: (1’).

b. Hướng dẫn bài:

Hoạt động 1: (8’) Làm bài tập 3

- Hãy nối các bức tranh với chữ Nên hoặc Không nên cho phù hợp.

- Kết luận: Nối tranh 1 và tranh 4 với chữ Không nên.

- Nối tranh 2 và tranh 3, 5 với chữ Nên Hoạt động 2: (13’)Học sinh chơi đóng vai.

- Chia nhóm 4 và yêu cầu hs đóng vai theo tình huống của bài tập 2.

- Nhận xét, tuyên dương.

Kết luận: Là anh chị, cần nhường nhịn em nhỏ. Là em, cần phải lễ phép, vâng lời anh chị.

Hoạt động 3: (7’)Liên hệ thực tế:

- Nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố - dặn dò: (3’) - Hỏi tên bài.

- Hệ thống nội dung bài.

- HS nêu tên bài học.

- 2 hs trả lời.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe, quan sát.

- Lắng nghe, quan sát.

- Làm việc cá nhân.

- Một số hs trình bày trước lớp.

- Giải thích về sự lựa chọn của mình.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe tình huống.

- Các nhóm chuẩn bị đóng vai

- Trình diễn phần chuẩn bị của mình.

- Lớp nhận xét.

- Lắng nghe.

- Tự liên hệ hoặc kể các tấm gương về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ.

- Lắng nghe

- Lắng nghe, quan sát.

(6)

- Thực hiện tốt nội dung bài học.

---==--- Ngày soạn: 9/11/2019

Ngày dạy: Thứ 3, 12/11/2019

HỌC VẦN

TIẾT 85, 86

:

BÀI 40

: iu-êu

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết vần iu, êu và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk, hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần iu, êu.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Ai chịu khó” hs luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề trên

2. Kỹ năng: Qua bài đọc rèn cho hs kỹ năng nghe, nói, đọc,viết từ, câu cho hs.

3.Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn Tiếng Việt. Biết bảo vệ và giữ gìn các loài vậy, cây cối trong thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: BĐ DTV,tranh sgk, bảng ôn đã kẻ sẵn.

- HS: BĐ DTV, sgk, phấn, giẻ lau, bảng…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV cho HS đọc bài vần au- âu - Viết bảng con: cây cau, cái cầu.

- Nhận xét – tuyên dương 2. Bài mới:

a. Giới thiệu: iu -êu b. Nhận diện vần: ( 12') - GV đưa chữ i

- Có âm i, thêm u vào sau hãy gài chữ ghi vần iu.

- Vần iu do mấy chữ ghép lại?

- So sánh iu với au.

- GV hướng dẫn đánh vần: i- u - êu.(Nhấn ở âm i - âm i là âm chính vần.)

- GV: Có vần iu hãy gài chữ ghi tiếng rìu?

? Nêu cách ghép?

- HD đánh vần: rờ - iu - rìu - huyền - rìu.

- GV giới thiệu lưỡi rìu.(tranh trình chiếu) - Yêu cầu gài chữ ghi từ: lưỡi rìu.

Học sinh đọc.

Học sinh viết bảng con.

- HS đọc.

- HS gài chữ ghi vần.

- Học sinh: Do 2 chữ i và u ghép lại

- giống nhau: đều có âm u - khác nhau: iu bắt đầu bằng âm i. au bắt đầu bằng âm a.

- HS đánh vần cá nhân, đồng thanh.

- HS gài.

- Ghép chữ r trước, vần iu sau. Dấu huyền trên i.

- HS đọc - HS gài.

(7)

? Nêu cách ghép.

- HD đọc Lưỡi rìu.

- GV: vừa học từ nào, tiếng nào, vần nào.

- GV chỉ trên bảng. iu, rìu, lưỡi rìu

* êu- phễu - cái phễu. (Tiến hành tương tự) c. Đọc từ ứng dụng: (8')

- GV ghi từ ứng dụng lên bảng:

líu lo cây nêu chịu khó kêu gọi - Tìm vần mới học.

- GV giải nghĩa 1 số từ hS chưa hiểu.

c. Viết bảng con: (13') - Giáo viên viết mẫu: iu

+ Viết chữ iu: viêt chữ i liền mạch với chữ u.

+ Rìu: viết chữ r liền mạch với chữ iu, nhấc bút đặt dấu huyền trên chữ iu.

+ Viết chữ êu: viết chữ ê liền mạch với chữ u.

+ phễu: viết chữ ph liền mạch với vần êu, nhấc bút đặt dấu ngã.

- Gài chữ lưỡi trước, gài chứ rìu sau.

- HS đọc.

- HS đọc. Nhận vần, tiếng bất kì.

- HS đọc cá nhân. ĐT - Nhận vần, tiếng bất kì.

- HS quan sát viết tay không - HS nêu cấu tạo, độ cao các con chữ.

-HS viết bảng con.

Ti t 2ế

Hoạt động GV Hoạt động HS

* Bài cũ: (3’)

- 1 hs đọc bài trên bảng lớp.

- 1 hs đọc bài trong sgk.

Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10’)

- HS luyện đọc bài sgk ( trang 1) -HS luyện đọc câu ứng dụng.

+ Tranh vẽ gì? tranh trình chiếu

+ HS đọc nhẩm câu tìm tiếng chứa âm mới học.

+ HS luyện đọc tiếng có vần mới.

+ HS luyện đọc câu.

+ GV đọc mẫu giảng nội dung câu.

- 2 hs đọc toàn bài b. Luyện viết: (12’)

- GV theo dõi nhận xét cách đọc

- 10 hs đọc cá nhân, gv kiểm tra chống đọc vẹt.

- Hai bà cháu đi giữa vườn cây..

- Tiếng “đều” (êu) - Tiếng “ trĩu ” ( iu ) - Đều,trĩu. ( 2 hs đọc)

- Cây bưởi, cây táo nhà bà đều sai trĩu quả.( 5 hs đọc) gv kiểm tra chống vẹt.

- Cả lớp theo dõi.

- HS quan sát viết tay không.

- HS viết vào vở.

+ 1 dòng vần iu + 1 dòng từ lưỡi rìu

(8)

- GV viết mẫu, nêu qui trình viết.

- GV quan sát uốn nắn chữ viết cho hs.

- GV thu 1 số bài nhận xét ưu nhược điểm của hs.

c. Luyện nói: (8’)

- HS quan sát tranh nêu chủ đề nói.

- Tranh vẽ gì? Tranh trình chiếu - Chủ đề hôm nay nói về gì?

- Con hiểu thế nào là chịu khó?

- HS luyện nói câu, gv uốn nắn câu nói cho hs.

* Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

4.Củng cố kiến thức: (5’)

+ 1 dòng vần êu + 1dòng từ cái phễu.

- Trâu, chó, mèo, gà, chim.

- Ai chịu khó.

- Không quản ngại khó khăn kiên trì làm mọi việc.

+ Chú mèo mướp chăm chỉ bắt chuột.

- Hôm nay con học vần gì?

- 2 hs đọc cả bài, gv nhận xét cách đọc.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần iu, êu - VN đọc bài, viết bài, làm bài tậptrong vở, và chuẩn bị bài sau.

- iu, êu

- HS nêu: thêu áo, ôi thiu …

- GV nhận xét tuyên dương kịp thời.

- VN tìm 2 tiếng có vần iu, êu viết vào vở ô ly.

TOÁN

TIẾT 38: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 4

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hình thành bảng trừ trong phạm vi 4.

2. Kĩ năng:

- Thuộc bảng trừ và biết làm tính trừ trong Phạm vi 4.

- Biết mối quan hệ hệ giữa phép trừ và phép cộng.

- Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 4.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp.

- Ham thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bộ đồ dùng toán 1, VBT, SGK, bảng … .

- Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép trừ trong phạm vi 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (3’)

- Kiểm ta bài tập 2, 3. - 2 hs thực hiện.

- 2 hs đọc thuộc bảng trừ trong phạm

(9)

- Nhận xét.

2. Bài mới : a. GT bài: (1’)

b. Hướng dẫn bài: (11’)

* Phép trừ 4 – 1 = 3 (có mô hình).

- GV đính và hỏi : + Có mấy con chim?

+ Bay đi mấy con chim?

+ Còn lại mấy con chim?

+ Vậy 4 bớt 1 còn mấy.

- Giới thiệu phép tính: 4 - 1 = 3

* GT phép trừ 4 – 3 = 1 , 4 – 2 = 2 (tương tự).

* Học thuộc bảng trừ:

* Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ:

- GV đưa mô hình

- Lấy kết quả phép cộng trừ đi số này ta được số kia.

c. Hướng dẫn luyện tập : Bài 1: (5’)Tính. (VBT/41) - GV hướng dẫn.

- Nhận xét và cho hs nhận ra mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ ở cột thứ 3.

- Nhận xét.

Bài 2: (5’)Tính.(VBT/41) - GV hướng dẫn.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3: (5’) >, <, =? (VBT/41) - GV hướng dẫn.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3: (4’)Viết phép tính thích hợp.

(VBT/41)

- GV hướng dẫn.

- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố - dặn dò: (2’)

vi 3.

- HS lắng nghe.

- Học sinh QS trả lời câu hỏi.

+ Có 4 con chim

+ Bay đi một con chim.

- Quan sát mô hình nêu bài toán.

- Trả lời bài toán.

+ Có 4 con chim bay đi một con chim, còn lại một con chim

+ 4 bớt 1 còn 3.

- 2 hs đọc.

- Đọc lại phép tính.

- Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 4:

cá nhân, tổ, lớp.

- Quan sát và nêu phép tính.

3 + 1 = 4, 4 – 1 = 3 1 + 3 = 4, 4 – 3 = 1 - Nêu YC bài tập.

3 + 1 =4 4 -3 = 1 4 -1 =3 - Nối tiếp làm bài tập.

- Nêu YC bài tập.

- Học sinh làm bảng con.

3 2 1

- Nêu YC bài tập. Làm bài cá nhân.

4 -1 > 2 4 -2 = 2 3 -1 = 2

- QS tranh rồi nêu nội dung bài toán.

- Thực hiện bài tập lên bảng.

3 + 1 = 4, 4 -1 = 3

(10)

+ Hỏi tên bài.

* Trò chơi : Đúng / sai.

- Cách chơi: Đưa ra phép tính.

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về nhà học bài, xem bài mới.

- Học sinh nêu tên bài.

- Đọc thuộc bảng trừ

- Nhẩm nhanh kết quả và đưa ra ý kiến của mình bằng thẻ.

- Thực hiện ở nhà.

---==---

Ngày soạn: 10/11/2019

Ngày giảng: Thứ 4, 13/11/2019

HỌC VẦN

TIẾT 87+88: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết các ân, vần, tiếng, từ câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo các chủ đề đã học, hs luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề từ bài 1 đến bài 40.

2. Kỹ năng: Qua bài đọc rèn cho hs kỹ năng nghe, nói, đọc,viết từ, câu cho hs.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG:

- Giáo viên: Bảng có ghi sẵn các âm, các vần có kết thúc bằng âm u, i, y, o, tiếng, từ có chứa âm đó.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- mẹ nghe nghỉ gia trả xe

- HS đọc.

- Viết: hò, bố mẹ, nghé vào 2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) Bài: ôn tập b.Giảng bài mới:

* Ôn lại các vần đã học: ( 5’) - Kể tên các âm có 1 chữ ghi âm?

- Kể tên các âm có 2 chữ ghi âm?

- Kể tên các vần con đã học?

* HS luyện đọc âm: ( 5’)

- Cho hs luyện đọc âm theo thứ tự, hoặc không theo thứ tự.

- Những âm nào có độ cao bằng nhau?

* Hướng dẫn hs phân biệt về cách viết:

g, gh, ng, ngh, k, c.( 5’)

- Con viết âm g,gh, trong trường hợp nào?

- Con viết âm gh, ngh trong trường hợp nào?

- Trong trường hợp nào con viết âm k?

- Con viết âm c trong trường hợp nào?

* HDHS luyện đọc vần: ( 5’)

- viết bảng con.

- a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, n, m…..

- Nh, ch, th, ph, ng, gh, tr, gi, ngh, kh, qu.

- ia, ua, ưa, au, âu, ươi, uôi,….

- 10 hs đọc cá nhân – gv nhận xét cách đọc.

- a, ă, â, c, u, ư, v, n, m,….( cao 2 ly) - b, g, h, k, g, l …( cao 5 ly)

- t, tr,..( cao 3ly) - d, đ. ( cao 4 ly)

- Viết âm g, ng khi có âm hoặc vàn

(11)

- Học sinh luyện đọc vần theo thứ tự hoặc không theo thứ tự

- Những vần nào có kết thúc bằng âm a?

- Những vần nào có kết thúc bằng âm u?

- Những vần nào có kết thúc bằng âm i?

* HS thưc hành ghép các âm vần tạo thành tiếng từ: ( 5’)

- GV nêu yêu cầu, hs ghép bảng gài.

* Luyện viết bảng con: ( 5’) - GV đọc hs viết bảng con.

- GV uốn nắn chữ viết cho hs .

* Lưu ý hs tư thế ngồi, cách cầm bút, cách để vở..

đứng sau nó được bắt đầu bằng âm o.ô.ơ.u,ư,a.

- Viết âm gh, ngh khi có âm hoặc vàn đứng sau nó được bắt đầu bằng âm e, ê, i.

- Viết âm k khi có âm e, ê, i đứng sau.

- Viết âm c khi có âm o, ô, ơ, u, ư, a, đứng sau.

- 10 hs đọc cá nhân – gv nhận xét cách đọc, kiểm tra chống đọc vẹt.

- ia, ua, ưa.

- au, âu, ưu, ươu, - ai, oi, ôi, ui,..

Tiết 2

* Bài cũ: (3’)

- 3 hs đọc bài trên bảng lớp.

. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10’)

- HS luyện đọc các âm vần trên bảng lớp.

- Tìm tiếng từ ngoài bài có chứa vần đã học.

- Cho hs luyện đọc cá từ mà hs vừa tìm được.

- Con hãy nói 1 câu có chứa tiếng mới học?

- GV cho hs luyện nói nhiều câu khác nhau, gv uốn nắn sửa câu nói cho hs.

- 2 hs đọc toàn bài b. Luyện viết: (12’)

- GV đọc , hs nghe viết vào vở ô ly.

- GV quan sát uốn nắn chữ viết cho hs.

- GV nhận xét 1 số bài về ưu nhược điểm của hs.

c. Luyện tập: (8’)

- HS đọc cá âm, vần trên bảng.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc

- 10 hs đọc cá nhân, gv kiểm tra chống đọc vẹt.

- Núi cao, chú mèo, gió thổi, câu cá, rau cải, quả bầu, kéo lưới.

- Nhà bà có cây khế sai trĩu quả.

- Bể nhà bà đầy rêu.

+ Viết âm: gh, ngh, ch, kh, nh, k, th, qu.

+ Viết vần: ay, uôi,ưu,ươi, eo, ôi,ưa,iu.

+ Viết từ: ngày xưa, nuôi cá, nghỉ hiu…

+ Viết câu: Bà đi chợ mua bưởi về cho

(12)

Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập.

- Trước khi điền vần con phải làm gì?

- HS làm bài nêu kết quả, gv nhận xét chữa bài.

Bài 2: HS nêu yêu cầu bài tập.

- Trước khi nối con phải làm gì?

- HS làm bài nêu kết quả, gv nhận xét chữa bài.

4. Củng cố – dặn dò: (5’)

- Hôm nay con ôn lại những vần gì?

- 2 hs đọc cả bài, gv nhận xét cách đọc.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần đã học?

- VN đọc bài, viết bài, làm bài tập trong vở, và chuẩn bị bài sau.

bé Hà.

+ Điền âm g, gh, ng, ngh, c, k vào chỗ chấm

- Con phải đọc các chữ đã cho.

- …ỉ ngơi …ẻ vở câu …á - …à gô suy …ĩ ..ế gỗ.

+ Nối chữ:

- Con phải đọc các chữ đã cho.

Bé đi chợ con mèo trỉa đỗ Mẹ đi câu cá Bố Hà hái rau Bố ngủ trưa. Mẹ bắt chuột

- Lắng ngh và thực hiện.

TOÁN

TIẾT 39: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh:

1. Kiến thức:

- Củng cố lại bảng trừ trong phạm vi 4.

2. Kĩ năng:

- Biết làm tình trừ trong phạm vi các số đã học.

- Biết mối quan hệ giữa phép tính cộng và phép tính trừ.

- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp (cộng hoặc trừ).

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bảng phụ, SGK, tranh vẽ phóng to của bài tập 5.

- Bộ đồ dùng toán 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (4’)

- Kiểm tra bài tập 1, 2. - 2 hs thực hiện.

- 2 hs đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 4.

(13)

- Nhận xét.

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Hướng dẫn học sinh luyện tập:

Bài 1: (5’)Tính. (VBT/42) - GV hướng dẫn.

4 - 2 -1 =?

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2: (5')Viết số thích hợp vào ô trống: (VBT/42)

- GV hướng dẫn.

4 - 2 = 2 2 + 3 = 4

- Nhận xét, tính điểm thi đua.

Bài 3: (6’) <, >, = ? (VBT/42) - GV hướng dẫn.

2 < 4 -1 3 = 4 - 1

4 > 4 -1 - Ghi kết quả lên phiếu lớn.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 4: (5’)Viết phép tính thích hợp:

(VBT/42)

- GV hướng dẫn.

4 - 2 = 2 - Chữa bài.

Bài 5: (6’) Đúng ghi đ, sai ghi S:

(VBT/42)

* Làm ý b thay cho làm ý a.

- GV hướng dẫn.

- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố - Dặn dò: (3’) - Hỏi tên bài

- Nhận xét, tuyên dương.

- Về nhà học bài, xem bài mới.

- Nhận xét.

- Lắng nghe

- Nêu yêu cầu bài tập: Tính theo cột dọc.

- Làm bảng con.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Thực hiện bài tập theo hình thức thi đua (trò chơi) giữa 3 tổ.

- Nhận xét.

- Nêu yêu cầu bài tập:

- Làm vào VBT.

- Nhận xét.

- Một số hs trình bày kết qua.û - Nêu yêu cầu bài tập.

- Thực hiện bài tập trên phiếu theo nhóm 4

- Đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Quan sát tranh, nêu bài toán.

- Viết phép tính thích hợp lên bảng con.

- Nêu yêu cầu bài tập.

4 - 1 = 3 đ 4 + 1 =5 đ 4 - 1 = 2 S 4 - 3 = 2 S

- Đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 4 - Thực hiện ở nhà.

THỦ CÔNG

TIẾT 10: XÉ, DÁN HÌNH CON GÀ CON (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Học sinh biết cách xé, dán hình con gà con.

(14)

2. Kĩ năng: Xé, dán được hình con gà con. Đường xé có thể bị răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. Mỏ, mắt, chân gà có thể dùng bút màu để vẽ.

3. Thái độ. Biết yêu quý và chăm sóc con vật.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Bài mẫu về xé,dán hình con gà con có trang trí cảnh vật.

+ Giấy thủ công màu vàng, đỏ, xanh đậm, bút chì,bút màu, giấy trắng làm nền, hồ dán, khăn lau tay.

-Học sinh: Giấy học sinh, hồ dán, bút chì, bút màu, khăn lau tay.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

1. Ổn định 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 4’

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

3. bài mới: 28’

a. Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài xé dán hình con gà con.

b. Bài học:

 Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.

- Con gà có màu gì?

- Con gà có các bộ phận nào?

 Hướng dẫn cách xé con gà con:

-Xé thân gà. Lấy tờ giấy màu vàng lật ra mặt sau, xé 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau ta được hình chữ nhật, xé 4 góc hình chữ nhật ta được thân gà.

- Xé hình đầu gà. Tờ giấy cùng màu với thân gà, xé 4 cạnh bằng nhau (nhỏ hơn thân gà) ta được hình vuông, xé 4 góc hình vuông ta được hình đầu gà.

-Xé đuôi và chân gà. Xé 3 cạnh khép kín được hình đuôi gà và chân gà(hình chân nhỏ hơn hình đuôi gà).

Hướng dẫn dán hình;

- Sắp xếp hình cho cân đối, bôi hồ một lớp mỏng, dán thân gà, chừa mép dưới thân gà để dán chân dấu dưới thân gà.

- Dán đầu gà và đuôi gà.

- Dùng bút màu vẽ phần mắt và mỏ gà.

- Cho học sinh quan sát con gà.

- Hát vui.

- Sự chuẩn bị của học sinh.

-Vài học sinh nhắc lại tên bài.

Quan sát và nhận xét.

-Có màu vàng, đỏ, đen…

-Gà có đầu, mỏ, mắt, chân, mình, đuôi…

-Học sinh theo dõi.

-Học sinh theo dõi.

-Học sinh quan sát con gà.

Học sinh thực hành xé, dán hình con gà con trên

(15)

Cho học sinh xé, dán hình con gà con trên giấy nháp.

-Theo dõi giúp đỡ học sinh.

-Sau khi xé xong cho học sinh làm vệ sinh.

4. Nhận xét- Dặn dò 2’

- Nhận xét tiết học.

- Về nhà tập xé lại hình con gà con và chuẩn bị giấy các màu, hồ dán, bút chì, bút màu, khăn lau tay để tiết sau thực hành xé, dán hình con gà con.

giấy.

-Học sinh làm vệ sinh.

---==--- Ngày soạn: 11/11/2019

Ngày giảng: Thứ 5, 14/11/2019

HỌC VẦN TIẾT 89+90: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết các ân, vần, tiếng, từ câu ứng dụng từ bài 1 đến bài 40.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo các chủ đề đã học, hs luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề từ bài 1 đến bài 40.

2. Kỹ năng: Qua bài đọc rèn cho hs kỹ năng nghe, nói, đọc, viết từ, câu cho hs.

3. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn Tiếng Việt.

II. ĐỒ DÙNG:

- Giáo viên: Bảng có ghi sẵn các âm, các vần có kết thúc bằng âm u, i, y, o, tiếng, từ có chứa âm đó.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

Đọc: mẹ già nghé ọ nghỉ hè Viết: Gv đọc – HS viết

Nghỉ hè 2. Ôn âm (5’)

- GV đưa bảng các chữ ghi âm - GV nghe, chỉnh sửa

3. Ôn vần (8’)

-GV đưa bảng phụ ghi các vần đã học

* Dành cho HSG - HS yếu đánh vần - Lớp đọc trơn.

4 . Đọc từ, câu (15’)

cái nôi soi cá cái rìu leo núi táo tầu sếu bay

- HS đọc CN - HS viết bảng con – HS đọc âm

- Thi đọc nhanh âm, vần( mỗi lần 2 HS đọc đọc

– HS yếu đánh vần - Lớp đọc trơn.

- HS đọc, nhận vần, tiếng bất kỳ - Thi đọc nhanh.

(16)

ngửi mùi cá sấu. ...

- Chú mèo trèo cây cau.

- Mẹ và Hải đi về quê chơi.

- Nhà bà có đầy bưởi ,dứa,chuối tiêu.

Bà đưa cho Hải về đầy túi lưới quả roi.`

4. Luyện viết (8’):

GV đọc: cà chua, gửi thư - NX sửa sai.

- HS luyện bảng con

TIẾT 2

Hoạt động GV Hoạt động HS

5. Điền âm, vần:(10’) a, Điền n hay l:

Hà ...ội ...ải chuối b, Điền s, x, r:

...ổ rá nhặt ...au xổ ...ố ...e máy 6. Luyện nói:(5’)

bé đi qua khe đá bố mua chơi phố suối chảy xổ số 7. Luyện viết: (18’) GV đọc từ:

nhà ngói, bơi lội, buổi chiều.

Suối chảy rì rào Gió reo lao xao Bé ngồi thổi sáo.

- GV theo dõi uốn nắn HS.

Thu nhận xét 1 số bài.

3. Củng cố - dặn dò: (5’) - Củng cố nội dung.

- NX tiết học, dặn dò.

- Mỗi em 1 từ HS lên bảng điền

- Hs nói thành câu đủ ý.

- HS nghe và viết vở ô ly .

- Lắng nghe.

TOÁN

TIẾT 40: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 5

I. MỤC TIÊU: Sau bài học học sinh:

(17)

1. Kiến thức:

- Hình thành được bảng trừ trong phạm vi 5.

2. Kĩ năng:

- Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong Phạm vi 5.

- Biết mối quan hệ giữa phép trừ và phép cộng.

- Giải được các bài toán trong thực tế có liên quan đến phép trừ trong phạm vi 5.

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp.

- Bồi dưỡng lòng yêu thích toán học.

II. ĐỒ DÙNG:

- Bộ đồ dùng toán 1, VBT, SGK, bảng … .

- Các mô hình phù hợp để minh hoạ phép trừ trong phạm vi 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (3’)

- Kiểm tra bài tập 2, 3.

- Nhận xét.

2. Bài mới : a. GT bài (1’):

b. Hướng dẫn bài: (9’)

* Phép trừ 5 – 1 = 4 (có mô hình).

- GV đính và hỏi : + Có mấy con chim?

+ Bay đi mấy con chim?

+ Còn lại mấy con chim?

+ Vậy 5 bớt 1 còn mấy.

- Giới thiệu phép tính: 5 - 1 = 4

* GT phép trừ 5 – 4 = 1 , 5 – 2 = 3, 5 - 3

= 2 (tương tự).

* Học thuộc bảng trừ:

* Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ:

- GV đưa mô hình

- Lấy kết quả phép cộng trừ đi số này ta được số kia.

c. Hướng dẫn luyện tập:

Bài 1: (4’)Tính. (VBT/43) - Gv hướng dẫn.

5 -1 = 4 ...

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 2: (4’) Tính. (VBT/43)

- 2 hs thực hiện.

- 2 hs đọc thuộc bảng trừ trong phạm vi 4.

- Nhận xét.

- HS nhắc lại.

- Học sinh QS trả lời câu hỏi.

+ Có 5 con chim

+ Bay đi một con chim.

- Quan sát mô hình nêu bài toán.

- Trả lời bài toán.

+ Có 5 con chim bay đi một con chim, còn lại bốn con chim.

+ 5 bớt 1 còn 4.

- 2 hs đọc.

- Đọc lại phép tính.

- Học thuộc bảng trừ trong phạm vi 4:

cá nhân, tổ, lớp.

- Quan sát và nêu phép tính.

4 + 1 = 5, 5 – 1 = 4 2 + 3 = 5, 5 – 3 = 2

- Nêu YC bài tập.

- Nối tiếp làm bài tập.

- Nhận xét.

(18)

- Gv hướng dẫn.

2 - 1 = 1 3 - 2 = 1...

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 3: (4’) Tính. (VBT/43) - Gv hướng dẫn.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 4: (3’)Viết phép tính thích hợp.

(VBT/43)

- Gv hướng dẫn.

- Nhận xét, chữa bài.

Bài 5: (3’)>, <, =?. (VBT/43) - Gv hướng dẫn.

- Nhận xét, chữa bài.

3. Củng cố - Dặn dò: (2’) + Hỏi tên bài.

* Trò chơi : Đúng / sai.

- Cách chơi: Đưa ra phép tính.

- Nhận xét, tuyên dương

- Về nhà, học bài, xem bài mới.

- Nêu YC bài tập.

- Làm bài vào vở.

- Một số hs đọc kết qua ûcủa mình.

- Nêu YC bài tập.

- Học sinh làm bảng con.

- Nêu YC bài tập.

- QS tranh rồi nêu nội dung bài toán.

- Thực hiện bài tập lên bảng dắt.

5 -1 = 4

- Nêu YC bài tập.

- Học sinh làm VBT.

4 - 1 < 5 - 1 - Học sinh nêu tên bài.

- Đọc thuộc bảng trừ

- Nhẩm nhanh kết quả và đưa ra ý kiến của mình bằng thẻ.

- Thực hiện ở nhà.

---==--- Ngày soạn: 12/11/2019

Ngày giảng: Thứ 6, 15/11/2019

HỌC VẦN

TIẾT 91,92: BÀI 41:

iêu- yêu

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc, cách viết vần iêu, yêu và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk, hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần iêu, yêu.

- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề “Bé tự giới thiệu ”hs luyện nói từ 2 đến 3 câu theo chủ đề trên

2. Kỹ năng: Qua bài đọc rèn cho hs kỹ năng nghe, nói, đọc, viết từ, câu cho hs.

3.Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn tiếng việt. Biết bảo vệ và giữ gìn các loài vậy, cây cối trong thiên nhiên.

* QTE: Trẻ em có quyền được tham gia bày tỏ ý kiến (nói lời khẳng định, phủ định), giới thiệu bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên: - Tranh minh hoạ các mẫu vật-bộ thực hành - Tranh minh hoạ phần luyện nói.

2. Học sinh: - Sách giáo khoa, bộ đồ dùng thực hành.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Tiết 1

(19)

1. Kiểm tra bài cũ: (5')

- GV cho HS đọc bài vần iu - êu - Viết bảng con: lưỡi rìu, cái phễu.

- Nhận xét 2. Bài mới:

Giới thiệu: iêu - yêu a. Nhận diện vần: (12') - GV đưa vần êu

- Có vần êu, thêm i vào trước hãy gài chữ ghi vần iêu.

- Vần iêu do mấy âm ghép lại?

- So sánh iêu và êu

- GV hướng dẫn đánh vần: i- ê - u - iêu.

(Nhấn ở âm ê - âm ê là âm chính vần.) - GV: Có vần iêu hãy gài chữ ghi tiếng diều?

? Nêu cách ghép?

- HD đánh vần: dờ - iêu - diêu - huyền - diều.

- GV giới thiệu: diều sáo.(Diều có cài sáo, khi thả phát ra tiếng kêu như đàn)

- Yêu cầu gài chữ ghi từ: diều sáo

? Nêu cách ghép.

- HD đọc: diều sáo

- GV: vừa học từ nào, tiếng nào, vần nào.

- GV chỉ trên bảng.

* yêu - yêu - yêu quý. (Tiến hành tương tự)

+ Lưu ý: yêu y dài khi được viết khi đứng một mình, không có âm nào đứng trước.

b. Đọc từ ứng dụng: ( 8') - GV ghi từ ứng dụng lên bảng:

buổi chiều yêu cầu hiểu bài già yếu - Tìm vần mới học.

- GV giải nghĩa 1 số từ hS chưa hiểu.

c. Viết bảng con: ( 13') - Giáo viên viết mẫu: iêu

+ Viết iêu: viết chữ i liền mạch với chữ ê, liền mạch vơí chữ u.

.+ diều: viết d liền mạch với chữ iêu , nhấc bút đặt dấu huyền trên chữ ê.

+Viết yêu: viết chữ y liền mạch với chữ ê,

- Học sinh đọc.

- Học sinh viết bảng con.

- HS đọc.

- HS gài chữ ghi vần.

- Học sinh: Do 2 âm iê và âm u ghép lại

- giống nhau: đều có âm ê và âm u

- khác nhau: iêu có thêm âm i đằng trước.

- HS đánh vần cá nhân, đồng thanh.

- HS gài.

- Ghép chữ d trước, vần iêu sau.

Dấu huyền trên ê.

- HS đọc

- HS gài.

- Gài chữ diều trước, gài chứ sáo sau.

- HS đọc.

- HS đọc. Nhận vần, tiếng bất kì.

- HS đọc cá nhân. ĐT Nhận vần, tiếng bất kì.

- HS nêu cấu tạo, độ cao các chữ

-HS viết bảng con.

(20)

liền mạch vớí chữ u.

Tiết 2

* Bài cũ: ( 3’)

- 1 hs đọc bài trên bảng lớp.

- 1 hs đọc bài trong sgk.

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (10’)

- HS luyện đọc bài sgk (trang 1) -HS luyện đọc câu ứng dụng.

+ Tranh vẽ gì?

+ HS đọc nhẩm câu tìm tiếng chứa âm mới học.

+ HS luyện đọc tiếng có vần mới.

+ HS luyện đọc câu.

+ GV đọc mẫu giảng nội dung câu.

- 2 hs đọc toàn bài b. Luyện viết: (12’)

- GV viết mẫu, nêu quy trình viết.

- GV quan sát uốn nắn chữ viết cho hs.

- GV thu nhận xét 1 số bài ưu nhược điểm của hs.

c. Luyện nói: (5-6’)

* Giảm 2 câu hỏi phần luyện nói.

- HS quan sát tranh nêu chủ đề nói.

- Tranh vẽ gì?

- Chủ đề hôm nay nói về gì?

- Con hiểu thế nào là giới thiệu?

- HS tự giới thiệu về mình, cả lớp qs, gv uốn nắn câu nói cho hs.

* Lưu ý hs nói nhiều câu khác nhau.

* Trẻ em có quyền được tham gia bày tỏ ý kiến (nói lời khẳng định, phủ định), giới thiệu bản thân.

- GV theo dõi nhận xét cách đọc

- 10 hs đọc cá nhân, gv kiểm tra chống đọc vẹt.

- Chim đậu trên cây vải.

- Tiếng “hiệu, thiệu” (iêu) - Hiệu, thiệu (2 hs đọc)

- Chim tu hú báo hiệu mùa vải chín.

(5 hs đọc) gv kiểm tra chống vẹt.

- Khi mùa hè về, có chim tu hú bay về, vải bắt đầu chín..

- HS quan sát viết tay không.

- HS viết vào vở.

+ 1 dòng vần iêu + 1 dòng từ diều sáo + 1 dòng vần yêu + 1dòng từ yêu quí

- Bé đang giới thiệu về mình.

- Bé tự giới thiệu.

- Tự giới thiệu là tự mình nói về những sở thích, thói quen, địa chỉ, tên tuổi, của mình cho người khác..

- Con tên là Đoàn Thị Kim Anh, năm nay con 6 tuổi, học lớp 1A3, trường tiểu học Kim Đồng.

(21)

4. Củng cố - dặn dò: (5’) - Hôm nay con học vần gì?

- 2 hs đọc cả bài, gv nhận xét cách đọc.

- Tìm tiếng ngoài bài có vần iêu, yêu - VN đọc bài, viết bài, làm bài tậptrong vở, và chuẩn bị bài sau.

- iêu, yêu

- HS nêu: khiêu vũ, thương yêu.

- GV nhận xét tuyên dương kịp thời.

- VN tìm 2 tiếng có vần iêu, yêu viết vào vở ô ly.

TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI

TIẾT 10: ÔN TẬP CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

I. MỤC TIÊU: Sau giờ học học sinh biết:

1. Kiến thức:

- Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận bên ngoài của cơ thể và các giác quan.

2. Kĩ năng:

- Có thói quen vệ sinh cá nhân hàng ngày.

- Nêu được các việc em thường làm vào các buổi trong một ngày (buổi sáng, trưa, tối).

3. Thái độ:

- Tạo không khí vui vẻ trong lớp. Bồi dưỡng lòng yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV và học sinh sưu tầm và mang theo các tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi, các hoạt động nên và không nên để bảo vệ mắt và tai.

- Hồ dán, giấy to, kéo…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động GV Hoạt động HS

1. KTBC: (3’)Hỏi tên bài cũ :

+ Kể những hoạt động mà em thích?

+ Thế nào là nghỉ ngơi hợp lý?

- Nhận xét bài cũ.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’) b. Hướng dẫn bài:

* Hoạt động1: (9’)Làm việc với phiếu học tập:

Bước 1: GV phát phiếu cho các nhóm.

Nội dung phiếu có thể như sau:

Cơ thể người gồm có … phần. Đó là…

Các bộ phận bên ngoài của cơ thể là:

………..

Chúng ta nhận biết được thế giới xung quanh nhờ có:………

Bước 2:

- Học sinh nêu tên bài.

- 2 hs thực hiện.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Toàn lớp thực hiện.

- Theo dõi và lắng nghe.

- Học sinh thảo luận theo nhóm 4 em, điền vào chỗ chấm các câu trả lời.

- 1 vài nhóm lên đọc câu trả lời của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.

(22)

- Nhận xét

* Hoạt động 2: (12’) Gắn tranh theo chủ đề:

Bước 1 :

GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ bìa to (nếu có tranh thì phát cho các nhóm) và yêu cầu các em gắn tranh ảnh (có thể vẽ), các em thu thập được về các hoạt động nên làm và không nên làm.

Bước 2 :

- GV khen ngợi các nhóm đã làm việc tích cực, có nhiều tranh ảnh hoặc có những bức vẽ đẹp.

* Hoạt động 3: (7’)Kể về một ngày của em.

GV yêu cầu học sinh nhớ và kể lại ngững việc làm trong 1 ngày của mình cho cả lớp nghe.

GV có thể nêu các câu hỏi gợi ý sau : + Buổi sáng, lúc ngủ dậy em làm gì?

+ Buổi trưa em ăn những thứ gì?

+ Đến trường, giờ ra chơi em chơi những trò gì?

3. Củng cố - dặn dò: (3’) - Hệ thống nội dung bài.

- Nghỉ ngơi đúng lúc đúng chỗ, ăn các thức ăn có lợi cho sức khoẻ….

- Nhận xét. Tuyên dương.

- Lắng nghe yêu cầu.

- Học sinh làm việc theo nhóm: dán tranh (hoặc vẽ) theo yêu cầu của GV.

- Các nhóm lên trình bày sản phẩm của mình.

- Các nhóm khác xem và nhận xét.

- Lắng nghe.

+ Học sinh liên hệ thực tế bản thân, kể theo gơi ý câu hỏi.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe.

SINH HOẠT TẬP THỂ

SINH HOẠT TUẦN 10

I. MỤC TIÊU

- HS nhận thấy được ưu điểm, tồn tại của bản thân trong tuần 10 có phương hướng phấn đấu trong tuần 10.

- HS nắm được nhiệm vụ của bản thân trong tuần 10.

II. ĐỒ DÙNG

- GV, HS: Sổ ghi chép, theo dõi hoạt động của HS.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC (35’)

A. Hát tập thể

B. Đánh giá thực hiện nhiệm vụ tuần 10

1. Lớp phó học tập báo cáo tình hình học tập của lớp:

2. Lớp phó lao động báo cáo tình hình lao động-vệ sinh của lớp:

2. Lớp trưởng báo cáo tình hình hoạt động của lớp

4. Giáo viên chủ nhiệm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của lớp tuần 10.

Ưu điểm

(23)

* Nền nếp: Đi học đều và đúng giờ, không có học sinh đi muộn hay nghỉ không lí do.

* Học tập: Hăng hái phát biểu xây dựng bài: Khang. Lộc, Giang, Phong, Khánh…

* TD-LĐ-VS: Tích cực nhặt rác khi có tiếng trống sạch trường. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, vệ sinh cá nhân gọn gàng.

Tồn tạị:

- 1 số học sinh còn quên đồ dùng học tập: Vy, Khánh.

C. Triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 11

- Duy trì sĩ số, đảm bảo chuyên cần. Thực hiện tốt ATGT.

- Học và làm bài trước khi đến lớp.

- Hăng hái xây dựng bài. Đọc to, viết đúng ô li hơn tuần trước. Tăng cường đọc trơn.

- Luyện viết bút mực sạch sẽ, rõ ràng hơn tuần trước.

- Tiếp tục thi đua học tốt chào mừng ngày 20/11.

- Học sinh tiếp tục luyện tập bài múa, hát chuẩn bị cho 20/11.

- Tiếp tục nuôi lợn cho con lợn của lớp thêm béo hơn.

- Tiếp tục xây dựng tủ sách lớp học.

- Tiếp tục rèn nề nếp ăn ngủ bán trú và xếp hàng, đội mũ khi tập thể dục.

D. Sinh hoạt tập thể: Hát theo chủ đề: 20/11.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần im,um và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần im,um.. - Phát triển

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần im,um và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần im,um.. - Phát triển

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần ăt,ât và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ăt,ât.. - Phát triển

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần ăt,ât và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ăt,ât.. - Phát triển

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần ăc,âc và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ăc,âc.. - Phát triển

+ Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần ăc,âc và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ăc,âc - Phát triển

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần ăc, âc và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ăc,âc.. - Phát triển

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần ach và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ach.. - Phát triển lời