• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
31
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 13

Soạn ngày: 29/11/2018

Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018

CHÀO CỜ

Học vần BÀI 51: ÔN TẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được cấu tạo của các vần có kết thúc bằng âm “n”.

2. Kĩ năng: HS đọc, viết thành thạo các vần, tiếng, từ có các vần cần ôn,đọc đúng các từ, câu ứng dụng. Tập kể chuyện : “Chia phần ”theo tranh.

3. Thái độ: Biết nhường nhịn nhau trong cuộc sống.

* GD Quyền trẻ em: Quyền được có cha mẹ yêu thương chăm sóc và bổn phận phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Bảng ôn tập.

- Tranh minh họa cho từ, câu ứng dụng.

- Tranh minh họa cho truyện kể Chia phần

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho HS đọc và viết các từ: cuộn dây, ý muốn, con lươn, vườn nhãn.

- Gọi HS đọc: Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.

- GV nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: (30-32 phút) 2.1. Giới thiệu: GV nêu 2.2. Ôn tập

a) Các vần vừa học

- Cho HS nhớ và nêu lại những chữ vừa học trong tuần.

- GV ghi lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc từng âm trên bảng lớp.

- Gọi HS phân tích cấu tạo của vần: an - Yêu cầu đọc đánh vần vần an.

- Yêu cầu HS ghép âm thành vần.

- Cho HS đọc các vần vừa ghép được.

b) Đọc từ ứng dụng

- Gọi HS đọc các từ: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản.

- GV đọc mẫu và giải nghĩa từ: cuồn cuộn c) Luyện viết

- GV viết mẫu và nêu cách viết của từng từ: cuồn cuộn, con vượn

- HS viết bảng con.

- 2 HS đọc.

- 2 HS đọc.

- Nhiều HS nêu.

- HS theo dõi.

- Vài HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- Vài HS đọc.

- Nhiều HS nêu.

- HS đọc cá nhân, tập thể.

- Vài HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

(2)

- Quan sát HS viết bài.

- GV nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập: (35 phút) a) Luyện đọc

- Gọi HS đọc lại bài, kết hợp kiểm tra xác xuất.

- GV giới thiệu tranh về câu ứng dụng: Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ. Gà con vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun.

- Hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng.

- Gọi HS đọc câu ứng dụng.

b) Kể chuyện

- GV giới thiệu tên truyện: Chia phần.

- GV kể lần 1, kể cả truyện.

- GV kể lần 2, kể từng đoạn theo tranh.

- GV nêu câu hỏi để HS dựa vào đó kể lại câu chuyện.

+ Tranh 1, 2, 3, 4 diễn tả nội dung gì?

+ Câu chuyện có những nhân vật nào, xảy ra ở đâu?

- Yêu cầu học sinh kể theo trpanh.

- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện.

- Nêu ý nghĩa: Trong cuộc sống biết nhường nhịn nhau thì vẫn hơn.

* GD Quyền trẻ em: Quyền được có cha mẹ yêu thương chăm sóc và bổn phận phải thực hiện đúng nội quy của nhà trường.

c) Luyện viết:

- Hướng dẫn HS viết bài vào vở tập viết.

- GV nêu lại cách viết từ: cuồn cuộn, con vượn - Chữa một số bài, nhận xét bài viết.

4. Củng cố, dặn dò: (2-5 phút) - Gọi HS đọc lại toàn bài trong sgk.

- GV tổ chức cho HS thi ghép tiếng có vần ôn tập.

- HS nêu lại các vần vừa ôn.

- GV nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện tập thêm, xem trước bài 52.

- HS viết bài vào bảng con.

- 5 HS đọc.

- HS quan sát, nhận xét.

- HS theo dõi.

- Vài HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS trả lời.

- Vài HS kể từng đoạn.

- 3 HS kể.

- HS theo dõi.

- HS ngồi đúng tư thế.

- Mở vở viết bài.

-HS đọc - hs thực hiện -hs trả lời - Lắng nghe -HS thực hiện Toán

TIẾT49: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 7

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố phép cộng.

- Thành lập bảng cộng 7, biết làm tính cộng trong phạm vi 7.

2. Kỹ năng: Thuộc bảng cộng 7, tính toán nhanh.

3. Thái độ: Hăng say học tập, tự giác nghiên cứu bài.

(3)

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng.

- Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ:(5 phút) - Gọi HS làm bài: Tính :

6 - 1= 7 - 2 - 1 = 5 + 1= 2 + 3 + 1 =

- GV gọi học sinh đọc thuộc các công thức cộng trong phạm vi 6.

- GV đánh giá nhận xét.

2. Bài mới: (30 phút)

2.1. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7

a) Hướng dẫn HS học phép cộng 6 + 1= 7 và 1+ 6 = 7 - GV gắn các hình, yêu cầu học sinh quan sát.

- Gọi HS nêu bài toán: “Có 6 hình tam giác, thêm 1 hình tam nữa. Hỏi có tất cả mấy hình tm giác?”

- GV hỏi: 6 cộng 1 bằng mấy?

- Cho HS đọc: 6 + 1= 7

- GV nêu câu hỏi: 1 cộng 6 bằng mấy?

- GV ghi bảng 1+ 6 = 7

- Cho HS nhận xét hai phép tính: 6 + 1 và 1+ 6 b) Hướng dẫn HS học phép cộng 5 + 2= 7 và 2 + 5=7 tương tự như trên.

c. Hướng dẫn học sinh bước đầu ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 7.

- Cho học sinh đọc lại bảng cộng.

1 + 6 = 7 5 + 2 = 7 2 + 5 = 7 4 + 3 = 7 3 + 4 = 7 3 + 4 = 7

- GV xóa bảng và nêu một số câu hỏi, ví dụ: 5 cộng 2 bằng mấy? 4 cộng 3 bằng mấy? 7 bằng mấy cộng mấy?

2.2. Thực hành:

a) Bài 1: Tính

- Yêu cầu HS tính theo cột dọc.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Gọi học sinh đọc kết quả và nhận xét.

b) Bài 2: Tính

- GV củng cố học sinh về tính chất giao hoán của phép cộng: 5 + 2 = 7 thì viết được 2 + 5 = 7.

- Cho HS làm bài rồi chữa.

- 2 HS làm trên bảng.

- 3 HS đọc.

- Học sinh quan sát.

- HS nêu bài toán.

- HS nêu: 6+ 1= 7 - Học sinh đọc.

- Vài HS nêu: 1+ 6= 7 - Vài HS đọc.

- HS nêu: 6+ 1= 1+ 6 - HS điền vào chỗ chấm trong sách giáo khoa.

- HS thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 6.

- Học sinh trả lời.

- Học sinh làm bài tập.

- Đọc kết quả.

- HS nêu đựoc tính chất gíao hoán của phép cộng.

- HS làm bài.

- 4 HS chữa bài trên bảng.

(4)

c) Bài 3: Tính:

- Cho học sinh nhắc lại cách tính: 5 + 1+ 1=

- Tương tự cho HS tự làm bài.

- Cho HS đổi bài kiểm tra.

d) Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, nêu thành bài toán.

- Yêu cầu HS viết phép tính thích hợp:

6 + 1= 7 4 + 3= 7 - Đọc kết quả bài làm.

3. Củng cố, dặn dò: (3-5 phút)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “thi điền kết quả nhanh”

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 7 và làm bài tập.

- 1 HS nêu.

- Học sinh làm bài và đổi chéo bài kiểm tra.

- HS nêu yêu cầu.

- HS nêu bài toán.

- HS làm bài.

- HS đọc kết quả.

HS tham gia chơi Lắng nghe và ghi nhớ

Soạn ngày: 29/11/2018

Thứ ba, ngày 4 tháng 12 năm 2018

Học vần

BÀI 52: ONG ÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được cấu tạo của vần “ong, ông”, cách đọc và viết các vần đó.

2. Kĩ năng

- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: Đá bóng.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học, say mê thể thao.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho HS đọc và viết: cuồn cuộn, con vượn, thôn bản - Đọc câu ứng dụng: Gà mẹ dẫn đàn con ra bãi cỏ. Gà con vừa chơi vừa chờ mẹ rẽ cỏ, bới giun.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới : (30-35 phút) 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2.2. Dạy vần:

Vần ong

a) Nhận diện vần:

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ong

- 3 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

(5)

- GV giới thiệu: Vần ong được tạo nên từ o và ng.

- So sánh vần ong với on

- Cho HS ghép vần ong vào bảng gài.

b) Đánh vần và đọc trơn:

- GV phát âm mẫu: ong - Gọi HS đọc: ong - GV viết bảng võng và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng võng

(Âm v trước vần ong sau, thanh ngã trên o) - Yêu cầu HS ghép tiếng: võng

- Cho HS đánh vần và đọc: vờ- ong- vong- ngã- võng.

- Gọi HS đọc toàn phần: ong- võng – cái võng.

Vần ông:

(GV hướng dẫn tương tự vần ong) - So sánh ông với ong.

(Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: ông bắt đầu bằng ô vần ong bắt đầu bằng o).

c) Đọc từ ứng dụng:

- Cho HS đọc các từ ứng dụng: con ong, vòng tròn, cây thông, công viên

- GV giải nghĩa từ: công viên.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

d) Luyện viết bảng con:

- GV giới thiệu cách viết: ong, ông, cái võng, dòng sông

- Cho HS viết bảng con, GV quan sát sửa sai cho HS.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập: (35 phút) a) Luyện đọc:

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có vần mới: sóng, không - Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

b) Luyện nói:

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: Đá bóng - GV hỏi HS:

+ Trong tranh vẽ gì?

+ Em có thích xem đá bóng không? Vì sao?

+ Em thường xem đá bóng ở đâu?

+ Em thích đội bóng, cầu thủ nào nhất?

- HS qs tranh- nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép vần ong.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

- HS tự ghép.

- HS đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ong.

- 1 vài HS nêu.

- 5 HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 5 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

(6)

+ Trong đội bóng, ai là người dùng tay bắt bóng mà vẫn không bị phạt?

+ Em có thích trở thành cầu thủ bóng đá không?

+ Em đã bao giờ chơi bóng chưa?

- GV nhận xét, khen HS có câu trả lời hay.

- GV nêu lại cách viết: ong, ông, cái võng, dòng sông.

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết.

- GV nx một số bài - Nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò: (3-5 phút) - Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới.

- GV nêu cách chơi và tổ chức cho HS chơi.

- GV tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; xem trước bài 53.

+ Vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

HS tham gia chơi -Lắng nghe

Toán

TIẾT 50: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 7

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Củng cố phép cộng, trừ.

- Thành lập bảng cộng 7, biết làm tính trừ trong phạm vi 7.

2. Kỹ năng

- Thuộc bảng trừ 7, tính toán nhanh.

3. Thái độ: Hăng say học tập, thích khám phá kiến thức.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Bộ đồ dùng dạy toán.

- Các mô hình phù hợp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Học sinh làm bài:

3 + 4 = 2 + 2 + 3 = 2 + 5 = 3 + 1 + 2 = - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: (30 phút)

2.1. Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7

a) Hướng dẫn HS học phép trừ 7- 1= 6 và 7- 6= 1.

- Cho HS quan sát tranh và nêu bài toán: 7 hình tam giác bớt đi 1 hình tam giác. Hỏi còn lại mấy hình tam

- 2 HS làm bài.

- Học sinh quan sát tranh.

- Vài HS nêu bài toán.

(7)

giác.

- GV hỏi: 7 bớt 1 còn mấy?

- Cho HS nêu phép tính: 7- 1 = 6 - GV hỏi: Vậy 7 trừ 6 bằng mấy?

- GV ghi bảng: 7- 6 = 1

b) Hướng dẫn HS học phép trừ 7- 2 = 5; 7- 5 = 2; 7- 3

= 4; 7- 4 = 3.

- Hướng dẫn HS cách tiến hành tương tự như trên.

c) Hướng dẫn HS bước đầu ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 7. 7 -1 = 6 7 - 5 = 2

7 - 2 = 5 7 - 4 = 3 7 - 3 = 4 7 - 3 = 4 - Cho HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 7.

- Tổ chức cho học sinh học thuộc các phép tính.

- GV kết hợp kiểm tra xác xuất: 7trừ 3 bằng mấy?

Hoặc 7 trừ 4 bằng mấy?

2.2. Thực hành a) Bài 1: Tính:

- Cho HS dựa vào bảng trừ trong phạm vi 7.

- Lưu ý viết kết quả cần phải thẳng cột.

- Cho HS làm bài rồi đổi chéo kiểm tra.

b) Bài 2: Tính:

- Cho HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc kết quả và nhận xét bài của bạn.

c) Bài 3: Tính:

- Cho HS nêu cách làm phép tính: 7 - 2 - 4 = - Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS đọc kết quả bài làm.

d) Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Cho HS quan sát tranh nêu thành bài toán.

- Viết phép tính thích hợp vào ô trống.

7- 2 = 5 7- 3 = 4 - Yêu cầu học sinh đổi chéo bài kiểm tra.

4. Củng cố, dặn dò: (5 phút)

- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Thi nối với kết quả đúng.”

- GV nhận xét giờ học.

- HS nêu: 7 bớt 1 còn 6.

- HS đọc.

- HS nêu; 7- 6= 1 - HS đọc.

- HS thực hiện tương tự phép tính 7-1=6

- Học sinh thi đọc thuộc bảng trừ.

- Học sinh trả lời kết quả.

- HS làm bài.

- HS đổi chéo bài kiểm tra.

- HS tự làm bài.

- 4 HS chữa bài.

- 1 HS nêu.

- HS làm bài.

- 3 HS làm trên bảng.

- Đọc kêt quả và nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- HS nêu bài toán.

- Học sinh làm bài.

- HS đổi chéo bài kiểm tra HS tham gia chơi

Lắng nghe Soạn ngày: 29/11/2018

Thứ tư, ngày 5 tháng 12 năm 2018

Toán

TIẾT 51: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU

(8)

1. Kiến thức

- Giúp HS củng cố về các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 6,7,8 . 2. Kĩ năng

- Làm đúng và nhanh các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 6,7,8.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- SGK, VBT, bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Gọi học sinh làm bài: Tính 7- 1- 2 = 7 - 4 = 7 - 2- 3 = 7 - 7 =

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài luyện tập: (30 phút) a) Bài 1: Tính:

- GV hỏi: Đối với phép tính thực hiện theo cột dọc ta cần phải lưu ý điều gì?

- Cho cả lớp làm bài.

- Gọi học sinh đọc kết quả.

b) Bài 2: Tính:

- Yêu cầu HS vận dụng tính chất giao hoán của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ để làm.

- Cho HS làm bài rồi chữa.

c) Bài 3: Số?

- Cho học sinh đọc thầm yêu cầu bài tập.

- GV hỏi: 2 cộng mấy bằng 7?

- Tương tự cho HS làm bài.

- Cho HS đọc kết quả và nhận xét.

d) Bài 4: (>, <, =)?

- Cho HS nêu cách làm.

- Yêu cầu HS thực hiện tính, so sánh và điền dấu.

- Gọi HS đọc và nhận xét.

e) Bài 5: Viết phép tính thích hợp:

- Yêu cầu HS quan sát tranh, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp: 3+ 4= 7

- Gọi học sinh đọc kết quả bài làm.

3. Củng cố, dặn dò: (3-5 phút)

- Tổ chức cho HS chơi trò trơi “Thi nối kết quả đúng, nhanh”

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về làm bài tập vào vở ô li.

- 2 HS lên bảng làm.

- 1 HS nêu.

- HS làm bài.

- 2 HS làm trên bảng.

- Vài HS đọc.

- HS làm bài.

- 3 HS lên bảng làm.

- 1 HS nêu yêu cầu.

- 1 HS nêu: 2+ 5= 7 - HS làm bài.

Nhận xét bài làm của bạn.

- Đổi chéo bài kiểm tra.

- 1 HS nêu.

- HS làm bài.

- HS đọc kết quả và nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu.

- Cho HS làm theo cặp.

- Vài HS đọc.

- HS nhận xét.

HS chơi Lắng nghe

(9)

Học vần

BÀI 53: ĂNG ÂNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- HS nắm được cấu tạo của vần “ăng, âng”, cách đọc và viết các vần đó.

2. Kĩ năng

- HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới. Phát triển lời nói theo chủ đề: Vâng lời cha mẹ.

3. Thái độ

- Yêu thích môn học.

* GD Quyền trẻ em: bổn phận tự giác vâng lời, giúp đỡ cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho HS đọc và viết: con ong, vòng tròn, cây thông, - Đọc câu ứng dụng: Sóng nối sóng

Mãi không thôi Sóng sóng sóng Đến chân trời.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới : (30-32 phút) 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2.2. Dạy vần: Vần ăng a) Nhận diện vần

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ăng - GV giới thiệu: Vần ăng được tạo nên từ ă và ng.

- So sánh vần ăng với ong

- Cho HS ghép vần ăng vào bảng gài.

b) Đánh vần và đọc trơn - GV phát âm mẫu: ăng - Gọi HS đọc: ăng

- GV viết bảng măng và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng măng (Âm m trước vần ăng sau.) - Yêu cầu HS ghép tiếng: măng

- Cho HS đánh vần và đọc: mờ- ăng- măng.

- Gọi HS đọc toàn phần: ăng- măng- măng tre.

Vần âng (GV hướng dẫn tương tự vần ăng) - So sánh âng với ăng.

(Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: âng bắt đầu bằng â vần ăng bắt đầu bằng ă).

c) Đọc từ ứng dụng

- 3 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép vần ăng.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

- HS tự ghép.

- HS đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần

(10)

- Cho HS đọc các từ ứng dụng: rặng dừa, vầng trăng, phẳng lặng, nâng niu

- GV giải nghĩa từ: rặng dừa, phẳng lặng, nâng niu.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

d) Luyện viết bảng con

- GV giới thiệu cách viết: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.

- Cho HS viết bảng con, - GV quan sát sửa sai cho HS.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập: (35 phút) a) Luyện đọc

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1.

- GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu: Vầng trăng hiện lên sau rặng dừa cuối bãi.

Sóng vỗ bờ rì rào, rì rào.

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có vần mới: trăng, rặng - Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

b) Luyện nói

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói: Vâng lời cha mẹ.

- GV hỏi HS:

+ Trong tranh vẽ những ai?

+ Em bé trong tranh đang làm gì?

+ Bố mẹ em thường khuyên em những điều gì?

+ Em có hay làm theo lời bố mẹ khuyên ko?

+ Khi em làm đúng những lời bố mẹ khuyên, bố mẹ thường nói thế nào?

+ Người con biết vâng lời là người con như thế nào?

- GV nhận xét, khen HS có câu trả lời hay.

c) Luyện viết

- GV nêu lại cách viết: ăng, âng, măng tre, nhà tầng.

- GV hướng dẫn HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết.

- GV chữa một số bài cho học sinh.

4. Củng cố, dặn dò: (-35 phút) - Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới.

- GV nêu cách chơi và tổ chức cho HS chơi.

- GV tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; xem trước bài 54.

ăng.

- 1 vài HS nêu.

- 5 HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 5 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ Vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

Hs chơi -Lắng nghe

(11)

Soạn ngày: 29/11/2018

Thứ năm, ngày 6 tháng 12 năm 2018

Học vần

BÀI 54: UNG, ƯNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được cấu tạo của vần “ung, ưng”, cách đọc và viết các vần đó.

2. Kĩ năng: HS đọc, viết thành thạo các vần đó, đọc đúng các tiếng, từ, câu có chứa vần mới.Phát triển lời nói theo chủ đề:Rừng,thung lũng,suối đèo.

3. Thái độ: Yêu thích môn học, tự giác bảo vệ môi trường.

*GDBVMT:Giáo dục HS tình cảm yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữ gìnvẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

Tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng, luyện nói.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Cho HS đọc và viết: rặng dừa, phẳng lặng, vầng trăng, nâng niu.

- Đọc câu ứng dụng: Bài 43 - Giáo viên nhận xét, đánh giá.

2. Bài mới: (30-32 phút) 2.1. Giới thiệu bài: GV nêu.

2.2. Dạy vần: Vần ung a) Nhận diện vần

- GV giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: ung - GV giới thiệu: Vần ung được tạo nên từ u và ng.

- So sánh vần ung với ong

- Cho HS ghép vần ung vào bảng gài.

b) Đánh vần và đọc trơn

- GV phát âm mẫu: ung. Gọi HS đọc: ung

- GV viết bảng súng và đọc. Nêu cách ghép tiếng súng (Âm s trước vần ung sau.)

- Yêu cầu HS ghép tiếng: súng

- Cho HS đánh vần và đọc: sờ- ung- sung- sắc- súng.

- Gọi HS đọc toàn phần: ung- súng- bông súng.

*GDMT: Bông súng nở trong hồ aolàm cho cảnh vật thiên nhiên thế nào?

Vậy các con có ý thức giữ gìn vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

* Vần ưng: (GV hướng dẫn tương tự vần ung.) - So sánh ưng với ung.

(Giống nhau: Kết thúc bằng ng. Khác nhau: ưng bắt đầu

- 3 HS đọc và viết.

- 2 HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- 1 vài HS nêu.

- HS ghép vần ung.

- Nhiều HS đọc.

- HS theo dõi.

- 1 vài HS nêu.

- Thêm đẹp đẽ.

- HS tự ghép.

- HS đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- Thực hành như vần ung.

- 1 vài HS nêu.

(12)

bằng ư vần ung bắt đầu bằng u).

c) Đọc từ ứng dụng

- Cho HS đọc các từ ứng dụng: cây sung, củ gừng, trung thu, vui mừng.

- GV giải nghĩa từ: cây sung, củ gừng.

- GV nhận xét, sửa sai cho HS.

d) Luyện viết bảng con

- GV giới thiệu cách viết: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.

- Cho HS viết bảng con, GV quan sát sửa sai cho HS.

- Nhận xét bài viết của HS.

Tiết 2:

3. Luyện tập: (35 phút) a) Luyện đọc

- Gọi HS đọc lại bài ở tiết 1. GV nhận xét đánh giá.

- Cho HS luyện đọc bài trên bảng lớp.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng.

- GV đọc mẫu:

- Cho HS đọc câu ứng dụng

- HS xác định tiếng có vần mới: rụng - Cho HS đọc toàn bài trong sgk.

b) Luyện nói

- GV giới thiệu tranh vẽ.

- Gọi HS đọc tên bài luyện nói.

+ Trong tranh vẽ những ai?

+ Trong rừng thường có những gì?

+ Em thích nhất con vật gì ở rừng?

+ Em có thích được đi píc níc ở rừng không, vì sao?

+ Em có biết thung lũng, suối, đèo, ở đâu không?

+ Em hãy lên bảng chỉ vào tranh xem đâu là suối, đâu là thung lũng, đèo?

+ Lớp mình có những ai đã được vào rừng, qua suối?

Hãy kể cho mọi người nghe về rừng và suối.

+ Chúng ta có cần phải bảo vệ rừng không?

+ Để bảo vệ rừng chúng ta phải làm gì?

- GV nhận xét, khen HS có câu trả lời hay.

*GDBVMT:Giáo dục HS tình cảm yêu quý thiên nhiên, có ý thức giữ gìnvẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

c) Luyện viết

- GV nêu lại cách viết: ung, ưng, bông súng, sừng hươu.

- GV HD HS cách ngồi viết và cách cầm bút để viết bài.

- GV quan sát HS viết bài vào vở tập viết.

- GV chữa một số bài - Nhận xét.

4. Củng cố, dặn dò: (3-5 phút) - Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới.

- 5 HS đọc.

- HS theo dõi.

- HS quan sát.

- HS luyện viết bảng con.

- 5 HS đọc.

- Vài HS đọc.

- HS qs tranh- nhận xét.

- HS theo dõi.

- 5 HS đọc.

- 1 vài HS nêu.

- Đọc cá nhân, đồng thanh.

- HS qs tranh- nhận xét.

- Vài HS đọc.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ Vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

+ 1 vài HS nêu.

- HS quan sát.

- HS thực hiện.

- HS viết bài.

(13)

- GV nêu cách chơi và tổ chức cho HS chơi.

- GV tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; xem trước bài 55.

Hs tham gia chơi -Lắng nghe Toán

TIẾT 52: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 8

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Giúp học sinh: Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8.

2. Kĩ năng: Biết làm tính cộng trong phạm vi 8.

3. Thái độ: Tự giác và yêu thích học môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC

- Sử dụng các mẫu vật tương ứng. Bộ học toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Gọi HS đọc bảng cộng, trừ trong phạm vi 7.

2. Bài mới : (30-32phút)

2.1. Hướng dẫn học sinh thực hành và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 8

- GV gắn các hình, yêu cầu học sinh quan sát.

(Tiến hành tương tự bài “Phép cộng trong phạm vi 7”.

1+ 7 = 8 3 + 5= 8 4 + 4= 8 2 + 6 = 8 5 + 3= 8

- Cho HS đọc thuộc lòng bảng cộng trong phạm vi 8.

- Cho HS điền kết quả vào bảng cộng trong sgk.

2.2. Thực hành a) Bài 1: Tính

- HD HS sử dụng bảng cộng trong phạm vi 8 để làm bài.

- Lưu ý kết quả phải viết thẳng cột.

- Cho cả lớp làm bài.

- Cho HS đọc kết quả và nhận xét.

b) Bài 2: Tính

- GV củng cố học sinh về tính chất giao hoán của phép cộng: 1+ 7= 8 thì viết được 7+ 1= 8.

- Cho HS tự làm bài. Gọi HS chữa bài.

c) Bài 3: Tính

- Cho học sinh nhắc lại cách tính: 6+ 1+ 1= 8 - Yêu cầu HS làm bài.

- Cho HS đọc và nhận xét bài của bạn.

d) Bài 4 : Viết phép tính thích hợp

- Cho học sinh quan sát tranh vẽ, nêu bài toán rồi viết phép tính thích hợp : 5+ 3= 8 4+ 4= 8

- Gọi hs nêu phép tính trước lớp. Cho HS đổi bài kiểm

- 2 HS đọc.

- HS thi đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 8:

- HS tự điền kết quả.

- Học sinh làm bài.

- 2 HS làm bảng phụ.

- HS đọc và nhận xét.

- HS nêu.

- HS làm bài.

- 3 HS lên bảng làm.

- HS nêu.

- HS nêu.

- HS làm bài.

- HS thực hiện.

- 1 HS nêu.

- HS thực hành theo cặp.

- HS nêu.

(14)

tra.

3. Củng cố, dặn dò: (2-5 phút)

- Cho cả lớp cùng chơi trò chơi “thi đoán kết quả nhanh”

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về học thuộc bảng cộng trong phạm vi 8.

- HS kiểm tra chéo.

Hs tham gia chơi Lắng nghe

Đạo đức

NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức :

- Hs biết được tên nước, nhận biết Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh. và Quốc ca của Tổ quốc Việt Nam

- Nêu được: Khi chào cờ cần phải bổ mũ nón , đứng nghiêm trang, mắt nhìn vào Quốc kì

2. Kĩ năng : Biết thực hiện nghiêm trang trong các giờ chào cờ đầu tuần 3. Thái độ : Thể lòng tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam.

* ND tích hợp Quyền TE: - TE có quyền có quốc tịch.

- Hs biết tự hào mình là người Việt Nam và yêu Tổ quốc.

* ND tích hợp GD và học tập tấm gương ĐĐ HCM: với chủ đề " Yêu nước "

- Nghiêm trang khi chào cờ thể hiện lòng tôn kính quốc kì, lòng yêu quê hương , đất nước. Bác Hồ là một tấm gương lớn về lòng yêu nước, yêu tổ quốc. Qua bài học , giáo dục cho Hs lòng yêu tổ quốc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Lá cờ Tổ quốc, bút màu đỏ, màu vàng, vở btập đạo đức.

- Tranh ảnh chụp tư thế đứng chào cờ bài đạo đức 6 (CNTT) - Bài hát “Quốc ca”.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC

1.Khởi động: (3’)

Cho học sinh hát bài “Quốc ca” (Hướng dẫn học sinh hát).

2. Các hoạt động dạy học chủ yếu(28- 30’)

* Hoạt động 1: Vẽ và tô quốc kì.

- Cho học sinh mở vở bài tập (trang 21) yêu cầu bài tập 4.

- Hỏi: Cờ Việt Nam có hình gì? Màu gì?

+ Còn có gì?

- Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập ( Lưu ý những học sinh yếu ).

- Gợi ý để học sinh nhận xét ( đúng màu ).

- NX, khen những em vẽ Quốc kì đẹp nhất.

Hát ĐT.

- lắng nghe.

- Hình chữ nhật, màu đỏ, giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

- làm bài tập 4.

- giới thiệu tranh vẽ và nhận xét:

Cờ việt Nam màu đỏ. Ngôi sao vàng năm cách ở giữa.

Quan sát, nghe.

(15)

* Tập chào cờ: Họat động 2

- Làm mẩu cho học sinh xem kết hợp hát Quốc ca.

- Hỏi để học sinh nhắc lại tư thế khi chào cờ.

- Gọi vài học sinh lên thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên.

- Nhận xét kết luận.

- Cho cả lớp chào cờ, ra hiệu lệnh:

+ Chỉnh trang trang phục.

+ Nghiêm, nhìn quốc kì.

+ Hát quốc ca.

- Cho học sinh thi đua “Chào cờ”.

- Ra tiêu chí đánh giá.

- Cùng học sinh nhận xét, đánh giá, hoan hô tổ thắng cuộc.

* Hoạt động 3: : Trò chơi “Cờ đỏ phấp phới”.

- Nêu yêu cầu: Cô sẽ đưa ra các tình huống. Các bạn nào trong tình huống xử lý đúng thì các bạn giơ cao cờ lên, còn tình huống nào xử lí sai thì các em hạ cờ xuống bàn. Em nào thực hiện sai sẽ lên bảng tập chào nhiều lần cho đúng.

- Cô cũng có cờ nhưng có thể cô làm sai không nên làm theo cô mà lắng nghe rõ tình huống để thực hiện.

- Mời vài học sinh làm thư kí theo dõi để mời những bạn không thực hiện đúng lên bảng.

- Nêu tình huống chẳng hạn:

+ Lớp nghiêm trang khi chào cờ.

+ Bạn Hải đội mủ khi chào cờ.

+ Bạn Tiến không hát quốc ca.

+ Bạn Lan, Nga nhìn mây bay.

- Tổng kết trò chơi: Khen các em chơi tốt, cho các em xử lí sai đứng chào cờ trước lớp.

3. Củng cố, dặn dò.(3’)

- Hướng dẫn HS đọc hai câu thơ cuối bài.

- Thực hiện chào cờ nghiêm trang vào thứ hai hàng tuần và các ngày lễ.

- đứng nghiêm, mắt nhìn lá quốc kì hát to, rõ bài quốc ca.

- 4 em tập chào cờ, cả lớp theo dõi, nhận xét.

-Chào cờ theo hiệu lệnh của Gv.

- từng tổ “ chào cờ” theo hiệu lệnh tổ trưởng.

- lớp theo dõi, nhận xét.

Nhận biết tư thế đúng sai khi chào cờ.

- lắng nghe để thực hiện.

3 -> 5 bạn làm thư kí.

-thực hiện trò chơi:

+ giơ cao cờ.

+ hạ cờ xuống bàn.

+ hạ cờ…

+ hạ cờ….

- các bạn chào cờ lớp.

- Theo dõi.

- đọc và học cho thuộc.

Lắng nghe, thực hiện

Thủ công

(16)

CÁC QUY ƯỚC CƠ BẢN VỀ GẤP GIẤY VÀ GẤP HÌNH

I. MỤC TIÊU

Giúp HS :

- Hiểu các kí hiệu, quy ước về gấp giấy - Gấp hình theo ký hiệu quy ước

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Mẫu vẽ những kí hiệu quy ước về gấp hình - Giấy nháp, VTC, bút chì, hồ dán...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1.Kiểm tra bài cũ : 3-5’

- Kiểm tra chương I - Nhận xét chung - KT dụng cụ HS 2. Bài mới:30-32’

Giới thiệu bài: Ghi bảng tên bài

*HĐ1: Giới thiệu mẫu kí hiệu a) Kí hiệu đường giữa hình

GV HD vẽ kí hiệu trên đường kẻ dọc và kẻ ngang ở vở thủ công

Hình 1 b) Kí hiệu đường dấu gấp:

Là đường có nét đứt (hình 2)

c) Kí hiệu đường có dấu gấp vào (hình3) d) Kí hiệu dấu gấp ngược ra phía sau (hình 4) - Khi giới thiệu GV đưa mẫu vẽ để HS quan sát và vẽ vào vở thủ công

3, Củng cố,dặn dò: 2-3’

- Nhận xét thái độ học tập, mức độ hiểu biết các kí hiệu

- Dặn: Chuẩn bị giấy màu để học gấp các đoạn thẳng đều nhau

- HS vẽ theo cô hướng dẫn

Hình 2

Hình 3 Hình 4 Hình 4 - Theo dõi và thực hiện Lắng nghe

-Ghi nhớ

(17)

Ngày soạn: 29/ 11/ 2018

Ngày giảng: thứ 6/ 6/ 12 / 2018

Tự nhiên xã hội CÔNG VIỆC Ở NHÀ

I. MỤC TIÊU

1.Kiến thức : Kể được một số công việc thường làm ở nhà của mỗi ngời trong gia đình.

* Gd BVMT:Các công việc cần làm để nhà ở luôn sạch sẽ gọn gàng: sắp xếp đò dùng cá nhân , sắp xếp và trang trí góc học tập

2.Kĩ năng : Biết thực hiện một số công việc ở nhà phù hợp với lứa tuổi.

3. Thái độ : Biết trách nhiệm của hs ngoài việc học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình.

*CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

- Đảm nhiệm trách nhiệm việc nhà vừa sức mình.

- Kỹ năng giao tiếp: Thể hiện sự cảm thông, chia sẻ vất vả với bố mẹ.

- Kỹ năng hợp tác: Cùng tham gia làm việc nhà với các thành viên trong gia đình.

- Kỹ năng tư duy phê phán: Nhà cửa bừa bộn.

II. CHUẨN BỊ

-Tranh SGK (CNTT)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ(3-5’)

? Hãy kể tên những đồ dùng trong gia đình em?

- Gv nhận xét, đánh giá 2. Dạy học bài mới.(30-32’) Hoạt động 1. Làm việc sgk.

Mục tiêu: Thấy được một số công việc ở nhà của những ngời trong gia đình.

+ Quan sát sgk ( phông chiếu ) Nêu nội dung của từng bức tranh.

? Hình thứ nhất vẽ gì?

? Hình 2.

? Hình 3.

? Hình 4.

-2 hs kể

Lắng nghe

- Bạn nhỏ đang lau chùi bàn ghế làm cho bàn ghế sạch sẽ.

- Bố đang hướng dẫn con học bài - Bạn gái đang sắp xếp các đồ chơi, giày dép lại cho gọn gàng ngay ngắn.

- Mẹ vừa gấp vừa hướng dẫn con cùng gấp quần áo.

- ở nhà mỗi ngời đều có một công

(18)

* Đại diện nhóm trình bày nội dung tranh đã thảo luận trong nhóm.

+ HS nhận xét bổ sung.

+ Giáo viên nêu kết luận.

Hoạt động 2.Thảo luận nhóm.

Mục tiêu: HS biết kể tên một số công việc các em thường làm giúp đỡ bố mẹ..

- HS nêu câu hỏi và trả lời câu hỏi trong sgk ( phông chiếu).

? Kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình em?

? ở nhà bạn làm gì để giúp đỡ bố mẹ?

+ Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.

+ HS nhận xét bổ sung

? Rửa cốc chén sạch sẽ có tác dụng gì?

? ở nhà bố, mẹ, anh, chị của em thường làm công việc gì?

+ Giáo viên nêu kết luận Hoạt động 3: Quan sát tranh.

Mục tiêu: Giúp hs hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu không có ai quan tâm dọn dẹp nhà ở.

+ Hoạt động cá nhân kết hợp chung cả lớp.

+ HS quan sát tranh ( phông chiếu )

? Hai căn phòng có điểm gì giống và khác nhau?

? Em thích căn phòng nào vì sao?

? Để có căn phòng gọn gàng em phải làm gì giúp đỡ bố mẹ?

việc khác nhau nhưng việc đó làm cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng thể hiện quan tâm giúp đỡ của mọi thành viên trong gia đình với nhau.

- Em quét nhà quét sân, rửa cốc chén, lau chùi bàn ghế, nhặt rau, trông em, tưới rau…..

-ấm chén sạch sẽ khi uống nước cảm thấy ngon miệng, không bị lây bệnh - HS liên hệ.

- Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức của mình.

- Giống nhau cả hai căn phòng đều có rất nhiều đồ dùng để sinh hoạt.

- Khác nhau: Căn phòng thứ nhất đồ dùng để bừa bộn không xếp gọn gàng - Căn phòng thứ hai đồ dùng được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp.

- Em thích căn phòng thứ hai vì căn phòng đó để đồ đạc gọn gàng nên căn phòng trông thoáng mát ngăn nắp - Em phải thờng xuyên xếp đồ dùng đúng nơi quy định.

(19)

3. Hoạt động nối tiếp(2- 5’)

- Các em cần có ý thức làm việc để giúp đỡ bố mẹ khi ở nhà để nhà cửa thêm gọn gàng sạch sẽ.

- Nhận xét giờ học.

Lắng nghe và ghi nhớ

Tập viết

TIẾT 11: NỀN NHÀ, NHÀ IN, CÁ BIỂN, YÊN NGỰA...

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS viết đúng các từ: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn.

2. Kĩ năng: Học sinh trình bày sạch đẹp, thẳng hàng.

- Viết đúng cỡ chữ.

3. Thái độ: Say mê luyện viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Bảng phụ, tranh minh hoạ ( CNTT)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (3-5 phút) - Cho HS viết: rau non, chú cừu

- Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.

- GV nhận xét.

2. Bài mới: (30-32 phút) a) Giới thiệu: GV nêu b) Hướng dẫn cách viết

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi HS đọc các từ: nền nhà, nhà in, cá biển, yên ngựa, cuộn dây, vườn nhãn.

- Giáo viên viết mẫu lần 1 - Giáo viên viết mẫu lần 2

- Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ nền nhà: Viết tiếng nền có vần ên và dấu sắc trên ê, tiếng nhà có dấu huyền trên a.

+ nhà in: Viết tiếng nhà trước, tiếng in sau.

+ cá biển: Chữ cá trước, dấu săc trên a, chữ biển có vần iên và dấu hỏi trên ê.

+ Yên ngựa: Viết chữ yên trước, chữ ngựa sau.

- Tương tự giáo viên hướng dẫn các từ cuộn dây, vườn nhãn

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu.

c) Hướng dẫn viết vào vở

- Uốn nắn cách ngồi viết cho học sinh - Cho HS viết bài vào vở.

- 2 HS viết bảng.

- HS đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát - Nêu nhận xét

- HS theo dõi.

- HS viết vào bảng con - HS ngồi đúng tư thế.

- HS viết vào vở tập

(20)

- Chấm một số bài nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh.

3. Củng cố, dặn dò: (3-5 phút) - Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết - Nhận xét giờ học

- Về luyện viết vào vở.

viết.

HS nêu lại Lắng nghe

Tập viết

TIẾT 12: CON ONG, CÂY THÔNG, VẦNG TRĂNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm cấu tạo chữ, kĩ thuật viết chữ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng.

2. Kĩ năng:Biết viết đúng kĩ thuật, đúng tốc độ các chữ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, đa bút theo đúng quy trình viết, dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu.

3.Thái độ: Say mê luyện viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Bảng phụ, tranh minh hoạ( CNTT)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ: (3-5 phút) - Cho HS viết: nền nhà, cuộn dây - Kiểm tra bài viết ở nhà của HS.

- GV nhận xét.

2. Bài mới: (30-32 phút) a) Giới thiệu: GV nêu b) Hướng dẫn cách viết

- Giới thiệu chữ viết mẫu, gọi HS đọc các từ: con ong, cây thông, vầng trăng, cây sung, củ gừng, củ riềng.

- Giáo viên viết mẫu lần 1và lần 2 - Vừa viết vừa hướng dẫn từng từ:

+ con ong: Viết chữ con trước, chữ ong sau.

+ cây thông: Chữ cây có chữ y, chữ thông có chữ g xuống 3 li.

+ củ gừng: Chữ củ có dấu hỏi trên u, chữ gừng có dấu huyền trên ư.

- Tương tự GV HD các từ vầng trăng, cây sung, củ riềng.

- Cho học sinh viết vào bảng con

- Giáo viên quan sát sửa sai cho học sinh yếu.

c) Hướng dẫn viết vào vở

- Uốn nắn cách ngồi viết cho HS. Cho HS viết bài vào vở.

- Chấm một số bài nhận xét chữ viết và cách trình bày của học sinh.

3. Củng cố, dặn dò: (3-5 phút)

- 2 HS viết bảng.

- HS đọc các từ trong bài.

- Học sinh quan sát - Nêu nhận xét

- HS theo dõi.

- HS viết vào bảng con - HS ngồi đúng tư thế.

- HS viết vào vở tập viết.

(21)

- Gọi học sinh nêu lại các từ vừa viết -Nhận xét giờ học

Nhắc lại -Lắng nghe ---

BUỔI CHIỀU Soạn ngày: 29/11/2018

Thứ hai ngày 3 tháng 12 năm 2018

HỌC HÁT BÀI: SẮP ĐẾN TẾT RỒI.

Nhạc và lời: Hoàng Vân.

I. MỤC TIÊU

HS hát đúng giai điệu và lời ca.

II.CHUẨN BỊ

Hát chuẩn xác bài Sắp đến Tết rồi.

Đàn Organ, thanh phách, song loan.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1/ Hoạt động 1: Dạy hát bài Sắp đến Tết rồi.

- GV cung cấp cho HS: Bài hát Sắp đến Tết rồi là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Vân. Nhạc sĩ có những bài hát nổi tiếng viết cho tuổi thơ như: Em yêu trường em; Con chim vành khuyên;

Mùa hoa phượng nở; Ca ngợi Tổ quốc. Ông đã được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

- GV đệm đàn và hát mẫu cho HS nghe.

- H/dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát.

- GV bày cho HS hát từng câu ngắn theo lối móc xích.

+ GV chú ý những chỗ lấy hơi, lắng nghe và sửa sai nếu có.

- GV hát mẫu từng câu hát (hoặc đánh đàn) rồi bắt giọng cho HS hát theo, xong câu này bày sang câu khác.

-GV cần lưu ý cho HS tiếng cuối của mỗi câu hát không ngân mà nghỉ bằng dấu lặng đen (một phách). Lấy hơi sau những tiếng “rồi, rồi”. Cuối mỗi câu nghỉ lấy hơi.

- Bốn nhịp cuối bài cho HS vỗ tay theo

- HS lắng nghe.

- HS nghe GV hát mẫu.

- HS đọc đồng thanh.

- HS hát theo h/dẫn của GV.

- HS lắng nghe và thực hiện.

(22)

tiết tấu sau.

2/ Hoạt động 2: Luyện hát.

- GV cho HS vừa hát vừa vỗ tay theo phách (hoặc gõ song loan, thanh phách, trống nhỏ) theo dãy.

- GV cho HS hát kết hợp với gõ đệm theo tiết tấu lời ca.

- GV cho HS đứng hát và nhún chân nhịp nhàng theo nhịp.

3/ Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.

-Hôm nay các em được học bài hát gì?

- Nhạc và lời của ai?

- Nội dung bài hát nói lên điều gì?

- Cho HS hát lại bài và gõ đệm theo phách.

- GV nhận xét tiết học.

Về nhà tập hát cho thuộc và đúng giai điệu bài hát

- HS vỗ tay theo tiết tấu và đếm 1,2,3;- 1,2,3;- 1,2,3,4,5.

- HS thực hiện theo dãy.

- HS thực hiện theo tổ.

- HS thực hiện tại lớp.

- Sắp đến Tết rồi.

- Hoàng Vân.

- Nói lên niềm vui sướng của những em nhỏ khi Tết sắp đến, được có quần áo mới, biết đi thăm ông bà.

- HS thực hiện.

- HS lắng nghe và thực hiện.

lắng nghe Thực hành toán

TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

Giúp hs củng cố về:

1. Kiến thức : Củng cố phép cộng, trừ trong phạm vi 7

- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính cộng hoặc trừ.

2.Ki năng :Thực hiện tính nhanh, chính xác, trình bày sạch sẽ.

3. Thái độ : Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - STH

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ:3-5’ Số?

- Gọi hs làm bài.

2 + 5 = ... 7 =…….+

……..

3 + 4 = ... 5 + …… = 7 - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Bài luyện tập: 30’

Bài 1: Tính.

- Hớng dẫn hs tính và viết kết quả

- 2 hs lên bảng làm.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Hs tự làm bài.

- 3 hs lên bảng làm.

(23)

phép tính theo cột dọc.

4 7 1 7 5 7

+ - + - + - 3 2 6 4 2 6

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

Cc về bảng cộng, trừ trong phạm vi 7 theo cột dọc

Bài 2 : Tính.

- Hớng dẫn hs tính và viết kết quả phép tính theo hàng ngang.

2 + 5 = 1 + 6 = 3 +4 =

5 + 2 = 6 +1 = 4 + 3 =

7 – 2 = 7 – 1 = 7 – 3 =

7 – 5 = 7 – 6 = 7 – 4 = - Gọi hs đọc bài và nhận xét.

Cc về bảng cộng, trừ trong phạm vi 7 theo hàng ngang

Bài 3: Tính.

- Hướng dẫn hs tính và viết kết quả phép tính theo hàng ngang.

7 – 5 + 4 = 3+4 - 6=

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

Cc về dãy tính trong phạm vi 7 Bài 4: Điền dấu thích hợp.

? Bài yêu cầu gì ?

? Nêu cách làm ?

3 + 4 ….6 7 – 5 … 4

7 + 0 … 7 7 – 0 … 5 Gv nhận xét, đánh giá

5. Bài 5: Viết phép tính thích hợp.

- Đọc phép tính trong bài và nhận xét.

- Gv nhận xét, đánh giá

Cc biểu thị tình huống bằng phép tính 3. Củng cố, dặn dò .3-4’

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập trong sách.

- 2 hs đọc bài và nhận xét.

- 4hs lên bảng làm.

- 1 hs thực hiện.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- Yêu cầu hs thực hiện theo cặp.

- Hs đổi chéo kiểm tra.

- 1 hs nêu yêu cầu.

- 2 hs thực hiện.

- 1 hs nêu yêu cầu.

-Điền dấu >, <, =

- Thực hiện phép tính để tìm kết quả rồi so sánh

- Hs làm bài rối kiểm tra

-Hs quan sát tranh rồi nêu bài toán - Nêu phép tính tương ứng

5 + 2 = 7

7 - 3 = 4

Lắng nghe

Hoạt động ngoài giờ lên lớp VĂN HÓA GIAO THÔNG

BÀI 4: VĂN MINH, LỊCH SỰ KHI ĐI BỘ

(24)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được cách ứng xử văn minh, lịch sự khi đi bộ.

2. Kĩ năng

- Biết thực hiện các quy định khi đi bộ.

3. Thái độ

- HS có ý thức thực hiện và nhắc nhở bạn bè, người thân thực hiện đúng các quy định khi đi bộ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

1. Giáo viên

- Tranh ảnh minh họa đúng/sai về người đi bộ - Tranh ảnh trong sách văn hóa giao thông.

2. Học sinh

- Sách Văn hóa giao thông dành cho học sinh lớp 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Trải nghiệm: (5 phút)

- GV nêu câu hỏi cho HS hồi tưởng và chia sẻ những trải nghiệm của bản thân về khi đi bộ:

+ Ở lớp, có em nào đã từng đi bộ trên vỉa hè chưa?

+ Khi đi trên vỉa hè mà bị vật liệu xây dựng choán chỗ hết thì em phải làm sao?

- Cá nhân HS giơ tay phát biểu.

- GV chuyển ý sang phần hoạt động cơ bản.

2. Hoạt động cơ bản: (8 phút)

Đọc truyện “Vỉa hè là lối đi chung”

- GV đọc truyện 2 lần.

- GV yêu cầu HS dựa vào nội dung câu chuyện, kết hợp quan sát tranh minh họa và thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Đại diện nhóm trả lời từng câu hỏi:

+ Minh, Sơn và Hồng đi đâu?

+ Theo em, ba bạn ấy đi bộ như thế đã đúng chưa?

+Ba bạn ấy có nên đi như thế không?

Tại sao?

+ Theo em, khi đi trên vỉa hè, chúng

- Lắng nghe

- Vài HS trả lời - Lắng nghe.

- Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi trong 2 phút.

- HS: Minh, Sơn và Hồng đi đến hiệu sách để mua hộp bút chì màu.

- Theo em, ba bạn ấy đi bộ như thế chưa đúng.

- HS trả lời theo cá nhân.

- Theo em, khi đi trên vỉa hè, chúng ta nên đi hàng một cho văn minh, lịch

(25)

ta nên đi như thế nào cho văn minh, lịch sự?

- GV cho HS xem một số tranh ảnh minh họa.

- GV chốt ý, yêu cầu HS đọc ghi nhớ trang 17.

“Vỉa hè đâu phải lối riêng Nên đi hàng một để đừng phiền ai?”

3. Hoạt động thực hành: (10 phút) - GV nêu yêu cầu

- Gọi 1 HS nêu yêu cầu

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo tranh; nêu nội dung tranh và đánh dấu x vào ô trống ở hình ảnh thể hiện điều không nên làm trong SGK.

- Gọi HS nêu nội dung từng tranh, lớp nhận xét, bổ sung.

- Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình về điều nên làm hoặc không nên làm theo từng tranh bằng thẻ. (GV đưa hình ảnh) -Yêu cầu HS nêu ý kiến vì sao nên/

không nên theo từng tranh cụ thể.

- GV liên hệ giáo dục

* Đối với tranh 2, 3, 4 GV đặt câu hỏi:

- Em sẽ nói gì với các bạn trong các hình ảnh thể hiện điều không nên làm ở các tranh trên?

4. Hoạt động ứng dụng: (10 phút)

GV kể cho HS nghe câu chuyện ứng dụng

+ Nếu có mặt ở đó, nhìn thấy cụ già em sẽ làm gì?

+ Gọi các nhóm lên đóng vai; lớp nhận xét, bổ sung (nếu cần)

- GV kết luận, rút ra bài học:

Có những việc dù nhỏ Ta nên cần làm ngay Những cụ già, em nhỏ Hay phụ nữ mang thai Nếu ai cần giúp đỡ

Hãy sẵn lòng chung tay - Gọi 1 HS đọc lại ghi nhớ 5. Củng cố, dặn dò: (3 phút)

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương

sự.

- HS xem tranh minh họa.

- Lắng nghe, HS đọc ghi nhớ.

- 1 HS nêu yêu cầu

- Thảo luận nhóm 4 trong 2 phút.

- HS nêu nội dung từng bức tranh.

- HS bày tỏ ý kiến của mình bằng thẻ.

*Tranh 1, 5: nên làm

*Tranh 2, 3, 4:không nên làm.

- HS trả lời - Lắng nghe.

- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống.

- Lắng nghe

- 1 HS đọc ghi nhớ.

- Lắng nghe

Lắng nghe, ghi nhớ

(26)

những em học tập tích cực.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

Ngày soạn: 27/11/2018

Ngày giảng : Thứ ba, 4/12/2018 Thực hành tiếng việt

TIẾT 1

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Củng cố vần ong, ông; đọc được bài : Trên dòng sông; Viết được Dòng sông trong veo.

2. Kĩ năng : Nhận biết đúng từ có chứa vần ưu, ươu; đọc đúng, rõ ràng, viết đẹp, sạch.

3. Thái độ : Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Sách thực hành

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1. Kiểm tra bài cũ: 3-5’

- Cho hs viết: Bà vun xới vờn cây.

- Gọi hs đọc đoạn văn: Con Chồn dối trá (3)

- Gv nhận xét, cho điểm 2.Bài mới: 28-30’

2.1. Giới thiệu bài:

- Cho hs nêu các âm đã học trong tuần.

2.2. Ôn tập:

Bài 1: Điền vần, tiếng có vần ong, ông.

- Yêu cầu HS tìm và điền tiếng có vần cần tìm.

- GV nhận xét và kết luận, tuyên d- ương những học sinh tìm đúng.

Bài 2: Đọc bài văn: Trên dòng sông.

- GV đọc đoạn văn.

- Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vồn ong, ông : dòng sông, trong, trông, gọng.

c. Luyện viết: Dòng sông trong veo - Cho hs luyện viết bài trong vở thực hành.

- Gv quan sát, nhận xét.

- 2 hs viết bảng.

- 2 hs đọc.

- Nhiều hs nêu.

- HS tìm và đọc lên trước lớp : lá dong, con ong, cây thông, dòng sông, bông hồng, quả bóng.

- Hs nghe và chỉ vào bài.

- HS đọc nối tiếp câu.

- HS: từng em đọc.

- HS viết vào vở thực hành

(27)

3. Củng cố, dặn dò: 2-3’

- Cho hs tìm tiếng cha âm vừa học ở ngoài bài.- GV nhận xét tiết học.

HS thực hiện, lắng nghe

Thực hành toán TIẾT 2

I. MỤC TIÊU

Giúp học sinh củng cố về:

1.Kiên thức : Cộng, trừ trong phạm vi 8; tập biểu ị tình huống trong tranh bằng phép tính

2.Ki năng :Thực hiện tính nhanh, chính xác, trình bày sạch sẽ.

3. Thái độ : Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Sách thực hành

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

1.Kiểm tra bài cũ: 3-5’

- Gọi hs lên bảng làm bài:

4 + 4 = 8 - 2 = 8 - 1 = 7 + 1 = - Gv nhận xét, đánh giá.

2. Thực hành:30’

a. Bài 1: Tính:

- Cho hs nêu cách làm và làm bài: Điền kết quả phép tính cột dọc.

- Gọi hs đọc bài và nhận xét.

b. Bài 2: Tính:

- Cho hs nêu yêu cầu bài tập.

- Cho hs làm bài rồi chữa.

c. Bài 3: Số ? HS tự làm bài tập

- GV nhận xét tuyên dương.

d. Bài 4: Viết phép tính thích hợp:

- Gv yêu cầu hs quan sát tranh rồi nêu bài toán và viết phép tính thích hợp.

- Gọi hs lên chữa bài.

đ. Bài 5: Đố vui.

Yêu cầu HS tự tính và nối 3. Củng cố- dặn dò: 2-3’

2 hs làm bài.

- Hs nêu bài toán.

- Hs trả lời.

- Vài hs đọc kết quả.

- HS tự làm và điền kết quả.

5 + 2 + 1 = ….

5 + 3 = ….

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Hs nêu bài toán rồi đọc phép tính 3 + 5 = 8

(28)

- Trò chơi: hướng dẫn học sinh chơi

“Thi tìm kết quả nhanh”

- Học sinh chơi, gv nhận xét giờ học. - Về làm bài tập vào vở ô ly.

HS tham gia chơi Lắng nghe

Ngày soạn: 28/11/2018

Ngày giảng : Thứ sáu, 6/12/2018

Thực hành tiếng việt TIẾT 2

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức : Củng cố vần ang, ăng, âng; đọc được bài : Chú Cuội (1);

Viết được : Cuội nhìn vầng trăng.

2. Kĩ năng : Nhận biết đúng từ có chứa vần ang, ăng, âng.; đọc đúng, rõ ràng, viết đẹp, sạch.

3. Thái độ : Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

- Bảng ôn nh sgk.

- Tranh minh hoạ bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HD CỦA GV HĐ CỦA HS

1.Kiểm tra bài cũ: 3-4’

- Cho hs viết: Dòng sông trong veo.

- Gọi hs đọc bài văn: Trên dòng sông - Gv nhận xét, đánh giá

2. Bài mới: 30-32’

1. Giới thiệu bài:

- Cho hs nêu các âm đã học trong tuần.

2. Ôn tập:

Bài 1: Điền vần, tiếng có vần ong, ông.

- Yêu cầu HS tìm và điền tiếng có vần cần tìm.

- GV nhận xét và kết luận, tuyên dương những học sinh tìm đúng : măng tre, nhà tầng, chở hàng, xe tăng, cái thang, vầng trăng.

Bài 2:Đọc đoạn văn: Chú cuội (1) - Gv đọc đoạn văn

- Yêu cầu HS tìm tiếng chứa vần ang, ăng, âng

c. Luyện viết:

- 2 hs viết bảng.

- 2 hs đọc.

- Nhiều hs nêu.

- HS tìm và đọc lên trước lớp.

- Nghe và theo dõi vào bài.

- HS đọc nối tiếp câu.

- HS: từng em đọc.

- HS lắng nghe.

- HS viết: Cuội nhìn vầng trăng.

(29)

- Cho hs luyện viết bài trong vở thực hành.

- Gv quan sát, nhận xét.

3.Củng cố, dặn dò: 2-3’

- Cho hs tìm tiếng cha âm vừa học ở ngoài bài.

- GV nhận xét tiết học.

Hs thực hiện -Lắng nghe Kỹ năng sống

CHỦ ĐỀ 4: ỨNG XỬ VỚI NGƯỜI LẠ (T1)

I. MỤC TIÊU

Qua bài học giúp HS:

- Biết thêm các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống khi gặp người lạ.

- Có kĩ năng phòng tránh và tự đối phó với những tình huống khẩn cấp.

- Giáo dục kĩ năng từ chối và biết cách từ chối khi bị người lạ rủ rê lôi kéo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

Vở BT Rèn luyện kĩ năng sống.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS

Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (10phút)

-Em hãy quan sát tranh vẽ trang 27, 28, 29, 30 ở vở BT Rèn luyện kĩ năng sống cùng bạn thảo luận xem điều gì có thể xảy ra trong mỗi tình huống - GV cùng H nhận xét.

- GV kết luận : Xung quanh chúng ta luôn có những nguy cơ đe dọa, chứa nhiều nguy hiểm, trong đó có tình huống gặp những người xấu. Em cần biết cách phòng tránh và tự đối phó với những tình huống khẩn cấp:

- Không đi theo người lạ và làm theo lời họ

- Không nhận quà của người lạ.

- Học thuộc số diện thoại của bố mẹ cũng như địa chỉ nhà mình.

Hoạt động nhóm.

- H thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến cho tùng tình huống

- Nêu kết quả.

(30)

- Kể cho bố mẹ hoặc thầy cô giáo nghe về người lạ gặp trong ngày.

Hoạt động 2: Ý kiến của em(10phút ) Em hãy quan sát tranh trong vở bài tập trang 31, 32 tô màu xanh vào hình tròn nếu hành động của bạn là đúng,

tô màu đỏ vào hình tròn nếu hành động của bạn là sai.

- Gv nhận xét.

- GV tổng kết chung

Hoạt động cá nhân.

- H quan sát rồi tô màu theo yêu cầu.

- H nêu kết quả đã tô màu.

Lắng nghe

SINH HOẠT TUẦN 13

I. MỤC TIÊU

-HS nhận ra ưu khuyết điểm trong tuần. Có hướng khắc phục và phát huy.

- Đề ra phương hướng tuần 14.

II. CHUẨN BỊ

ND nhận xét.

III. NỘI DUNG SINH HOẠT

1/ GV nhận xét chung:

...

...

...

...

- 2/ Phương hướng tuần 14:

- Tiếp tục thi đua giành nhiêù nhận xét tốt.

- Tiếp tục phong trào giờ học tốt, ngày học tốt.

- Tiếp tục XD đôi bạn cùng tiến.

- Thực hiện tốt ATGT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. Thi tìm tiếng có vần mới học. Kĩ năng: Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo. Thái độ: Giáo dục hs yêu thích môn học,

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv I.. Kĩ năng: phân biệt được x,

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi. Kiến thức: Biết được cách ứng xử văn minh, lịch sự khi đi bộ.. 2. Kĩ năng: Biết

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 9. Kỹ năng:

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 9. Kỹ năng:

c. Gv nêu cách chơi, luật chơi và tổ chức cho hs chơi. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của gv A.. Kĩ năng: phân biệt được x, ch với các âm khác. Thái độ: Yêu thích

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết. Thi tìm tiếng có vần mới học. Kĩ năng:.. - Rèn cho hs kỹ năng tính toán nhanh, thành thạo..

- Gv quan sát hs viết bài vào vở tập viết.. Gv nêu cách chơi và tổ chức cho hs chơi. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 9. 2.Kỹ năng: