• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 21 Tiết 21:

Ngày soạn: 27/01/2021 Ngày giảng: 30/01/2021

BÀI 22: VẼ TRANH

ĐỀ TÀI NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN (Tiết 1 - Vẽ hình)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu và biết hơn về bản sắc văn hoá dân tộc qua phong tục tập quán của miền quê trong ngày tết và mùa xuân

2. Kĩ năng:

- Vẽ được 1 tranh đề tài về ngày tết và mùa xuân 3. Thái độ:

- Học sinh thêm yêu quý quê hương đất nước thông qua tìm hiểu các hoạt động ngày tết và mùa xuân

* Tích hợp: Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh (Phân tích để HS tưởng nhớ công ơn Bác Hồ thể hiện trong tranh vẽ ngày Tết và mùa xuân).

4. Các năng lực được phát triển - Năng lực tư duy.

- Năng lực hợp tác.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực cảm thụ thẩm mỹ.

- Năng lực biểu đạt.

- Năng lực quan sát, đánh giá.

- Năng lực thực hành.

II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên

1.1.Tài liệu tham khảo - SGK, SGV.

2. Đồ dùng dạy học - Máy chiếu, máy tính

- Sưu tầm 1 số tranh ảnh về ngày tết và mùa xuân - Hình minh hoạ hướng dẫn cách vẽ

2.Học sinh

- SGK,vở ghi chép, một số tranh ảnh sưu tầm liên quan đến bài học, giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

- Phương pháp: Trực quan, quan sát, vấn đáp, gợi mở, luyện tập, thảo luận nhóm,…

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, giao nhiệm vụ.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC- GIÁP DỤC

(2)

1. Ổn định tổ chức: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) - Kiểm tra đồ dùng học tập.

3. Bài mới

Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới - Mục tiêu: GV giới thiệu bài.

- Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở.

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật động não, giao nhiệm vụ.

- Thời gian: 1 phút.

- Cách thức thực hiện

Giới thiệu bài: Yêu cầu lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát 1 bài có chủ đề về ngày tết và mùa xuân.

- GV: Cứ mỗi dịp xuân về tết đến là ai cũng náo nức,mọi người có dịp xum họp quây quần bên nhau,những người đi xa đều muốn trở về quê hương, nguồn cội. Tết và mùa xuân là chủ đề vô tận đối với các nhạc sĩ nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ để thể hiện đề tài ngày tết và mùa xuân ở các vùng miền khác nhau qua tranh vẽ chúng ta tìm hiểu bài: 22

Hoạt động 2

Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài - Mục tiêu

+ HS biết được một số hoạt động, phong cảnh trong ngày tết và mùa xuân.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, gợi mở.

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.

- Thời gian: (7p)

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

GV hướng HS vào bài:

- Tích hợp: GV chiếu một số hình ảnh về các hoạt động của ngày Tết và muà xuân:

? Em có cảm nhận gì về không khí của ngày Tết và mùa xuân?

?Em thấy những hình ảnh ấy có đẹp không?

- GV phân tích sự phát triển của đất nước hôm nay là nhờ có công lao to lớn của Bác Hồ, thể hiện qua sự hy sinh của Bác cho đất nước.Từ đó, thấy được sự đổi thay của quê hương,

- HS lắng nghe.

- Vui, nhộn nhịp,...

- Đẹp.

- HS lắng nghe.

I. Tìm và chọn nội dung đề tài

(3)

đất nước; vẻ đẹp nên thơ và bình yên của các vùng miền...để HS tưởng nhớ công ơn Bác Hồ.

? Ở quê hương em có những hoạt động gì trong ngày tết?

- Giáo viên giới thiệu một số các hoạt động trong những ngày tết trên các vùng miền ở nước ta.

- Cho học sinh xem 1 số tranh về ngày tết và lễ hội

? Nội dung tranh vẽ những gì?

? Bố cục và hình vẽ màu sắc trong tranh có đẹp không?

- Giáo viên phân tích kỹ về cách sắp xếp bố cục hình mảng chính, phụ, hình vẽ và cách sử dụng màu sắc trong các bài vẽ.

? Với đề tài này em có thể vẽ những gì?

- Vui chơi, đi chợ tết, đón giao thừa, hội làng, ném còn...

- HS quan sát tranh - Đấu vật, chọi gà, hội làng, ném còn...

- Bố cục chặt chẽ, hình vẽ đẹp màu sắc hài hoà phù hợp với nội dung

- HS lắng nghe.

- Thăm hỏi, chúc tụng, du xuân...

- Có nhiều hình ảnh về ngày Tết và mùa xuân:

vui chơi, thăm hỏi, chúc tụng, chợ Tết...

Hoạt động 3

Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh - Mục tiêu:

+ HS biết lựa chọn nội dung tranh và thực hiện các bước vẽ để hoàn thiện tranh đề tài ngày tết và mùa xuân.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp.

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.

- Thời gian: (7p)

- Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

? Nhắc lại các bước tiến hành của bài vẽ tranh đề tài?

? Với đề tài này em sẽ chọn nội dung gì để vẽ tranh

- HS nhắc lại 4 bước vẽ tranh đề tài.

- Chọn những hình ảnh về ngày Tết và mùa xuân ở quê hương

II. Cách vẽ tranh

1. Tìm hiểu và chọn nội dung đề tài

2. Tìm bố cục

(4)

? Tại sao phải vẽ các mảng hình chính, phụ - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ và tìm các mảng hình: mảng chính ở giữa tranh thể hiện nội dung tranh, mảng phụ hỗ trợ cho mảng chính.

- Giáo viên lưu ý học sinh chú ý đến các động tác của các nhân vật

- Tìm bố cục cho bài vẽ.

- HS lắng nghe và lĩnh hội kiến thức, áp dụng vào bài vẽ.

3. Vẽ hình

4. Vẽ màu

Hoạt động 4

Hướng dẫn học sinh làm bài - Mục tiêu:

+ HS thể hiện được bố cục tranh và hình vẽ về ngày tết và mùa xuân.

- Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thực hành.

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật động não, giao nhiệm vụ.

- Thời gian: (22p) - Cách thức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG

- Giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh cách vẽ. Cần chú ý giúp học sinh:

+ Cách tìm nội dung tranh + Cách tìm bố cục

+ Cách vẽ hình

- HS thực hiện vẽ bài theo suy nghĩ và cảm nhận riêng của mình về nội dung bộ đội dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

III. Thực hành

- Vẽ tranh đề tài: Ngày Tết và mùa xuân

Hoạt động 5

Đánh giá kết quả học tập - Mục tiêu

+ Học sinh trình bày nhận xét được bài tập của bản thân, của bạn theo các tiêu chí:

(5)

Nội dung tranh, Bố cục, hình vẽ, nét vẽ.

+ Rèn năng lực quan sát, đánh giá, giải quyết vấn đề, cảm thụ thẩm mỹ, biểu đạt.

- Phương pháp: Vấn đáp,trực quan, thảo luận.

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, động não.

- Thời gian: 5 phút . - Cách thức thực hiện:

- GV để HS tự treo bài theo nhóm, hướng dẫn HS nhận xét bài tập của bản thân, của bạn theo các tiêu chí:

+ Cách khai thác đề tài (rõ hay chưa rõ) + Các mảng hình (trọng tâm và phụ) + Các hình ảnh

+ Cảm nhận của mỗi học sinh về tranh đó.

- Gọi một vài HS nhận xét bài của bản thân và nhận xét bài của bạn khác.

- HS trả lời theo cảm nhận.

- GV chốt kiến thức, động viên, xếp loại một số bài.

- Nhận xét - Kết luận.

4. Hướng dẫn về nhà: (2 phút) - Bài tập về nhà:

+ Hoàn thành bài tập.

+ Sưu tầm thêm một số bài vẽ có đề tài về Ngày tết và mùa xuân

- Chuẩn bị bài mới: Tìm hiểu kĩ hơn về màu sắc, cách tô màu theo gam để phục vụ cho tiết học vẽ màu giờ sau.

V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

- Nội dung:... ...

- Phương pháp:...

- Thời gian:...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông (18p) - Mục tiêu: HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cách mổ tôm, các nội quan về hệ tiêu hóa, hệ thần kinh của tôm sông.. - Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, thiết kế thí

Nhận biết thêm 1 số đại diện khác của lớp hình nhện như: cái ghẻ, ve bò, bọ cạp thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau  Đặc điểm chung của lớp

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu

Mỏ cim ăn thịt Mỏ chim ăn côn trùng Mỏ chim hút mật Mỏ chim ăn hạt.. Mỏ chim