• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Tiết PPCT: 17

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH

I. Mục tiêu 1. Phẩm chất

- Yêu nước: Biết thể hiện tình yêu quê hương đất nước qua ngôn ngữ tiếng Việt - Chăm chỉ: Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.

+ Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

2. Năng lực

- Năng lực chung

+ Năng lực tự chủ và tự học: Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống

+ Năng lực giao tiếp: Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.

- Năng lực đặc thù

+ Năng lực ngôn ngữ: Biết nghe và đọc chính xác từ ngữ tiếng Việt, tránh việc bị ngọng và sử dụng sai nghĩa của từ tiếng Việt

- Năng lực tư duy ngôn ngữ, thưởng thức văn học.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tính tự lập, tự chủ, tự tin trong công việc và nhiệm vụ được giao

- Giáo dục lòng yêu tiếng Việt, biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu, bảng phụ - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b. Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c. Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.

- Các loại từ tiếng việt xét về cấu tạo d. Tổ chức thực hiện

Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv tổ chức cho hs chơi trò chơi « Ai nhiều hơn » - Gv chiếu hình ảnh minh hoạ để hs tìm

+ Tìm các tính từ chỉ điệu cười

+ Tìm các tính từ chỉ âm thanh của tiếng suối + Tìm các tính từ chỉ tiếng chim kêu

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Học sinh suy nghĩ, đứng tại chỗ trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động

- HS trình cá nhân

- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, dẫn dắt vào bài:

(2)

Các em đã được học từ là đơn vị tạo thành câu, để diễn đạt một ý trọn vẹn, nhưng ngoài ra từ còn có những công dụng khác nữa như biểu thị sắc thái ý nghĩa của câu. Vậy tác dụng ấy là gì chúng ta cùng vào bài học hôm nay.

2. Hoạt động 2 Hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Đặc điểm, công dụng

a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được đặc điểm và công dụng của từ tượng thanh và từ tượng hình trong các tác phẩm văn học, trong lời nói hàng ngày

b. Nội dung: Vận dụng sgk, kiến thức GV cung cấp để thực hiện nhiệm vụ.

c. Sản phẩm: Hiểu biết về từ tượng thanh và từ tượng hình d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu ngữ liệu Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chiếu ngữ liệu, y/c một hs đọc ngữ liệu - Hs trả lời cá nhân

1. Trong những từ gạch chân, từ nào gợi tả dáng vẻ, trạng thái của sự vật ?

2. Những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người?

3. Vậy em hiểu như thế nào về từ tượng hình, từ tượng thanh?

4. Hãy tìm thêm những từ tượng hình và tượng thanh?

5. Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, âm thanh...

như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?

6. Từ tượng hình và tượng thanh thường là những loại từ gì?

7. Những loại từ này thường sử dụng trong kiểu văn bản nào?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Hs suy nghĩ, trả lời ra giấy nháp - Gv quan sát, hướng dẫn

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động - Hs báo cáo kết quả, hs khác nghe - Kết quả dự kiến

1. Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc.

2. Hu hu, ư ử.

=> Những từ trên gọi là từ tượng hình, tượng thanh.

3. Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái -> Từ tượng hình.

- Từ mô phỏng âm thanh -> Từ tượng thanh

4. Hs 1: từ tượng hình: thướt tha, thập thò, lóng ngóng, đủng đỉnh, vội vã, lướt khướt…

4. Hs 2: từ tượng thanh: róc rách, sột soạt, lạch cạch, ầm ầm, rì rào, gâu gâu, tu hú…

5. Gợi âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

- Móm mém, xồng xộc...

-> Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ.

- Hu hu, ư ử

-> mô phỏng âm thanh.

-> Gợi âm thanh, hình ảnh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.

(3)

6. Thường là từ láy

7. Văn bản tự sự và miêu tả

Bước 4. Đánh giá, kết luận, nhận định - Gv và hs nhận xét, đánh giá, chốt - HS đọc ghi nhớ

2. Ghi nhớ

2. Hoạt động 2: Luyện tập

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua các bài tập.

b. Nội dung: Các bài tập trong sgk c. Sản phẩm: bài làm của hs d. Hướng dẫn thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV y/c hs đọc các bài tập trong sgk

- Gv chia lớp thành 5 nhóm theo màu sắc: xanh, đỏ, trắng, tím, vàng và y/c mỗi nhóm thảo luận một bài tập vào bảng phụ

+ N1: màu xanh thảo luận BT 1 + N2: màu đỏ thảo luận BT 2 + N3: màu trắng thảo luận BT 3 + N4: màu tím thảo luận BT 4 + N5: màu vàng thảo luận BT 5

- Các nhóm thảo luận trong vòng 4’. Sau khi thảo luận xong, các nhóm sẽ chuyển kết quả cho nhau để bổ sung, hoàn thiện: nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, nhóm 4 chuyển cho nhóm 5, nhóm 5 chuyển cho nhóm 1. Cứ thế các nhóm chuyển kết quả cho nhau đến khi các nhóm nhận được đúng kết quả của nhóm mình thì thôi

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận

- Gv quan sát, hướng dẫn Bước 3: Báo cáo kết quả

- Các nhóm treo kết quả kết quả lên bảng - Kết quả dự kiến

1. Bài tập 1

a. Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo b. Từ tượng thanh: bịch, bốp, soàn soạt.

2. Bài tập 2

- Từ tượng hình gợi tả dáng đi của người: lom khom, dò dẫm, ngất ngưởng, liêu xiêu, lò dò

3. Bài tập 3

- Ha hả: Gợi tả tiếng cười to, sảng khoái, đắc ý.

- Hì hì: Vừa phải, thích thú, hồn nhiên, hiền lành - Hô hố: To, vô ý, thô lỗ.

- Hơ hớ: Thoải mái, vui vẻ, vô duyên.

4. Bài tập 4

- Mưa lắc rắc trên mái tôn - Giọt châu lã chã khôn cầm

Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương." – Truyện Kiều - Trán mẹ lấm tấm mồ hôi

- Đường đi khúc khuỷu - Đom đóm lập lòe - Đồng hồ kêu tích tắc

- Mưa rơi lộp bộp, lộp bộp trên tàu lá chuối

(4)

- Dáng đi lạch bạch - Giọng nói ồm ồm - Gió thổi ào ào 5. Bài tập 5

- Bài thơ Qua Đèo Ngang

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động - Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá

- Gv chốt kết quả lên màn hình để hs tham khảo 3. Hoạt động 3: Vận dụng

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Viết đoạn văn có sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm của HS

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

? Hãy viết đoạn văn từ 7-9 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật lão hạc trong đó có sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh viết ra giấy nháp

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ - Hs báo cáo kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động - Gọi 2 hs đọc bài viết của mình

- Gv và hs cùng nhau nhận xét, đánh giá IV. Hướng dẫn về nhà

- Đặt hai câu có sử dụng từ tượng hình, hai câu có sử dụng từ tượng thanh.

- Học bài, hoàn thành bài tập, tập viết đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

- Chuẩn bị bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội (sưu tầm một số từ ngữ địa phương).

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

(5)

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Tiết PPCT: 18

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

I. Mục tiêu cần đạt 1. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức tiết kiệm thời gian; sử dụng thời gian hợp lí; xây dựng và thực hiện chế độ học tập, sinh hoạt hợp lí.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Năng lực tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

+ Năng lực giải quyết vấn đề: Phát hiện ra vấn đề và biết cách giải quyết vấn đề một cách triệt để

- Năng lực đặc thù:

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Biết vận dụng tiếng Việt một cách tốt nhất để liên kết đoạn văn trong một văn bản.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về cách sử dụng câu trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau

- Có trách nhiệm trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Kế hoạch bài dạy, máy tính, máy chiếu, bảng phụ - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.

III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài b. Nội dung: Thực hiện yêu cầu GV đưa ra

c. Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.

- Các loại từ tiếng việt xét về cấu tạo d. Tổ chức thực hiện

GV: Cho học sinh chơi trò chơi "chuyền đồ" (có thể là cục tẩy, cái bút, quyển sách….)

"Nào cùng chuyền đồ sang bên này Chuyền cho đều, chuyền cho khéo Anh ơi! Anh ơi!

Nếu sai xin mời anh ra

Nào cùng chuyền đồ sang bên này..."

Mỗi bạn sẽ có một đồ chơi đặt trước mặt. "Cô đếm 1 các bạn cầm đồ chơi bằng tay phải, 2 - các bạn nhấc đồ chơi lên, 3 - đặt trước mặt bạn ngồi bên phải". Làm thử, 1-2-3, 1- 2-3, 1-2-3,...(một dây chuyền đồ chơi chạy chạy như nhà máy sản xuất)

- Rèn kiên nhẫn: không được làm nhanh hơn mà cũng không chậm hơn. Nhiều trẻ ưng các hoạt động động nên thích nhanh nhanh, làm gì cũng nhanh nhanh nên việc chậm lại là cả một sự khó.

- Rèn sự chính xác: nếu bạn đặt quá gần hay quá xa đều làm cho "dây chuyền" bị khựng lại.

- Rèn sự chú ý: nếu bạn chỉ lo để ý nhìn người khác thì bạn sẽ bị...lỡ nhịp, đường chuyền sẽ bị dồn ứ, không đều nữa.

(6)

Xây dựng đoạn văn đã khó, nhưng để các đoạn văn ấy thực hiện tốt công việc thể hiện chủ đề, mạch lạc và logích phải cần đến sự liên kết. Vậy liên kết trong văn bản là gì? Người ta thường dùng các cách liên kết nào trong văn bản? Bài học hôm nay sẽ làm rõ điều đó.

2. Hoạt động hình thành kiến thức

2.1. Hoạt động 1: Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản

a. Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động

b. Nội dung: các đoạn văn có sự liên kết và tác dụng của nó c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi

d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ : Hướng dẫn hs tìm hiểu ngữ liệu - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv chiếu phần ngữ liệu, y/c hs đọc ngữ liệu trên màn hình.

+ Y/c hs thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi

1. Nội dung của hai đoạn văn trên là gì? 2 đoạn văn trên có mối liên hệ gì không ? Tại sao?

2. Cụm từ “Trước đó mấy hôm” viết thêm vào đầu đoạn văn 2 có tác dụng gì? 2 đoạn văn liên kết với nhau như thế nào?

3. Cụm từ này có tác dụng gì trong văn bản ? 4. Liên kết đoạn văn trong văn bản có tác dụng gì ? 5. Cần làm gì để tạo được liên kết đoạn?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

+ Hs thảo luận. Gv quan sát, hướng dẫn - Bước 3: Báo cáo kết quả

+ Hs báo cáo kết quả sau khi thảo luận + Kết quả dự kiến

1. Đ1: Tả cảnh sân trường Mĩ Lý trong ngày tựu trường

+ Đ2: Cảm giác của “tôi” 1 lần ghé thăm trường trước đây

- Cả hai đoạn đều nói về một ngôi trường nhưng giữa hai sự việc không có mối liên hệ với nhau => việc tả và cảm nhận không cùng thời điểm (hiện tại - quá khứ) => người đọc hụt hẫng.

2. Sự liên tưởng này tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa 2 đoạn văn với nhau -> liền ý, liền mạch

3. Phương tiện liên kết.

4. Giúp đoạn văn liền mạch, liền ý, thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng.

5. Sử dụng từ ngữ liên kết

- Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức.

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu - Ngữ liệu 1

+ Đ1: tả cảnh sân trường Mĩ Lý ngày tựu trường.

+ Đ2: cảm giác của “tôi” 1 lần ghé thăm trường.

-> Không có sự liên kết

- Ngữ liệu 2

Cụm từ “Trước đó mấy hôm” - Bổ sung ý nghĩa thời gian-> làm cho 2 đoạn văn liền ý, liền mạch.

2. Ghi nhớ 1

2.2. Hoạt động 2: Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản

(7)

a. Mục tiêu: Hs hiểu được các cách liên kết đoạn văn trong văn bản b. Nội dung: Các đoạn văn có sử dụng các cách liên kết

c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi d. Tổ chức th c hi nự ệ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu về từ ngữ dùng để liên kết trong đoạn văn

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv chiếu phần ngữ liệu, y/c hs đọc ngữ liệu trên màn hình.

1. Xác định những từ ngữ có tác dụng liên kết trong ngữ liệu a, b, c?

2. Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng ngữ liệu?

3. Kể thêm các phương tiện liên kết khác?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs viết câu trả lời ra giấy nháp + Gv quan sát

- Bước 3: Báo cáo kết quả + Hs trả lời câu hỏi

+ Kết quả dự kiến 1. a) Sau khâu tìm hiểu b) Nhưng

c) Nói tóm lại

2. a) Liệt kê c) Tổng kết, khái quát.

b) Tương phản, đối lập

3.a) Trước hết, đầu tiên, sau nữa, cuối cùng, một là,...

b) Trái lại, tuy vậy, ngược lại...

c) Nhìn chung, tổng kết lại, nói một cách khái quát...

- Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức.

? Từ “đó” thuộc từ loại nào ? Kể thêm 1 số từ cùng loại ?

- Là chỉ từ -> Này, kia, ấy, nọ

? “Trước đó” là thời điểm nào ? Tác dụng của từ

“đó” ?

- Là thời quá khứ -> Liên kết 2 đoạn văn.

* Nhiệm vụ 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu về việc dùng câu nối để liên kết trong đoạn văn

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv chiếu phần ngữ liệu, y/c hs đọc ngữ liệu trên màn hình và trả lời các câu hỏi

? Xác định câu nối dùng để liên kết 2 đoạn văn ? Vì sao?

1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn

1.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu a) Sau khâu tìm hiểu phương tiện b) Nhưng liên kết c) Nói tóm lại

- Mối quan hệ giữa các đoạn văn:

a) Quan hệ liệt kê.

b) Quan hệ tương phản, đối lập c) Quan hệ tổng kết, khái quát.

1.2. Ghi nhớ

2. Dùng câu nối để liên kết đoạn văn

(8)

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs viết câu trả lời ra giấy nháp + Gv quan sát

- Bước 3: Báo cáo kết quả + Hs trả lời câu hỏi

+ Kết quả dự kiến

- ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy.

-> nối tiếp, phát triển ý ở cụm từ “bố đóng sách cho mà đi học” ở đoạn văn trên.

- Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức.

? Qua phân tích các ngữ liệu, em thấy các đoạn văn trong VB có cần liên kết không? Có mấy cách liên kết ?

- 2 HS phát biểu - 1 HS đọc ghi nhớ.

2.1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu - Câu nối “ái dà... đấy”.

-> Nối tiếp, phát triển ý đoạn văn trước.

2.2. Ghi nhớ

3. Hoạt động 3: Luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận các bài tập c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận

d. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chia lớp thành 4 nhóm và y/c các nhóm thảo luận BT + N1,3: BT 1

+ N2,4: BT 2

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh thảo luận, gv quan sát - Bước 3: Báo cáo, thảo luận + Đại diện báo cáo kết quả + Kết qua dự kiến

1. Bài tập 1

a) Nói như vậy: Tổng kết.

b) Thế mà: Tương phản.

c) Cũng : Nối tiếp, liệt kê .

Tuy nhiên: tương phản ( nối Đ2, Đ3) 2. Bài tập 2

a) Từ đó. c) Tuy nhiên.

b) Nói tóm lại. d) Thật khó trả lời.

- Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức.

4. Củng cố: 2’

- Thế nào là liên kết đoạn văn trong văn bản? Những phương tiện dùng để liên kết đoạn văn là gì?

IV. Hướng dẫn về nhà - Học bài, làm BT 3.55.

- Chuẩn bị: Tóm tắt văn bản tự sự/60.

+ Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi trong sgk + Chuẩn bị BT phần luyện tập

(9)

+ Mỗi hs chuẩn bị tóm tắt một văn bản tự sự đã học V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Trường TH&THCS Việt Dân Tổ khoa học xã hội

Tiết PPCT: 19

Họ và tên giáo viên Nguyễn Thị Huyền

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI - Tóm tắt văn bản tự sự (Khuyến khích hs tự đọc) - Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự (Khuyến khích hs tự đọc)

I. Mục tiêu 1. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Có ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy từ ngữ địa phương.

- Chăm chỉ: Có ý thức tự giác trong học tập.

2. Năng lực

- Năng lực chung

+ Năng lực giao tiếp và hợp tác: Nhận ra được ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong giao tiếp. Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nahu trong học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề: xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng về việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong văn bản hoặc giao tiếp hàng ngày.

* Tích hợp giáo dục đạo đức học sinh: giáo dục tình yêu tiếng Việt, yêu tiếng nói của dân tộc từ việc hiểu đúng về từ địa phương và biệt ngữ xã hội.

- Có trách nhiệm với việc giữ gìn và phát huy tiếng nói của dân tộc theo từng vùng miền và từng từng lớp nhất định

- Phải giản dị trong việc sử dụng từ ngữ, biết mượn từ ngữ tùy từng trường hợp sử dụng.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Máy tính, máy chiếu, phiếu HT, sgk, thiết kế bài giảng III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu nội dung bài học b. Nội dung: Hình ảnh một ố loại cây, quả, củ, con vật

c. Sản phẩm: HS trình bày được đúng yêu cầu.

(10)

d. Tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ + GV cho học sinh xem một số hình ảnh

? Hãy chi ra tên gọi của những loại cây, củ, con vật quả trên ở những địa phương khác à em biết?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + HS làm việc cá nhân

- Bước 3: Báo cáo kết quả

+ Khoảng 1- 2 hs chia sẻ trước lớp.

- Bước 4: Kết luận, nhận định + GV nhận xét, động viên, dẫn dắt

Tiếng việt là thứ tiếng có tính thống nhất cao. Người Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có thể hiểu được tiếng nói của nhau. Tuy nhiên, bên cạnh sự thống nhất cơ bản đó, tiếng nói mỗi địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từ địa phương, biệt ngữ xã hội ở một số vùng miền và ở một tầng lớp xã hội nhất định.

2. Hoạt động hình thành kiến thức 2.1. Hoạt động 1: Từ ngữ địa phương

a. Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương, phân biệt được từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân

b. Nội dung: Từ ngữ địa phương sgk

c. Sản phẩm: Câu trả lời của hs, vở ghi, giấy nháp d. Tổ chức thực hiện

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu ngữ liệu - Bước 1 : Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chiếu ngữ liệu. Y/c hs đọc và trả lời câu hỏi

(11)

1. Hai từ “ bắp”,”bẹ” có nghĩa là gì ?

2. Từ nào là từ địa phương, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân ? Tại sao ?

3. Em hiểu thế nào là từ địa phương ?

4. Hãy tìm một số từ ngữ địa phương mà em biết và cho biết nó thuộc địa phương nào?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Gv suy nghĩ trả lời câu hỏi

+ Gv quan sát, hướng dẫn, điều chỉnh, nhắc nhở - Bước 3: Báo cáo kết quả

+ Hs trả lời miệng + Kết quả dự kiến 1. Bắp, bẹ: ngô

2. bắp: dùng ở các tỉnh miền Trung và miền Nam - bẹ: được dùng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc.

- ngô : được sử dụng phổ biến trong toàn dân.

3. Từ ĐP --> Dùng ở một số địa phương nhất định.

- Từ toàn dân -->nó nằm trong vốn từ vững toàn dân, có tính chuẩn mực văn hoá cao, được sử dụng rộng rãi.

4. Tía: cha, má: mẹ ( miền Nam), đài: cái gầu múc nước...(miền Trung)

- Bước 4: Đánh giá, kết luận, nhận định + Gv và hs nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt

- Gv cho hs nghe bài hát Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh

- Y/c hs phát hiện từ địa phương đc sử dụng trong bài hát và từ toàn dân tương ứng

- Hs tìm:

+ Chư: dù + Mô: đâu + Chi: gì + Truông: sông - HS đọc ghi nhớ

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu - Bắp, bẹ: ngô

- Từ “bắp”, “bẹ”: --> Từ địa phương

- Ngô: Sử dụng rộng rãi trong toàn dân --> Từ ngữ toàn dân

2 . Ghi nhớ 1

2.2. Hoạt động 2: Biệt ngữ xã hội

a. Mục tiêu: Hs hiểu được thế nào là biệt ngữ xã hội b. Nội dung: Các ngữ liệu có sử dụng biệt ngữ xã hội c. Sản phẩm: Hs trình bày miệng, vở ghi

d. Tổ chức th c hi nự ệ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ: Tìm hiểu ngữ liệu về biệt ngữ xã hội - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Gv chiếu phần ngữ liệu, y/c hs đọc ngữ liệu trên màn hình.

+ Gv chia lớp tành 6 nhóm

+ Y/c hs thảo luận theo nhóm nhỏ và trả lời câu hỏi Nhóm 1,2,3 thảo luận ngữ liệu 1

Nhóm 4,5,6 thảo luận ngữ liệu 2

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(12)

+ Ngữ liệu 1:

1. Tại sao trong đoạn văn lúc thì dùng mẹ, lúc lại dùng mợ?

2. Tầng lớp nào thường dùng?

+ Ngữ liệu 2:

1. Em hiểu ngỗng, trúng tủ là gì?

2. Tầng lớp nào thường dùng?

3. Các từ : Trẫm, khanh, long sàng, ngự thiện có nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Các nhóm thảo luận trong 4’

+ Gv quan sát, hướng dẫn

- Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận + Đại diện nhóm báo cáo kết quả + Kết quả dự kiến

+ Nhóm 1,2,3

1.- mẹ -> trong lời kể, đối tượng là độc giả.

- mợ -> lời thoại của bé Hồng trong cuộc đối thoại với người cô => hai người cùng tầng lớp xã hội.

2. Tầng lớp trung lưu, thượng lưu trước CM tháng 8- 1945 thường dùng - thể hiện sự sang trọng.

+ Nhóm 4,5,6

1. Ngỗng: được điểm 2

- Trúng tủ: trúng vào những gì mình đã đoán trước và đặc biệt đọc kĩ, nắm vững để thi

2. Học sinh thường dùng

3. Trẫm : Là cách xưng hô của vua.

- Khanh : Là cách vua gọi các quan.

- Long sàng : Là giường của vua - Ngự thiện : Là vua dùng bữa.

=> Tầng lớp các vua quan trong triều đình phong kiến thường dùng các từ ngữ này.

- Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức.

- Đó là biệt ngữ xã hội. Em hiểu thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ?

- Đọc ghi nhớ 2

* Ngữ liệu 1

- Mẹ: dùng trong lời kể.

- Mợ: dùng trong xưng hô với cô.

--> Mợ được tầng lớp trung lưu, thượng lưu dùng.

* Ngữ liệu 2

- Ngỗng, trúng tủ --> HS hay dùng.

2. Ghi nhớ 2

3. Hoạt động 3: Sử dụng từ ngữ ĐP và biệt ngữ xã hội

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận các bài tập c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận

d. T ch c th c hi nổ ứ ự ệ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

* Nhiệm vụ: Tìm hiểu ngữ liệu về việc sử dụng từ ngữ ĐP và biệt ngữ xã hội

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ + Gv y/c hs trả lời các câu hỏi

1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu

(13)

1. Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý những gì ? Tại sao ?

2. Tại sao trong văn thơ vẫn sử dụng từ địa phương và biệt ngữ XH?

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Hs thực hiện nhiệm vụ sau:

- Bước 3: Báo cáo kết quả + Hs trả lời miệng

+ Kết quả dự kiến 1. Không đc lạm dụng

- Vì không phải ai cũng biết từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội nên nếu lạm dụng thì người nghe sẽ khó hiểu 2. Tăng màu sắc địa phương, tầng lớp XH, tính cách NV.

- Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động

+ GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt kiến thức.

- GV cho tình huống:

- Lan ơi! Cậu ra trước cươi lấy cho mình cấy chủi. Đi cho khéo không bổ cảy trục cúi đó nghe.

? Lan có nên nói với Hoa thế này khi Lan và Hoa là người không cùng quê? Tại sao?

- Không vì Hoa sẽ không hiểu Lan nói gì - GV gọi hs đọc toàn bộ ghi nhớ sgk

- Lạm dụng sẽ gây khó hiểu.

- Trong văn chương dùng biệt ngữ XH và từ địa phương -->

Tăng màu sắc địa phương, tầng lớp XH, tính cách NV.

2. Ghi nhớ 3

4. Hoạt động 4: Luyện tập

a. Mục tiêu: Hs hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.

b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận các bài tập c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận

d. Tổ chức thực hiện

- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv chia lớp thành 4 nhóm theo tổ, mỗi nhóm thảo luận một bài tập trong 5’ ra bảng phụ, phiếu học tập

+ Tổ 1: BT 4 + Tổ 2: BT 3 + Tổ 3: BT 2 + Tổ 4: BT 1

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ + Học sinh thảo luận

- Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Các nhóm thảo luận, treo kết quả lên bảng và đại diện nhóm trình bày 1. Bài tập 1

* Vùng Nghệ An – Hà Tĩnh - Ngái : Xa

- Chộ : Thấy - Cươi : Sân

* Miền Nam : - Nón : Nón và mũ - Cá lóc : Cá quả

* Quảng Nam – Đà Nẵng : - Giỏ : Túi xách

(14)

- Đậu khuôn : Đậu phụ - Xì dầu : Nước tương 2. Bài tập 2

- Học gạo: học 1 cách máy móc.

- Phao: tài liệu để quay cóp khi thi.

- Học vẹt: học thuộc long mà không nắm được bản chất, không hiểu - Tám : Nói chuyện tầm phào với nhau.

- Bị lên lớp : Bị chỉ trích , phê phán - Nồi cơm điện : Mũ bảo hiểm.

- Bị cắm sừng : Vợ (chồng) ngoại tình.

3. Bài tập 3

- Nên dùng từ địa phương: a 4. Bài tập 4

- Gan chi gan rứa mẹ nờ ?

Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai . (Tố Hữu)

- Bầm ơi...

- Bây chừ sông nước về ta...- Răng không cô gái trên sông...

- Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động - Gv và hs nhận xét, đánh giá

- Gv chiếu BT để hs tham khảo IV. Hướng dẫn về nhà

- Học bài, hoàn thiện bài tập

- Tự đọc bài: Tóm tắt văn bản tự sự và luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

? Theo em vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự?

? Khi tóm tắt Vb tự sự chủ yếu dựa vào những yếu tố nào?

? Em hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?

? Muốn viết được một văn bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì ? Thực hiện theo trình tự nào ?

- Làm các bài tập phần luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

- Chuẩn bị: Trợ từ, thán từ, sưu tầm thơ, văn có dùng trợ từ, thán từ.

- Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi - Chuẩn bị BT phần luyện tập V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +