• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
23
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 22

Ngày soạn: 24/4/2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 27 tháng 04 năm 2020 Toán

Tiết 85: Luyện tập

I.Mục tiêu 1.Kiến thức:

- Củng cố cách giải bài toán có lời văn, và biết cách trình bày 2. Kĩ năng

- Giúp hs biết giải bài toán và trình bày bài giải, biết thực hiện cộng trừ các số đo độ dài 3. Thái độ

- Ý thức học bài và làm bài tự giác.

II. Chuẩn bị

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT III. Hoạt động dạy học :

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.KTBC( 5’)

- Đặt đề toán và giải theo sơ đồ tóm tắt sau:

Tóm tắt:

Có : 12 bức tranh Thêm : 5 bức tranh Có tất cả : ... bức tranh?

- Nhận xét về kiểm tra bài cũ.

B.Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới Bài 1: ( 8’)

- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài.

- Nhận xét, sửa sai Bài 2: ( 6’)

- Gọi nêu yêu cầu của bài:

- GV gợi ý để học sinh viết tóm tắt bài toán và giải.

- Tuyên dương bạn làm nhanh và đúng.

Bài 3 ( 5’)

- Giải bài toán theo tóm tắt sau:

- Học sinh đặt đề toán và giải Giải

Số bức tranh có tất cả là:

12 + 5 = 17 (bức)

Đáp số: 17 bức tranh

- Học sinh nhắc tựa.

- Đọc đề toán, quan sát tóm tắt đề toán và ghi số thích hợp vào chỗ trống và giải.

Giải:

Số quả bóng An có tất cả là:

4 + 5 = 9 (quả bóng)

Đáp số : 9 (quả bóng) - Hs nêu yêu cầu của bài

- Nêu( viết) tóm tắt và trình bày bài giải Giải

Số bạn của tổ em có tất cả là:

5 + 5 = 10 (bạn) Đáp số: 10 bạn.

- Học sinh tự giải và nêu miệng kết quả cho lớp nghe.

- Hs đọc lại tóm tắt

(2)

Tóm tắt

Có : 2 gà trống Có : 5 gà mái

Có tất cả : .... con gà

- Gv nhận xét

Bài 4: ( 6’)Đọc phần hướng dẫn mẫu 2 cm + 3 cm = 5 cm

+ Làm thế nào để em viết tiếp kết quả phép tính sau?

- Cho HS làm vào vở và chữ bài C.Củng cố, dặn dò( 5’)

+ Hỏi tên bài.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

- Chuẩn bị bài sau: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

- Hs giải vào vở Bài giải

Có tất cả số con gà là:

2 + 5 = 7 (con)

Đáp số: 7con gà - Gọi nêu yêu cầu của bài:

- Hs trả lời

- Học sinh làm và nêu kết quả.

- Học sinh nêu nội dung bài.

--- Học vần

Bài 98: UÊ - UY

I.Mục tiêu 1.Kiến thức

- Đọc được: uê, uy, huệ, huy, bông huệ, huy hiệu , từ và đoạn thơ ứng dụng ;

*NDĐC: Giảm phần Luyện nói. Chuyển nội dung tập viết trên bảng con và tập viết trên vở ô li sang giờ Tập viết.

2.Kĩ năng

- Rèn cho HS đọc thành thạo tiếng , từ có chứa vần uê, uy 3.Thái độ

- Giúp học sinh biết được một số phương tiện dùng để đi lại và biết cách phòng tránh một số tai nạn có thể xảy ra.

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc

*QTE: Quyền được tham quan, du lịch(HĐ2) II.Chuẩn bị

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT III.Hoạt động dạy học

Hoạt động của gv

I. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Hs đọc bài trong sgk

- Gv đọc cho học sinh viết bảng con: ngoan ngoãn, khoai lang, khoa học

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

Hoạt động của hs

- 1 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Hs viết bảng con

(3)

2. Dạy vần: (18’) Vần ich

a. Nhận diện vần: Đưa slides

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uê - Gv giới thiệu: Vần uê được tạo nên từ u và ê - Cho hs ghép vần uê vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gọi hs đọc: uê

- Gv đưa slides huệ và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng huệ

(Âm h trước vần uê sau, thanh nặng dưới ê.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: huệ

- Cho hs đánh vần và đọc: hờ - uê – huê – nặng – huệ - Gọi hs đọc toàn phần: : uê

huệ bông huệ Vần uy:

(Gv hướng dẫn tương tự vần uê.) uy huy huy hiệu - So sánh uê với uy.

+ Giống nhau: Âm đầu là u.

+ Khác nhau : Vần uê có âm cuối là ê, vần uy có âm cuối là uy.

c. Đọc từ ứng dụng: (8’) - Đưa slides

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: cây vạn tuế, tàu thủy, xum xuê, khuy áo.

Giáo viên đưa slides cho hs quan sát tranh để đưa ra câu ứng dụng

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (18’) - Gọi hs đọc lại bài.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trong sách.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng. Đưa slides - Gv đọc mẫu:

Cỏ mọc xanh chân đê Dâu xum xuê lương bãi Cây cam vàng thêm trái Hoa khoe sắc nơi nơi.

- Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: xuê

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs ghép vần uê.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân

- Thực hành như vần uê.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

Quan sát tranh và đọc câu ứng dụng

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

(4)

- Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

- Đưa slides giới thiệu các phương tiện đi lại.

- Gọi HS nêu tên các phương tiện

- Khi tham gia giao thông cần quan sát kĩ và cẩn thận phòng tránh một số tai nạn có thể xảy ra.

III. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Gọi hs đọc lại bài. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 99.

- Đọc cá nhân.

- HS nêu

- Hs đọc và thi tìm tiếng có vần mới.

--- Học vần

Bài 99: UƠ – UYA

( Dạy tiết 1) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hs nhận biết được uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya từ và đoạn thơ ứng dụng . 2. Kĩ năng:

- Đọc viết được: uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya, từ ứng dụng . 3. Thái độ:

- Giúp học sinh có thái độ học tập nghiêm túc II. Chuẩn bị

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT

III. Hoạt động dạy- học

Hoạt động của gv:

I - Kiểm tra bài cũ : (5’) - Hs đọc bài trong sgk

Cỏ mọc xanh chân đê Dâu xum xuê lương bãi Cây cam vàng thêm trái Hoa khoe sắc nơi nơi.

- Viết: bông huệ, huy hiệu.

- Gv nhận xét II- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: Gv nêu Vần uơ

a. Nhận diện vần: Đưa slides

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uơ - Gv giới thiệu: Vần uơ được tạo nên từ u và ơ - Cho hs ghép vần uơ vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gọi hs đọc: uơ

- Gv đưa slides huơ và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng huơ (Âm h trước vần uơ sau.)

Hoạt động của hs:

- 3hs.

- Hs viết bảng con

- Hs viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs ghép vần uê.

(5)

- Yêu cầu hs ghép tiếng: huơ

- Cho hs đánh vần và đọc: hờ - uơ – huơ . - Gọi hs đọc toàn phần: : uơ

huơ huơ vòi Vần uya:

(Gv hướng dẫn tương tự vần uơ.) uya khuya đêm khuya - So sánh uơ với uya.

+ Giống nhau: Âm đầu là u.

+ Khác nhau : Vần uơ có 2 ân ghép lại có âm cuối là ơ , vần uya có 3 âm ghép lại âm y đứng giữa, âm cuối là a.

c. Đọc từ ứng dụng: (8’) - Đưa slides

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: thuở xưa, huơ tay, giấp pơ – luya, trăng khuya.

Giáo viên đưa slides cho hs quan sát tranh để đưa ra câu ứng dụng

III- Củng cố- dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs chuẩn bị tiết 2 của bài

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân

- Thực hành như vần uơ

- 1 vài hs nêu.

- Hs thực hiện.

---

Ngày soạn: 25/4/2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 28 tháng 04 năm 2020

Học vần

Bài 99: UƠ – UYA ( Dạy tiết 2)

I.Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Hs nhận biết các tiếng chứa vần đang học trong đoạn thơ ứng dụng .

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

2. Kĩ năng:

- Đọc viết được: uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya, từ và câu ứng dụng cuối bài - Phát triển từ 2-4 câu theo chủ đề; sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.

3. Thái độ:

- Giúp học sinh nhận biết được các buổi trong ngày.

*QTE: Quyền có gia đình, được mọi người trong gia đình yêu thương chăm sóc(HĐ2) II. Chuẩn bị

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT III. Hoạt động dạy- học

(6)

Hoạt động của gv:

I - Kiểm tra bài cũ : (5’)

Đưa slides có các từ: thuở xưa, huơ tay, giấp pơ – luya, trăng khuya.

- Viết: bông huệ, huy hiệu.

- Gv nhận xét II- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: Gv nêu 2 - Luyệntập:

a- Đọc sgk: (15’)

- Đưa slides có đoạn thơ:

Nơi ấy ngôi sao khuya Soi vào trong giấc ngủ Ngọn đèn khuya bóng mẹ Sáng một vần trên sân.

- GV đọc mẫu - Gọi HS đọc

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

- Đọc thầm câu ứng dụng tìm tiếng mới chứa vần uya.

- Đọc đoạn thơ ứng dụng - Đọc toàn bài trong sgk b- Luyện nói: (5’)

- Đưa slides về chủ đề luyện nói.

- Nêu chủ đề luyện nói: Sáng sớm, chiều tối, đêm khuya.

- Cảnh trong tranh là cảnh của buổi nào trong ngày?

- Trong tranh em thấy người hoặc vật đang làm gì?

- Em tưởng tượng xem người ta còn làm gì nữa vào các buổi này?

- Nói về 1 số công việc của em hoặc 1 người nào đó trong gia đình em thường làm vào các buổi trong ngày.

(GDQTE)

c- Luyện viết: (10’)

- Giáo viên hướng dẫn: uơ, uya, huơ vòi, đêm khuya.

- Gv nhắc hs tư thế ngồi và cách cầm bút.

- Luyện viết vở tập viết - Gv nhận xét

III- Củng cố- dặn dò: (2’) - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà học bài và làm bài tập. Xem trước bài 100.

Hoạt động của hs:

- 3hs.

- Hs viết bảng con

- Quan sát

- HS đọc bài - 1vài hs nêu - 1vài hs nêu - 5hs

- 10hs

- HS quan sát - 1hs nêu - 1vài hs nêu - Vài hs nêu.

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

- Hs viết bài

(7)

Học vần

Bài 100: UÂN - UYÊN

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: HS nhận biết được: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyên ; từ và đoạn thơ ứng dụng.

*NDĐC: Giảm phần Luyện nói. Chuyển nội dung tập viết trên bảng con và tập viết trên vở ô li sang giờ Tập viết.

2. Kĩ năng

- Rèn cho HS đọc thành thạo tiếng , từ có chứa vần uân, uât 3. Thái độ: Hs có ý thức học tập nghiêm túc

QTE: Quyền được cung cấp thông tin đọc sách báo(HĐ2) II.Chuẩn bị

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT III.Hoạt động dạy học

Hoạt động của gv

I. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Hs đọc bài trong sgk:

Nơi ấy ngôi sao khuya Soi vào trong giấc ngủ Ngọn đèn khuya bóng mẹ Sáng một vần trên sân.

- Gv đọc cho học sinh viết bảng con: thuở xưa, trăng khuya.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

II. Bài mới :

1. Giới thiệu bài: Gv nêu.

2. Dạy vần: (18’) Vần uân

a. Nhận diện vần: Đưa slides

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uân

- Gv giới thiệu: Vần uân được tạo nên từ u , â và n - Cho hs ghép vần uân vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gọi hs đọc: uân

- Gv đưa slides xuân và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng xuân (Âm x trước vần uân sau.) - Yêu cầu hs ghép tiếng: xuân

- Cho hs đánh vần và đọc: xờ- uân – xuân.

- Gọi hs đọc toàn phần: : uân xuân

Hoạt động của hs

- 1 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- Hs viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs ghép vần uê.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân

(8)

mùa xuân Vần uyên:

(Gv hướng dẫn tương tự vần uê.) uyên chuyền bóng chuyền - So sánh uân với uyên.

+ Giống nhau: Âm đầu là u, âm đứn cuối là n.

+ Khác nhau : Vần uân đứng giữa là ân â, vần uyên đứng giữa là yê)

c. Đọc từ ứng dụng: (8’) - Đưa slides

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: huân chương, tuần lễ, chim khuyên, kể chuyện.

Giáo viên đưa slides cho hs quan sát tranh để đưa ra câu ứng dụng

- Gv nhận xét, sửa sai cho hs.

3. Luyện tập:

a. Luyện đọc: (18’) - Gọi hs đọc lại bài.

- Gv nhận xét đánh giá.

- Cho hs luyện đọc bài trong sách.

- Giới thiệu tranh vẽ của câu ứng dụng. Đưa slides - Gv đọc mẫu:

Chim én bận đi đâu Hôm nay về mở hội Lượn bay như dân lối Rủ mùa xuân cùng về - Cho hs đọc câu ứng dụng

- Hs xác định tiếng có vần mới: xuân - Cho hs đọc toàn bài trong sgk.

- Đưa slides giới thiệu tranh - Gọi HS nêu tranh

*QTE: Các em có thích đọc truyện không ? + Hãy kể tên một số truyện mà em biết ? + Hãy kể tên một truyện mà em thích nhất ? - GV nhận xét và nêu ý gd HS

III. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Gọi hs đọc lại bài. Thi tìm tiếng có vần mới học.

- Gv tổng kết cuộc chơi và nhận xét giờ học.

- Về nhà luyện đọc và viết bài; Xem trước bài 101.

- Thực hành như vần uê.

- 1 vài hs nêu.

- 5 hs đọc.

Quan sát tranh và đọc câu ứng dụng

- 5 hs đọc.

- Vài hs đọc.

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs theo dõi.

- 5 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- Đọc cá nhân.

- HS nêu

- Hs đọc và thi tìm tiếng có vần mới.

(9)

Tự nhiện và xã hội

Bài 22: Cây rau- Cây hoa

I- Mục đích yêu cầu: Giúp hs biết:

- Kể được tên và nêu lợi ích của một số loại cây rau và cây hoa - Chỉ được rễ, thân, lá, hoa của rau và cây hoa.

- Hs có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã rửa sạch.

- Hs có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây hoa .

*QTE: Quyền được sống trong môi trường thiên nhiên trong lành - Bổn phận tham gia bảo vệ thiên nhiên, yêu quý thiên nhiên.

NDĐC: Chuyển 2 tiết thành 1 tiết

II-Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Nhận thức hậu quả không ăn rau và ăn rau không sạch.

- Kỹ năng ra quyết định: Thường xuyên ăn rau, ăn rau sạch.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cây rau.

- Phát triển kỹ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.

III.Các phương pháp /kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.

- Thảo luận nhóm/ cặp.

- Tự nói với bản thân.

- Trò chơi.

IV.Đồ dùng dạy học:

- Hình ảnh các cây rau trong sgk.

- Máy tính

V- Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của gv:

1. Ổn định:

- Gv ổn định lớp 2. Giới thiệu bài

- Gv giới thiệu bài: Bài 22: Cây rau- Cây hoa

3. Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận chính của cây rau .

- Gv yêu cầu hs quan sát cây rau rồi trả lời các câu hỏi:

+ Hãy chỉ và nói rễ, thân, lá của cây rau. Trong đó bộ phận nào ăn được?

+ Em thích ăn loại rau nào?

- Gọi hs trình bày trước lớp.

- Kết luận: Có nhiều loại rau, các cây rau đều có: rễ, rhân, lá...

4. Hoát động 2 : Tìm hiểu các bộ phận chính của cây hoa .

- GV cho HS lần lượt kể tên một số cây hoa mà em biết .

Hoạt động của hs:

- Hs lắng nghe và nhắc lại tên bài học

- Hs quan sát và trả lời các câu hỏi

- Hs trình bày trước lớp, bạn khác nhận xét bổ sung

- Hs lắng nghe

- Hs kể một số cây hoa mà em biết - Hs lắng nghe

(10)

- GV nêu : Các cây hoa rất khác nhau, đa dạng về đặc điểm bên ngoài như màu sắc, hình dạng, kích thước . . . nhưng các cây hoa đều có chung về mặt cấu tạo. Vậy cấu tạo của cây hoa gồm những bộ phận chính nào?

- GV cho HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi + Cây hoa có nhiều lá không ?

+ Cây hoa có nhiều bông hoa hay ít bông hoa + Cây hoa có nhiều rễ không ?

+ Lá cây hoa có gai không ?

- GV cho HS vẽ các bộ phận chính của một cây hoa.

- GV hướng dẫn HS so sánh và đối chiếu.

- GV gọi 3 – 4 HS nhắc lại tên các bộ phận chính của một cây hoa.

5. Hoạt động 3: Làm việc với sgk: Tìm hiểu về lợi ích của cây rau và việc trồng hoa .

a. Tìm hiểu về lợi ích của cây rau

- Yêu cầu hs quan sát tranh đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.

- Gọi hs thực hành hỏi và trả lời trước lớp.

+ Các em thường ăn loại rau nào?

+ Tại sao ăn rau lại tốt?

+ Trước khi dùng rau làm thức ăn người ta phải làm gì?

- Kết luận: Ăn rau có lợi cho sức khỏe, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng...

b. Tìm hiểu lợi ích của cây hoa

- Cho HS quan sát tranh: 1 em nêu câu hỏi, 1 em trả lời, các em khác bổ sung.

+ Các hình trang 48, 49 vẽ các loại hoa nào?

+ Các em còn biết loại hoa nào nữa ? + Hoa được dùng để làm gì ?

- GV cho hs trình bày 6. Củng cố, dặn dò:

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs ăn rau thường xuyên và rửa sạch rau trước khi ăn.

- Chuẩn bị bài sau

- Hs trả lời

- Hs lắng nghe câu hỏi và suy nghĩ trả lời

- Hs vẽ

- Hs nhắc lại

- Hs quan sát và trả lời

- Hs thực hành 1 bạn hỏi và 1 bạn trả lời

- Hs lắng nghe

- Hs quan sát và làm theo yêu cầu

- Hs trả lời - Hs lắng nghe

- Hs lắng nghe và ghi nhớ

---

Ngày soạn: 26/4/2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 29 tháng 04 năm 2020 Toán

Tiết 86: Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước

I.Mục tiêu

(11)

1. Kiến thức: Giúp hs bước đầu biết dùng thước có vạch chia thành từng cm để vẽ đoạn thẳng có độ dài dưới 10 cm.

2. Kĩ năng: Vẽ thành thạo đoạn thẳng có độ dài cho trước 3. Thái độ: Yêu thích môn toán.

II. Chuẩn bị

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy

1.HĐ1: HD HS thực hiện các thao tác vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước(13’)

- Vd: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm ta làm như sau:

+ Đặt thước lên tờ giấy trắng, tay trái giữ thước; tay phải cầm bút chấm 1 điểm trùng với vạch 0, chấm 1 điểm trùng với vạch 4.

+ Dùng bút nối điểm ở vạch 0 với điểm ở vạch 4, thẳng theo mép thước.

+ Nhấc thước ra, viết A bên điểm đầu, viết B bên điểm cuối của đoạn thẳng ta có đoạn thẳng AB dài 4 cm.

- Cho hs vẽ nháp

2. HĐ2: Thực hành(17’) Bài 1: Đọc đề bài.

- Yêu cầu hs tự vẽ các đoạn thẳng có độ dài: 5 cm, 7 cm, 2 cm, 9 cm.

- Yêu cầu hs tự kiểm tra bài.

Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau: ...

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Nhìn tóm tắt nêu bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

- Nhận xét bài giải.

Bài 3: Vẽ các đoạn thẳng AB, BC có độ dài nêu trong bài 2.

- Nêu lại độ dài đoạn thẳng AB, BC.

- Yêu cầu hs tự vẽ theo nhiều cách.

- Tự kiểm tra bài.

C. Củng cố, dặn dò(3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài tập.

Hoạt động dạy

- Hs quan sát.

- Hs vẽ nháp.

- 1 hs đọc.

- Hs tự làm bài.

- Hs kiểm tra.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 1 hs nêu.

- 1 hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- 1 hs lên bảng làm.

- 1 hs đọc yêu cầu.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự làm bài.

- Hs kiểm tra.

- Hs lắng nghe

--- Học vần

Bài 101: UÂT – UYÊT

( Dạy tiết 1) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

(12)

- Hs nhận biết được: uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh ; từ ứng dụng.

2. Kĩ năng:

- Đọc viết được : uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh ; từ ứng dụng.

3. Thái độ:

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc

QTE: Quyền được tham gia vui chơi sinh hoạt tập thể (HĐ2) II. Chuẩn bị

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT

III. Hoạt động dạy- học

Hoạt động của gv:

I - Kiểm tra bài cũ : (5’) - Hs đọc bài trong sgk Chim én bận đi đâu Hôm nay về mở hội Lượn bay như dân lối Rủ mùa xuân cùng về

- Viết các chữ: uân, uyên, mùa xuân, bóng chuyền.

- Gv nhận xét II- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: Gv nêu ( 3’) Vần uât

a. Nhận diện vần: Đưa slides( 17’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uât

- Gv giới thiệu: Vần uât được tạo nên từ u , â và t - Cho hs ghép vần uât vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gọi hs đọc: uât

- Gv đưa slides xuất và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng xuất

(Âm x trước vần uât, dấu huyền trên âm â).

- Yêu cầu hs ghép tiếng: xuất

- Cho hs đánh vần và đọc: x- uât – xuât – sắc – xuất - Gọi hs đọc toàn phần: : uât

xuất sản xuất Vần uyêt:

(Gv hướng dẫn tương tự vần uât.) uya khuya đêm khuya - So sánh uât với uyêt

+ Giống nhau: Âm đầu là u, âm kết thúc là t.

+ Khác nhau : Vần uât có ân â đứng giữa : vần uyêt có âm y, ê đứng giữa)

Hoạt động của hs:

- 3hs.

- Hs viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs ghép vần uât.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân

- Thực hành như vần uyêt

- 1 vài hs nêu.

(13)

c. Đọc từ ứng dụng: (8’) - Đưa slides

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: luật giao thông, băng tuyết, nghệ thuật, tuyệt đẹp.

Giáo viên đưa slides cho hs quan sát tranh để đưa ra câu ứng dụng

III- Củng cố- dặn dò: (5’) - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs chuẩn bị tiết 2 của bài

- HS quan sát - 3 -4 hs đọc - Hs thực hiện.

- Lắng nghe

--- Học vần

Bài 101: UÂT - UYÊT ( Dạy tiết 2)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Hs nhận biết các tiếng chứa vần đang học trong đoạn thơ ứng dụng .

* NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

2. Kĩ năng:

- Đọc viết được : uât, uyêt, sản xuất, duyệt binh ; từ và đoạn thơ ứng dụng.

- Phát triển từ 2-4 câu theo chủ đề: Đất nước ta tuyệt đẹp 3. Thái độ:

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc

- QTE: Quyền được tham gia vui chơi sinh hoạt tập thể (HĐ2) II. Chuẩn bị

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT III. Hoạt động dạy- học

Hoạt động của gv:

I - Kiểm tra bài cũ : (5’)

Đưa slides có các từ: luật giao thông, băng tuyết, nghệ thuật, tuyệt đẹp.

- Viết: sản xuất, duyệt binh - Gv nhận xét

II- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: Gv nêu 2 - Luyệntập:

a- Đọc sgk: (15’)

- Hướng dẫn HS đọc lại nội dung tiết 1 - GV gọi HS nt nhau không theo thứ tự - GV nhận xét, sửa sai

- Đưa slides có đoạn thơ:

Những đêm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi

Hoạt động của hs:

- 3hs.

- Hs viết bảng con

- HS đọc

- Quan sát

(14)

Em đi, trăng theo bước Như muốn cùng nhau chơi.

- GV đọc mẫu - Gọi HS đọc

- Đọc câu ứng dụng - GV nhận xét, sửa chữa .

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

- Đọc thầm câu ứng dụng tìm tiếng mới . - Đọc đoạn thơ ứng dụng

- Đọc toàn bài trong sgk b- Luyện nói: (5’)

- Đưa slides về chủ đề luyện nói.

- Nêu chủ đề luyện nói: Đất nước ta tươi đẹp.

+ Trong tranh vẽ gì ?

+ Đất nước ta có tên là gì?

- GV nhận xét và gọi HS nối tiếp nhau đọc lại câu ứng dụng kết hợp tìm tiếng mang vần mời, phân tích + Em hãy kể tên cảnh đẹp mà em biết ?

*QTE: Em đã được đi chơi ở cảnh đẹp nào chưa?

III- Củng cố- dặn dò: (2’) - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà học bài và làm bài tập. Xem trước bài 102.

- HS đọc bài

- 1vài hs nêu - 1vài hs nêu - 5hs

- 5hs

- HS quan sát - 1hs nêu

+ Tranh vẽ: cảnh suối chảy, ruộng bậc thang, cảnh mọi người đang gặt lúa

- Nêu

- Vài hs nêu.

- Hs quan sát.

- Hs thực hiện.

Ngày soạn: 27/4/2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 30 tháng 04 năm 2020 Toán

Tiết 87: Luyện tập chung( Trang 124) Luyện tập chung( Trang 125)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố cho hs - Đọc, viết, đếm các số đến 20.

- Các phép tính cộng, trừ trong phạm vi các số đến 20. Giải toán có lời văn - Cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước

2. Kĩ năng:

- Đọc viết đếm thành thạo các số đến 20, cộng, trừ thành thạo các số trong phạm vi 20 - Biết làm bài toán có lời văn và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước

3. Thái độ: Ý thức làm bài tự giác

*Giảm tải :Không làm bài tập 1, bài tập 2 (tr. 124), bài tập 2, bài tập 4 (tr.125).

II. Chuẩn bị

(15)

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy A.KTBC(5’)

B.Bài mới

Bài 3:(Trang 124) Đọc bài toán.

- Nêu tóm tắt bài toán.

- Yêu cầu hs tự giải bài toán.

Bài giải:

Hộp đó có tất cả số cái bút là:

12+ 3= 15 (bút) Đáp số: 15 cái bút - Yêu cầu hs đọc bài làm của mình - Nhận xét bài giải.

Bài 4:(Trang 124) Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):

- Giải thích mẫu.

- Yêu cầu hs tự làm.

- Yêu cầu hs đọc bài làm của mình - Nhận xét bài.

Bài 1:(Trang 125) Đặt tính rồi tính:

- Nêu cách đặt tính và tính.

- Yêu cầu hs làm bài

- Yêu cầu hs đọc bài làm của mình - Nhận xét, chữa bài

Bài 3:(Trang 125) Vẽ đoạn thẳng có độ dài 4cm - Yêu cầu hs tự làm bài.

- Kiểm tra bài.

- Nhận xét

C. Củng cố, dặn dò:(5’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài. Chuẩn bị bài sau

Hoạt động học

- 1 hs đọc yc.

- Hs nêu.

- Hs làm bài

- Hs đọc bài làm của mình - Nhận xét bài làm của bạn - Hs nêu yêu cầu của bài - Hs quan sát lắng nghe - Hs làm bài

- Hs đọc bài làm của mình - Nhận xét bài làm của bạn - 1 hs đọc yêu cầu của bài - Hs nêu

- Hs làm bài

- Hs đọc bài làm của mình - Nhận xét

- Hs nêu yêu cầu của bài - Hs làm bài.

- Hs lắng nghe ---

Học vần

Bài 102: UYNH-UYCH

( Dạy tiết 1) I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hs nhận biết được: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch ; từ và các câu ứng dụng 2. Kĩ năng:

- Đọc viết được : uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch; từ ứng dụng.

3. Thái độ:

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc II. Chuẩn bị

(16)

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT III. Hoạt động dạy- học

Hoạt động của gv:

I - Kiểm tra bài cũ : (5’) - Hs đọc bài trong sgk

Những đêm nào trăng khuyết Trông giống con thuyền trôi Em đi, trăng theo bước Như muốn cùng nhau chơi.

- Viết các chữ: sản xuất, duyệt binh - Gv nhận xét

II- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: Gv nêu ( 3’) Vần uynh

a. Nhận diện vần: Đưa slides( 17’)

- Gv giới thiệu tranh vẽ, rút ra vần mới: uynh

- Gv giới thiệu: Vần uynh được tạo nên từ u , y và nh - Cho hs ghép vần uynh vào bảng gài.

b. Đánh vần và đọc trơn:

- Gọi hs đọc: uynh

- Gv đưa slides huynh và đọc.

- Nêu cách ghép tiếng huynh (Âm h trước vần uynh).

- Yêu cầu hs ghép tiếng: huynh

- Cho hs đánh vần và đọc: h – uynh- huynh - Gọi hs đọc toàn phần: : uynh

huynh phụ huynh Vần uych:

(Gv hướng dẫn tương tự vần uynh.) uych huỵch ngã huỵch - So sánh uynh với uych

+ Giống nhau: Âm đầu là u, âm đứng giữa là y.

+ Khác nhau : Vần uât có ân nh đứng cuối : vần uyêt có âm ch đứng giữa)

c. Đọc từ ứng dụng: (8’) - Đưa slides

- Cho hs đọc các từ ứng dụng: luýnh tuýnh, huỳnh huỵch, khuỳnh tay, uỳnh uỵch.

Giáo viên đưa slides cho hs quan sát tranh để đưa ra câu ứng dụng

III- Củng cố- dặn dò: (5’)

Hoạt động của hs:

- 3hs.

- Hs viết bảng con

- Hs qs tranh- nhận xét.

- Hs ghép vần uynh.

- Nhiều hs đọc.

- Hs theo dõi.

- 1 vài hs nêu.

- Hs tự ghép.

- Hs đánh vần và đọc.

- Đọc cá nhân

- Thực hành như vần uynh

- 1 vài hs nêu.

- HS quan sát - 3 -4 hs đọc - Hs thực hiện.

(17)

- Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs chuẩn bị tiết 2 của bài - Lắng nghe

--- Học vần

Bài 102: UYNH - UYCH ( Dạy tiết 2)

I. Mục tiêu 1. Kiến thức:

- Hs nhận biết được: uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch ; từ và các câu ứng dụng

*NDĐC: Giảm số câu hỏi trong mục Luyện nói (giảm từ 1-3 câu, do GV chọn).

2. Kĩ năng:

- Đọc viết được : uynh, uych, phụ huynh, ngã huỵch ; từ và các câu ứng dụng.

- Phát triển từ 2-4 câu theo chủ đề: Đèn dầu, đèn điện, đèn huỳnh quang 3. Thái độ:

- Hs có ý thức học tập nghiêm túc

* QTE: Bổn phận phải biết lao động giữ gìn bảo vệ môi trường sống trong lành(HĐ2) II. Chuẩn bị

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT

III. Hoạt động dạy- học

Hoạt động của gv:

I - Kiểm tra bài cũ : (5’)

Đưa slides có các từ: luýnh tuýnh, huỳnh huỵch, khuỳnh tay, uỳnh uỵch.

- Viết: phụ huynh, ngã uỵch - Gv nhận xét

II- Bài mới:

1- Giới thiệu bài: Gv nêu 2 - Luyệntập:

a- Đọc sgk: (15’)

- Hướng dẫn HS đọc lại nội dung tiết 1 - GV gọi HS nt nhau không theo thứ tự - GV nhận xét, sửa sai

- Đưa slides có đoạn văn:

Thứ năm vừa qua, lớp em tổ chức lao động trồng cây.

Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về.

- GV đọc mẫu - Gọi HS đọc

- Đọc câu ứng dụng - GV nhận xét, sửa chữa .

- Quan sát tranh câu ứng dụng và nhận xét.

- Đọc thầm câu ứng dụng tìm tiếng mới . - Đọc đoạn ứng dụng

Hoạt động của hs:

- 3hs.

- Hs viết bảng con

- HS đọc

- Quan sát

Thứ năm vừa qua,/ lớp em tổ chức lao động trồng cây.// Cây giống được các bác phụ huynh đưa từ vườn ươm về .//

- HS tìm và nêu : huynh - HS đọc nối tiếp lại câu ứng

(18)

- GV nhận xét và gọi HS nối tiếp nhau đọc lại câu ứng dụng kết hợp tìm tiếng mang vần mới, phân tích - Đọc toàn bài trong sgk

b- Luyện nói: (5’)

- Đưa slides về chủ đề luyện nói: Gv giới thiệu chủ đề luyện nói: đèn dầu, đền điện, đèn huỳnh quang

- GV gọi HS đọc to tên chủ đề luyện nói

- GV nhận xét và nêu câu hỏi cho HS luyện nói + Hãy kể tên các loại đèn mà nhà em có sử dụng ? + Em hãy kể tên một số loại đèn mà em biết ? + Ở nhà em sử dụng loại đèn nào để học - GV nhận xét, tóm ý

III- Củng cố- dặn dò: (2’) - Gv nhận xét giờ học

- Dặn hs về nhà học bài và làm bài tập..

dụng theo cá nhân - nhóm - cả lớp

- HS quan sát - 1hs nêu

- Nêu

- Vài hs nêu.

- Hs thực hiện.

--- Ngày soạn: 28/4/2020

Ngày giảng: Thứ sáu ngày 01 tháng 05 năm 2020 Học vần

Bài 103: ÔN TẬP

I. Mục tiêu 1.Kiến thức

- Nhận biết được các vần , từ ngữ , câu ứng dụng từ bài 98 đến bài 103.

- Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể : Truyện kể mãi không hết

* NDĐC: Giảm yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện thành kể một đoạn chuyện.

2.Kĩ năng: Rèn cho HS có kĩ năng đọc viết các vần , từ đã học thành thạo 3.Thái độ:

- HS thích thú với câu chuyện trong bài học II.Chuẩn bị

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT III. Hoạt động dạy học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A.KTBC ( 5’)

- Viết: huỳnh huỵch, khuỳnh tay

- Gọi HS đọc câu ứng dụng tìm tiếng có chứa vần uynh

- GV nhận xét chung.

B.Bài mới

*Giới thiệu bài(1’)

*Dạy bài mới

1.Hoạt động 1: Ôn tập( 16’)

- Gọi nêu vần đã học GV đưa slides.

- Gọi nêu âm cô ghi bảng.

- Lớp viết bảng con

- 1 em

- Quan sát

(19)

- Gọi học sinh ghép.

u ê uê

ơ uơ

u ân uân

ât uât

u y

u ya

u yên

u yêt

u ynh

u ych

- Gọi đọc các vần đã ghép.

*Đọc từ ứng dụng ( 7’) đưa slides

- GV ghi từ ứng dụng lên phông chiếu: ủy ban, hòa thuận, luyện tập

- Gọi đọc từ ứng dụng - GV theo dõi nhận xét

- Gọi học sinh đọc các từ không thứ tự.

- Gọi đọc toàn bài . - Chỉnh sửa , giải thích

2.Hoạt động 2: Luyện tập( 13’) a.Luyện đọc

- Đọc vần, tiếng, từ lộn xộn.

- GV theo dõi nhận xét.

- Luyện câu : GT tranh rút câu đưa slides.

- Đọc mẫu , hướng dẫn ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm

Sóng nâng thuyền / Lao hối hả /

Lưới tung tròn / Khoang đầy cá / Gió lên rồi / Cánh buồm ơi. //

- Gọi đánh vần tiếng có vần mới ôn.

- Gọi học sinh đọc trơn toàn câu.

- GV nhận xét và sửa sai.

b. Kể chuyện ( 7’)Đưa slides

- Hs nêu: uê, uơ - Nối tiếp ghép tiếng - Hs nêu: uân, uât

- Hs nêu: uy, uya, uyên

- Hs nêu: uyêt, uynh, uych

- Đọc cá nhân , nhóm

- Đọc thầm tìm tiếng chứa vần ở bảng ôn

- Nối tiếp đọc từ ứng dụng

- Hs đọc cn

- Hs đọc đánh vần - Hs đọc trơn

(20)

- Gv kể mẫu từn đoạn truyện

- Kể chuyện theo tranh vẽ: “ Truyện kể mãi không hết".

- GV dùng tranh gợi ý câu hỏi giúp học sinh dựa vào câu hỏi để kể lại được một đoạn chuyện

"Truyện kể mãi không hết". .

- Kể diễn cảm kèm theo tranh minh hoạ:

- Nêu câu hỏi gợi ý từng tranh.

+ T1: “Ngày xưa có một ông vua... còn không sẽ bị tống giam”

+ T2: “ Đã bao nhiêu ngươig lên kinh...bị tống giam vào ngục”.

+ T3: “ Ở một làng nọ có một anh nông dân....

Rồi nó lại”.

+ T4: “ Anh nông dân cứ kể mãi như thế...không còn ra lệnh kì quặc như thế nữa”.

Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?

C.Củng cố dặn dò: ( 5’) - Nêu lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học

- Quan sát từng tranh , trả lời câu hỏi

- Nhờ có sự thông minh mà anh nông dân đã được nhà vua thưởng rất nhiều thứ.

- Hs nêu ---

Tập viết

Tiết 21- 22: hòa bình, quả xoài, hí hoáy, khỏe khoắn, áo choàng, kế hoạch, mới toanh tàu thủy, trăng khuyết, tuần lễ, huân chương, lời khuyên, nghệ

thuật, tuyệt đẹp

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hs nắm được cách viết, viết đúng các chữ: Viết đúng các chữ: hòa bình, quả xoài, hí hoáy, khỏe khoắn, áo choàng, kế hoạch, mới toanh, tàu thủy, trăng khuyết, tuần lễ, huân chương, lời khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp của bài học vần tuần 22,23 chữ thường cỡ vừa.

2. Kĩ năng:

- HS viết đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo mẫu chữ trong vở TV1.

3. Thái độ:

- HS có ý thức luyện chũ đẹp II. Chuẩn bị:

- Máy tính, điện thoại, GSK, vở tập viết III. Hoạt động dạy- học

Hoạt động dạy Hoạt động học

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra bài viết ở nhà của hs.

(21)

- Cho hs viết các từ: viên gạch, kênh rạch, sạch sẽ, vở kịch

- Gv nhận xét, tuyên dương B. Bài mới :

1. Hoạt động 1 : ( 10’)Viết bảng con. Đưa slides - Giáo viên gắn mẫu chữ lên phông chiếu: bập bênh - Bài viết thuộc kiểu chữ gì ?

- Con chữ nào cao 1 ô li?

- Con chữ nào cao 1,5 ô li ? - Con chữ nào cao 5 dòng li ?

- Khoảng cách giữa các con chữ là bao nhiêu?

- Khoảng cách giữa chữ với chữ là bao nhiêu?

- Khoảng cách giữa các từ với từ là bao nhiêu?

- Gv treo chữ mẫu và hướng dẫn học sinh viết các chữ: hòa bình, quả xoài, hí hoáy, khỏe khoắn, áo choàng, kế hoạch, mới toanh, tàu thủy, trăng khuyết, tuần lễ, huân chương, lời khuyên, nghệ thuật, tuyệt đẹp

- Nhận xét:

- Gv yêu cầu hs viết bảng con

2. Hoạt động 2 :( 15’)Luyện viết vở

- Giáo viên gắn nội dụng bài tập viết .Đưa slides - Giáo viên chỉnh sửa tư thế ngồi viết cho học sinh - Trước khi viết con lưu ý điều gì?

- Nhận xét : Phần viết vở C.Củng cố dăn dò ( 5’)

- Nhận xét bài viết của học sinh.

- Tập viết vào vở ở nhà các chữ nhiều lần cho thành thạo, đẹp

- Hs viết bảng con.

- Hs lắng nghe

- Học sinh quan sát - Kiểu viết thường .

- Con chữ: v, i, ê, n,a, r, s, e, ơ - Con chữ: t

- Con chữ : g, ch, k, k

- Khoảng cách 2/3 con chữ 0 - 1 thân con chữ 0

- 2 thân con chữ 0 - Hs quan sát

- Hs viết bảng con - Học sinh quan sát - Học sinh tập viết .

- Lưy ý: Nét nối giữa các con chữ và vị trí dấu thanh

- Học sinh viết vở mỗi từ 1 hàng - Hs lắng nghe

--- Toán

Tiết 88: Các số tròn chục

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Bước đầu giúp hs: Nhận biết các số tròn chục về số lượng, đọc, viết các số tròn chục (từ 10 đến 90).

2. Kĩ năng:

- Biết so sánh các số tròn chục.

3. Thái độ:

- Ý thức làm bài tự giác II .Chuẩn bị.

- Máy tính, điện thoại, GSK, VBT III. Hoạt động dạy học:

(22)

Hoạt động dạy

1. HĐ1: GT các số tròn chục (từ 10- 90) (13’) - Yêu cầu hs lấy 1 chục que tính.

+ 1 chục còn gọi là bào nhiêu?

+ 2 chục còn gọi là bao nhiêu?

a. 20 b. 20 chục

- Yêu cầu hs lấy 3 bó, mỗi bó 1 chục que tính.

+ 3 chục còn gọi là bao nhiêu?

- Tương tự GV hướng dẫn hs như trên để hs nhận ra số lượng, đọc, viết các số tròn chục từ 40 đến 90.

- Gv giới thiệu: các số tròn chục là các số có hai chữ số.

2. HĐ2: Thực hành(17’) Bài 1: Viết (theo mẫu):

- Nêu cách làm từng phần.

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Đọc bài và nhận xét.

Bài 2: Số tròn chục?

- Yc hs tự điền các số tròn chục vào ô trống.

- Nhận xét bài làm.

- Đọc lại kết quả.

Bài 3: (>, <, =)?

- Yêu cầu hs tự làm bài.

- Đọc kết quả và nhận xét.

C. Củng cố, dặn dò:(3’) - Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà làm bài.Chuẩn bị bài sau

Hoạt động học - Hs tự lấy.

- 1 vài hs nêu.

- HS sử dụng máy tính bảng tìm đáp án đúng.

- Hs tự lấy.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs nêu yc.

- Vài hs nêu.

- Hs làm bài.

- Vài hs đọc và nêu.

- 1 hs nêu yc.

- Hs tự làm bài.

- 1 vài hs nêu.

- Vài hs đọc.

- 1 hs nêu yc.

- Hs tự làm bài.

- Vài hs đọc.

Nguyễn Huệ, ngày …… tháng …. năm 2020 Tổ trưởng ký duyệt

Phạm Thị Hương

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kiến thức: Nhận biết được vật dẫn điện, vật cách điện và thực hành làm được cái ngắt điện đơn giản.. Kĩ năng: Lắp được mạch điện thắp sáng đơn

Kĩ năng: Ôn tập về những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan đến nội dung phần vật chất và năng lượng.. Thái độ: Yêu thiên nhiên và có

+ Đây là bức tranh về gia đình Minh, bây giờ qua bài Tập làm văn hôm nay các em sẽ hiểu rõ hơn về gia đình của các bạn trong lớp. - HS quan sát và nêu nội dung

II.. - Yêu cầu Hs đọc trong nhóm.. - HS vận dụng thành thạo vào thực hiện tính và làm bài toán có một phép tính - Giáo dục HS tích cực, tự giác, rèn

Thực hành tính toán độ dài đường gấp khúc, vận dụng vào giải quyết vấn đề thực tiễn.Thông qua việc quan sát, nhận biết được các đoạn thẳng, đường gấp khúc,

- Giáo dục HS tình cảm yêu quý đối với các anh bộ đội, học tập tác phong nhanh nhẹn, dứt khoát, kỉ luật của các anh bộ đội.. - Hs nắm được thông tin về các

- Đọc đúng các tiếng, từ khó trong bài : ruột thừa, mổ gấp, đột nhiên. Biết cách đọc lời thoại, đọc thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết được tình

- HS nhận biết được 1 ngày có 24 giờ; biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong 1 ngày; bước đầu nhận biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.Củng