• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:

………

Giảng:………

Tiết 62 Văn bản:

LÀNG (tiếp)

Trích - Kim Lân - I . Mục tiêu ( như tiết 61)

II. Chuẩn bị

III. Phương pháp, kỹ thuật IV. Tiến trình hoạt động 1. Tổ chức : 1’

2. Kiểm tra bài cũ : 4’

? Kể tóm tắt truyện “ Làng” của tác giả Kim Lân?

? Tác giả đã đặt ông Hai vào tình huống nào để ông tự bộc lộ tính cách?

3. Bài mới

Mặc dù đã thích nghi với cuộc sống mới nhưng ông Hai không lúc nào nguôi nhớ về cái làng của mình. Bởi ông có một tình yêu sâu sắc, mãnh liệt dành cho cái làng Chợ Dầu yêu dấu.

Nhưng cũng vì yêu làng quá mà ông không thể tin vào cái tin dữ về làng. Vậy khi nghe tin dữ như vậy, tâm trạng ông Hai như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nội dung bài học.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động : 30’

- Mục tiêu:

+ Biết phân tích, cảm nhận diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc và khi nghe tin cải chính.

+ Hiểu và cảm nhận được giá trị nội dung: Nhận vật, sự việc, cốt truyện trong một tác tẩm truyện hiện đại.

+ Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của truyện: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm; sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biều cảm trong văn bản tự sự hiện đại.

+ Học sinh thấy được tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Hình thức tổ chức: dạy học nhóm, dạy học định hướng hành động

- PP vấn đáp, thảo luận, thuyết trình, quy nạp

- KT chia nhóm, đặt câu hỏi, trình bày một phút, tóm tắt tài liệu, giao nhiệm vụ

HS theo dõi vào đoạn 2 của VB

- Ông hai vừa ở phòng thông tin ra với tâm trạng phấn khởi, hồ hởi đến mức ruột gan ông lão cứ múa cả lên vui quá. Nhưng cũng chính trong lúc niềm vui sướng dâng lên đến tột độ thì cũng là lúc ông nghe được cái tin như sét đánh ngang tai: Làng Chợ Dầu theo giặc.

? Khi nghe tin làng mình theo giặc, ông Hai có phản ứng

I. Giới thiệu chung II. Đọc - Hiểu văn bản 1. Đọc, chú thích 2. Bố cục

3. Phân tích

3.1. Tình huống truyện

3.2. Diễn biến tâm trạng của nhân vật ông Hai.

a. Trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc

b. Khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc

- Khi mới nghe tin:

(2)

như thế nào? Phân tích ý nghĩa những phản ứng ấy?

- Biết tin” cả làng Việt gian theo Tây” thì ông có phản ứng mạnh mẽ.

+ cổ ông nghẹn ắng, da mặt tê rân rân... không thở được...

+ cúi gằm mặt xuống mà đi

+ về đến nhà nằm vật ra giường, nước mắt trào ra + rít lên

+ ngờ ngợ - một loạt câu hỏi dồn dập diễn ra trong lòng ông

GV: tin ấy không chỉ chấn động về thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh, day dứt cả tâm hồn ông Hai.

? Em nhận xét gì về các kiểu câu được sử dụng trong đoạn văn này?

- Các kiểu câu phong phú xen kẽ nhau: câu ngắn - dài - nghi vấn - cảm thán...

? Các chi tiết đó cho thấy tâm trạng của ông Hai lúc này như thế nào ?

- Làm nổi bật tâm trạng rối bời của ông Hai: đau xót, nhục nhã, tủi hổ, tuyệt vọng, lo lắng...

? Cảm nghĩ “cực nhục” của ông Hai được thể hiện ở đoạn văn nào ?

* HS phát hiện đoạn giữa (trang 166 )

“Chao ôi ... bán nước”.

? Vì sao ông Hai cảm thấy “cực nhục”?

- Vì nếu làng ông theo Tây thật ông sẽ là kẻ lạc loài với mọi người với giống nòi.

? Tâm trạng đó không chỉ diễn ra trong một ngày mà còn kéo dài nhiều ngày sau đó. Hãy tìm và phân tích những biểu hiện tâm trạng ông Hai?

+ Trằn trọc không ngủ được

+ Mấy ngày sau không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn trong nhà... một đám đông xúm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói cũng chột dạ... Thoáng nghe những tiếng “ Việt gian – Tây” là ông lại lủi ra một góc nhà nín thít

? Tất cả những biểu hiện tâm trạng đó cho em hiểu gì về tình cảm của ông Hai?

- Bộc lộ sâu sắc tình yêu làng của ông, vì yêu làng nên khi nghe tin dữ, ông đau xót, tủi hổ, sợ hãi.

GV: Tác giả diễn tả cụ thể, chi tiết nỗi ám ảnh nặng nề trong nội tâm ông Hai. Đặt ông Hai trong một tình huống gay gắt để qua đó bộc lộ sâu sắc tình yêu làng của ông.

Vì yêu làng nên khi nghe tin dữ, ông đau xót, tủi hổ, sợ hãi.

? Cái tin làng chợ Dầu theo giặc đã đẩy gia đình ông Hai vào hoàn cảnh như thế nào? Trong hoàn cảnh ấy, tâm

+ cổ ông nghẹn ắng, da mặt tê rân rân... không thở được...

+ cúi gằm mặt xuống mà đi + về đến nhà nằm vật ra gi- ường, nước mắt trào ra

+ rít lên

+ ngờ ngợ - một loạt câu hỏi dồn dập diễn ra trong lòng ông

-> Tâm trạng rối bời của ông Hai: đau xót, nhục nhã, tủi hổ, tuyệt vọng, lo lắng...

- Đến đêm và những ngày sau:

+ Trằn trọc không ngủ được + Mấy ngày sau không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn trong nhà... một đám đông xúm lại ông cũng để ý...

-> Bộc lộ sâu sắc tình yêu làng của ông, vì yêu làng nên khi nghe tin dữ, ông đau xót, tủi hổ, sợ hãi.

(3)

trạng ông ra sao?

- Tình thế bế tắc: Bị hắt hủi, xa lánh - Mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi đi - Tuyệt đường sinh sống” Đi đâu bây giờ?

không ai chứa chấp... cũng không thể quay lại làm nô lệ cho tây, về làng là bỏ kháng chiến , bỏ cụ Hồ...Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật dường như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải có sự giải quyết. Và cuối cùng ông đã dứt khoát: “ Làng thì yêu thật... phải thù”

? Ông Hai có suy nghĩ “ làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù ”. Em đọc được những xúc cảm nào đang diễn ra trong nội tâm của ông ?

- Tình yêu nước đã rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù đã xác định như thế, ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế mà ông càng đau xót, tủi hổ.

? Để nhân vật bộc lộ tiếng nói nội tâm của mình, tác giả đã sử dụng kiểu ngôn ngữ nào ?

- Ngôn ngữ độc thoại.

? Nhân vật ông Hai đã bộc lộ tâm trạng gì qua những độc thoại của mình ?

- Cay đắng, tủi nhục, uất hận

GV yêu cầu HS theo dõi đoạn truyện kể về cuộc trò chuyện của ông Hai với đứa con út và cho biết :

? Nội dung của cuộc trò chuyện này ? - HS nêu nội dung của cuộc trò chuyện.

? Cuộc trò chuyện này được kể bằng kiểu ngôn ngữ nào ? - Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật

? Vì sao ông Hai lại trò chuyện với đứa con của mình ? - Vì ông k0 biết giãi bày tâm sự cùng ai. Ông mượn con để bày tỏ tấm lòng của mình với làng quê, đất nước.

- Vì yêu làng nên ông muốn con ghi nhớ “ nhà ta ở làng chợ Dầu”.

- Vì tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng mà biểu tượng là cụ Hồ. Tình cảm ấy là sâu nặng, bền vững và thiêng liêng

? Cảm xúc của ông khi trò chuyện với con ? HS phát hiện qua các chi tiết:

“ Nước mắt ... giàn ra, chảy ròng ròng hai bên má ”.

? Từ đó em cảm nhận điều gì trong tấm lòng của ông với làng quê, đất nước ?

- Qua lời tâm sự của ông Hai với con, ta thấy ở ông một tình yêu sâu nặng với làng và một tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với CM mà biểu tượng là cụ Hồ.

“ Chết thì chết có bao giờ giám đơn sai”.

? Qua phần phân tích, em hãy nhận xét về tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc?

- Hs trả lời, gv chốt.

Khi nghe tin xấu về làng, ông Hai xấu hổ, day dứt, uất ức, trằn trọc, tủi nhục thể hiện tình yêu sâu nặng với làng quê, thuỷ chung với kháng chiến.

(4)

HS theo dõi phần VB còn lại

? Khi biết tin làng mình không theo giặc: dáng vẻ ông Hai có những biểu hiện khác thường nào ?

+ Cái mặt... bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên + Chia quà cho các con

+ Dáng đi lật đật + Cái miệng bô bô

+ Múa tay lên mà khoe ( lại khoe).

? Dáng vẻ ấy phản ánh một nội tâm như thế nào ?

- Nhẹ nhõm, vui sướng, tâm trạng sung sướng, hả hê đến cực điểm.

? Tại sao ông Hai lại khoe với mọi người rằng: Tây ... tôi rồi ?

- Ông như muốn sẻ chia niềm vui, khẳng định vẻ đẹp, bản chất cách mạng của làng quê. Tình yêu quê hương trong trái tim người nông dân ấy đã hoà quyện với tình yêu Tổ quốc, Cách mạng.

- Biết căn nhà mình bị giặc đốt cháy, ông không xót xa tiếc nuối, trái lại ông còn hả hê đi khoe khắp nơi như một minh chứng hùng hồn rằng: gia đình ông, làng quê ông không những không theo giặc mà còn một lòng một dạ theo kháng chiến.

? Em hiểu gì về ông Hai từ những cử chỉ, lời nói, dáng vẻ đó?

- Hs trả lời, gv chốt.

? Em học tập được gì từ nhân vật ông Hai?

- Hs bộc lộ.

GV: Có thể nói, ông Hai làng Chợ Dầu là một con người thuần phác, đôn hậu, có bản chất tốt đẹp. Tuy mới bước vào cuộc kháng chiến nhưng ông đã sớm giác ngộ, có nhận thức và tình cảm đúng đắn. Trong trái tim ông, tình yêu quê hương và tình yêu đất nước hài hòa, nồng thắm.

Ông ý thức sâu sắc tình quê nằm trong tình nước, niềm tự hào về quê hương phải bắt nguồn từ ý chí quyết tâm chiến đấu của mọi người trong cuộc chến đấu chung của cả nước. Tất cả nỗi buồn và niềm vui của mỗi người dân luôn luôn gắn bó với làng quê, tổ quốc. Vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Dầu tiêu biểu cho những người nông dân VN, tuy trình độ văn hóa thấp nhưng đã có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yê uquê hương, tổ quốc. Nói cách khác, quê hương, tổ quốc đối với mỗi ng VN chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào và tình yêu nồng thắm.

? Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của đoạn trích?

c. Khi nghe tin làng cải chính

+ Cái mặt... bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên

+ Chia quà cho các con + Dáng đi lật đật

+ Cái miệng bô bô

+ Múa tay lên mà khoe ( lại khoe).

-> Tâm trạng sung sướng, nhẹ nhõm, hả hê.

Khi tin làng được cải chính ông Hai vui sướng hả hê chứng tỏ ông là người coi trọng danh dự, yêu làng, yêu nước hơn tất cả.

4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật

- Tạo tình huống truyện gay

(5)

HS đọc ghi nhớ

………..

……….

Hoạt động 2: 5’

- Nêu và giải quyết vấn đề - Động não, chia nhóm

? Kể tên và đọc một số tác phẩm đã học có cùng chủ đề với tác phẩm “ Làng” ?

GV chia nhóm (3 nhóm) y/c hs thảo luận 5 phút. Các nhóm trình bày.

GV nhận xét, đánh giá.

? Nét riêng của truyện “ Làng” so với các tác phẩm ấy là gì ?

cấn.

- Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói ( Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm ).

- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị mang đậm tính khẩu ngữ.

- Cách trần thuật linh hoạt, tự nhiên.

4.2. Nội dung

- Truyện xây dựng được nhân vật ông Hai, một nông dân hay làm, gắn bó với làng - tình yêu đó gắn với tình yêu kháng chiến và tình yêu Tổ Quốc.

4.3. Ghi nhớ

III. Luyện tập

- Nhớ con sông quê hương, Lao xao...

- Tình yêu làng ở ông Hai trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng; tình yêu đó kết hợp hài hòa với tình yêu nước.

4. Củng cố : 1’

- Hãy nêu ý nghĩa của văn bản?

5. HDVN: 4’

- Học bài, nắm nội dung, nghệ thuật của văn bản.

- Chọn một đoạn trong văn bản mà em thích và học thuộc.

- Làm hoàn chỉnh bài luyện tập.

- Chuẩn bị văn bản Lặng lẽ Sapa.

Hãy trình bày vài nét chính về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Thành Long?

Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?

Tóm tắt những điểm cơ bản về lịch sử nước ta năm 1970? ( Miền Bắc) – tích hợp kiến thức lịch sử.

Em có biết bài hát nào viết về Sa Pa không? Từ bài hát ấy hãy nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của Sa Pa? ( tích hợp kiến thức địa lý, kiến thức âm nhạc).

Nên đọc văn bản với giọng đọc ntn?

- Giọng đọc chậm, cảm xúc, phân biệt giọng người kể chuyện với giọng đọc các nhân vật.

Hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản?

Truyện được kể ở ngôi kể thứ mấy? Tác dụng của ngôi kể này?

(6)

Chia văn bản làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần?

Em có nhận xét gì về cốt truyện và nhân vật ?

Tác phẩm này là “một bức chân dung ”. Đó là bức chân dung của ai ? Hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào ?

Theo dõi tác phẩm qua lời kể ta biết anh thanh niên làm công việc gì? Trong hoàn cảnh nào ntn?

Trong hoàn cảnh sống thật đặc biệt như thế nhưng anh vẫn làm việc với tinh thần ntn?

Cái gian khổ nhất trong công việc của anh là gì?

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS SẢN PHẨM SỰ KIẾN a.. HOẠT ĐỘNG

Giáo án này hướng dẫn giáo viên ôn tập kiến thức đại số chương IV cho học sinh lớp

Bài soạn này hướng dẫn giáo viên tiến trình dạy học tiết ôn tập cuối năm, tập trung vào việc củng cố kiến thức về lập phương trình để giải

Kế hoạch bài giảng kiểm tra học kỳ II môn Toán lớp 9 nhằm đánh giá kiến thức, phát hiện lỗi sai và phân loại học

Tiết học trình bày các điều kiện để hai đường thẳng bậc nhất cắt nhau, song song hoặc trùng nhau, cũng như cách xác định hệ số của chúng và ứng dụng vào giải bài

Giáo án bài 37 giúp học sinh nắm được cách giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn bằng phương pháp thế trong tất cả các trường

Tiết 23 sẽ giúp học sinh hiểu và vận dụng được đồ thị hàm số bậc nhất y = ax +

Tiết học ôn tập kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song và các trường hợp bằng nhau của tam giác, giúp học sinh củng cố kiến thức và phát triển các năng lực toán