• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
54
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1 TUẦN 1 Ngày soạn: 04/09/2020 Ngày soạn: 04/09/2020 Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020 Ngày giảng: Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2020

Tiết 1: CHÀO CỜ Tiết 1: CHÀO CỜ

--- ---

Tiết 2: TOÁN

Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 I.MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh ôn tập cách đọc, cách viết đến 100 000 - Học sinh biết phân tích cấu tạo số.

2. Kĩ năng:

- Rèn tính cẩn thận, chính xác cho HS.

- Bài tập cần làm: 1, 2, 3(a: làm 2 số; b: làm dòng 1), 4( dành cho hs khá, giỏi).

3. Thái độ:Học sinh tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- GV : Vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng - HS : Sách vở, đồ dùng môn học.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ : (5p)

Kiểm tra sách vở, đồ dùng của học sinh.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài ( 1p) - GV nêu mục đích tiết học 2. Ôn lại cách đọc số, viết số.( 12 p)

- GV hướng dẫn HS cách đọc và viết số lần lượt:

+ 83 215 + 83 001 + 80 201 + 80 001 GV hỏi:

(?) Hai hàng liền kề có quan hệ với nhau như thế nào?

(?) Hãy nêu các số tròn trăm, tròn chục, tròn nghìn,

Chuẩn bị đồ dùng, sách vở

- HS lắng nghe

- HS đọc số và viết số

- Tám mươi ba nghìn hai trăm năm mươi mốt - Tám mươi ba nghìn không trăm linh một.

- Tám mươi nghìn hai trăm linh một.

- Tám mươi nghìn không trăm linh một.

HS nêu:

- 1 chục bằng 10 đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục.

- 10 000 ; 100 000 ; 10 ; 100 ….

- 10 ; 100 ; 10 000 ; 100 000….

(2)

tròn chục nghìn…

3. Thực hành: ( 20p) Bài 1: ( 4p)

a. Viết số thích hợp vào các vạch của tia số.

GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập và cho HS tự làm bài (?) Các số trên tia số được gọi là những số gì?

(?) Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị ?

b. Viết số thích hợp vào chỗ chấm.

GV yêu cầu HS lần lượt lên bảng làm bài

GV nhận xét, chữa bài.

Bài 2: ( 8p) Viết theo mẫu - Gọi HS đọc đề bài

- Yêu cầu Hs làm bài cá nhân

- Gv gọi Hs đọc bài làm - Gv treo bảng phụ để học sinh đối chiếu với kết quả

đúng

Yêu cầu 2 hs ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra

GV chốt: Củng cố về cách đọc, viết các hàng

- 30 ; 300 ; 3 000 ; 30 000….

- HS nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở.

0 10 000 20 000 30 000 40 000 50 000 60 000

- Các số trên tia số được gọi là các số tròn chục nghìn.

- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị

- HS làm bài trên bảng:

36 000 ; 37 000 ; 38 000 ; 39 000 ; 40 000 ; 41 000 ; 42 000…

- Hs đọc:

- Hs làm bài tập Viết

số

Chục nghìn

Nghìn Trăm Chục Đơn vị

Đọ c số

42571 4 2 5 7 1 Bốn

mươi hai nghìn năm trăm bảy mươi mốt Sáu mươi ba

(3)

Bài 3: ( 6 p)

a. Viết các số thành tổng các trăm, các chục, các nghìn, đơn vị…

M: 8732 = 8000 + 7000 + 20 + 3

b. Viết tổng các trăm, chục, nghìn thành số.

M: 9000 + 200 + 30 + 2 = 9232

- Yêu cầu HS phân tích cách làm bài và tự làm bài vào vở.

- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.

- GV nhận xét và chốt C. Củng cố – dặn dò(4p) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về làm bài tập 1,2,3,4 (trang 3) và chuẩn bị bài sau: “ Ôn tập các số đến

nghìn tám trăm năm mươi 91907

16212

Tám nghìn một trăm linh năm

7 0 0 0 8

- HS làm bài vào vở

- HS đọc yêu cầu bài tập - Hs tự làm bài

- HS chữa bài

a, 9171 = 9000 + 100 + 70 + 1 7006 = 7000 + 6

b, 7000 + 300 + 50 + 1 = 7351 6000 + 200 + 3 = 6203

- Lắng nghe - Ghi nhớ

(4)

100 000 – tiếp theo”

--- Tiết 3: TẬP ĐỌC

Tiết 1: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I - MỤC TIÊU

1. Kiến thức:- Hiểu các từ ngữ khó trong bài: cỏ xước, Nhà Trò, bự, lương ăn, ăn hiếp, mai phục,…

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp-bênh vực người yếu, xoá bỏ áp bức, bất công.

2. Kĩ năng: - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn (cánh bướm non, chùn chùn, năm trước, lương ăn,…).

- Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

3.Thái độ:- Học sinh tự giác làm bài và yêu thích bộ môn

* KNS:

- Xác định giá trị (nhận biết được ý nghĩa của tấm lòng nhân hậu trong cuộc sống).

- Thể hiên sự cảm thông (biết các thể hiện sợ cảm thông,chia sẻ,giúp đỡ nhũng người gặp khó khăn ,hoạn nạn)

- Tự nhận thức về bản thân (rút ra được bài học có tấm lòng giúp đỡ người gặp khó khăn).

*GDQTE: cần cú sự bình đẳng giữa kẻ mạnh và người yếu.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 4 SGK.

- Máy chiếu

- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.

- Tập truyện Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài.

V - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. MỞ ĐẦU : ( 4p)

- Giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc của HKI lớp 4.

- Y/c HS mở mục lục SGK và đọc tên các chủ điểm.

- Giới thiệu chủ điểm: “Thương người như thể thương thân”( Từ xa xưa ông cha ta đã có câu Thương người như thể thương thân, đó là truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Các bài học môn Tiếng Việt tuần 1, 2, 3 sẽ giúp các em thêm hiểu và tự hào về

Các chủ điểm: Thương người như thể thương thân, Măng mọc thẳng, Trên đôi cánh ước mơ, Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

(5)

truyền thống cao đẹp này).

B. DẠY BÀI MỚI : 1. Giới thiệu bài : ( 1p)

- Treo tranh minh họa bài tập đọc

Hỏi : Em có biết hai nhân vât trong bức tranh này là ai, ở tác phẩm nào không ? - GV vào bài : Giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu đoạn trích Dế Mèn bênh vực kẻ yếu trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.

2. Luyện đọc: ( 10p)

- Đọc mẫu : Gọi 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi SGK.

- GV chia thành 4 đoạn

* GV mời học sinh đọc nối tiếp đoạn lần 1 - GV uốn nắn sửa sai cho học sinh đọc sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng.

* 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2- lớp theo dõi 2 HS đọc phần chú giải SGK / 5

- GV yêu cầu học sinh giải nghĩa từ khó.

+ 1 HS đọc chú giải SGK/5

+ Tìm từ trái nghĩa với từ “ ăn hiếp”

+ Đặt câu với từ “ ăn hiếp”

* GV hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn dài cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng.

- Treo bảng phụ có ghi đoạn văn:

Gọi 2 HS đọc. HS nêu cách đọc? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?

- Gv yêu cầu học sinh ghi kí hiệu ngắt, nghỉ.

- Dế Mèn và chị Nhà Trò hai nhân vật chính trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài .

- HS lắng nghe.

- HS đánh dấu vào sách - Đoạn 1 : Hai dòng đầu - Đoạn 2 : Năm dòng tiếp theo - Đoạn 3 : Năm dòng tiếp theo - Đoạn 4 : Phần còn lại

- Hs nối tiếp đọc đoạn

- Các từ : cánh bướm non, mới lột, lương ăn, nữa.

- Hs đọc đọc những từ khó

- Từ khó hiểu : cỏ xước, ăn hiếp, bự , lương ăn, mai phục.

- Bênh vực, bảo vệ, giúp đỡ, che chở…

- Kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu.

- Hs nêu cách ngắt, nghỉ các câu văn.

- Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của bọn nhện . Sau đấy, không may mẹ em mất đi còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu , kiếm bữa cũng chẳng đủ . Bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng . Mấy bận bọn nhện đã đánh em . Hôm nay bọn chúng chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân, vặt cánh ăn thịt em.

- Hs đọc đoạn văn - HS đọc nối tiếp

(6)

* Đọc trong nhóm ( cặp)

- Chia nhóm : nhóm 4 ( các nhóm tự cử nhóm trưởng điều khiển nhóm ).

- Các nhóm đọc nối tiếp đoạn. GV quan sát, hướng dẫn.

- Thi đọc : đoạn 3

- 3 em/ lượt ( mỗi nhóm 1 em ).

- Đọc 2 – 3 lượt.

- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.

* GV đọc mẫu toàn bài với giọng chậm rãi, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ tính cách của các nhân vật.

3. Tìm hiểu bài : ( 12p)

- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 SGK:

- Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?

- GV yêu cầu học sinh nêu nội dung của đoạn 1

- GV nhân xét và chốt: Vậy qua đoạn 1 chúng ta đã thấy được hình dáng yếu ớt của chị Nhà Trò.

- Gọi 1 HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 SGK:

- Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?

- Qua lời kể của chị Nhà Trò chúng ta thấy được điều gì ?

G: Chúng ta cần biết cảm thông với hoàn cảnh đáng thương của chị Nhà Trò

GV yêu cầu học sinh nêu nội dung của đoạn 2

- GV nhận xét và chốt

- Gọi 1HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi 3 SGK:

- Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm

- HS chia thành các nhóm 4 để luyện đọc

- GV theo dõi, uốn nắn học sinh đọc sai

- Hs thi đọc đoạn 3 theo các nhóm - Hs nhận xét

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm đoạn 1 - HS trả lời

- Thân hình chị nhỏ bé, gầy yếu, người bự những phấn như mới lột , cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu, chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh nghèo túng.

- Đoạn 1 : Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò.

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm đoạn 2

- Bọn nhện đã đánh Nhà Trò, chăng tơ ngang đường đe dọa vặt chân, vặt cánh, ăn thịt.

- Tình cảnh đáng thương của Nhà Trò khi bị bọn nhện ức hiếp.

- Đoạn 2 : Hoàn cảnh đáng thương của chị Nhà Trò.

- HS lắng nghe

- HS đọc thầm đoạn 3

- Lời nói: Em đừng sợ. Hãy trở về

(7)

lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ?

- Lời nói và việc làm đó cho em biết Dế Mèn là người như thế nào ?

- Đoạn 3 ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì?

- GV yêu cầu học sinh nêu nội dung của đoạn 3

- Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?

- Gọi 2 HS nhắc lại và ghi nội dung bài lên bảng.

? Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hóa, em thích hình ảnh nào nhất ?

4. Luyện đọc lại: ( 8p)

- GV yêu cầu học sinh đọc nối tiếp các đoạn trong bài

- GV nhận xét

- Treo bảng phụ đoạn 3 hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

+ Gọi 1 HS đọc, lớp theo dõi nhận xét.

- HS nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng ?

- GV chỉnh sửa và thống nhất

Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ, từ cần nhấn giọng.

- HS luyện đọc theo cá nhân

cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu.

- Cử chỉ và hành động : xòe hai càng ra, dắt Nhà Trò đi.

- Có tấm lòng nghĩa hiệp, dũng cảm, không đồng tình với những kẻ độc ác cậy khỏe ức hiếp kẻ yếu.

- Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.

- Đoạn 3 : Hành động nghĩa hiệp, dũng cảm của Dế Mèn

* Nội dung : Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ những bất công của Dế Mèn.

- HS nêu

- Em thích hình ảnh Dế Mèn dắt Nhà

Trò đi

- Em thích hình ảnh Dế Mèn xòe hai càng động viên Nhà Trò đi

...

- Hs đọc nối tiếp 4 đoạn

- HS đọc, lớp lắng nghe

- HS nêu cách ngắt, nghỉ hơi và nhấn giọng

- HS đánh dấu

Tôi xòe cả hai càng ra,bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khỏe ăn hiếp kẻ yếu. Rồi tôi dắt Nhà Trò đi. Đi được một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện.

- HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3

(8)

- Gv tổ chức học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 3 - GV yêu cầu học sinh nhận xét và bình chọn bạn đọc hay.

C. CỦNG CỐ - DẶN DÒ : ( 5p) - Nhắc lại nội dung của bài

- Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?

- Nhận xét tiết học, dặn dò học sinh về nhà

luyện đọc bài, chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tập tích cực.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau : “ Mẹ ốm ”

- HS thi đọc diễn cảm - Hs bình chọn

- Ca ngợi tấm lòng hào hiệp, thương yêu người khác, sẵn sàng bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ những bất công của Dế Mèn.

Liên hệ: Mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng như nhau

--- Tiết 3: LỊCH SỬ

Bài 1 : MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học xong bài này HS biết:

+ Vị trí địa lý hình dạng đất nước ta.

+ Trên một đất nước có nhiều dân tộc sinh sống, có chung một lịch sử, một Tổ quốc.

+ Một số yêu cầu khi học môn lịch sử và địa lý.

2. Kĩ năng: HS biết khái quát về lịch sử và địa lí Việt Nam.

3. Thái độ: Yêu thích môn học.

*GDQP&AN: Giới thiệu Bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam.

- Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng.

III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động giáo viên Hoạt động của học sinh

I / Mở đầu : ( 4p)

- Kiểm tra đồ dùng học tập II / Bài mới

1 / Giới thiệu bài : ( 1p) - GVgiới thiệu và ghi bài

- Cả lớp

2 / Bài mới

Hoạt động 1 : ( 7p) Làm viêc cả lớp .

- GV giới thiệu vị trí của đất nước ta các cư dân -Hs lắng nghe, nhắc lại tên bài

(9)

ở mỗi vùng ( dựa và bản đồ )

- Gọi HS trình bày lại ( vị trí, dân cư )

- GV nhận xét

- Hãy xác định trên bản đồ hành chính VN vị trí tỉnh mà em đang sống .

Hoạt động 2 : ( 8p) Làm việc nhóm

- GV phát cho mỗi nhóm 1tranh , ảnh về cảnh sinh hoạt của một dân tộc nào đó ở một vùng , yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.

- GV kết luận : mỗi dân tộc sống trên đất nước VN có nét văn hoá riêng song đều có cùng một Tổ Quốc, một lịch sử VN

Hoạt động 3 : ( 10p) -Làm việc cả lớp

- Gv đặt vấn đề : Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó?

- GV kết luận Hoạt động 4 : ( 5p) - Làm việc cả lớp .

- GV hướng dẫn cách học, các em cần tập quan sát sư vật, hiện tượng, thu thập tìm kiếm tài liệu lịch sử, địa lí, mạnh dạn nêu thắc mắc đặt câu hỏi tìm câu trả lời

- Vậy môn lịch sử và địa lí lớp 4 giúp các em hiểu biết gì ?

- GV rút ra nội dung bài học như SGK . 3 . CỦNG CỐ - DẶN DÒ :( 5p)

- Em hãy tả sơ lược cảnh thiên nhiên và đời sống của người dân nơi mà em ở .

- Dặn HS về nhà học thuộc bài xem tiếp bài sau

HS quan sát bản đồ và lắng nghe - Vị trí : VN có phần đất liền, các hải đảo, vùng biển, hình chữ S, phía bắc giáp với Trung Quốc ….

- Dân cư có 54 dân tộc - 2 - 3 em lên xác định (tỉnh Quảng Ninh

- Cả lớp nhận xét

- lớp chia thành 4 nhóm

- Các nhóm làm việc sau đó trình bày trước lớp.

- HS phát biểu ý kiến - HS lắng nghe

- Về thiên nhiên và con người Việt Nam biết ông cha ta có những công lao to lớn

--- Ngày soạn: 05/09/2020

Ngày soạn: 05/09/2020

(10)

Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020 Ngày giảng: Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2020

Tiết 1: TOÁN

TIẾT 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Giúp HS ôn tập về:

- Tính nhẩm.

- Tính cộng trừ các số đến 5 chữ số, nhân chia số có 5 chữ số với số có 1 chữ số.

2. Kĩ năng:

- So sánh các số đến 100000

- Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét về bảng thống kê.

- Bài tập cần làm: 1( cột 1), 2( câu a), 3( dòng 1, 2), 4( câu b), 5( hs khá, giỏi) 3. Thái độ: Học sinh tự giác làm bài và yêu thích bộ môn

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- GV : Vẽ sẵn bảng số trong bài tập 5 lên bảng, bảng phụ - HS : Sách vở, đồ dùng môn học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ : ( 5p)

Gọi 3 HS lên bảng làm bài - Viết số :

+ Bảy mươi hai nghìn sáu trăm bốn mươi mốt.

+ Chín nghìn năm trăm mười.

+ Viết số lớn nhất có 5 chữ số.

GV nhận xét, chữa bài 2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài.( 1p) - GV nêu mục tiêu tiết học b. Luyện tính nhẩm.( 4p)

- GV hướng dẫn HS cách tính nhẩm các phép tính đơn giản.

- GV cho học sinh đọc phép tính thứ nhất ( Bảy nghìn cộng hai nghìn ) - Gv yêu cầu học sinh tính nhẩm trong đầu, sau đó ghi kết quả ra vở

- Gv cho học sinh làm các phép tính tiếp theo:

8000: 2

- GV nhận xét chung.

- 3 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.

- 72 641 - 9 510 - 99 999

- Lắng nghe

7000 + 2000

- HS tính nhẩm rồi nêu kết quả( Bảy nghìn cộng hai nghìn = chín nghìn )

+ Tám nghìn chia cho hai = bốn nghìn - HS nêu yêu cầu bài tập và làm bài.

(11)

c. Thực hành:

Bài 1:( 4p) Tính nhẩm

GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập và cho HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở.

+ Yêu cầu mỗi HS tính nhẩm 1 phép tính trong bài.

+ GV yêu cầu HS lần lượt lên bảng làm bài

GV nhận xét, chữa bài.

- Bài tập 1 củng cố kiến thức gì ?

* GV chốt kiến thức: Củng cố về cách tính nhẩm các số tròn nghìn

Bài 2:( 7p) Đặt tính rồi tính

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài, lớp đọc thầm

- Gọi 2 hs nhắc lại cách đặt tính

+ Khi cộng, trừ ta thực hiện như thế nào?

+ Khi thực hiện phép tính chia ta làm như thế nào?

- Yêu cầu lớp làm bài cá nhân - Nhận xét đúng sai.

- Gv nhận xét

- Bài tập củng cố kiến thức gì ?

* GV chốt kiến thức: Cách đặt tính và

thực hiện các phép tính trong phạm vi 100000

- HS làm bài trên bảng

7000 + 2000 = 9000 9000 – 3 000 = 6000 8000 : 2 = 4000

3000 x 2 = 6000 - HS chữa bài vào vở.

- Tính nhẩm các số tròn nghìn

- HS nêu yêu cầu bài tập và làm bài.

- Ta đặt tính sao cho các chữ số trong cùng một hàng thẳng cột với nhau

+ Khi cộng, trừ ta thực hiện tính từ phải sang trái

+ Khi thực hiện phép tính chia ta thực hiện chia từ trái sang phải

- Lớp làm vở, 4 Hs chữa bài trên bảng a.

- Các phép tính trong phạm vi 100 000 4637

+ 8245 12882

7035 - 2316 4719

325 x 3 975 25968 3

19 8656 16

18 0

(12)

Bài 3: ( 5p) >, <, = ?

- GV yêu cầu học sinh nêu yêu cầu BT - Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số tự nhiên 5870 và 5890

- Tương tự, yêu cầu hs làm các trường hợp còn lại

- GV yêu cầu học sinh làm vào vở, một HS làm bài, trình bày trên bảng

- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.

- Bài tập củng cố kiến thức gì ?

* Gv chốt: Cách so sánh các số đến 100000

Bài 4: ( 5p)

a, Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 65371; 75631; 56731; 67351 -Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập, hướng dẫn HS phân tích và làm bài tập.

+ Muốn so sánh các số ta làm như thế nào?

- GV yêu cầu học sinh làm bài - GV nhận xét, chữa bài

Bài 5: ( 5p) Bác Lan ghi chép việc mua hàng theo bảng sau:

- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài - Gọi hs đọc đề bài

- GV lần lượt hỏi HS theo từng loại hàng và giá tiền sau đó yêu cầu HS:

a) Nêu số tiền đã mua từng loại

- HS nêu yêu cầu - HS nêu

+ Hai số này cùng có bốn chữ số + Các chữ số hàng nghìn giống nhau + Các chữ số hàng trăm giống nhau + Ở hàng chục có 7 < 9

nên 5 870 < 5 890

+ Vậy viết 5 870 < 5 890 - HS làm bài

4327 > 3742 28 676 = 28 676 5870 > 5890 97 321 < 97 400 - HS chữa bài vào vở

- So sánh các số trong phạm vi 100 000

- 2Hs nêu:

+ Ta so sánh từng số theo hàng, lớp và xếp theo thứ tự như bài yêu cầu

- HS tự so sánh các số và sắp xếp theo thứ tự

a. 56 371 ; 65 371 ; 67 531 ; 75 631 Loại

hàng

Giá tiền Số lượng

mua Bát

Đường Thịt

2500đồng 1 kg 6400đồng 1 kg 35000 đồng 1 kg

5 cái 2 kg 2 kg - 2 Hs đọc:

- 3 HS nêu theo yêu cầu của GV Số tiền mua bát là:

(13)

b) Bác Lan mua tất cả hết bao nhiêu tiền?

c) Nếu có 100000 đồng thì sau khi mua số hàng trên bác Lan còn bao nhiêu tiền?

- GV nhận xét và chữa bài.

C. Củng cố – dặn dò:(4p) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về làm bài tập (VBT) và

chuẩn bị bài sau: “ Ôn tập các số đến 100 000 – tiếp theo”

2500 x 5=12500 ( đồng) Số tiền mua đường là:

6400 x 2= 12800 ( đồng) Số tiền mua thịt là:

35000 x 2 = 70000 ( đồng) - 1 HS nêu:

Bác Lan mua tất cả hết số tiền là:

12500 + 12800 + 70000 = 95300 ( đồng) - Hs nêu:

Bác Lan còn số tiền là:

100000- 95300 = 4700 ( đồng) - HS chữa bài vào vở

- Lắng nghe - Ghi nhớ

--- Tiết 2:

Tiết 2: Tiếng anhTiếng anh Gv bộ môn dạy Gv bộ môn dạy

--- ---

Tiết 3: CHÍNH TẢ

Tiết 1 : DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nghe viết đúng chính tả trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”

2. Kĩ năng:

- Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn l/n 3. Thái độ: Học sinh tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG

- Bảng lớp viết bài tập 2a

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Mở đầu: (3 phút)

G: Nhắc lại 1 số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1 phút) - GV nêu mục tiêu bài học

- HS lắng nghe

- HS lắng nghe

(14)

2. Hướng dẫn nghe viết (16 phút) a. HD chính tả:

- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả.

? Nội dung của đoạn cần viết

- Gv yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn, tìm những từ dễ viết sai.

- Gv yêu cầu học sinh viết bảng con các từ viết sai

- Gv yêu cầu học sinh nêu cách trình bày bài - GV yêu cầu học sinh nêu tư thế ngồi viết, cách cầm bút

- Nhận xét, bổ sung.

- Đọc lại đoạn văn ( 1 lượt )

- GV đọc cho học sinh viết ( đọc từng câu hoặc cụm từ ), mỗi câu đọc 2 lượt.

- Gv đọc chậm toàn bài cho học sinh soát lỗi.

- Gv yêu cầu học sinh đổi vở soát lỗi theo cặp.

- Gv thu châm từ 5 - 7 bài, nhận xét, chữa lỗi chung trước lớp..

3.Hướng dẫn làm bài tập (10 phút)

* Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n:

- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung bài - Gv yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài

- GV yêu cầu học sinh tư làm bài vào vở, 3 học sinh lên bảng điền.

- GV nhận xét, chữa bài.

*Bài 3a : Giải câu đố

Muốn tìm Nam Bắc Đông Tây Nhìn mặt tôi, sẽ biết ngay hướng nào.

- Gv yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài - GV yêu cầu học sinh tư làm bài vào vở.

- GV nhận xét, chữa bài.

C. Củng cố - dặn dò: (3 phút)

- GV Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài chính tả

giờ sau.

- HS lắng nghe, theo dõi SGK - 2 hs trả lời

- HS đọc thầm

- HS viết bảng con ( cỏ xước, tỉ tê, ngắn chùn chùn...)

- Tên bài viết giữa dòng, chữ đầu câu viết hoa

- lưng thẳng, hai chân song song với mép bàn, mặt hơi cúi, cách vở từ 20 – 30cm. Cầm bút tay phải.

- Hs viết bài

Hs soát lỗi ra lề vở bằng bút chì - Hs đổi chéo vở để soát lại lần 2

- Hs nêu yêu cầu - HS tự làm

- Lẫn, nở nang, béo lẳn, chắc nịch, lông mày, lòa xòa, làm cho.

- Hs nêu yêu cầu

- HS tự làm thi giải câu đố nhanh, đúng, viết ra giấy nháp, phát biểu

a.(Cái la bàn).

- HS lắng nghe --- ---

Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 1 : CẤU TẠO CỦA TIẾNG

(15)

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Biết được cấu tạo cơ bản của tiếng gồm 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh.

- Biết nhận diện các bộ phận của tiếng. Biết tiếng nào cũng phải có vần và thanh.

2. Kĩ năng:

- Biết được bộ phận vần của các tiếng bắt vần với nhau trong thơ.

3. Thái độ: Học sinh tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng. VD.

Tiếng Âm Vần Thanh

Bầu B Âu huyền

- Các thẻ có ghi các chữ cái và dấu thanh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 2p)

- Kiểm tra đồ dùng tiết học B. Bài mới

1. Giới thiệu bài:( 1p) Bài học hôm nay giúp các em hiểu vể cấu tạo của tiếng.

2. Bài mới

a) Tìm hiểu ví dụ ( 10p)

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

- Yêu cầu học sinh đọc thầm và đếm xem câu tục ngữ có bao nhiêu tiếng?

- Yêu cầu học sinh đếm thành tiếng từng dòng

- Gọi hai học sinh nói lại kết quả làm việc

- Yêu câu 1 học sinh đánh vần tiếng bầu và ghi lại cách đánh vần.

- Giáo viên ghi vào sơ đồ.

- Yêu cầu học sinh quan sát và thảo luận.

Cặp đôi: Tiếng bầu gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào?

- Gọi 3 học sinh trả lời

- Cả lớp

- Học sinh đọc thầm và đếm. Câu tục ngữ có 14 tiếng.

- Bầu ơi thương lấy bí cùng: 6 tiếng - Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn: 8 tiếng.

- Cả hai câu thơ trên có 14 tiếng.

- Một học sinh viết bảng, 2 – 3 học sinh đọc; Bờ - âu - bâu - huyền - bầu.

- Quan sát.

- Tiếng bầu gồm có ba bộ phận:

âm đầu + vần + thanh.

- Một học sinh lên bảng trả lời, chỉ trực tiếp vào sơ đồ từng bộ phận

(16)

- KL: Tiếng bầu gồm có 3 phần:

âm đầu + vần + thanh.

- Yêu cầu học sinh phân tích các tiếng còn lại bằng cách kẻ bảng.

- Giáo viên kẻ trên bảng và học sinh lên chữa

- Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? Cho ví dụ.

- Trong tiếng bộ phân nào không thể thiếu? Bộ phận nào có thể thiếu?

* KL: Trong mỗi tiếng bắt buộc phải có vần và dấu thanh. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết.

b) Ghi nhớ ( 5p)

- Yêu cầu học sinh đọc thầm ghi nhớ (SGK)

- Yêu cầu 1 học sinh lên bảng chỉ vào sơ đồ nói lại phần ghi nhớ.

- KL: Các dấu thanh của tiếng đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần.

c. Luyện tập( 17 phút )

Bài 1: Phân tích các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả phân tích vào bảng theo mẫu

- GV yêu cầu học sinh nêu nội dung của bài tập.

- GV chia nhóm 4 giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

- Làm bài tập vào vở BT; nhóm 1 làm Bt vào bảng nhóm.

- HS Đại diện nhóm trình bày - GV Nhận xét , bổ sung

-Tiếng do những bộ phận nào tạo thành?

-Tiếng nào có đủ 3 bộ phận

- GV chữa bài, nhấn mạnh các chữ cùng vần trong câu tục ngữ

Bài 2:

- Mỗi bàn học sinh phân tích 2 đến 3 tiếng

- Học sinh lên chữa - Học sinh tự phân tích

- Tiếng do bộ phận: âm đầu, vần, thanh.

VD : Thương

- Bộ phận không thể thiếu là: vần, dấu thanh

- Bộ phận âm đầu có thể thiếu.

- Đọc thầm.

- HS lên bảng vừa chỉ vừa nêu phần ghi nhớ.

1) Mỗi tiếng gồm có ba bộ phận Thanh

Âm đầu Vần

2) Tiếng nào cũng phải có vần và thanh.

Có tiếng không có âm đầu.

Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng

- HS đọc nội dung bài tập - Hs chia nhóm thảo luận - HS làm vào vở

- HS trình bày kết quả

- vần, thanh

- tất cả các tiếng trong câu ca dao - Hs chữa bài

(17)

Giải câu đố

Để nguyên lấp lánh trên trời Bớt đầu , thành chỗ cá bơi hằng ngày .

( Là chữ gì ? )

- GV yêu cầu học sinh nêu yêu cầu BT

- Gv yêu cầu học sinh trao đổi cặp - GV mời đại diện nhóm nêu lời giải - GV chốt

C. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút) - GV yêu cầu học sinh nêu lại “ ghi nhớ ’’

- GV Nhận xét tiết học

- Giao bài tập về nhà cho HS ( xem trước bài trang 12 )

- HS nêu yêu cầu - HS trao đổi cặp - HS nêu lời giải - Kết quả: chữ sao - 1 HS nêu ghi nhớ - HS lắng nghe

--- Ngày soạn: 06/09/2020

Ngày soạn: 06/09/2020 Ngày giảng: Thứ tư ngày9 tháng 9 năm 2020 Ngày giảng: Thứ tư ngày9 tháng 9 năm 2020

Tiết 1: TOÁN

TIẾT 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Giúp HS:

+ Luyện tính nhẩm, tính giá trị biểu thức.

+ Luyện tìm thành phần chưa biết của phép tính.

2. Kĩ năng:

- Luyện giải toán có lời văn

3. Thái độ:- Học sinh tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. DÙNG DẠY – HỌC :

- GV : Giáo án, SGK

- HS : Sách vở, đồ dùng môn học.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ : ( 4p)

Gọi 2 HS lên bảng làm bài - Viết 5 số chẵn có 5 chữ số.

- Viết 5 số lẻ có 5 chữ số

- 2 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.

- 88 888 ; 99 998 ; 99 996 ; 99 994; 99992 - 10 001 ; 10 003 ; 10 005 ; 10 007 ; 10

(18)

- Kiểm tra vở bài tập 2 em GV nhận xét, chữa bài cho HS 2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài – Ghi bảng.( 1p) b. Hướng dẫn ôn tập:

Bài 1: Tính nhẩm ( 5p)

GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập và cho HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở.

+ Yêu cầu mỗi HS tính nhẩm 1 phép tính trong bài.

+ GV yêu cầu HS lần lượt lên bảng làm bài

GV nhận xét, chữa bài.

Bài 2 : Đặt tính rồi tính ( 8p)

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu , lớp đọc thầm - Gọi 2 hs nhắc lại cách đặt tính

+ Khi cộng, trừ ta thực hiện như thế nào?

+ Khi thực hiện phép tính chia ta làm như thế nào?

- Yêu cầu 4 HS lên bảng làm bài, cả

lớp làm bài vào vở.

- Hướng dẫn HS đặt tính và thực hiện phép tính.

- Cho HS làm bài vào vở

- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.

009

- HS ghi đầu bài vào vở - Tính nhẩm

- HS tính nhẩm rồi nêu kết quả.

a. 6 000 + 2 000 – 4 000 = 4 000 9 000 – (7 000 – 2 000) = 0 90 000 – 70 000 – 20 000 = 0 12 000 : 6 = 2 000

b. 21 000 x 3 = 63 000 9 000 – 4 000 x 2 = 1 000 ( 9 000 – 4 000) x 2 = 10 000

8 000 – 6 000 : 3 = 6 000 - HS chữa bài

- Đặt tính rồi tính :

Ta đặt tính sao cho các chữ số trong cùng một hàng thẳng cột với nhau

+ Khi cộng, trừ ta thực hiện tính từ phải sang trái

+ Khi thực hiện phép tính chia ta thực hiện chia từ trái sang phải

- HS nêu yêu cầu bài tập và làm bài.

- 4 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm vào vở

- HS đặt tính rồi thực hiện phép tính.

b.

56346 43000 13065 + 2854 - 21308 x 4 59200 21692 52240

- HS chữa bài vào vở 65040 5

15 13008 00

40 0

(19)

Bài 3 : Tính giá trị của biểu thức ( 6p) - Yêu cầu HS nêu yêu cầu và tự làm bài vào vở.

- GV cho HS tự làm bài và hướng dẫn những em còn yếu

- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.

Bài 4: Tìm x ( 7p)

Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập, hướng dẫn HS phân tích và làm bài tập.

- GV phát phiếu bài tập và cho HS làm bài vào phiếu bài tâp theo từng nhóm 6 HS.

(?) Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?

(?) Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào?

(?) Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm như thế nào?

(?) Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm như thế nào?

- GV nhận xét, chữa bài Bài 5: Giải toán ( 5p) Yêu cầu 1 HS đọc đề bài

GV hỏi: Đề toán thuộc dạng toán gì?

- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán và tự giải vào vở.

- HS nêu yêu cầu và nêu cách thực hiện tính giá trị của biểu thức.

a. 3 257 + 4 659 – 1 300 = 7 916 – 1 300 = 6 616

b. 6 000 – 1 300 x 2 = 6 000 – 2 600 = 3 400

- HS chữa bài vào vở

- Tìm x, x là thành phần chưa biết của phép tính

- HS làm bài vào phiếu học tập theo nhóm như GV yêu cầu.

- 4 Hs trả lời

a. x + 875 = 9 936 x = 9 936 – 875 x = 9 061

b. x x 2 = 4 826 c. x – 725 = 8 259 x = 4 826 : 2 x = 8 259 + 725

x = 2 413 x = 8 984 d. x : 3 = 1 532

x = 1 532 x 3 x = 4 596 - HS chữa bài vào vở

- HS đọc đề bài, cả lớp theo dõi, suy nghí tìm cách giải bài toán.

- Đề toán thuộc dạng toán rút về đơn vị.

- HS tóm tắt và giải trên bảng lớp, cả lớp làm vào vở.

Tóm tắt:

4 ngày : 680 chiếc ti vi 7 ngày ? chiếc ti vi Bài giải :

Số ti vi nhà máy sản xuất được trong 1

(20)

- GV nhận xét và chữa bài.

C. Củng cố – dặn dò( 4p) - GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về làm bài tập (VBT) và

chuẩn bị bài sau: “ Biểu thức có chứa một chữ ”

ngày là:

680 : 4 = 170 ( chiếc )

Số ti vi nhà máy sản xuất được trong 7 ngày là:

170 x 7 = 1 190 ( chiếc )

Đáp số : 1 190 chiếc - HS chữa bài vào vở

- Lắng nghe - Ghi nhớ

--- Tiết 2: TẬP ĐỌC

Tiết 2: MẸ ỐM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung của bài thơ: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ.

2. Kĩ năng:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài.

- Đọc đúng các tiếng, từ khó: Lá trầu, khép lỏng, nóng ran, …

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng.

- Học thuộc lòng.

3. Thái độ:

- Thương yêu chăm sóc người thân.

* GD Giới và QTE: Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và ngược lại ( quan tâm, chăm sóc và yêu thương)

* Kĩ năng thể hiện sự thông cảm, xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ bài tập đọc tranh 9 SGK - Máu chiếu

- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 4, 5.

- Tập thơ góc sân và khoảng trời - Trần Đăng Khoa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ (5p)

“Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”

(21)

H1: Đọc đoạn 1 và 2 trả lời câu hỏi : Em hãy tìm những chi tiết nói lên tình cảnh đáng thương của chị Nhà Trò?

H2 : Đọc đoạn 3 và nêu nội dung bài ? - GV nhận xét, đánh giá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2 phút)

- GV Treo tranh phóng to SGK-5

? Bức tranh vẽ cảnh gì?

G: Bài thơ Mẹ ốm của nhà thơ Trần Đăng Khoa giúp các em hiểu thêm được tình cảm sâu nặng giữa con và mẹ, giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau.

- Hs trả lời

- Hs trả lời

- Vẽ cảnh một người mẹ bị ốm, mọi người đến thăm hỏi, em bé bưng bát nước cho mẹ.

2. Hướng dẫn luyện đọc a. Luyện đọc ( 10p)

- Yêu cầu học sinh mở SGK trang 9.

- GV yêu cầu học sinh đọc mẫu lần 1 - Gọi 7 học sinh tiếp nối nhau đọc bài.

- Giáo viên sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho học sinh.

- 7 học sinh tiếp nối nhau đọc bài - Gv yêu cầu học sinh đọc chú giải

* Đọc trong nhóm:

- Chia nhóm : nhóm 4 ( các nhóm tự cử nhóm trưởng điều khiển nhóm ).

- Các nhóm đọc nối tiếp đoạn. GV quan sát, hướng dẫn.

- Thi đọc : đoạn 3

+ 3 em/ lượt ( mỗi nhóm 1 em ). Đọc 2 – 3 lượt.

- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.

* GV đọc mẫu toàn bài.

- Giáo viện đọc mẫu : chú ý toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tính chất khổ 1,2 giọng trầm, buồn. Khổ 3 giọng lo lắng - Khổ 4,5: giọng vui.

Khổ 6,7: giọng thiết tha.

- 7 học sinh tiếp nối đọc, mỗi học sinh đọc một khổ thơ.

- Học sinh đọc: Lá trầu, trời đổ mưa, diễn kịch, khổ đủ điều,…

- 7 học sinh tiếp nối đọc.

- Học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ : cơi trầu, y sĩ

- chia nhóm

- đọc giữa các nhóm - Hs thi đọc

- HS nhận xét - Học sinh theo dõi.

(22)

- Nhấn giọng ở các từ ngữ: khổ, gấp lại, lặp trong đời mẹ, ngọt ngào, lần giờ, ngâm thơ, kể chuyện, múa ca, diễn kịch, cả ba…

3. Tìm hiểu bài ( 10p)

(?) Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì?

- Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ. Lúc mẹ ốm, chú Khoa đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ? Chúng ta cùng tìm hiểu.

- Yêu cầu học sinh đọc thầm 2 khổ thơ đầu.

(?) “Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì?

Lá trầu khổ giữa cơi trầu

Truyện kiều gấp lại trên đầu bất nay.

Cánh màn khép bóng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cầy sớm trưa.

(?) Em hãy hình dung khi mẹ không bị ốm thì lá trầu, Truyện kiếu, ruộng vườn sẽ như thế nào ?

- Giảng: những câu thơ “ lá trầu… sớm trưa” gợi lên hình ảnh không bình thường của lá trầu, Truyện kiều, ruộng vườn, cánh màn khi mẹ ốm…

(?) Em nào hiểu nghĩa của từ lặn trong đời mẹ ?

- Yêu cầu học sinh đọc thầm khổ thơ 3.

(?) Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?

(?) Những việc làm đó cho em biết điều gì?

(?) Vậy tình cảm của bạn nhỏ với mẹ thì sao? Đọc thầm các đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: “Những câu thơ nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của

- Chuyện mẹ bạn nhỏ bị ốm, mọi người rất quan tâm, lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ.

- Hs đọc

- Muốn nói rằng mẹ chú Khoa bị ốm: là

trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ ốm không ăn đước, ruộng vườn vắng bóng mẹ, mẹ nằm trên giường vì rất mệt

- Lá trầu xanh mẹ ăn hàng ngày, Truyện kiều sẽ được mẹ đọc hàng ngày, ruộng vườn sớm trưa sẽ có bóng mẹ làm lụng.

- Có nghĩa là những vất vả nơi ruộng vườn đồng ruộng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ và đã làm mẹ ốm.

- Đọc thầm

- Những câu thơ: “ Mẹ ơi! cô bác xóm làng đến thăm; Người cho trứng, người cho cam; và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

- Cho thấy tình làng nghĩa xóm thật sâu nặng, đậm đà, đầy nhân ái.

- Nối tiếp nhau trả lời. Mỗi học sinh một ý kiến

+ Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

(23)

bạn nhỏ đối với mẹ? Vì sao em cảm nhận được điều đó?

(?) Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì?

=> Giảng: Bài thơ thể hiện tình cảm sâu nặng: tình làng xóm, tình máu mủ.

* GDQTE:

+ Là trẻ em các em có quyền gì?

* GDKNS:

4. Học thuộc lòng bài thơ ( 8p) - Gọi 3 học sinh tiếp nối đọc bài thơ ( Mỗi em đọc 2 khổ thơ, em thứ 3 đọc 3 khổ thơ cuối)

(?) Theo dõi phát hiện ra giọng đọc hay và vì sao đọc như vậy lại hay?

Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất vả

từ những ngày xưa. Những vất vả trên khuôn mặt, dáng người mẹ.

+ Cả đời đi gió đi sương.

Hôm nay mẹ lại lần gường tập đi.

Bạn nhỏ xót thương khi nhìn thấy mẹ yếu phải lần giường để đi cho…..

+ Vì con mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

… xót thương mẹ đã vất vả dể nuôi minh. Điều đó hằn sâu trên khuôn mặt mẹ bằng những nếp nhăn.

+ Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, k.c, rồi thì múa ca…. không quản ngại, bạn làm tất cả mọi điều để mẹ vui.

+ Con mong mẹ khoẻ dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏi.

+ Mẹ là đất nước tháng ngày của con…

thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình

- Bài thơ thể hiện tình cảm giữa người con với người mẹ, tình cảm của hàng xóm đối với một người bị ốm, nhưng đậm đà sâu săc nhất vẫn là tình cảm của người con với mẹ.

+ Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và ngược lại( Quan tâm chăm sóc yêu thương)

- Thể hiện sự cảm thông . - Xác định giá trị

- Tự nhận thức về bản thân.

- 3H/s tiếp nối đọc, cả lớp lắng nghe - Tìm giọng đọc.

- Học sinh phát biểu.

(24)

- Gọi 3 học sinh tiép nối đọc diễn cảm tìn ra cách ngắt giọng, nhấn giọng hợp lí.

- Yêu cầu đọc diễn cảm theo từng cặp - Nhận xét, uốn nắn giúp học sinh - Tổ chức thi đọc thuộc lòng bài C. Củng cố - dặn dò ( 5p)

(?) Bài thơ viết theo thể thơ nào?

(?) Trong bài thơ em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao?

- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau

- VD: Sáng nay trời đổ mưa rào.

Nắng trong trái chín ngạt ngào bay hương

- Thi đọc theo hình thức:

+ Đọc thuộc lòng từng khổ thơ theo bàn

- Thể thơ lục bát.

- Khổ thơ 3 vì ….

Khổ thơ 5 vì … ---

Tiết 3: TIẾNG ANH GV bộ môn dạy

--- Tiết 4: KỂ CHUYỆN

Tiết 1: SỰ TÍCH HỒ BA BỂ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

Giúp HS:

+ Dựa vào các tranh m/họa và lời kể của GV kể lại đc từng đoạn và toàn bộ câu chuyện.

- Thể hiện lời kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp vơí nội dung truyện.

2. Kĩ năng:

- Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời của bạn kể.

- Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Qua đó, ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái và khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

3. Thái độ:- Học sinh tự giác làm bài và yêu thích bộ môn

* Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây nên (lũ lụt).

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Các tranh minh hoạ câu chuyện (phóng to) - Các tranh cảnh về hồ Ba Bể hiện nay.

- Máy chiếu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra sự chuẩn bị tiết học.( 4p)

B. Bài mới:

- Chuẩn bị sách vở

(25)

1. Giới thiệu bài:( 1p)

Cho học sinh xem tranh (cảnh) về hồ Ba Bể hịên nay và giải thích: Hồ Ba Bể là một cảnh đẹp của tỉnh Bắc Cạn.

Khung cảnh ở đây rất nên thơ và sinh động. Vậy hồ có từ bao giờ ? Do đâu mà có ? Các em cùng theo dõi câu chuyện sự tích hồ Ba Bể.

2. GV kể câu chuyện ( 12p)

- Gv kể lần 1: Giọng kể thong thả, rõ ràng, nhanh hơn ở đoạn kể về tai hoạ

trong đêm hội, trở lại khoan thai ở đoạn kết.

- Gv kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ phóng to.

- Yêu cầu học sinh giải nghĩa các từ:

Cầu phúc, giao long, bà goá, làm việc thiện, bâng quơ.

- Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?

- Mọi người đối xử với bà như thế nào?

- Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ?

- Chuyện gì đã xảy ra trong đêm?

- Khi chia tay bà cụ dặn mẹ con bà

goá điều gì ?

- Trong đêm lễ hội, chuyện gì đã xảy ra?

- Mẹ con bà goá đã làm gì?

- Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào ?

- Xem tranh ảnh.

- Lắng nghe

- Theo dõi

- Cầu phúc: Cầu xin được điều tốt cho mình.

- Giao long: Loài rắn to còn gọi là

thuồng luồng.

- Bà goá: Người phụ nữ có chồng bị chết.

- Làm việc thiện: Làm điều tốt cho người khác.

- Bâng quơ: Không đâu vào đâu, không tin tưởng.

- Bà không biết từ đâu đến, trông bà gớm ghiếc, người gầy còm, lở loét, xông lên mùi hôi thối. Bà luôn miệng kêu đói.

- Mọi người đều xua đuổi bà.

- Mẹ con bà goá đã đưa bà về nhà, lấy cơm cho bà ăn và mời bà nghỉ lại.

- Chỗ bà cụ ăn xin nằm sáng rực lên. Đó không phải là bà cụ mà là một con giao long lớn.

- Bà cụ nói sắp có lụt và đưa cho mẹ con bà goá một gói tro và hai mảnh vỏ trấu - Lũ lụt xảy ra, nước phun lên. Tất cả

mọi vật đều chìm nghỉm.

- Mẹ con bà goá dùng thuyền từ hai vỏ trầu để đi khắp nơi cứu người bị nạn.

- Chỗ đất sụt là hồ Ba Bể, nhà hai mẹ

(26)

3. Hướng dẫn kể từng đoạn( 10p) - Chia nhóm bốn học sinh dữa vào tranh minh hoạ và các câu hởi tìm hiểu, kể lại từng đoạn cho các bạn nghe.

- Yêu cầu mỗi nhóm một đại diện kể trước lớp.

- Nhận xét: Đúng nội dung, đúng trình tự không? lời kể đã tự nhiên chưa ?

4. Hướng dẫn kể toàn bộ câu chuyện ( 8p)

- Yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện - Tổ chức thi kể trước lớp.

Yêu cầu nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất lớp.

- Khen ngợi học sinh kể tốt.

5. Củng cố, dặn dò ( 5p) - Câu chuyện cho biết điều gì?

- Theo con người giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn mục đích nào khác không?

Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả do thiên nhiên gây nên (lũ lụt).

con thành một hòn đảo nhỏ giữa hồ.

- Nhóm bốn học sinh, lần lượt từng em kể từng đoạn. Các em khác nghe sau đó nhận xét lời kể của bạn.

- Mỗi nhóm chỉ kể một tranh.

- Học sinh nhận xét.

- Kể trong nhóm

- 2 đến 3 học sinh kể toàn bộ câu chuyện - Nhận xét

- Sự hình thành hồ Ba Bể

- Ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, biết giúp đỡ người khác sẽ gặp nhiều điều tốt lành.

--- Ngày soạn: 07/09/2020

Ngày soạn: 07/09/2020 Ngày giảng: Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 Ngày giảng: Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 Tiết 3: TOÁN

Tiết 4 : BIỂU THỨC CÓ CHỨA MỘT CHỮ I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Bước đầu nhận biết biểu thức có chứa một chữ.

2. Kĩ năng: Biết cách tính giá trị biểu thức khi thay chữ thành số cụ thể.

3. Thái độ: HS tích cực học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- GV : Chép và vẽ sẵn ví dụ lên bảng - HS : Sách vở, đồ dùng môn học.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(27)

1. Kiểm tra bài cũ : ( 5p)

- Gọi 3 HS lên bảng làm bài, lớp làm vở nháp.

- Gọi học sinh chữa bài trên bảng.

- GV nhận xét, chữa bài cho HS 2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài - Ghi bảng.( 1p)

b. Giới thiệu biểu thức có chứa một chữ.

( 14p)

* Biểu thức có chứa một chữ:

- Yêu cầu HS đọc đề bài toán

- Muốn biết bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở ta làm như thế nào?

- Treo bảng phụ ghi sẵn nội dung ví dụ 1:

Nếu mẹ cho Lan thêm 1 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?

Nếu mẹ cho Lan thêm 2 quyển vở thì bạn Lan có tất cả bao nhiêu quyển vở?

….

Nêu vấn đề: Lan có 3 quyển vở, nếu mẹ cho Lan thêm a quyển vở thì Lan có tất cả

bao nhiêu quyển vở?

GV kết luận: 3 + a là một biểu thức có chứa một chữ.

(?) Biểu thức có chứa một chữ có những dấu hiệu nào?

* Giá trị của biểu thức có chứa một chữ:

(?) Nếu a =1 thì 3 + a = ?

GV : Khi đó ta nói 4 là một giá trị của biểu thức 3 + a

- GV làm lần lượt với từng trường hợp a = 2,3,4,0…

(?) Khi biết một giá trị cụ thể của a, muốn tính giá trị của biểu thức 3 + a ta làm như thế nào?

- 3 HS lên bảng làm bài theo yêu cầu.

Tìm x:

x x 5 = 1 085 x : 5 = 187 x - 631 = 361

- HS ghi đầu bài vào vở

- Lan có 3 quyển vở, mẹ cho Lan thêm…quyển vở. Lan có tất cả …quyển vở.

- Ta thực hiện phép tính cộng số vở lúc đầu của bạn Lan có với số vở mẹ bạn Lan cho.

- Bạn Lan có: 3+1= 4 quyển vở - Bạn Lan có: 3+2= 5 quyển vở - Bạn Lan có: 3+a quyển vở

- Biểu thức có chứa một chữ gồm số, dấu tính và một chữ.

- 3 + a = 3 + 1 = 4

- HS theo dõi và trả lời câu hỏi của GV - Khi biết một giá trị cụ thể của a, ta thay giá trị của a vào biểu thức rồi tính.

a = 2 => 3 + a = 3 +2 = 5 a = 3 => 3 + a = 3 +3 = 6 a = 4 => 3 + a = 3 +4 = 7

(28)

(?) Mỗi lần thay chữ a bằng số ta tính được gì?

c.Luyện tập - thực hành:

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức ( theo mẫu) ( 4p)

- Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh tự làm bài, 2 học sinh lên bảng làm.

- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập và cho HS tính và viết kết quả vào vở.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 1 củng cố kiến thức gì?

Bài 2: Viết vào ô trống ( theo mẫu) ( 6p) - Gọi học sinh đọc yêu cầu

- GV hỏi học sinh

+ Dòng thứ nhất trong bảng cho ta biết điều gì?

+ Dòng thứ hai trong bảng cho ta biết điều gì?

+ x có những giá trị cụ thể nào?

- Lớp làm bài, 2 HS làm vào phiếu học tập

- GV cùng HS nhận xét và chữa bài.

Bài 2 củng cố kiến thức gì?

Bài 3: Tính giá trị của biêu thức ( 5p) - Gọi học sinh đọc yêu cầu

- HS làm bài cá nhân, 3 hs làm bảng lớp b. Tính giá trị của biểu thức 873 - n với : n = 10 ; n = 0

- GV yêu cầu HS nhận xét và chữa bài vào vở.

3. Củng cố - dặn dò( 5p)

a = 0 => 3 + a = 3 +0 = 3

- Ta tính được một giá trị của biểu thức 3 + a.

- HS nhắc lại

- Học sinh đọc yêu cầu

Mẫu: a) Nếu b =4 thì 6 – b = 6 – 4 = 2 - Học sinh tự làm bài

- HS chữa bài vào vở

b) Nếu c = 7 thì 115 – c = 115 – 7 = 108

c) Nếu a=15 thì a + 80 = 15 + 80 = 95 -> Củng cố: cách tính giá trị của biểu thức

- Học sinh đọc yêu cầu

- Cho biết giá trị cụ thể của x ( hoặc y) - Giá trị của biểu thức 125 + x tương ứng với từng giá trị của x ở dòng trên - x có các giá trị là 30; 100

- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào phiếu học tập theo nhóm bàn 3 HS a.

x 30 100

125 + x

125 + 30=

155

125 + 100 = 225

- HS chữa bài vào vở

-> Củng cố: cách tính giá trị của biểu thức

- Học sinh đọc yêu cầu - HS làm bài

n = 10 ta có: 873 – n = 873 – 10 = 863 n = 0 ta có: 873 – n = 873 – 0 = 873 - HS chữa bài vào vở.

(29)

- Giờ hôm nay chúng ta học bài gì?

- GV nhận xét giờ học.

- Dặn HS về làm bài tập (VBT) và chuẩn bị bài sau: “ Luyện tập”

- Biểu thức có chứa một chữ - Ghi nhớ

--- Tiết 2: TẬP LÀM VĂN

Tiết 1: THẾ NÀO LÀ KỂ CHUYỆN?

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

Giúp HS:- Hiểu được đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu xây dựng một bài văn kể chuyện.

3. Thái độ:- Học sinh tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giấy khổ to và bút dạ.

- Bài văn về hồ Ba Bể ( Viết vào bảng phụ).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiêm tra sự chuẩn bị của học sinh ( 4p)

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài ( 1p)

(?) Tuần này em đã kể lại câu chuyện nào?

(?) Vậy thế nào là văn kể chuyện?

Bài học hôm nay sẽ giúp em trả lời điều đó.

2. Tìm hiểu ví dụ. ( 10p) Bài 1

- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Gọi 1 học sinh đến 2 học sinh kể tóm tắt câu chuyện sự tích hồ Ba Bể.

- Chia học sinh thành các nhóm nhỏ, phát giấy và bút dạ cho học sinh.

- Các nhóm thảo luận và thực hiện các yêu cầu ở bài 1

- Yêu cầu các nhóm dán kết quả thảo luận của nhóm mình lên bảng

- Các nhóm nhận xét, bổ sung

- Giáo viên ghi câu trả lời đã thống nhất

- Cả lớp

- Câu chuyện sự tích hồ Ba Bể - Lắng nghe

- học sinh đọc yêu cầu

- 1 – 2 học sinh kể tòm tắt cả lợp theo dõi.

- Chia nhóm nhận đồ dùng học tập.

- Thảo luận ghi kết quả thảo luận vào phiếu.

- Dán kết quả thảo luận lên bảng - Nhận xét bổ sung.

(30)

lên bảng.

Sự tích hồ Ba Bể.

a) Các nhân vật - Bà cụ ăn xin.

- Mẹ con bà nông dân

- Bà con dự lễ hội ( nhân vật phụ)

b) Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy - Sự việc 1: Bà cụ đến lễ hội xin ăn -> không ai cho.

- Sự việc 2: Bà cụ gặp mẹ con bà nông dân -> Hai mẹ con cho bà cụ ăn và ngủ trong nhà mình.

- Sự việc 3: Đêm khuya -> bà cụ già hiện hình thành một con giao long lớn.

- Sự việc 4: Sáng sớm bà lão ra đi -> cho hai mẹ con gói tro với hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi.

- Sự việc 5: Trước đêm lễ hội -> dòng nước phun lên, tất cả đều chìm nghỉm.

- Sự việc 6: Nước lụt dâng lên -> mẹ con bà nông dân chèo thuyền, cứu người.

c) Ý nghĩa: Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Truyện còn ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người, những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng.

Bài 2

- Đưa ra bảng phụ bài hồ Ba Bể.

(?) Bài văn có những nhân vật nào?

(?) Bài vân có những sự kiện nào xảy ra đối với nhân vật?

(?) Bài văn giải thích hiện tượng gì về hồ Ba Bể?

(?) Bài hồ Ba Bể với sự tích hồ Ba Bể bài nào là văn kể chuyện? Tại sao? (có thể đưa ra kết quả bài 1 và các câu)

(?) Theo em thế nào là kể chuyện?

- KL: Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một số nhân vật. Mỗi câu chuyện phải nói lên được một điều có ý nghĩa.

3. Ghi nhớ ( 5p)

- Gọi 3 - 4 học sinh tiếp nối đọc ghi nhớ.

- Cho học sinh lấy ví dụ để minh hoạ.

- 2 Học sinh đọc thành tiếng.

- Bài văn không có nhân vật.

- Bài văn không có sự kiện nào xảy ra đối với nhân vật.

- Giải thích về độ cao, chiều dài, cảnh đẹp của hồ Ba Bể.

- Bài sự tích hồ Ba Bể là văn kể chuyện.

Vì có nhân vật, có cốt truyện, có ý nghĩa câu chuyện.

Bài Hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện mà là bài văn giải thích về hồ Ba Bể.

- Là kể lại một sự việc có nhân vật, có cốt truyện, có các sự kiện liên quan đến nhân vật. Câu chuyện đó phải có ý nghĩa

3 -> 4 học sinh đọc ghi nhớ.

(31)

4. Luyện tập ( 15p) Bài 1

- Học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và làm bài.

- Gọi 2 – 3 học sinh đọc câu chuyện của mình. Học sinh khá đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ nội dung

- Cho điểm học sinh.

- Truyện sự tích hồ Ba Bể: có các nhân vật, có các sự kiện và ý nghĩa chuyện.

- Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu…

- Truyện Cây khế…..

- Học sinh đọc yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Làm bài.

- Trình bày và nhận xét.

Bài làm 2

Buổi chiều trời mùa hè thật khó chịu. Em đang vội vể nhà thì nhìn thấy phía xa một người phụ nữ vừa bế con và mang rất nhiều đồ. Em chạy theo và nhận ra là cô Nga lấy chồng làng bên. Chắc cô vể thăm bố mẹ nên mang túi xách và lỉnh kỉnh hai túi nhỏ nữa.

Em chào:

Cô Nga về thăm bà đấy ạ ! Em bé xinh quá ! Cô đẻ cháu xách giúp cho nhé ! Cô nhìn em mỉm cười thân thiện. Em đeo ngay ngắn chiếc cặp của minh trên vai, hai tay xách túi hộ cô. Hai cô cháu vứa đi vừa trò chuyện. Em bé thỉnh thoảng lại giơ tay, múa chân cười toét miệng.

Bài 2

- Học sinh đọc yêu cầu.

- Gọi một học sinh trả lời câu hỏi.

- KL: Trong cuộc sống cần quan tâm giúp dỡ lẫn nhau. đó là ý nghĩa của câu chuyện các em vừa kể.

3. Củng cố – dặn dò ( 5p) - Nhận xét tiết học.

- Dặn học sinh học thuộc phần ghi nhớ.

- Về nhà kể lại câu chuyện mình xậy dựng cho người thân nghe và làm bài tập vào vở.

-Một học sinh đọc thành tiếng.

- Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật: em và người phụ nữ có con nhỏ.

Câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với người phụ nữ. Sự giúp đỡ ấy tuy nhỏ bé nhưng rất đúng lúc thiết thực vì cô đang mang nặng.

- Hs lắng nghe

---

(32)

Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU

Tiết 2: LUYỆN TẬP VỀ CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Phân tích cấu tạo của tiếng trong một số câu 2. Kĩ năng:

- Hiểu thế nào là hai tiếng bắt vần trong thơ

3. Thái độ:- Học sinh tự giác làm bài và yêu thích bộ môn II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

- Bảng phụ ghi nội dung bài 1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ ( 5p)

- Yêu cầu hai học sinh lên bảng phân tích cấu tạo của tiếng trong câu:

Ở hiền gặp lành và uống nước nhớ nguồn

- GV gọi 1 học sinh dưới lớp đọc ghi nhớ bài trước

- Gọi học sinh nhận xét, chữa bài trên bảng - GV nhận xét

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài ( 1p)

- GV giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng.

Bài học hôm nay sẽ giúp các em luyện tập, củng cố lại cấu tạo của tiếng.

2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập

Bài 1: Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ dưới đây. Ghi kết quả

phân tích vào bảng theo mẫu( 8p) - Gọi học sinh đọc yêu cầu

- 2 Hs lên bảng Tiếng Âm

đầu

Vần Thanh

ở hiền gặp lành uống nước nhớ nguồn

h g l n nh ng

ơ iên ăp anh uông ươc ơ uôn

hỏi huyền nặng huyền sắc sắc sắc huyền

- Hs lắng nghe

- Học sinh đọc yêu cầu

(33)

- Chia học sinh thành các nhóm nhỏ.

- Phát giấy khổ to đã kẻ sẵn bảng cho các nhóm

- Yêu cầu học s

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống thụ động, ít di chuyển2. Năng lực

Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông (18p) - Mục tiêu: HS giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời

- Năng lực kiến thức Sinh học: Cách mổ tôm, các nội quan về hệ tiêu hóa, hệ thần kinh của tôm sông.. - Năng lực nghiên cứu khoa học: quan sát, thiết kế thí

Nhận biết thêm 1 số đại diện khác của lớp hình nhện như: cái ghẻ, ve bò, bọ cạp thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau  Đặc điểm chung của lớp

+ Tôn trọng tính thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của các cơ quan trong cơ thể sinh vật (thằn lằn thích nghi hoàn toàn với đời sống trên

- Kĩ năng tìm kiếm và sử lý thông tin khi đọc SGK, quan sát hình để tìm hiểu sự đa dạng về thành phần loài, đặc điểm chung về cấu tạo cơ thể thích nghi

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.. - Phân biệt được kiểu bay vỗ cánh và kiểu

Mỏ cim ăn thịt Mỏ chim ăn côn trùng Mỏ chim hút mật Mỏ chim ăn hạt.. Mỏ chim