• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp- trường hợp doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp- trường hợp doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam"

Copied!
13
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp- trường hợp doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam

Tô Minh Thu

Ngày nhận: 29/05/2019 Ngày nhận bản sửa: 05/06/2019 Ngày duyệt đăng: 17/06/2019

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cùng với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tăng cường hệ thống kế toán quản trị (KTQT) chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất (DNSX) nhằm hỗ trợ thông tin cho các nhà quản trị ra các quyết định là điều kiện cần thiết để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Do vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX để có các giải pháp tác động phù hợp, giúp cho hệ thống KTQT chi phí trong các DNSX được hoàn thiện trởt hành yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Bằng việc tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới, tác giả tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam. Từ đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam.

Từ khóa: Mức độ vận dụng kế toán quản trị chi phí, nhân tố ảnh hưởng, doanh nghiệp sản xuất.

1. Đặt vấn đề

iện nay, ngành Sản xuất giấy của Việt Nam đang phải đối mặt với một loạt các thách thức để duy trì tính cạnh tranh trong một lĩnh vực mà chi phí

nguyên liệu và năng lượng chiếm một phần rất lớn trong chi phí sản xuất. Trong đó, thách thức lớn nhất hiện nay đó là giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả hoạt động cùng với các phương pháp xanh hơn để sản xuất giấy với chất lượng tốt, đồng thời tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về môi trường. Do vậy, các doanh nghiệp

(2)

này phải tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có, đẩy mạnh nghiên cứu, sáng tạo nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để cạnh tranh.

Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận quan trọng của hệ thống KTQT doanh nghiệp, có chức năng đo lường, phân tích về tình hình chi phí nhằm mục tiêu lập dự toán, xây dựng định mức, kiểm soát chi phí, ra quyết định kinh doanh tối ưu. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt vượt tầm biên giới quốc gia, KTQT chi phí ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản trị ra các quyết định hiệu quả. Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ, công tác kế toán chi phí trong các DNSX giấy ở Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung chủ yếu vào thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc lập các báo cáo, Download báo cáo tốt nghiệp các ngành tài chính. Việc cung cấp thông tin kế toán chi phí phục vụ cho việc ra các quyết định hay lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh vẫn đang là vấn đề chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Vì vậy, tăng cường mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy nhằm hỗ trợ thông tin cho các nhà quản trị ra các quyết định là điều kiện cần thiết để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp giấy nói riêng và các DNSX tại Việt Nam nói chung.

2. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp

Đã có nhiều nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước chỉ ra mối quan hệ và ảnh hưởng của một số nhân tố đến việc áp dụng KTQT nói chung cũng như KTQT chi phí nói riêng trong các doanh nghiệp.

Chenhall, R.H. & Langfield-Smith, K. (1998), trong một nghiên cứu về vận dụng và lợi ích của thực hành KTQT tại các công ty sản xuất ở Australia, đã giải thích lý do các công ty sản xuất lớn có tỷ lệ vận dụng KTQT hiện đại cao hơn, đó là sự tăng lên về quy mô tổ chức sẽ dẫn đến sự phức tạp của cơ chế quản lý nên đòi hỏi các doanh nghiệp lớn vận dụng các kỹ

thuật KTQT phức tạp hơn. Các doanh nghiệp quy mô lớn thường có nhu cầu thông tin quản trị nhiều hơn cũng như có tiềm lực tài chính để tăng cường sử dụng các phương pháp KTQT phức tạp hơn.Wu, Junjie and Boateng, Agyenim (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong thực tiễn KTQT Trung Quốc.

Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong thực tiễn KTQT Trung Quốc. Phân tích đa biến cho thấy quy mô của công ty, đối tác nước ngoài và trình độ hiểu biết của các nhà quản lý và nhân viên kế toán có ảnh hưởng tích cực đến những thay đổi trong thực tiễn KTQT của các liên doanh đối tác nước ngoài. Quy mô doanh nghiệp và mức độ kiến thức của các nhà quản lý cấp cao dường như ảnh hưởng đến những thay đổi trong thực tiễn KTQT. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào được đưa ra cho giả thuyết rằng Chính phủ Trung Quốc có ảnh hưởng đáng kể đến những thay đổi trong thực tiễn KTQT của các liên doanh và doanh nghiệp Nhà nước.

Ahmad, K. (2012) nghiên cứu về việc thực hành KTQT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia. Nghiên cứu chỉ ra rằng cạnh tranh ngày càng tăng dẫn đến các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn lực và ra quyết định hiệu quả hơn, từ đó làm phát sinh nhu cầu thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp. Do vậy, các phương pháp KTQT được các doanh nghiệp tích cực áp dụng để đáp ứng nhu cầu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy áp lực cạnh tranh trên thị trường có ảnh hưởng tích cực đến mức độ áp dụng KTQT của các doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp cũng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia.

Halbouni, S. S. (2014) trong nghiên cứu thực nghiệm về các động lực của đổi mới KTQT tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cho thấy công nghệ thông tin có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thay đổi của KTQT. Nghiên cứu của Halbouni cho thấy 71,5% số người được hỏi tin rằng công nghệ thông tin có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thay đổi của KTQT.

Rapina (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán

(3)

và ý nghĩa của nó đối với chất lượng của thông tin kế toán nhằm xác định ảnh hưởng của các yếu tố: Sự cam kết của nhà quản lý, văn hóa doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán và ý nghĩa của nó đối với chất lượng thông tin kế toán. Đối tượng khảo sát là nhân viên kế toán của 33 doanh nghiệp ở Bandung-Indonesia. Kết quả cho thấy cả 3 yếu tố trên đều có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán.

Nghiên cứu của Leite, A. A., Fernandes, P. O.,

& Leite, J. M. (2015) về các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến việc sử dụng thực hành KTQT trong lĩnh vực dệt may Bồ Đào Nha cho thấy sự quan tâm của nhà quản trị đến KTQT có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp. Nhà quản trị là người trực tiếp sử dụng thông tin KTQT để ra quyết định, do vậy nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị có ảnh hưởng quan trọng đến việc vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp. Ngoài nhu cầu thông tin, sự ủng hộ của nhà quản trị trong việc tiếp cận các kỹ thuật KTQT mới và vận dụng vào doanh nghiệp cũng là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến sự vận dụng KTQT trong doanh nghiệp.

Anh, D. N. P. (2016) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng và hiệu quả của thực hành KTQT trong nền kinh tế chuyển đổi đã chỉ ra nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến mức độ áp dụng KTQT của các doanh nghiệp Việt Nam, đó là mức độ cạnh tranh. Thông qua dữ liệu khảo sát từ 220 doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và lớn, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực của nhân tố mức độ cạnh tranh đến việc sử dụng các công cụ KTQT hiện đại trong các doanh nghiệp.

Lê Thị Hồng (2016) trong công trình nghiên cứu Hoàn thiện hệ thống thông tin KTQT chi phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam cho rằng để hệ thống thông tin KTQT chi phí thực sự hiệu quả đối với hoạt động SXKD của đơn vị, đáp ứng tối đa yêu cầu quản lý, khi xây dựng hệ thống thông tin KTQT chi phí cần tính đến các nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng hệ thống thông tin KTQT chi phí để xây dựng một cách phù hợp nhất.

Trên cơ sở tổng hợp các nghiên cứu liên quan, Lê Thị Hồng (2016) đã tổng kết nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: (1) Đặc điểm ngành nghề SXKD và tổ chức SXKD; (2) Cơ cấu, phân cấp quản lý trong đơn vị; (3) Nhận thức của nhà quản trị về vai trò của hệ thống thông tin KTQT chi phí; và (4) Trình độ trang bị máy móc thiết bị và trình độ đội ngũ nhân viên kế toán. Về nhóm nhân tố khách quan, tác giả đã tổng hợp kết quả của các công trình nghiên cứu với các nhân tố cơ bản sau: (1) Cơ chế chính sách và văn bản nhà nước quy định về công tác KTQT trong doanh nghiệp; và (2) Điều kiện và môi trường kinh doanh. Bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, tác giả đã kiểm định các giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống thông tin KTQT chi phí, bao gồm: Năng lực nhân viên kế toán, điều kiện về cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật, mức độ ủng hộ của nhà quản trị và nhận thức của nhà quản trị về vai trò của hệ thống thông tin KTQT chi phí. Qua phân tích các biến quan sát trong quan hệ với nhân tố cho thấy các biến đều thể hiện các giá trị dương, có nghĩa là nếu các điều kiện về cơ sở vật chất, về sự ủng hộ của nhà quản trị và nhận thức của nhà quản trị càng cao thì điều kiện năng lực thực hiện các giải pháp trong đơn vị để hoàn thiện hệ thống thông tin KTQT càng được thực hiện một cách tốt nhất.

Bùi Tiến Dũng (2018) trong nghiên cứu về Tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất giấy- Nghiên cứu tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam và các doanh nghiệp liên kết đã tiến hành khảo sát 8 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giấy thành phẩm. Với việc kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính, kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố cơ bản ảnh hưởng thuận chiều đến tổ chức KTQT tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam và các doanh nghiệp liên kết, đó là: Mức độ cạnh tranh của thị trường, sự tham gia của nhà quản trị và trình độ của nhân viên kế toán. Nghiên cứu cũng chỉ ra quy mô của doanh nghiệp (đo lường bằng số lượng nhân công trực tiếp) có ảnh hưởng đến tổ chức KTQT tại các doanh nghiệp khảo sát ở các mức độ khác nhau cả thuận chiều và ngược chiều, trong đó quy mô doanh nghiệp

(4)

có mối quan hệ thuận chiều tới KTQT chi phí và ngược chiều với hệ thống dự toán SXKD.

Đặng Lan Anh (2019) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin KTQT chi phí tại các khách sạn thuộc Tập đoàn Mường Thanh, từ đó xác định và đánh giá sự tác động đến chất lượng của thông tin KTQT chi phí tại các khách sạn này. Dựa trên cơ sở dữ liệu đã tổng hợp, Đặng Lan Anh (2019) đã xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng gồm các nhân tố sau: Trình độ công nghệ thông tin, hiểu biết của nhà quản trị về công nghệ thông tin và kế toán, đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý và trình độ nhân viên kế toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ công nghệ thông tin là nhân tố tác động cùng chiều và tác động mạnh nhất tới tính hữu hiệu của hệ thống thông tin KTQT chi phí, tiếp theo là nhân tố hiểu biết của nhà quản trị về công nghệ thông tin và kế toán, đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý, và cuối cùng là trình độ nhân viên kế toán có ít tác động đến hệ thống thông tin KTQT chi phí tại các khách sạn này.

Trong bài viết này, kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả tiền nhiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của KTQT nói chung và KTQT chi phí nói riêng, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam. Từ đó, bài viết đưa ra một số khuyến nghị góp phần nâng cao mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam.

3. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu

Dựa trên tổng quan nghiên cứu đã tổng hợp, các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT chi phí trong DNSX bao gồm: Quy mô của doanh nghiệp, đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý, trình độ trang bị công nghệ thông tin, quan điểm của nhà quản trị về công tác kế toán quản trị, trình độ của nhà quản trị và trình độ nhân viên kế toán. Tuy nhiên, việc thu thập số liệu phục vụ nghiên cứu liên quan đến quy mô của các DNSX giấy dưới một trong các tiêu thức cơ bản như doanh thu, số lượng lao động, tổng tài sản đều không thực hiện được

do các DNSX giấy cho rằng đây là thông tin nhạy cảm và đề cập sâu đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, kế thừa và phát triển các mô hình nghiên cứu của Leite, A. A., Fernandes, P. O., & Leite, J. M. (2015) và Đặng Lan Anh (2019), có hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo cho phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu của bài viết, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

- Biến phụ thuộc là mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam.

- Biến độc lập gồm 5 nhóm biến: Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý, trình độ trang bị công nghệ thông tin, quan điểm của nhà quản trị về công tác kế toán quản trị, trình độ của nhà quản trị và trình độ nhân viên kế toán.

Mô hình tổng quát phản ánh mối tương quan giữa mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng được tác giả đề xuất qua phương trình hồi quy đa biến như sau:

i = α0+ α1TCi+ α2CNi+ α3i + α4i + α5NVi + ε

Trong đó: MĐi - Mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam;

TCi: Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý;

CNi: Trình độ trang bị công nghệ thông tin;

i: Quan điểm của nhà quản trị về công tác KTQT;

i: Trình độ của nhà quản trị;

NVi: Trình độ nhân viên kế toán;

α0 là hằng số; α là hệ số biến thiên giải thích, ε là phần dư và i là số quan sát.

Theo đó, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam như sau:

- Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý: Khi xem xét cơ cấu tổ chức quản lý, các nhà nghiên cứu thường đề cập tới những yếu tố cơ bản như:

Chuyên môn hóa công việc, phân chia tổ chức thành các bộ phận, quyền hạn và trách nhiệm, cấp bậc và phạm vi quản trị, tập trung và phân quyền trong quản trị và sự phối hợp giữa các bộ phận, phân hệ của cơ cấu. Trong thực tế, các bộ phận trong doanh nghiệp có thể được hình thành theo những tiêu chí khác nhau, làm xuất hiện các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý khác

(5)

nhau, từ đó ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong doanh nghiệp. Do vậy, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu H1: Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý có tác động cùng chiều tới mức độ vận dụng KTQT chi phí tại các DNSX giấy Việt Nam.

- Trình độ trang bị công nghệ thông tin: Trong thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghệ thông tin có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Tác động của công nghệ thông tin đến KTQT chi phí cũng không phải là một ngoại lệ.

Trong các DNSX, khối lượng dữ liệu mà KTQT chi phí phải tiến hành xử lý là rất lớn, quá trình xử lý thông tin lại cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp và kỹ thuật phức tạp, nhu cầu thông tin luôn cần phải được đáp ứng nhanh và kịp thời để giúp cho nhà quản trị trong việc ra quyết định kinh doanh. Kết quả các nghiên cứu cho thấy công nghệ thông tin có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống KTQT và việc áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và máy tính vào KTQT làm cho thông tin được cung cấp kịp thời, phù hợp và hữu ích hơn. Chính vì vậy, mức độ trang bị công nghệ thông tin là một nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong doanh nghiệp. Do vậy, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu H2: Trình độ trang bị công nghệ thông tin có tác động cùng chiều tới mức độ vận dụng KTQT chi phí tại các DNSX giấy Việt Nam.

- Quan điểm của nhà quản trị về công tác KTQT: Trong bối cảnh kinh tế của Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp chưa quan tâm đáng kể đến công tác KTQT mà chỉ tập trung chủ yếu vào công tác kế toán tài chính để đáp ứng các quy định của các cơ quan quản lý các cấp hơn là nhu cầu quản trị thực tế của doanh nghiệp.

Do đó, việc vận dụng KTQT khó thành công hoặc thậm chí chỉ được vận dụng ở phạm vi hạn hẹp nếu người điều hành doanh nghiệp không hiểu biết về lợi ích do việc vận dụng các công cụ kỹ thuật KTQT mang lại. Mặt khác, nhà quản trị là người trực tiếp sử dụng thông tin KTQT để ra quyết định, do vậy nhu cầu sử dụng thông tin của nhà quản trị có ảnh hưởng quan trọng đến việc vận dụng KTQT trong các

doanh nghiệp. Ngoài nhu cầu thông tin, sự ủng hộ của nhà quản trị trong việc tiếp cận các kỹ thuật KTQT mới và vận dụng vào doanh nghiệp cũng là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến sự vận dụng KTQT trong doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu của các tác giả tiền nhiệm cho thấy, sự quan tâm của nhà quản trị có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ vận dụng KTQT trong các doanh nghiệp. Từ các phân tích trên, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu H3: Quan điểm của nhà quản trị về công tác kế toán quản trị có tác động cùng chiều tới mức độ vận dụng KTQT chi phí tại các DNSX giấy Việt Nam.

- Trình độ của nhà quản trị: Trình độ của nhà quản trị là tổng hợp những kiến thức và sự hiểu biết của nhà quản trị về lĩnh vực hoạt động SXKD của doanh nghiệp, các lĩnh vực kế toán, công nghệ thông tin cũng như các kỹ năng quản lý lãnh đạo. Các nhà quản trị có trình độ càng cao về KTQT, công nghệ thông tin và các kỹ năng quản lý thì nhu cầu thông tin KTQT càng lớn. Do vậy, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu H4: Trình độ của nhà quản trị có tác động cùng chiều tới mức độ vận dụng KTQT chi phí tại các DNSX giấy Việt Nam.

- Trình độ nhân viên kế toán: Nhân viên kế toán là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai và vận dụng KTQT chi phí trong doanh nghiệp.

Nếu trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán không đáp ứng yêu cầu sẽ khiến cho việc vận dụng KTQT chi phí trong doanh nghiệp kém hiệu quả. Trình độ nhân viên kế toán thể hiện ở khả năng khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin một cách thành thục, thường xuyên cập nhật các kiến thức và kỹ thuật mới, vận dụng để thiết kế hệ thống, xây dựng và thực hiện hệ thống kế toán chi phí phù hợp nhằm hỗ trợ cho các nhà quản trị trong việc ra quyết định. Đồng thời, trình độ nhân viên kế toán còn được biểu hiện thông qua các kỹ năng mềm như khả năng tiếp nhận thay đổi; kỹ năng tư duy, phản biện và phân tích; khả năng làm việc nhóm… Trình độ nhân viên kế toán càng cao dẫn đến mức độ vận dụng KTQT trong doanh nghiệp càng lớn. Từ các phân tích trên, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu H5: Trình độ nhân viên kế toán có tác động cùng chiều tới mức độ vận dụng KTQT chi phí tại các DNSX giấy Việt Nam.

(6)

4. Phương pháp nghiên cứu

Để phục vụ cho việc nghiên cứu các nhân tố

ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính Bảng 1. Thành phần các nhóm biến trong mô hình nghiên cứu

Nhân tố Tên biến Ký hiệu

Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý (TC)

Bộ máy quản lý được phân chia thành các bộ phận theo tính chuyên môn hóa

về công việc TC1

Bộ máy quản lý đảm bảo phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận và

quyền chỉ huy trực tiếp của nhà quản lý TC2

Bộ máy quản lý đảm bảo mục tiêu của từng bộ phận thống nhất với mục tiêu

kinh doanh của doanh nghiệp TC3

Bộ máy quản lý thúc đẩy sự phối hợp giữa các bộ phận TC4 Trình độ trang

bị công nghệ thông tin (CN)

Doanh nghiệp trang bị hệ thống máy tính hiện đại về chức năng và kỹ thuật CN1 Doanh nghiệp trang bị phần mềm kế toán tích hợp với một số phần mềm quản

lý khác (ERP) CN2

Hệ thống công nghệ thông tin có sự kết nối giữa các bộ phận CN3

Quan điểm của nhà quản trị về công tác kế toán quản trị (QĐ)

Thông tin kế toán quản trị cung cấp cần thiết cho nhà quản trị trong việc thực

hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp QĐ1

Thiết lập chính sách và hướng dẫn tổ chức các nội dung kế toán quản trị QĐ2 Sự đầu tư nguồn lực về vật chất đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác kế toán

quản trị QĐ3

Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nhân viên kế toán phát triển trình độ chuyên môn và

năng lực công tác QĐ4

Trình độ của nhà quản trị (TĐ)

Trình độ về công nghệ thông tin TĐ1

Hiểu biết về kế toán tài chính và kế toán quản trị TĐ2 Hiểu biết về phần mềm kế toán và các phần mềm khác trong quản trị doanh

nghiệp TĐ3

Năng lực tư duy sáng tạo, đổi mới và kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin TĐ4

Trình độ nhân viên kế toán (NV)

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán tài chính NV1 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán quản trị NV2

Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin NV3

Khả năng sử dụng phần mềm kế toán và các phần mềm khác trong quản trị

doanh nghiệp NV4

Khả năng tiếp nhận thay đổi; kỹ năng tư duy, phản biện và phân tích NV5 Mức độ vận

dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam (MĐ)

Vận dụng tốt kế toán quản trị chi phí đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí

phục vụ lập kế hoạch MĐ1

Dễ dàng thực hiện kế toán quản trị chi phí đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin

chi phí phục vụ tổ chức thực hiện kế hoạch MĐ2

Luôn áp dụng kế toán quản trị chi phí đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí

phục vụ kiểm soát, đánh giá và ra quyết định MĐ3

Nguồn: Tác giả đề xuất dựa tham khảo các nghiên cứu Leite, A. A., Fernandes, P. O., & Leite, J. M. (2015) và Đặng Lan Anh (2019), kết hợp phỏng vấn chuyên gia

(7)

Bảng 2. Kết quả các thang đo và biến quan sát đảm bảo độ tin cậy

Nhân tố Trung

bình Tương quan

biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến này Cơ cấu tổ chức quản lý (TC): Cronbach’s Alpha = 0,830

TC1 Bộ máy quản lý được phân chia thành các bộ phận theo tính chuyên môn hóa về công việc 2,875 0,648 0,790 TC2 Bộ máy quản lý đảm bảo phát huy năng lực chuyên

môn của các bộ phận và quyền chỉ huy trực tiếp của

nhà quản lý 3,062 0,728 0,752

TC3 Bộ máy quản lý đảm bảo mục tiêu của từng bộ phận thống nhất với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp 3,070 0,665 0,783 TC4 Bộ máy quản lý thúc đẩy sự phối hợp giữa các bộ phận 3,289 0,593 0,814 Trình độ trang bị công nghệ thông tin (CN): Cronbach’s Alpha = 0,725

CN1 Doanh nghiệp trang bị hệ thống máy tính hiện đại về chức năng và kỹ thuật 3,296 0,499 0,692 CN2 Doanh nghiệp trang bị phần mềm kế toán tích hợp với một số phần mềm quản lý khác (ERP) 2,718 0,583 0,591 CN3 Hệ thống công nghệ thông tin có sự kết nối giữa các bộ phận 3,14 0,556 0,642 Quan điểm của nhà quản trị về công tác KTQT (QĐ): Cronbach’s Alpha = 0,836

QĐ1 Thông tin kế toán quản trị cung cấp cần thiết cho nhà quản trị trong việc thực hiện các chức năng quản trị

doanh nghiệp 2,72 0,739 0,758

QĐ2 Thiết lập chính sách và hướng dẫn tổ chức các nội dung kế toán quản trị 2,781 0,751 0,753 QĐ3 Sự đầu tư nguồn lực về vật chất đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác kế toán quản trị 2,562 0,708 0,775 QĐ4 Hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nhân viên kế toán phát triển trình độ chuyên môn và năng lực công tác 3,331 0,482 0,867 Trình độ của nhà quản trị (TĐ): Cronbach’s Alpha = 0,791

TĐ1 Trình độ về công nghệ thông tin 3,65 0,577 0,753

TĐ2 Hiểu biết về kế toán tài chính và kế toán quản trị 3,94 0,643 0,725 TĐ3 Hiểu biết về phần mềm kế toán và các phần mềm khác trong quản trị doanh nghiệp 3,39 0,625 0,727 TĐ4 Năng lực tư duy sáng tạo, đổi mới và kỹ năng phân tích, tổng hợp thông tin 3,601 0,572 0,754 Trình độ nhân viên kế toán (NV): Cronbach’s Alpha = 0,737

NV1 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán tài chính 3,882 0,781 0,415 NV2 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán quản trị 3,507 0,686 0,338 NV3 Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin 3,593 0,727 0,449 NV4 Khả năng sử dụng phần mềm kế toán và các phần mềm khác trong quản trị doanh nghiệp 2,875 0,629 0,329 NV5 Khả năng tiếp nhận thay đổi; kỹ năng tư duy, phản biện và phân tích 2,695 0,556 0,361 Mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam (MĐ): Cronbach’s Alpha =0,844

(8)

với phương pháp nghiên cứu định lượng.

Với phương pháp nghiên cứu định tính, trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu liên quan, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên gia là các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán, các chuyên gia công nghệ thông tin; đồng thời kết hợp phương pháp phỏng vấn chuyên sâu đối với các nhà quản trị cấp cao (thành viên Ban giám đốc), nhà quản trị cấp trung gian (kế toán trưởng) và kế toán viên của các DNSX giấy được lựa chọn khảo sát điển hình về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam nhằm luận giải sự phù hợp của mô hình nghiên cứu đã xây dựng.

Dựa trên ý kiến trả lời phỏng vấn của các chuyên gia, các nhà quản trị và kế toán viên, kết hợp với tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan, tác giả xác định biến phụ thuộc là mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam. Là một bộ phận cấu thành hệ thống KTQT doanh nghiệp, KTQT chi phí có vai trò chủ đạo trong việc cung cấp thông tin về chi phí phục vụ chức năng quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch đến khâu tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết định. Do vậy, tác giả đề xuất việc đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí phục vụ các chức năng quản trị doanh nghiệp sẽ là tiêu chuẩn để đo lường mức độ vận dụng KTQT chi phí tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, 5 biến độc lập là các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam được đo lường bằng các biến quan sát (chi tiết xem Bảng 1). Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ 1- 5 để lượng hóa ý kiến của

người được khảo sát, trong đó: (1) Rất kém; (2) Kém; (3) Bình thường; (4) Tốt và (5) Rất tốt để đánh giá mức độ vận dụng các nội dung KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam.

Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất, các bước của nghiên cứu định lượng được thực hiện bao gồm thiết kế phiếu điều tra, xác định mẫu nghiên cứu, thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu thông qua việc áp dụng phần mềm SPSS 20.0.

Mẫu nghiên cứu gồm 57 DNSX giấy của Việt Nam có quy mô công suất từ 10.000 tấn/năm trở lên, mỗi doanh nghiệp được tác giả gửi 02 phiếu điều tra tới các nhà quản trị cấp cao bao gồm giám đốc và phó giám đốc phụ trách kế toán và 01 phiếu điều tra tới kế toán trưởng doanh nghiệp nhằm lấy ý kiến đánh giá của các đối tượng khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong doanh nghiệp. Như vậy, tác giả đã gửi tổng cộng 171 phiếu điều tra, trong đó có 114 phiếu dành cho các nhà quản trị cấp cao và 57 phiếu dành cho kế toán trưởng doanh nghiệp.

Số lượng phiếu thu về đạt tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu là 128 phiếu, trong đó có 86 phiếu của các nhà quản trị cấp cao và 42 phiếu của kế toán trưởng doanh nghiệp.

5. Kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

5.1. Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013), thang đo được đánh giá là chấp nhận được khi có hệ số Cronbach’s Alpha≥ 0,6, thang đo có hệ số

Nhân tố Trung

bình Tương quan

biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến này MĐ1 Vận dụng tốt kế toán quản trị chi phí đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí phục vụ lập kế hoạch 3,484 0,692 0,809 MĐ2 Dễ dàng thực hiện kế toán quản trị chi phí đảm bảo

đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí phục vụ tổ chức

thực hiện kế hoạch 3,718 0,707 0,786

MĐ3 Luôn áp dụng kế toán quản trị chi phí đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí phục vụ kiểm soát,

đánh giá và ra quyết định 3,804 0,743 0,757

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả mô hình nghiên cứu, phần mềm hỗ trợ SPSS 20

(9)

Cronbach’s Alpha< 0,6 sẽ bị loại. Bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá chất lượng thang đo thì còn xét đến hệ số tương quan biến tổng để xác định biến quan sát nào đủ tiêu chuẩn để giữ lại và biến quan sát nào bị loại bỏ. Các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng> 0,3 là đạt tiêu chuẩn để giữ lại. Kết quả chạy Cronbach’s Alpha các nhân tố trong mô hình nghiên cứu cho thấy biến Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý (TC) có Cronbach’s Alpha=

0,830> 0,6 nên đạt tiêu chuẩn để giữ lại; cả 4 biến quan sát đều có tương quan biến tổng> 0,3, như vậy cả 4 biến quan sát trong biến TC đều đạt yêu cầu để được giữ lại. Lập luận tương tự với các biến còn lại cho kết quả các thang đo và biến quan sát đảm bảo độ tin cậy thể hiện ở Bảng 2.

Từ các kết quả trên cho thấy các nhân tố đều có ý nghĩa thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết.

Mô hình nghiên cứu sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha có 6 nhân tố với 20 biến quan sát độc lập và 3 biến quan sát phụ thuộc.

5.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha cho thấy tất cả các thang đo đều đạt giá trị tin cậy. Tác giả tiếp tục đánh giá thang đo bằng kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA) để kiểm tra tính đơn hướng

của thang đo nhằm loại bỏ bớt một số tiêu chí đo lường không phù hợp (Bảng 3).

Phương pháp Cronbach’s Alpha được dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và phương pháp phân tích EFA (với phép trích Principal Component Alnalysis và phép quay Varimax with Kaiser Normalization) được sử dụng để đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của thang đo. Theo Hair & cộng sự (2009), hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của EFA: Nếu hệ số tải nhân tố nằm trong khoảng từ 0,3-0,4 được xem là đạt mức tối thiểu; hệ số tải nhân tố nằm trong khoảng từ 0,4-0,5 được xem là quan trọng; hệ số tải nhân tố > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hệ số KMO (Kaiser-Meyer- Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (Sig. < 0.05) thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể. Phần trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát. Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu %.

Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu sau: Hệ số tải nhân tố > 0,5; 0.5 ≤ KMO ≤ 1; Phần trăm phương sai toàn bộ > 50% (Nguyễn Đình Thọ, 2013).

Kiểm định Bartlett với sig=0,000, cho thấy ta có thể bác bỏ giả thuyết H0 (ma trận tương quan là ma trận đơn vị); tức là các biến có quan hệ với nhau. Hệ số KMO đạt 0,790 cho thấy mô hình được đánh giá là tốt, rất phù hợp với nghiên cứu. Các kết quả về giá trị hội tụ cho thấy các biến giải thích được 69,704% trong mô hình.

Kết quả phân tích nhân tố dựa trên phương pháp trích Principal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax cho thấy các nhóm nhân tố được rút ra từ các biến quan sát với các hệ số tải trên các nhân tố đều khá cao (lớn hơn 0,5), các hệ số tải được xem là có ý Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá đồng thời

các biến

KMO = 0,790 Bartlett’s test: Sig = 0,000 Thành phần Eigen – value

Tổng số % phương sai % cộng dồn

1 5,809 25,255 25,255

2 3,971 17,265 42,520

3 2,039 8,867 51,387

4 1,716 7,462 58,849

5 1,543 5,873 64,772

6 1,146 4,982 69,704

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả mô hình nghiên cứu, phần mềm hỗ trợ SPSS 20

(10)

nghĩa (Bảng 4).

5.3. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình

Theo Hair và cộng sự (2009), các chỉ số chính đo độ phù hợp của mô hình bao gồm:

CFI (Comparative Fix Index), CFI dao động từ 0-1, càng lớn càng tốt, ngưỡng giá trị chấp nhận là > 0,9; TLI (Tucker–Lewis Index) với ngưỡng giá trị chấp nhận là > 0,9; RMSEA (Root Mean Square Errors of Approximation) với ngưỡng giá trị chấp nhận là < 0,08. Kiểm tra các hệ số hồi quy trên mô hình cho thấy tất cả lớn hơn 0,75 (khá tốt). Kết quả mô hình Model FIT cho thấy: CFI= 0,908; TLI=

0,916 là tốt; RMSEA= 0,072 (nhỏ hơn 0,08) thỏa mãn điều kiện mô hình phù hợp.

Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan sát trong từng biến tiềm ẩn tại Bảng 5 cho thấy, đối với các quan sát được giữ lại thì các biến này đều đạt được mức ý nghĩa rất cao, tương ứng với P_value<0,001.

5.4. Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Để đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam, mô hình hồi quy có dạng:

i = α0+ α1TCi+ α2CNi+ α3i + α4i + α5NVi + ε

Kết quả chạy hồi quy mô hình được thể hiện tại Bảng 6.

Kiểm định sự phù hợp của mô hình cho thấy:

Với phân tích ANOVA”có sig= 0,000, mô hình nghiên cứu được xem là phù hợp. Hệ số VIF của các nhân tố thỏa mãn điều kiện (nhỏ hơn 2), không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Kiểm định hiện tượng tự tương quan với DW=1,893 cho thấy không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình. Vậy mô hình nghiên cứu hoàn toàn phù hợp.

Mô hình hồi quy có kết quả như sau:

MĐ=1,991+0,209TC+ 0,086CN+ 0,201QĐ +0,127TĐ + 0,282NV

Như kỳ vọng, kết quả chạy hồi quy mô hình cho thấy các biến số trong mô hình đều có tác động cùng chiều tới mức độ vận dụng KTQT chi phí tại các DNSX giấy Việt Nam. Nghiên cứu chấp nhận cả 5 giả thuyết H1, H2, H3, H4 và H5.

Dựa vào hệ số hồi quy chuẩn hóa, thứ tự ảnh Bảng 4. Bảng phân tích kết quả rút trích

nhân tố Pattern Matrixa

Component

1 2 3 4 5 6

CN1 ,592 CN2 ,797 CN3 ,751

TC1 ,730

TC2 ,842

TC3 ,808

TC4 ,788

NV1 ,689

NV2 ,940

NV3 ,689

NV4 ,868

NV5 ,738

TĐ1 ,800

TĐ2 ,973

TĐ3 ,662

TĐ4 ,600

QĐ1 ,999

QĐ2 ,929

QĐ3 ,806

QĐ4 ,415

MĐ1 ,729

MĐ2 ,766

MĐ3 ,736

Extraction Method:

Principal Component Analysis.

Rotation Method:

Promax with Kaiser Normalization.a a. Rotation converged in 6 iterations

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, phần mềm hỗ trợ SPSS 20

(11)

hưởng của các nhân tố sắp xếp theo chiều giảm dần như sau: Nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất là

“Trình độ nhân viên kế toán” (std.= 0,256); thứ hai là nhân tố “Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý” (std.= 0,144); thứ ba là nhân tố “Trình độ của nhà quản trị” (std.= 0,134); thứ tư là nhân tố “Quan điểm của nhà quản trị về công tác kế toán quản trị” (std.= 0,132) và thấp nhất là nhân tố “Trình độ trang bị công nghệ thông tin”

(std.= 0,071).

6. Thảo luận và kết luận

- Nhân tố trình độ nhân viên kế toán:

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra trình độ nhân viên kế toán ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam.

Nói cách khác, nếu nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về kế toán tốt; hiểu biết sâu về KTQT chi phí; thành thục trong ứng dụng phần mềm kế toán và các phần mềm khác trong quản trị doanh nghiệp;

trình độ ứng dụng công nghệ thông tin thông thạo; có khả năng tiếp nhận thay đổi, kỹ năng tư duy, phản biện và phân tích tốt thì kế toán quản trị chi phí sẽ góp phần quan trọng trong việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin chi phí phục vụ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch cũng như nhu cầu thông tin chi phí phục vụ kiểm soát, đánh giá và ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước (Wu, Junjie and Boateng, Agyenim, 2010; Bùi Tiến Dũng, 2018).

- Nhân tố đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý: Nhân tố đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý có tác động cùng chiều đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam.

Khi bộ máy quản lý được phân chia thành các bộ phận theo tính chuyên môn hóa về công việc, đảm bảo phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận, đồng thời sự phối hợp giữa các bộ phận được thúc đẩy nhằm hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp thì mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy sẽ càng cao, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin chi phí phục vụ các chức năng quản trị doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Rapina (2014) và Đặng Lan Anh (2019).

- Nhân tố trình độ của nhà quản trị: Nghiên cứu chỉ ra mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy chịu tác động thuận chiều Bảng 5. Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan

sát trong từng biến tiềm ẩn Tương quan biến

quan sát với biến tiềm ẩn

lượngƯớc Estimate

Sai lệch chuẩn

S.E.

Giá trị tới hạn

C.R.

Mức ý nghĩa

P

NV1 <--- NV 1,000

NV2 <--- NV 1,029 0,017 25,756 ***

NV3 <--- NV 0,937 0,021 21,496 ***

NV4 <--- NV 0,934 0,035 20,256 ***

NV5 <--- NV 0,852 0.032 17,563 ***

MĐ1 <--- 1,000

MĐ2 <--- 1,154 0,156 8,595 ***

MĐ3 <--- 1,320 0,161 7,807 ***

TĐ1 <--- 1,000

TĐ2 <--- 1,231 0,052 16,367 ***

TĐ3 <--- 1,163 0,074 15,418 ***

TĐ4 <--- 0,826 0,079 11,318 ***

QĐ1 <--- 1,000

QĐ2 <--- 1,171 0,080 14,733 ***

QĐ3 <--- 1,045 0,078 13,805 ***

QĐ4 <--- 0,599 0,075 8,912 ***

CN1 <--- CN 1,000

CN2 <--- CN 1,209 0,100 13,021 ***

CN3 <--- CN 1,061 0,089 11,623 ***

TC1 <--- TC 1,000

TC2 <--- TC 1,312 0,171 7,270 ***

TC3 <--- TC 0,876 0,102 7,182 ***

TC4 <--- TC 0,810 0,198 7,087 ***

*Ghi chú: Giá trị P:*** tương ứng P<0,001

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, phần mềm hỗ trợ SPSS 20

(12)

bởi nhân tố trình độ của nhà quản trị doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là nếu nhà quản trị doanh nghiệp có kiến thức và hiểu biết một cách toàn diện về chuyên môn quản lý, có khả năng khai thác và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong lĩnh vực KTQT, đồng thời có năng lực tư duy sáng tạo, thường xuyên cập nhật những đổi mới trong xu thế kinh doanh và kỹ năng quản trị từ các nước tiên tiến thì yêu cầu của nhà quản trị về mức độ đáp ứng thông tin phục vụ việc ra quyết định quản trị sẽ càng cao. Từ đó tác động đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong doanh nghiệp càng lớn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Wu, Junjie and Boateng, Agyenim (2010); Đặng Lan Anh (2019).

- Nhân tố quan điểm của nhà quản trị về công tác kế toán quản trị: Bên cạnh các nhân tố về cơ cấu tổ chức quản lý, trình độ của nhà quản trị thì kết quả nghiên cứu cho thấy quan điểm của nhà quản trị về công tác KTQT cũng là một nhân tố có tác động cùng chiều đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam. Khi nhà quản trị đánh giá một cách đầy đủ về vai trò thông tin KTQT nói chung và thông tin KTQT chi phí nói riêng đến việc thực hiện các chức năng quản trị, quan tâm thiết lập các chính sách và hướng dẫn tổ chức các nội dung KTQT trong đó có các nội dung về KTQT chi phí, sự cam kết và thực thi một cách mạnh mẽ trong đầu tư nguồn lực về cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu công tác KTQT chi phí, cùng với đó

là lộ trình bài bản trong đào tạo và bồi dưỡng nhân viên kế toán phát triển trình độ chuyên môn và năng lực nghề nghiệp sẽ là những yếu tố quan trọng thúc đẩy mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Leite, A. A., Fernandes, P. O., &

Leite, J. M, 2015; Bùi Tiến Dũng, 2018).

- Nhân tố trình độ trang bị công nghệ thông tin:

Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ thuận chiều của trình độ trang bị công nghệ thông tin đến mức độ vận dụng KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam. Nếu các DNSX giấy được trang bị hệ thống máy tính hiện đại về chức năng và kỹ thuật để tương thích với các phần mềm kế toán tích hợp trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), song song với đó là một hệ thống công nghệ thông tin có sự kết nối giữa các bộ phận trong doanh nghiệp thì tốc độ và chất lượng thông tin chi phí được xử lý và cung cấp sẽ đảm bảo tính thường xuyên, kịp thời, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin chi phí phục vụ các chức năng quản trị doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Halbouni, S. S. (2014); Lê Thị Hồng (2016).

Tóm lại, kết quả nghiên cứu của mô hình một lần nữa kiểm định các giả thuyết mà các nhà khoa học trước đây đã đề xuất ở các đơn vị và phạm vi khác và phù hợp với điều kiện thực tế tại các DNSX Giấy Việt Nam thuộc phạm vi nghiên cứu của bài viết. Từ kết quả này, tác giả gợi ý một số giải pháp cần tập trung nhằm nâng cao mức độ vận dụng Bảng 6. Kết quả chạy hồi quy mô hình

Model Unstandardized

Coefficients Standardized

Coefficients t Sig. Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolerance VIF

(Constant) 1,991 0,528 3,77083333 0

TC 0,209 0,082 0,144 2,54878049 0,049 0,951 1,051

CN 0,086 0,079 0,071 1,08860759 0,004 0,824 1,214

0,201 0,081 0,132 2,48148148 0,017 0,656 1,524

0,127 0,029 0,134 4,37931034 0,073 0,778 1,285

NV 0,282 0,086 0,256 3,27906977 0,003 0,68 1,472

a. Dependent Variable: MĐ

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, phần mềm hỗ trợ SPSS 20

(13)

KTQT chi phí trong các DNSX giấy Việt Nam, qua đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp như sau:

Thứ nhất, cần đổi mới quan điểm của các nhà quản trị về công tác KTQT theo yêu cầu thời đại cách mạng công nghiệp 4.0;

Tài liệu tham khảo

1. Ahmad, K. (2012), The use of management accounting practices in Malaysian SMEs, University of Exeter. Doctor.

2. Anh, D. N. P. (2016), Factors Affecting the Use and Consequences of Management Accounting Practices in A Transitional Economy: The Case of Vietnam, Journal of Economics and Development, 18(1), 54-73.

3. Bùi Tiến Dũng (2018), Tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp sản xuất giấy- Nghiên cứu tại Tổng công ty giấy Việt Nam và các doanh nghiệp liên kết, Luận án tiến sĩ, Đại học Thương mại.

4. Chenhall, R.H. and Langfield-Smith, K. (1998), Adoption and benefits of management accounting practices: an Australian study, Management Accounting Research, Vol. 9, No. 1, pp. 1- 19.

5. Đặng Lan Anh (2019), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.

6. Halbouni, S. S. (2014), An empirical study of the drivers of management accounting innovation: a UAE perspective, International Journal of Managerial and Financial Accounting, 6(1).

7. Leite, A. A., Fernandes, P. O., & Leite, J. M. (2015), Contingent factors that influence the use of management accounting practices in the Portuguese textile and clothing sector, The International Journal of Management Science and Information Technology, Special Issue: 2015 Spanish-Portuguese Scientific Management Conference (59- 78).

8. Lê Thị Hồng (2016), Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp khai thác chế biến đá ốp lát ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.

9. Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Tài chính.

10. Rapina (2014), Factors Influencing The Quality of Accounting Information System And Its Implications on The Quality of Accounting Information, Journal of Finance and Accounting, Vol. 5, No. 2, pp 148- 154.

11. Wu, J, Boateng, A. and Drury, C. (2007), An analysis of the adoption, perceived benefits, and expected future emphasis of western management accounting practices in Chinese SOEs and JVs, The International Journal of Accounting, Vol. 42, No. 2, pp.

171-185.

12. Wu, Junjie and Boateng, Agyenim (2010), Factors Influencing Changes in Chinese Management Accounting Practices, Journal of Change Management, 10: 3, 315- 329.

Thông tin tác giả Tô Minh Thu, Thạc sĩ

Học viện Ngân hàng, Phân viện Bắc Ninh Email: thutm@hvnh.edu.vn

Summary

Factors affecting the level of application of cost management accounting in enterprises - cases of Vietnamese paper manufacturing enterprises

In the trend of international economic integration along with the impact of the industrial revolution 4.0, strengthening the cost management accounting system in manufacturing enterprises to support information for managers make decisions is the necessary condition for using resources efficiently, thereby enhancing the competitive position of businesses. Therefore, the study of factors affecting the level of application cost management accounting in paper manufacturing enterprises to have appropriate solutions to help the cost management accounting system in paper manufacturing enterprises completed becomes the requirement and the urgent task in current period.

By reviewing researches in the domestic and over the world, the author synthesizes factors affecting the level of application cost management accounting in enterprises. On that basis, the author proposes a study model of factors affecting the level of application cost management accounting in Vietnamese paper manufacturing enterprises. Since then, the article provides some recommendations to improve the level of application cost management accounting in Vietnamese paper manufacturing enterprises.

Keywords: Cost management accounting, influencing factors, manufacturing enterprises.

Thu Minh To, M.Ec.

Banking Academy of Vietnam, Bac Ninh Campus

xem tiếp trang

83

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Thang đo sử dụng để nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua của khách hàng đối với nông sản hữu cơ tại của hàng nông sản hữu cơ Susu Xanh Huế bao gồm 23 biến

Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ CEI Co-working space của người dùng” với 114 mẫu khảo sát đối với những khách hàng đã và đang

Tác giả rút ra được mức độ tác động của các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi

Qua thời gian thực tập tại Jellyfish Education – Chi nhánh Huế và quá trình nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ

Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc nghiên cứu định tính trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý thuyết, về các yếu tố ảnh

Sau quá trình tiến hành phân tích dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp thu thập được từ điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng bảng hỏi, nghiên cứu đã thu được những kết

Các thành phần tác động chính bao gồm: Cảm nhận của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, cảm nhận của khách hàng về giá cả, chuẩn chủ quan đại diện cho nhận

Như vậy, mô hình nghiên cứu mà tác giả sử dụng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ Internet FTTH của khách hàng cá nhân tại Công ty cổ